Bạn đang xem bài viết Gia Lai: Nhiều Giải Pháp Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(GLO)- “Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu” là 1 trong 4 chương trình trọng tâm được Đảng bộ tỉnh Gia Lai đề ra trong nhiệm kỳ 2023-2025. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân với những giải pháp đồng bộ, thiết thực.
Hội thảo về phát triển bền vững ngành nông-lâm nghiệp Tây Nguyên
Quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
Hiệu quả bước đầu Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững là hướng đi đúng đắn của tỉnh trong nhiều năm qua. Nhờ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của kế hoạch tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong 5 năm (2023-2023), diện tích rừng trồng mới trên toàn tỉnh đạt 25.271 ha, bằng 276,5% so với kế hoạch, gấp 6,3 lần so với Nghị quyết đề ra; góp phần nâng độ che phủ rừng (kể cả cao su và các cây đặc sản khác) lên 46,7%. Diện tích rừng khoán quản lý đến năm 2023 đạt 153.890 ha (tăng 25.906 ha so với năm 2023). Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo.
Việc giao khoán rừng cho người dân quản lý bảo vệ góp phần hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Ảnh: Quang Tấn
Kbang là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn của tỉnh với hơn 128.000 ha (chiếm gần 70% diện tích tự nhiên), phân bố ở 13/14 xã, thị trấn. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 122.000 ha, rừng trồng hơn 1.800 ha và đất chưa có rừng là 4.300 ha. Đứng chân trên địa bàn huyện có 14 đơn vị chủ rừng, gồm 7 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ xã Nam, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới và 3 xã: Đông, Kon Pne, Nghĩa An.
Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, UBND huyện tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, lực lượng chức năng cũng như đơn vị chủ rừng triển khai quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên, liên tục các giải pháp; đồng thời huy động cả hệ thống chính trị cùng nhân dân tham gia công tác này. Phát biểu tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI mới đây, ông Phan Trần Thọ-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kbang-cho hay: “Nhờ việc chỉ đạo triển khai một số giải pháp mang tính đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Phần lớn các vụ vi phạm đều được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, từng bước ngăn chặn tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển và lấn, phá rừng làm nông nghiệp trái pháp luật; tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Việc giao khoán bảo vệ rừng cũng đã phát huy tinh thần, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng”. Tương tự, công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng được huyện Kông Chro chú trọng. Đây cũng là địa phương đi đầu toàn tỉnh về tiến độ thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và triển khai trồng rừng. Trong 5 năm (2023-2023), huyện đã thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và tiến hành trồng mới gần 4.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 55,76%. Đặc biệt, chủ trương trồng rừng nhận được sự đồng thuận và tích cực tham gia từ phía người dân. Anh Đinh Văn Poi (làng Tnùng 1, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) chia sẻ: “Sau khi được chính quyền xã, Hạt Kiểm lâm huyện vận động kê khai đất lâm nghiệp để chuyển sang trồng rừng, gia đình mình đã tự nguyện chuyển 1 ha đất trồng lúa cạn sang trồng bạch đàn vào năm 2023. Dù đất đồi núi nhưng cây rừng phát triển rất tốt, mình hy vọng đến thời kỳ khai thác sẽ cho sản lượng cao”.
Cũng theo anh Poi, nhiều hộ dân trong làng chuyển sang trồng rừng, nhiều hộ có thu nhập khá nhờ trồng rừng. Do đó, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục chuyển phần diện tích trồng lúa cạn kém hiệu quả sang trồng rừng để vừa có thu nhập cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Hướng đến những mục tiêu cao hơn
Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,75%. Ảnh: Quang Tấn
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng chí Trần Quốc Vượng-Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng-nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ 2023-2025, Gia Lai phải tăng cường bảo vệ, phát triển rừng, phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên trên 50%. Tỉnh cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà trước mắt là giữ rừng, bảo đảm tái sinh rừng, phục hồi nhanh hệ sinh thái rừng bền vững, trong đó có hệ sinh thái rừng đặc trưng Kon Hà Nừng. Việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng không chỉ là bảo vệ cuộc sống của đồng bào trong tỉnh mà còn góp phần quan trọng bảo vệ an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.
Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kbang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2025) cũng xác định đây là 1 trong 4 chương trình trọng tâm. Theo đó, huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển vốn rừng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đồng thời, huyện tiếp tục triển khai các giải pháp đột phá đã thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua. “Trong nhiệm kỳ 2023-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định chỉ tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 70,13% năm 2023 lên 70,5% vào cuối năm 2025. Để triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu này, huyện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác trồng rừng mới, trồng rừng thay thế, trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng sau khai thác. Trong đó, chú trọng trồng mới rừng trên quỹ đất nương rẫy có độ dốc lớn, bạc màu, quỹ đất trên cốt ngập lòng hồ Ka Nak, thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để trồng rừng; trồng cây mắc ca, cây giổi xanh xen canh cây nông nghiệp; nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn lợi từ rừng; thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người dân từ tài nguyên rừng”-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kbang thông tin. Bên cạnh chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, huyện Kông Chro cũng sẽ tiếp tục phủ xanh những diện tích đất còn khả năng phát triển lâm nghiệp. “Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, toàn huyện trồng mới được trên 2.100 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%. Cùng với đó, huyện sẽ đẩy mạnh công tác giao đất trồng rừng, giao khoán và bảo vệ rừng cho người dân sống và sản xuất gần rừng để hạn chế nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng; tập trung hỗ trợ, khuyến khích người dân tại các xã phía Đông của huyện là Đak Pling, Đak Song, Sró và Đak Kơ Ning phát triển kinh tế rừng; qua đó giúp người dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống”-ông Phan Văn Trung-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-nhấn mạnh.
Giai đoạn 2023-2023, huyện Kông Chro đã trồng mới gần 4.000 ha rừng. Ảnh: Hồng Thi
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 trồng mới 40.000 ha rừng (tương đương mỗi năm trồng khoảng 8.000 ha), nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,75%. Để đạt được điều đó, tỉnh sẽ khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp trồng rừng gắn với chế biến gỗ rừng trồng và sinh kế dưới tán rừng. Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Giai đoạn 2023-2023, toàn tỉnh đã trồng mới trên 25.000 ha rừng (gấp 6,3 lần so với Nghị quyết). Đây được xem là thành công rất lớn không phải tỉnh nào cũng làm được, tạo tiền đề cho nhiệm kỳ mới.
Từ chương trình trọng tâm đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, ngành sẽ tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao hạ tầng sản xuất lâm nghiệp; cùng với các doanh nghiệp hỗ trợ người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC (hệ thống các tiêu chuẩn chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác-P.V) để thuận lợi gia nhập thị trường gỗ của thế giới; hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với nhau để hình thành các nhà máy thu mua nguyên liệu mà người dân sản xuất ra; đồng thời, tăng cường năng lực hỗ trợ cho lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng, kể cả người dân. Mục đích hướng đến là nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; tạo sinh kế cho bà con vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa thông qua phát triển kinh tế xanh, kinh tế rừng.
HỒNG THI-QUANG TẤN
Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Tại Gia Lai
Moitruong24h – Trên cơ sở đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, khả năng phối hợp của người dân cùng với chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tỉnh Gia Lai đã đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững. Một trang trại trồng dứa của người dân tại Gia Lai.
Gia Lai là một trong các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, với diện tích đất tự nhiên 1,5 triệu ha lớn thứ 2 cả nước. Gia Lai có thế mạnh về phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự tác động biến đổi khí hậu làm thời tiết trở nên khắc nghiệt, thiên tai xảy ra thường xuyên, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Do đặc điểm mùa khô kéo dài và lượng mưa ít (dưới 1.500 mm/năm), nên tại các khu vực thuộc phía tây Gia Lai như Chư Prông, Krông Pa, Đắk Đoa, Chư Păh, Chư Sê luôn ở tình trạng thiếu nước thường xuyên, làm ảnh hưởng đến năng suất các loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp dài ngày khác như lúa, cà phê, hồ tiêu…
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, năm 2014 đã có hơn 5.000 ha cây cà phê thiếu nước tưới do cạn kiệt nguồn nước. Trong đó, khoảng 3.000 ha cây cà phê đang thời kỳ ra hoa rộ bị hạn nặng làm giảm năng suất. Còn tại phía đông của tỉnh, tình trạng nắng nóng cũng làm cho mực nước các công trình thủy lợi, ao, hồ, đập đều ở mức rất thấp, làm tổng thiệt hại của nông dân càng thêm nặng nề, với gần 4.800ha cây trồng các loại bị chết. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hai huyện Kông Chro, Đăk Pơ, với ước tính thiệt hại do hạn hán ở Gia Lai đã lên tới 15 tỷ đồng.
Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đối với nhóm cây ngắn ngày, như tăng diện tích trồng sắn, mía (các cây có khả năng chịu hạn) và giảm diện tích lạc, thuốc lá (các cây có nhu cầu nước tưới cao)… Mặt khác, biến đổi khí hậu cùng làm gia tăng khả năng phát sinh dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản.
Với diện tích trên 600.000 ha, Gia Lai là địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Khí hậu khô nóng làm gia tăng diện tích rừng bị cháy gây những tác động không nhỏ đến môi trường đất, nước và không khí. Đất không có sự che phủ của tán rừng và lớp thực bì sẽ dẫn tới tình trạng mất đi lớp bảo vệ bề mặt và nguồn cung cấp dinh dưỡng. Khi đó đất sẽ bị rửa trôi, xói mòn, sạt lở… nhanh chóng bị thoái hóa bạc màu.
Diện tích rừng bị mất đi dẫn tới khả năng điều tiết nguồn nước bị giảm. Như vậy, khi xảy ra mưa lớn rất dễ xảy ra tình trạng lũ quét khi ở điều kiện địa hình thích hợp, dẫn tới khả năng giữ nước không có và ảnh hưởng tới lượng nước bề mặt và nước ngầm, làm thay đổi đặc điểm thủy văn và gây ô nhiễm nguồn nước ở vùng thấp hơn.
Đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng như vùng nguyên liệu trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu về các giải pháp canh tác tổng hợp cho từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hướng thích ứng cao với biến đổi khí hậu, trước mắt ưu tiên tập trung nghiên cứu canh tác cà phê, hồ tiêu. Sử dụng các giống kháng, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô…), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, lũ.
Đồng thời, tỉnh cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo hướng tăng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, giảm diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả. Mặt khác chuyển dịch các diện tích cây ngắn ngày theo hướng tăng cường thâm canh cây lúa, nhất là lúa nước, mở rộng diện tích đối với các cây ngắn ngày chịu hạn, hình thành các vùng chuyên canh, chăn nuôi tập trung có sử dụng công nghệ cao để ứng phó với sự tác động biến đổi khí hậu đến sản xuất.
Bên cạnh đó, Gia Lai nên tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu. Trong quá trình canh tác cần thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất và thất thoát phân bón do sử dụng, bón phân không đúng cách, thiếu cân đối, gây ngộ độc đất. Cũng như áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua hệ thống tưới để giảm chi phí đầu tư, đồng thời cũng góp phần sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái. Bón phân cân đối, hợp lý; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng cũng góp phần thiết thực trong việc giảm thiểu phát thải nhà kính, từ đó làm hạn chế sự tăng nhanh nhiệt độ trái đất.
Tăng cường các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực trồng, chế biến nông sản sạch và bền vững; tăng cường công tác xúc tiến thương mại giúp cho nông dân và doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Xây dựng các trạm thời tiết thông minh nhằm cung cấp các thông tin về thời tiết nông nghiệp, cảnh báo các bệnh cây trồng, thiên tai… thông qua dịch vụ thông tin nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
TD (theo TTXVN)
Chú Trọng Triển Khai Nhiều Giải Pháp Để Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, ngoài việc ban hành nghị quyết, quyết định, đề án, dự án hỗ trợ sản xuất lương thực, thực phẩm theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, thành phố đã lồng ghép phát triển nông nghiệp với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Thông qua chương trình này, thành phố đã tập trung cho công tác dồn điền đổi thửa tạo tiền đề tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nên những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 79.454,3/75.980ha.
Thành phố Hà Nội đang tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao. (Ảnh L.H)
Sau dồn điền đổi thửa, thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đến nay, toàn thành phố chuyển đổi được 40.227,3ha sang các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với việc dồn điền đổi thửa và tập trung phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao, thành phố Hà Nội cũng đã mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng nghìn nông dân cả về khoa học, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và kiến thức quản lý.
Các lớp tập huấn kỹ thuật đã trở thành cầu nối chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới cho bà con nông dân để xây dựng các chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm một cách hợp lý, đạt năng suất, hiệu quả cao…
Qua các lớp tập huấn cũng đã xây dựng được các tổ, nhóm liên kết cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, quy mô lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối các chuỗi giá trị từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng bền vững.
Tính đến nay, toàn thành phố đã có 3.066 trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Cạnh đó, trên địa bàn thành phố đã củng cố, phát triển được 1.096 hợp tác xã nông nghiệp và hình thành 115 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các địa phương đã có nhiều mô hình liên kết như: Ứng Hòa 21 mô hình, Gia Lâm 18 mô hình, Đông Anh 14 mô hình, Quốc Oai 9 mô hình, Mỹ Đức 8 mô hình…
Các mô hình liên kết hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu; tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững.
Mạnh Quân
Nguồn :
Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
(HNM) – Cùng với việc phát triển các chuỗi sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao…, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã chú trọng quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ nông sản. Đây là một trong những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.
Ít có đơn vị nào như Hợp tác xã Rau an toàn Thụy Hương (xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ), có 100% sản phẩm rau xanh sản xuất ra đều được các trường học, doanh nghiệp, siêu thị ký hợp đồng thu mua. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Hương Nguyễn Thị Hường chia sẻ: Hợp tác xã có 20ha trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó có 5.000m2 trồng trong nhà lưới, nhà kính và ứng dụng công nghệ cao… Trước đây, chỉ 20% lượng rau của hợp tác xã sản xuất ra được tiêu thụ qua đơn đặt hàng của một số trường học. Nhưng, kể từ khi được ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ, quảng bá, giới thiệu…, lượng rau tiêu thụ qua hợp đồng của hợp tác xã tăng vọt, đến nay không còn phải lo đầu ra.
Tương tự, xã viên Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) không còn phải lo đầu ra cho sản phẩm gạo thơm Bối Khê. Giám đốc Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Tam Hưng Đỗ Văn Kiên cho hay: Chuỗi lúa gạo Tam Hưng đang cung ứng cho thị trường hơn 200 tấn gạo chất lượng cao mỗi năm. Toàn bộ sản phẩm đều được doanh nghiệp đặt hàng thu mua. Để có được kết quả này, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã giúp hợp tác xã quy trình sản xuất, quảng bá, kết nối với doanh nghiệp, qua đó sản phẩm đến được với người tiêu dùng qua kênh bán hàng uy tín.
Thực tế, thông qua quảng bá, xúc tiến, nông sản đã đến gần hơn với người tiêu dùng là một kết quả tất yếu, tuy nhiên, việc vận dụng quảng bá, kết nối ra sao lại là lộ trình cần được tính toán, sắp xếp hài hòa. Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng: Sản phẩm được chọn để quảng bá, xúc tiến… phải là những sản phẩm chất lượng, có thương hiệu. Mặt khác, nông dân sản xuất phải theo nhu cầu thị trường, có kế hoạch sản xuất, quảng bá và xúc tiến thương mại cụ thể… Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tích cực phối hợp với các địa phương, sở, ngành quảng bá, kết nối nông sản…, song đến nay mới có khoảng 15% lượng nông sản an toàn được tiêu thụ thông qua liên kết.
Ở góc độ doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, Giám đốc Công ty Big Green Nguyễn Tiến Hưng khẳng định: Sản xuất nông sản an toàn, chất lượng, có chứng nhận, thương hiệu sẽ không lo đầu ra. Tiếc rằng, việc này thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là lý do vì sao dù sản lượng sản xuất rau xanh của Hà Nội đạt gần 600.000 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô, 40% còn lại cung cấp từ các địa phương khác, nhưng sản phẩm rau của thành phố vẫn khó tiêu thụ.
Để thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, ngoài việc duy trì 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển các chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản, đồng thời xúc tiến tiêu thụ nông sản thông qua chợ nông sản điện tử, sàn giao dịch nông sản an toàn… Ngoài duy trì liên kết, hợp tác với 34 tỉnh, thành phố có nguồn cung nông sản lớn, bảo đảm an toàn, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với 21 tỉnh, thành phố trong Ban Điều phối chương trình phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hội chợ nông sản thực phẩm an toàn tại các địa phương trong toàn quốc. Sở cũng sẽ xem xét tham mưu thành phố tăng nguồn kinh phí, có nhiều chính sách hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp trong quảng bá, kết nối sản phẩm nông sản…
Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững:đẩy Mạnh Các Biện Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng
Bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững đem lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn bảo vệ môi trường sinh thái.
Thời gian qua, ngoài việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, Quảng Ninh đã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên trên 53%, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.
Công nhân Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ chuẩn bị cây giống để trồng rừng năm 2023.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 316.500ha đất có rừng, trong đó: Rừng tự nhiên hơn 146.500ha; rừng trồng các loại hơn 170.000ha. Từ đầu năm đến nay, việc thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2023 đã vượt kế hoạch. Công tác bảo vệ rừng được tăng cường, góp phần bảo vệ phát triển rừng bền vững, nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 55%. Tính đến cuối tháng 8 năm nay, toàn tỉnh trồng được 13.150ha rừng tập trung đạt 100% kế hoạch, bằng 98,4% so cùng kỳ, trong đó trồng mới 380ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 12.770ha rừng sản xuất và hơn 317.600 cây phân tán các loại. Các đơn vị trong ngành sản xuất được 34,8 triệu cây giống các loại như: Keo, thông, sa mộc hồi, quế và một số loài cây khác phục vụ cho công tác trồng rừng. Cùng với đó, hơn 44.270ha rừng trồng, trong đó có 1.760ha rừng phòng hộ, 42.510ha rừng sản xuất đang được chăm sóc, bảo vệ tốt.
Để thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo tiến độ trồng rừng năm nay, các đơn vị trong ngành cũng như các doanh nghiệp thực hiện các dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt mọi công tác chuẩn bị. Đối với việc chuẩn bị giống, trên 35,6 triệu cây giống đảm bảo chất lượng đã được ươm, chăm sóc từ cuối năm 2014. Các đơn vị trồng rừng chuẩn bị mặt bằng, hiện trường phục vụ cho việc thiết kế, lập dự án, phát băng, cuốc hố ngay từ đầu vụ xuân và xuân hè, khi cây giống đạt tiêu chuẩn đã đồng loạt trồng trên diện rộng, vì thế đối với các loại cây trồng sinh trưởng nhanh đã thực hiện trồng xong trước tháng 6 năm nay. Nhiều địa phương, đơn vị đã thực hiện xong trước về thời gian cũng như vượt so với kế hoạch như: Cẩm Phả, Ba Chẽ, Móng Cái… Theo đó, các doanh nghiệp, chủ dự án, địa phương đã cụ thể hoá thành phương án trồng rừng, loại cây trồng, kế hoạch thực bì, ươm giống, nhằm đảm bảo tới mức cao nhất tiến độ và chất lượng.
Đặc biệt, năm 2023, công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý việc khai thác, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh hàng hoá lâm sản trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cơ bản được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép từ các tỉnh khác đến các vùng biên giới để tiêu thụ vẫn xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp; vi phạm chủ yếu là mua, bán, vận chuyển gỗ, lâm sản sau chế biến và phá rừng trái pháp luật; phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi gây khó khăn cho công tác kiểm tra, bắt giữ, xử lý vi phạm. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không để xảy ra cháy rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện tốt, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. 9 tháng đầu năm, ngành chức năng đã lập, bắt giữ và xử lý 192 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (trong đó xử phạt hành chính 186 vụ, hình sự 6 vụ), tổng giá trị thu hồi là 2.615,868 triệu đồng. Riêng trong tháng 9 là 16 vụ. Phần lớn các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không có các điểm nóng về tàn phá rừng. Đáng chú ý trong 9 tháng, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Tổ chức động vật châu Á, các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện chuyển giao 24 cá thể gấu của 11 chủ hộ nuôi trên địa bàn tỉnh về Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật; hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 9 cá thể gấu, Sở tiếp tục đang tiếp tục phối hợp các ngành và địa phương chỉ đạo các đơn vị và huy động các đoàn thể tiếp tục tổ chức triển khai quyết liệt hơn để vận động các hộ nuôi gấu còn lại tự nguyện viết đơn giao nộp gấu về Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo.
Có thể thấy, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Sở NN&PTNN công tác bảo vệ và phát triển rừng những năm qua luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Việc trồng rừng theo đúng thiết kế, trong đó có việc xây dựng đường băng cản lửa đã góp phần quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Trong khi nguồn vốn cho xây dựng đường băng cản lửa chưa được bố trí thì đây là khó khăn lớn đối với các đơn vị lâm nghiệp, nhất là các Ban quản lý rừng.
Hiện nay, để hoàn thành các hạng mục kế hoạch trồng rừng năm 2023, Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác trồng rừng; chăm sóc cây giống đạt tiêu chuẩn để tiến hành trồng dặm; thực hiện tốt chăm sóc rừng và thi công công trình phòng cháy chữa cháy rừng; tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy trong mùa hanh khô và thực hiện trồng rừng vượt kế hoạch năm 2023 với diện tích trồng mới hơn 13.000ha.
Thu Trang
Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Doanh Nghiệp Nông Nghiệp
Dưới tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong những năm qua xuất khẩu Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng GDP.
Chúng ta cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước có lợi thế về hàng hóa nông sản xuất khẩu tương tự như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc EU. Rào cản lớn nhất là phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt của nước nhập khẩu như chất lượng, sự đa dạng, cam kết về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, hợp pháp…
Nông sản Việt cơ bản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng không nhiều, không bán được giá cao. Các doanh nghiệp (DN), cơ sở chế biến còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ. Số DN có dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại còn ít, chỉ chiếm khoảng 20-30%.
Nguồn hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thời vụ, số lượng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế, chất lượng sản phẩm không đồng đều, không đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm hữu cơ (organic) chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mặc dù đây là xu hướng tiêu dùng của thế giới, được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá cả cao hơn các sản phẩm thông thường.
Các hạn chế, yếu kém trên là nguyên nhân cơ bản của tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, làm cho người nông dân lao đao, mất định hướng trong việc “trồng cây gì”, “nuôi con gì” và nuôi trồng bằng giống nào, cách nào, phương thức nào, bán hàng cho ai? Vì thế, khi các FTA có hiệu lực, có những mặt hàng thuế nhập khẩu giảm về 0% đối với một số thị trường nhưng các nông sản chủ lực của Việt Nam vẫn chưa thể thâm nhập.
Mục tiêu xuất khẩu bền vững
Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Việt Nam đang thực hiện 13 FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới mang lại rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn và tiềm năng như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Để có thể tận dụng được các cơ hội của hội nhập quốc tế mang lại, cần phát huy tối đa thế mạnh về các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xây dựng quy trình chuẩn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ (organic) chủ lực. Theo đó, Nhà nước (các bộ ngành, địa phương) đặt hàng các cơ quan, tổ chức (trường đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp…) xây dựng quy trình chuẩn cho việc sản xuất các nông sản hữu cơ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Quy trình này cần nghiên cứu nhu cầu thị trường quốc tế và tiềm năng của Việt Nam, xác định mặt hàng nông sản chủ lực, thị trường chính và tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển nguồn hàng nông sản organic (bao gồm công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, giống cây con, phương thức canh tác, thu hoạch, chế biến…).
Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chiến lược phát triển thương hiệu ở các thị trường mục tiêu. Đầu tư dây chuyền công nghệ cho việc chế biến các sản phẩm bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, không hóa chất, không độc hại. Xác định các yếu tố cần thiết để bảo đảm sản phẩm sau chế biến có thể đạt được các chứng chỉ quốc tế về chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc thực hiện quy trình sản xuất và xuất khẩu nông sản hữu cơ chủ lực, trước hết là cơ chế, chính sách tạo nguồn hàng xuất khẩu. Cụ thể, cần quy hoạch các vùng sản xuất, nuôi trồng tập trung các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với thế giới và xu hướng tiêu dùng của thế giới; lợi thế so sánh của các vùng, miền, địa phương; bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng cho sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu ở quy mô sản xuất lớn.
Đặt hàng xây dựng các quy trình chuẩn sản xuất nông sản hữu cơ xuất khẩu chủ lực (đề cập ở phần trên) và chuyển giao quy trình cho DN thực hiện. Tạo điều kiện tích tụ, tập trung ruộng đất ở quy mô lớn (từ hàng trăm đến hàng nghìn hecta) cho việc đầu tư nhà máy sản xuất chế biến tập trung, nuôi trồng các loại cây con được xác định là mặt hàng nông sản xuất khẩu hữu cơ chủ lực.
Xây dựng các thương hiệu quốc gia
Về cơ chế, chính sách xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam, Nhà nước cần sớm bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam đối với hàng hóa nông sản theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thế giới, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý… đối với nông sản xuất khẩu chủ lực. Nhân rộng mô hình sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, HACCP…
Có chiến lược bài bản xây dựng “Thương hiệu quốc gia” cho nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xuất khẩu nông sản vì hiện nay đây là khâu yếu nhất trong xuất khẩu nông sản, chủ yếu do các DN thực hiện dẫn tới tình trạng mặc dù hàng hóa nông sản Việt Nam có chất lượng tốt, giá cạnh tranh nhưng không được người tiêu dùng quốc tế biết đến, không xuất khẩu được ra thế giới.
Việc Nhà nước xây dựng “Thương hiệu quốc gia” nông sản xuất khẩu chủ lực không có nghĩa là Nhà nước bỏ tiền làm thay DN mà Nhà nước cùng với DN phối hợp thực hiện một cách chiến lược, bài bản việc xây dựng “Thương hiệu quốc gia” cho các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhà nước sẽ là “bà đỡ”
Về cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cần huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm logistics ở các địa bàn đầu mối trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN. Nghiên cứu việc thành lập các kho ngoại quan, trung tâm logistics ở nước ngoài để hỗ trợ DN tập kết, phân phối hàng hóa đến các thị trường quốc tế với chi phí thấp.
Xây dựng các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, xúc tiến thương mại quốc gia với các thị trường trọng điểm (như Mỹ, Ấn Độ, EU…) và các thị trường tiềm năng sau khi các FTA được ký kết. Việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cần tập trung vào từng mặt hàng, từng thị trường, tránh tình trạng dàn trải, thiếu chiều sâu như hiện nay. Nhà nước giao nhiệm vụ cho các cơ quan đại diện ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhiệm vụ xúc tiến thương mại, chắp mối kinh doanh và có cơ chế, chính sách khuyến khích đối với hoạt động này (chẳng hạn được phép nhận hoa hồng khi tư vấn, chắp mối kinh doanh hiệu quả cho DN).
Hỗ trợ và hướng dẫn DN tận dụng các cơ hội của các FTA mang lại, nhất là các hiệp định vừa ký kết như CPTPP, EVFTA về ưu đãi thuế quan, cơ hội thị trường. Thông tin kịp thời cho DN về các rào cản thương mại, hệ thống quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn thị trường nhập khẩu để DN chủ động phòng tránh nguy cơ dẫn đến các vụ điều tra phòng vệ thương mại, các vi phạm về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu hàng nông sản.
Xây dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa “5 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) và nhà nông trong quá trình sản xuất và xuất khẩu các nông sản hữu cơ chủ lực.
Với các giải pháp trên, Nhà nước thực hiện đúng vai trò “Chính phủ kiến tạo” hướng dẫn, hỗ trợ, là “bà đỡ” cho DN và các hộ nông dân trong quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực Việt Nam. Đầu tư công của Nhà nước có hiệu quả hơn, thể hiện qua việc đổi mới cách thức đầu tư vào khoa học công nghệ, công tác quy hoạch, huy động hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội, cải cách hành chính hướng tới hỗ trợ người dân và DN ngày càng tốt hơn.
Đặng Đức Thành
Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Lai: Nhiều Giải Pháp Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!