Xu Hướng 5/2023 # Erp Tại Việt Nam Và Định Hướng Ứng Dụng Erp Tại Doanh Nghiệp # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Erp Tại Việt Nam Và Định Hướng Ứng Dụng Erp Tại Doanh Nghiệp # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Erp Tại Việt Nam Và Định Hướng Ứng Dụng Erp Tại Doanh Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thị trường ERP phản ánh nền kinh tế

Trong Báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2016 công bố ngày 7-12, các chuyên gia của CEL Consulting- Công ty tư vấn quản lý chuỗi cung ứng, logistics tại khu vực Đông Nam Á phân tích, đánh giá: Trong năm 2016, kinh tế Việt Nam được dự báo đạt tăng trưởng ở mức 6,3%, và các chỉ số hiện tại cho thấy con số dự báo này là khả thi.

Tính đến hết tháng 11-2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 159,5 tỷ USD, tăng 7,5%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 156,6 tỷ USD, tăng 3,5%. Cán cân thương mại của cả 11 tháng hiện đang dừng ở mức xuất siêu 2,9 tỷ USD.

Sự hồi phục nhưng cẩn trọng đó của nền kinh tế cũng phản chiếu lên thị trường ERP, nơi khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp.

Hướng chuyên ngành sẽ là xu hướng phát triển của ERP

Các doanh nghiệp ngày càng hướng tới những giải pháp ERP hỗ trợ tốt nhất cho ngành nghề của họ. Giá trị lớn nhất mà giải pháp ERP mang đến cho doanh nghiệp là quy trình, kinh nghiệm quản trị và các best-practice trong nghiệp vụ. Ngoài khả năng về công nghệ như năng lực vận hành, tính bảo mật, và khả năng tương tác, như đối với hệ thống thông tin nói chung, khả năng về nghiệp vụ là yếu tố bắt buộc phải xem xét khi một doanh nghiệp muốn ứng dụng ERP. Không có một mô hình ERP chung cho mọi doanh nghiệp, mỗi hệ thống ERP cần được xây dựng dựa trên yếu tố ngành nghề, các điều kiện thuận lợi và khó khăn đặc thù, cơ cấu tổ chức, quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành nghề là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng một hệ thống ERP. Quản trị tài chính là phần cốt lõi trong hầu hết các hệ thống ERP. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống ERP bao gồm quản trị tài chính doanh nghiệp tích hợp với hệ thống nghiệp vụ lõi (core banking, core insurance…). Đối với các doanh nghiệp thương mại như bán buôn, bán lẻ, hệ thống ERP phải bao gồm quản trị tài chính, quản trị kho hàng, quản trị mua hàng và bán hàng. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ cần thêm phân hệ quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, và quản trị nhà xưởng – thiết bị…

ERP đa ngành

Với các doanh nghiệp có mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty đa ngành, hệ thống ERP tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm hai lớp phục vụ hai mức độ quản trị: lớp quản trị tập đoàn và lớp quản trị đặc thù của các đơn vị thành viên. Lớp quản trị tập đoàn gồm những quy trình nghiệp vụ xuyên suốt toàn doanh nghiệp hay hỗ trợ quản trị hợp nhất ở mức độ tập đoàn, ví dụ quản trị tài chính, quản trị nhân sự, và hệ thống báo cáo tổng hợp (BI). Lớp quản trị ở các đơn vị thành viên gồm những quy trình nghiệp vụ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như bán hàng, sản xuất, quản lý dự án, quản lý khách hàng…

Lộ trình triển khai

Một hệ thống ERP tổng thể có thể bao phủ mọi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống như vậy, cần có một lộ trình. Ưu tiên làm ERP với cấu phần nào trước, cấu phần nào sau phụ thuộc vào các điều kiện về thuận lợi, khó khăn, và kế hoạch kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Có thể hai doanh nghiệp bán lẻ cùng kinh doanh các mặt hàng giống nhau với quy mô tương tự, song một bên cần ưu tiên quản lý chặt chẽ về tài chính trên toàn chuỗi, bên kia lại đang khó khăng trong việc điều hành trung tâm phân phối. Do vậy lộ trình làm ERP của hai doanh nghiệp này không thể giống nhau.

ERP triển khai theo đặc thù doanh nghiệp

ERP cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó. Hiệu quả hệ thống ERP mang lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai. Năng lực triển khai ERP bao gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ và năng lực hỗ trợ. Năng lực tư vấn theo ngành nghề được nhà triển khai tích luỹ qua nhiều dự án trong cùng ngành. Ví dụ một nhà triển khai có kinh nghiệm trong ngành ngân hàng sẽ triển khai dự án mới cho một ngân hàng nhanh hơn với rủi ro thấp hơn.

Kinh nghiệm về nghiệp vụ cung cấp các best-practice, không chỉ best-practice tích hợp trong giải pháp mà còn các best-practice được nhà triển khai đúc rút từ hiểu biết trong môi trường kinh doanh nội địa và yếu tố nghiệp vụ áp dụng tại các doanh nghiệp mà họ đã triển khai.

Tích hợp hệ thống

Hệ thống ERP không đứng riêng một mình. Thường có yêu cầu tích hợp để hệ thống quản trị mới của doanh nghiệp kế thừa những hệ thống đã đầu tư từ trước hoặc  liên kết với những hệ thống nghiệp vụ khác, ví dụ tích hợp giữa ERP  với Core Banking trong ngân hàng hay ERP với POS trong doanh nghiệp bán lẻ. Tích hợp là công việc phức tạp, đòi hỏi năng lực công nghệ rất cao từ nhà triển khai. Ngoài kỹ năng lập trình, họ phải nắm được các nền tảng công nghệ, giải pháp bảo mật và luồng thông tin trong nghiệp vụ.

FPT IS và SAP

Với hơn 150 dự án ERP trong và ngoài nước, FPT IS ERP hiện là đơn vị được khách hàng đánh giá là đơn vị có năng lực triển khai tốt nhất tại Việt Nam, cung cấp bộ giải pháp ERP chuẩn trên nhiều nền tảng từ các hãng như SAP, Oracle, Microsoft. Đối với việc cung cấp giải pháp chuyên ngành, SAP nổi bật hơn so với các hãng khác thông qua việc cung cấp gói giải pháp đặc thù ngành lên tới 25 ngành khác nhau (Industry package). Các gói giải pháp ngành đều được xây dựng dựa trên các best practice, best know-how mà SAP đã tổng hợp trong hơn 40 năm hoạt động.

Lấy ví dụ đối với thị trường đang phát triển rất nóng trong năm vừa qua, thị trường bán lẻ. Bộ giải pháp SAP cho ngành Bán lẻ được chia thành 3 nhóm chính: Vòng đời sản phẩm (Merchandise lifecycle), Quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management), Quản lý kênh bán hàng (Store and Multi-Channel). Với khả năng đáp ứng bao trùm của bộ giải pháp, SAP đã được rất nhiều khách hàng trên thế giới sử dụng. Tổng số giao dịch trên hệ thống SAP cho ngành bán lẻ đã chạm đến mức 16 ngàn tỉ USD với hơn 12,200 khách hàng hoạt động trong ngành bán lẻ trên 119 quốc gia.

Lựa chọn của doanh nghiệp

Làm ERP là một quá trình thay đổi lớn của doanh nghiệp. Câu hỏi thường xuyên đặt ra trước khi làm ERP là “Bắt đầu từ đâu?” Nó phải từ chính vấn đề nghiệp vụ của doanh nghiệp. ERP không còn là một hệ thống CNTT đơn thuần mà nó đã bao gồm nhiều giá trị nghiệp vụ bên trong. Khi một doanh nghiệp làm ERP, cán bộ nghiệp vụ phải là người đặt ra yêu cầu, tham gia xây dựng quy trình tương lai và nghiệm thu – tiếp quản hệ thống. Dự án ERP thường có nguồn lực nghiệp vụ nhiều hơn nguồn lực công nghệ.

Những giá trị về ngành nghề của giải pháp và kinh nghiệm tư vấn của đối tác triển khai là các căn cứ cốt yếu để doanh nghiệp lựa chọn cho hệ thống ERP của mình. Hiểu đúng nguồn gốc của vấn đề và nhìn được xu hướng phát triển của giải pháp là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra lựa chọn đúng đắn. Thành công của mỗi dự án bắt đầu từ đó.

Nguồn: techinsight.com.vn

ERP: Phần Mềm Quản Lý Tổng Thể Nguồn Lực Trong Doanh Nghiệp

Hệ thống ERP là gì? Tổng quan về hệ thống phần mềm ERP

Share this:

Reddit

Pocket

WhatsApp

More

Pinterest

Tumblr

Related

Thực Trạng Sử Dụng Erp Tại Việt Nam

Tại các nước trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đã sớm nhận thức được giá trị, tầm ảnh hưởng của việc ứng dụng Enterprise Resource Planing (ERP) vào doanh nghiệp như là một giải pháp tất yếu để góp phần vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp ERP. Được xem là công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập nhưng ERP vẫn chưa được hiểu và đánh giá đúng tầm.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thị trường nội địa dần đã đón nhận ERP, coi đó như một giải pháp tất yếu nếu muốn phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Với quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, ERP được xem như cứu cánh của mọi chủ doanh nghiệp trong hội nhập toàn cầu.

Tham khảo để hiểu rõ hơn về ERP cũng như thị trường ERP hiện nay

Ứng dụng ERP trên thế giới

Trên thế giới, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả, ERP là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài. Theo đánh giá của các chuyên gia của Công ty SAP, lợi ích lớn nhất của ERP là sự kế thừa các mô hình tiến trình nghiệp vụ tốt nhất được các nhà cung cấp nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm và áp dụng thành công ở một loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên thế giới. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, ERP là một công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. ERP giúp doanh nghiệp đánh giá được dịch vụ hoặc vùng tập trung nhiều khách hàng, đánh giá dịch vụ khách hàng ưa thích sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, ERP còn thể hiện nhiều lợi ích khác với tính năng tích hợp như: Phát triển khả năng mua bán và đặt hàng cũng như đăng kí dịch vụ trên mạng; điều phối toàn bộ giá cả cho các dự án; Theo dõi, quản lí và sử dụng các tài sản; xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng người tham gia hệ thống… Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty thì chi phí trung bình cho một dự án ERP bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu USD. Mặc dù các dự án ERP rất phức tạp và đắt tiền nhưng nếu được triển khai phù hợp sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ. Cụ thể, nếu triển khai được đầy đủ, một hệ thống ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình hàng năm khoảng 1.6 triệu USD. Ngoài ra chương trình này còn cung cấp các chức năng cơ bản dành riêng cho lĩnh vực viễn thông như: hỗ trợ số lượng lớn tài khoản khách hàng, phân cấp khách hàng, tự động hóa các quy trình quan trọng. Giải pháp tích hợp nhiều loại thanh toán, xử lý việc nhắc và đòi nợ, trả chậm, tính toán lợi nhuận, hoãn nợ, xử lý thu hồi, trả lại,…

Bên cạnh những lợi ích đạt được, các doanh nghiệp ứng dụng ERP vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức về nhân sự, kiến thức, thời gian và chi phí triển khai ở các mức độ khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp.

Chính vì những lợi ích không thể phủ nhận đó của việc triển khai ERP ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã thực hiện từ rất lâu và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không ít tập đoàn, nhà quản lý doanh nghiệp hàng đầu thế giới coi ERP là chìa khóa cho thành công của doanh nghiệp. ERP cũng được giảng dạy như một môn học tại các trường đại học hàng đầu về quản trị doanh nghiệp.

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, đến nay một cuộc điều tra của Viện tin học doanh nghiệp thuộc VCCI về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến hành đã cho thấy những kết quả rất thất vọng khi hầu hết những kết quả tổng hợp được đều được dùng những từ như: thấp, yếu, chưa sẵn sàng… khi nói về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp. Có 1613 doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm nhiều loại hình sở hữu, nhiều ngành sản xuất, kinh doanh ở 6 tỉnh, thành đã trả lời các phiếu khảo sát. Kết quả điều tra phần cứng cho thấy, độ nhiệt tình sẵn sàng vào ứng dụng công nghệ thông tin mà trước tiên là đầu tư thêm hoặc nâng cấp trang thiết bị của các doanh nghiệp chỉ ở mức trung bình thấp. Kết quả tổng hợp được cho thấy, có đến 81,87% số doanh nghiệp chưa hoặc không sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin. Trong đó, có tới 45,39% không có nhu cầu nào về sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin, 36,43% số doanh nghiệp được hỏi trả lời chung chung là sẽ sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin trong thời gian tới. Số doanh nghiệp thực sự đã sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin chỉ chiếm có 18,13% tổng số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Đặc biệt, có tới 40,67% doanh nghiệp “chưa có thói quen sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin”.

Tình hình sử dụng và triển khai ERP trong những năm gần đây

Nhờ sức ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình ứng dụng ERP đang ngày càng phát triển tại Việt Nam: ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau đã ứng dụng hệ thống này vào công tác quản lý, đặc biệt có sự cạnh tranh gay gắt giữa các giải pháp trong và ngoài nước. Ban đầu, một số doanh nghiệp thường là các tập đoàn lớn áp dụng ERP, sau đó các công ty khác dần nhận ra lợi ích và “theo đuôi” để áp dụng, một số doanh nghiệp khác chưa áp dụng ngay mà chỉ quan sát và cân nhắc có nên triển khai hay không và triển khai vào thời điểm nào cho phù hợp. Nhận thức về ERP cũng ngày càng được nâng cao. Xu hướng ứng dụng ERP theo ngành ngày càng thể hiện rõ nét. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ERP trong ngành đồ uống như: công ty bia Huế, bia Carlsberg; trong ngành bánh kẹo như Kinh Đô, Bibica, Phạm Nguyên; trong ngành dệt may như công ty May 10, công ty may Tiền Tiến, công ty Savimex, công ty TNHH Mai Phượng Vy; trong ngành bán lẻ như công ty Thế giới di động, Viễn Thông A, Trần Anh,…Số lượng doanh nghiệp trong ngành ứng dụng càng nhiều và cạnh tranh càng lớn sẽ tạo điều kiện cho ERP phát triển.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất lúng túng trong việc lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Họ thiếu thông tin về hệ thống ERP, năng lực tư vấn yếu và rất nhiều nhà cung cấp đặt mục tiêu là bán được giải pháp, thu tiền đặt cọc lên trên việc hoàn tất triển khai dự án đúng nghĩa. Tại thời điểm này, sự lựa chọn của doanh nghiệp sẽ dựa chủ yếu vào ba yếu tố: một là tên tuổi của giải pháp, hai là tên tuổi của đơn vị triển khai giải pháp, ba là sách báo, tạp chí về ERP. Một số doanh nghiệp lớn thì tìm tới các đơn vị tư vấn độc lập như công ty Vinamilk, công ty Phát triển nhà Thủ Đức thuê KPMG, REE thì chọn đối tác tư vấn là công ty E&Y… Các đơn vị tư vấn này hiểu rõ về nghiệp vụ, quy trình sản xuất và cũng hiểu rõ về giải pháp ERP cùng với khả năng phân tích, đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra những yêu cầu cần thiết đối với gói giải pháp phù hợp. Các công ty cung cấp và triển khai ERP Việt Nam nhiều khi cũng thực hiện luôn cả công việc của một đơn vị tư vấn. Trong trường hợp nhà triển khai đủ mạnh, đội ngũ giỏi và giàu kinh nghiệm, kết hợp với đội ngũ phía doanh nghiệp ứng dụng năng động và quyết tâm, vẫn có thể triển khai thành công dự án ERP mà không cần tới bên tư vấn độc lập.

Ở Việt Nam chúng ta thường gặp hai vấn đề trong việc đi tìm kiếm giải pháp ERP cho công ty. Thông thường hai bộ phận được tin tưởng làm việc này đó là bộ phận công nghệ thông tin (IT) và bộ phận kế toán. Bộ phận IT thông thường ở một công ty lớn có vai trò rất là quan trọng. Đôi khi là bộ phận này viết phần mềm cho chính các công ty đó dùng và có nhiều công ty dùng rất ổn. Đó cũng chính là sự đầu tư ngay từ ban đầu của công ty đó. Chính vì vậy khi đi tìm ERP thay thế thì bộ phận nay kiêm luôn vấn đề này. Nhưng cũng gặp nhiều trường hợp bộ phận IT không nắm hết được yêu cầu từ các phòng ban khác, khó khăn từ các phòng ban khác và đi sâu hơn nữa là việc có đáp ứng được nghiệp vụ của phòng ban đó hay không. Đơn giản như chuyện hạch toán kế toán, chuyển tài khoản chi tiết hay tổng hợp, làm báo cáo như thế nào cho đúng thì có thể bộ phận này không nắm được sâu như vậy. Cũng có gặp nhiều trường hợp bộ phận IT nắm cực kỳ chi tiết vi bản thân họ viết phần mềm cho cac bộ phận khác dùng . Cho nên tài khoản thế nào, quy trình ra sao, hạch toán có đúng không là họ nắm rất kỹ lưỡng, ngay cả những việc tổng thể như quản trị trong công ty họ cũng có thể nắm vấn đề này. Còn bộ phận kế toán, ai cũng biết cốt lõi của hệ thống ERP là kế toán.

Các nghiệp vụ đổ dồn về trung tâm kể toán để xử lý. Và một số đơn vị phong kế toán có quyền lực rất cao, cho nên việc chọn ERP là việc phải thỏa mãn bộ phận kế toán trước. Hay đúng hơn người có quyết định cao trong dự án thường là người làm kế toán.Tuy nhiên, do đặc thù của một số doanh nghiệp, ví dụ như bộ phận sản xuất được tách ra độc lập, trên giao xuống và dưới làm. Từ xưa tới nay họ đã quen với công tác bằng tay chăng hạn thì việc thay đổi cách làm của họ rất là khó, ERP xuất hiện chắc chắn gặp sự phản đối một cách quyết liệt. Thậm chí một số nơi là ảnh hưởng tới quyền lợi sâu xa của đơn vị này. Cho nên khi lựa chọn ERP cũng phải đồng nhất tất cả. Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu ứng dụng ERP sẽ thông báo tới các đơn vị cung cấp, triển khai để tiến hành lựa chọn đối tác triển khai cho mình.

Để triển khai thành công ERP, doanh nghiệp cần phải vứt bỏ những định kiến, nhìn vào bức tranh tổng quan, phân tích và triển khai một cách trình tự, bài bản, phối hợp chặt chẽ với đơn vị triển khai ERP. Đặc biệt là phần mềm ERP đòi hỏi sự kiên trì rất lớn của đội ngũ triển khai.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay chỉ mơ hồ rằng “Cần phải tin học hóa doanh nghiệp” hoặc đi theo trào lưu hội nhập nên sốt sắng trong việc nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình, nhưng lại chưa thực sự nắm được cốt lõi của vấn đề. Mặc dù sức mạnh của ERP đối với các doanh nghiệp ngoại là không thể phủ nhận, nhưng với doanh nghiệp nội địa, việc có tận dụng được tối đa sức mạnh đến từ giải pháp quản trị doanh nghiệp này hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiêu biểu là con người, đặc biệt là người lãnh đạo.

[Total: 13 Average: 4.2/5]

Oracle Erp Cloud: Tại Sao Nên Sử Dụng Trong Quản Lý Doanh Nghiệp?

Oracle là một trong những công ty tiên phong nghiên cứu và phát triển phần mềm ERP Cloud. Không giống như những phần mềm truyền thống khác, Oracle ERP Cloud là một giải pháp quản lý tổng thể dành cho doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây, giải quyết bài toán tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho các doanh nghiệp, tạo nên bước ngoặt có tính chiến lược trong thời đại công nghệ 4.0.

A. ORACLE ERP CLOUD CÓ ƯU ĐIỂM NỔI BẬT GÌ?

1. Oracle ERP Cloud sở hữu các công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới giúp nền tảng đám mây hoạt động nhanh và hiệu quả cao

Tốc độ chắc chắn là một thế mạnh khiến giải pháp này khác biệt với những phần mềm khác.

2. Tùy biến mượt mà:

Oracle cho phép khách hàng của mình linh hoạt trong việc thiết lập sản phẩm để phù hợp với các yêu cầu riêng biệt của họ, từ đó đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng

3. Kiến trúc có thể mở rộng:

Oracle cung cấp một cơ sở hạ tầng tiên tiến, cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng nền tảng CNTT khi họ phát triển. Tính năng này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, đang trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và có thể muốn cải tổ hoạt động của mình từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

4. Công nghệ tích hợp hàng đầu:

Cho phép tích hợp an toàn và hoạt động đồng thời giữa các dịch vụ khác nhau, như với ứng dụng của khách hàng hay dịch vụ Cloud từ các nhà cung cấp khác. Bạn có thể liên kết một dịch vụ Oracle ERP Cloud với chức năng từ các trang web khác, chẳng hạn như Salesforce hoặc sử dụng dịch vụ Oracle Cloud làm cơ sở hạ tầng để xây dựng các ứng dụng của riêng cho doanh nghiệp

5. Oracle ERP Cloud cung cấp các dịch vụ đa dạng như:

Giải pháp phân tích kinh doanh Business Intelligence (BI) giúp trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ

Phát triển ứng dụng trên nền tảng điện thoại

Tích hợp và quản lý dữ liệu

6. Hỗ trợ khách hàng tuyệt vời:

Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Oracle luôn thường trực, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp

B. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ORACLE ERP CLOUD TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Với những ưu điểm nổi bất của mình, Oracle ERP Cloud sẽ trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Cụ thể lợi ích của việc áp dụng Oracle ERP Cloud như:

1. Tiết kiệm Chi phí 

Sử dụng Oracle ERP Cloud không sử dụng nguồn lực IT nhằm duy trì và quản lý hệ thống, từ đó ngân sách dành cho IT sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, tập trung cho các giải pháp sáng tạo hơn là hoạt động bảo trì.

2. Tiết kiệm thời gian

Thay vì dành nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết, Oracle ERP Cloud được cấu hình theo yêu cầu và truy cập thông qua trình duyệt web, từ đó giảm thiểu thời gian triển khai hơn các phần mềm On Premises khác từ 25-30%.

Trên Oracle Cloud, các thao tác được thực hiện nhanh hơn đem lại hiệu quả công việc cao. Người dùng có thể truy cập mọi lúc 24/7 và mọi nơi, chỉ cần có phương tiện (laptop, điện thoại) có kết nối mạng, giúp cho năng suất làm việc được cải thiện rõ rệt.

3. Bảo mật dữ liệu tuyệt vời

Công nghệ: Mạnh mẽ, phòng thủ nhiều lớp trải rộng qua các dịch vụ IaaS, PaaS và SaaS, mở rộng bảo mật cho mạng, phần cứng, chip, hệ điều hành, lưu trữ và các lớp ứng dụng.

Quy trình: Chính sách bảo mật, kiểm soát được duy trì bởi mọi người và công nghệ tại các trung tâm dữ liệu vật lý.

Con người: Oracle Cloud sử dụng các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu trong ngành, được đào tạo chuyên sâu về Đảm bảo an ninh phần mềm của Oracle.

Vật lý: Các trung tâm dữ liệu được xây dựng xung quanh hệ thống phòng thủ vật lý nhiều lớp được thiết kế để cho phép những người được ủy quyền vào và tránh những người không có quyền truy cập.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Việc sử dụng các phần mềm lỗi thời, thường xuyên phải nâng cấp và vá lỗi làm doanh nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong quản lý và bảo mật thông tin như:

Không đáp ứng được yêu cầu: chức năng kinh doanh có xu hướng thay đổi theo thời gian tuy nhiên các phần mềm lỗi thời không có chức năng mới, phù hợp thời đại hơn ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên, từ đó giảm hiệu quả hoạt động của đơn vị đồng thời làm tăng chi phí do doanh nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Hiệu suất có vấn đề: Hãy tưởng tượng trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 công nghiệp số hóa và Internet hóa, nhưng phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng đã lỗi thời, thao tác chậm, mất thời gian lâu hơn, thêm vào đó khi gặp sự cố hệ thống phải tạm dừng hệ thống cho đến khi khắc phục được, một số doanh nghiệp thường đợi đến giữa đêm hoặc cuối tuần để chạy các bản cập nhật hoặc thực hiện bảo trì máy chủ theo kế hoạch cho trước, các vấn đề khác tương tự thường trở nên thường xuyên hơn theo thời gian

Không thân thiện với người dùng: Giao diện phần mềm lỗi thời thường cồng kềnh, phức tạp và mất thời gian để học cách sử dụng. Điều này gây ra một loạt các vấn đề khi những nhân viên cũ nghỉ việc hoặc chuyển công tác, đào tạo nhân viên mới sử dụng phần mềm có thể tốn thời gian, lãng phí tài nguyên và gây khó chịu cho chủ doanh nghiệp và nhân viên.

KẾT LUẬN

Đã đến lúc phải thay đổi phần mềm đã lỗi thời của doanh nghiệp. Oracle Cloud là sự lựa chọn tuyệt vời với giao diện thân thiện dễ sử dụng, công nghệ tiên tiến số 1 thế giới, tùy biến mượt mà giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí, nâng cao tính cạnh tranh trên thị thường, tập trung nguồn lực để phát triển và tìm kiếm nhiều hơn các lợi ích mới trong kinh doanh.

Doanh nghiệp của bạn đã lựa chọn hệ thống ERP phù hợp

Theo dõi kênh tin tức của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất: Youtube, Fanpage

Giải Pháp Erp Là Gì Và Ứng Dụng Quản Lý Trong Các Doanh Nghiệp

Enterprise resource planning software, viết tắt là ERP, là một giải pháp phần mềm ra đời cũng đã khá lâu với mục đích hỗ trợ việc quản trị một công ty. Phần mềm này không sử dụng cho từng cá nhân mà sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong các hoạt động thường nhật của mình, bởi vậy mới có chữ “Enterprise” (doanh nghiệp, công ty) trong cái tên của nó. Chức năng chính của ERP đó là tích hợp tất cả mọi phòng ban, mọi chức năng của công ty lại trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ theo dõi hơn, nhưng đồng thời cũng đủ linh hoạt để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Nói cách khác, bạn có thể tưởng tượng ERP như một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng làm được những việc về tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và rất rất nhiều những thứ khác. Mới đây mình có nghiên cứu về ERP, và mặc dù nó là phần mềm cho doanh nghiệp nhưng sẵn tiện mình xin chia sẻ cho anh em biết thêm vài thông tin về loại phần mềm thú vị này và người ta xài nó trong đời sống như thế nào.

ERP là gì?

Trước khi bắt đầu thì mình muốn nói sơ về lịch sử của ERP một chút. Từ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP (Manufacturing Resources Planning), cũng là một phần mềm quản lý nhưng tập trung cho việc sản xuất hàng hóa. Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng của một doanh nghiệp chứ không chỉ xài cho bên sản xuất. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP. Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.

Thường thì ở trong các doanh nghiệp, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng app riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc phần mềm không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian. Còn ERP thì gom hết tất cả những thứ này lại với nhau và chỉ sử dụng một cơ sở dữ liệu duy nhất để tất cả mọi người, mọi phòng ban đều có thể truy cập vào và chia sẻ dữ liệu cho nhau.

Chúng ta hãy lấy ví dụ là khi một khách hàng đặt hàng một chiếc laptop. Bình thường, khi người đó bắt đầu order, đơn hàng sẽ được chuyển từ hòm thư của người đó đến công ty. Sau đó, nhân viên nhập dữ liệu sẽ chuyển nội dung đơn hàng (số lượng, mặt hàng, giá tiền, chi phí ship hàng, cấu hình CPU, RAM, HDD…) vào hệ thống máy tính của công ty, chuyển tiếp qua cho bộ phận quản lý khách hàng để ghi lại thông tin về người đặt, rồi chuyển qua kho, rồi kế toán,… Quy trình như thế này khiến việc giao hàng đến người mua bị chậm trễ lại, chưa kể đến việc thất lạc đơn hàng nữa. Việc phải nhập liệu từ phần mềm này qua phần mềm khác cũng có thể phát sinh lỗi, nhất là với các công ty hoạt động trên nhiều khu vực địa lý.

Song song đó, không ai trong công ty thật sự biết được tình trạng của đơn hàng đó như thế nào bởi không có đủ hết mọi quyền truy cập vào tất cả mọi phần mềm. Một người làm bên mảng tài chính hoặc hỗ trợ khách hàng làm thế nào truy cập được phần mềm của bên kho để biết là hàng đã được giao hay chưa, lỡ kho đó nằm ở tít Bình Dương trong khi cô nhân viên đó đang ở chúng tôi thì sao? Đó cũng là lý do mà nhiều khi bạn gọi hỏi xem hàng của mình đã được giao hay chưa thì người tiếp tân phải chuyển tiếp bạn qua bên kho, và rồi bạn lại phải lặp lại toàn bộ yêu cầu truy vấn của mình, rất tốn thời gian.

ERP xuất hiện với mục đích thay thế hết tất cả những hệ thống đơn lẻ này, và công ty chỉ xài một phần mềm duy nhất để quản lý. Tất nhiên, ERP sẽ được chia nhỏ thành các gói tùy mục đích, ví dụ như gói tài chính, gói nhân sự, gói kho bãi,… nhưng vấn đề cơ bản đó là dữ liệu nằm chung một chỗ, không bị phân tán ở đây một ít, ở kia một ít. Mọi nhân viên khi cần (và tất nhiên là khi có đủ quyền hạn) đều có thể xem được thông tin như ý muốn, và quan trọng hơn, ông giám đốc ngồi trên cao vẫn có thể nắm tình hình doanh nghiệp của ông một cách nhanh chóng mà không phải đợi hàng tá báo cáo từ nhiều bộ phận gửi lên trong một thời gian dài. Một công ty có thể chỉ mua một số gói nhất định tùy theo khả năng và nhu cầu của mình chứ không cần phải mua hết cả bộ (vì có thể họ không cần đến), chứ còn những năm 90 thì ERP là một “cục” thật to bắt buộc công ty phải mua nguyên cả bộ rất đắt tiền.

Ngoài ra, hệ thống ERP sẽ được tùy biến theo nhu cầu của từng công ty bởi mỗi doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu khác nhau, những quy trình khác nhau. Và không chỉ các gói có thể tùy biến mà từng biểu mẫu, từng thanh công cụ, vị trí các nút, các khu vực điền số liệu… cũng thể được tinh chỉnh lại cho phù hợp nhất. Nói cách khác, ERP sở hữu tính linh hoạt cực kỳ cao, và đây cũng là công việc chính của những công ty triển khai ERP đến cho khách hàng của mình.

Video mô tả sơ lược hoạt động của ERP

Kiểm soát thông tin khách hàng: như đã nói ở trên, vì dữ liệu nằm chung ở một nơi nay mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng, một số người có quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không lo sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật xuyên suốt các bộ phận khác nhau. Ngay cả một ông CEO cũng có thể dễ dàng xem ai mua cái gì ở đâu và bao nhiêu tiền.

Kiểm soát lượng tồn kho: ERP giúp kiểm soát xem trong kho còn bao nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra sao. Việc này giúp các công ty giảm vật liệu mà họ chứa trong kho, chỉ khi nào cần thiết thì mới nhập thêm (chữ Planning trong ERP ý chỉ việc giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho các hoạt động của mình, và đây là một ví dụ). Tất cả sẽ giúp giảm chi phí, giảm số người cần thiết, tăng nhanh tốc độ làm việc.

Chuẩn hóa hoạt động về nhân sự: nhờ ERP mà bên nhân sự có thể theo dõi sát sao giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc từng nhân viên đã làm là bao nhiêu (để tính lương bổng và các phức lợi này nọ), ngay cả khi những người nhân viên đó làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Nhân viên cũng vui hơn vì với ERP, công ty có thể trả lương cho họ đúng thời gian hơn.

Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty: Bạn đừng nghĩ rằng môi trường doanh nghiệp thì không cần mạng xã hội, thực ra là có, và nó rất hữu ích trong việc liên lạc giữa nhân viên các phòng ban với nhau. Mình biết có một nền tảng tên là chúng tôi cho phép mọi người trong một hệ thống ERP chat với nhau thời gian thực để truy vấn thông tin, y như khi bạn chat trên Facebook. Ông giám đốc có thể nhanh chóng chat với thủ kho hỏi xem mặt hàng X còn lại bao nhiêu cái, thủ kho tra kết quả ngay trong giao diện nền web rồi nói ngay cho giám đốc biết. Chưa kể đến việc ERP còn sở hữu khả năng hiển thị những tác vụ mà một người cần làm, xem cập nhật trạng thái từ những người cùng phòng,…

Hiện nay có nhiều công ty đang áp dụng ERP trong công việc của mình. Ví dụ như Thế Giới Di Động. Trong một bài phỏng vấn hồi năm 2009, công ty này chia sẻ rằng họ đã tự xây dựng ERP của mình với nhiều chức năng, từ hành chính, nhân sự cho đến quản lý các món hàng cũng như việc bảo hành.

Nếu không xài giải pháp cây nhà lá vườn như TDGĐ thì các công ty có thể tìm kiếm những giải pháp được xây dựng sẵn, sau đó tùy nhu cầu mà tùy biến lại cho thích hợp (hoặc đi thuê một công ty bên thứ ba tùy biến). Chúng ta có thể kể đến một số phần mềm ERP nối tiếng như SAP ERP, Infor ERP LN, Oracle E-Business Suite. Đây là 3 tên tuổi ERP “lừng danh” và bộ phần mềm của họ nhắm đến những công ty vừa và lớn. Mình được biết Boeing có xài Infor ERP LN và nhờ hệ thống này mà họ có thể sản xuất và kinh doanh thành công mẫu máy bay 787 Dreamliner. Infor cũng đang có hơn 4500 khách hàng, từ các công ty tầm trung cho đến TOP500.

Doanh nghiệp nhỏ hơn thì có thể dùng Dynamics ERP của Microsoft, ERP của IBM và một số những thương hiệu khác. Một vài công ty phần mềm Việt Nam cũng có bán ERP cho các công ty bên ngoài. Tuy nhiên, những giải pháp nói trên đòi hỏi phải chi khá nhiều tiền, dao động từ vài chục nghìn cho đến cả triệu USD. Chính vì thế, nếu những công ty nhỏ hay cửa hàng muốn xài ERP thì có thể dùng những ERP mã nguồn mở miễn phí trên mạng, ví dụ như Adaxa, ERP5, JFire, OpenERP, WebERP… Tất nhiên việc tùy biến cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp không có đủ kiến thức chuyên môn.

Ngoài phần mềm cài trên PC và nền web, các hãng ERP cũng có làm thêm phiên bản di động cho ứng dụng của mình. SAP, Infor ERP LN và một số hãng lớn khác đều cung cấp ứng dụng giúp nhân viên công ty xem xét thông tin mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang ở ngoài đường và không mang laptop bên cạnh. Bạn chỉ cần có smartphone là có thể nắm được hoạt động của công ty hay cửa hàng của mình.

Về quy trình đưa ERP vào công ty, các hãng như Microsoft, SAP, Infor cũng có đại diện để đi bán triển khai và tùy biến phần mềm tùy theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ, còn hầu hết các hãng sẽ bắt tay với những đối tác (là công ty bên thứ ba) để bán, tinh chỉnh ERP cũng như tích hợp ERP vào quá trình hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Thời gian để triển khai ERP có thể chỉ mất vài tháng, nhưng cũng có khi lên đến cả năm trời.

Hạn chế của ERP

Ngoài ra, con người thường không thích thay đổi, trong khi ERP lại yêu cầu họ thay đổi cách làm việc của mình để thích nghi với hệ thống mới. Đây cũng là một trong những lý do khiến dự án ERP bị thất bại trong khâu tích hợp và ứng dụng vào thực tiễn chứ hiếm khi bị thất bại do thiếu tiền hay những vấn đề tài chính khác. Thực chất thì việc đổi phần mềm cũng không quan trọng bằng việc các nhân viên trong công ty tự thay đổi mình để tận dụng phần mềm. ERP giúp các công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với việc thực hiện công việc thủ công, nhưng nếu bạn chỉ đơn giản cài phần mềm rồi để đó và không chịu thay đổi cách thức vận hành thì bạn chỉ đang phí tiền mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể đang làm chậm lại tiến độ của mọi người, bởi bạn đang thay thế phần mềm mà mọi người quen xài với một hệ thống không ai chịu (hoặc không ai có thể) dùng.

Mình còn biết thêm được một hạn chế về ERP khi nói chuyện với một chuyên gia, cũng về vấn đề con người. Vì ERP minh bạch hóa mọi thứ, tất cả đều được hệ thống quản lý nên chuyện tham nhũng rất khó xảy ra, và chính điều này khiến một số cá nhân trong công ty từ chối sử dụng phần mềm mới. Việc đưa ERP có thể giúp ích cho doanh nghiệp, cho khách hàng, nhưng lại làm những nhân viên này mất đi “thu nhập ngoài luồng” của mình. Đây cũng là điều mà các công ty rất lo lắng bởi nó dẫn đến sự thất bại của dự án tích hợp ERP.

Chưa hết, ERP cũng có những hạn chế nhất định ngay cả với các phân hệ của chính mình. Có một số công ty chỉ dùng ERP nhưng không thể đáp ứng được hết nhu cầu của họ, thế nên họ mới dùng thêm một hoặc một số phần mềm khác (ví dụ như phần mềm kế toán chẳng hạn) để đảm bảo hoạt động trơn tru. Khi đó, vấn đề lớn nhất là làm sao để cho ERP tích hợp tốt với các giải pháp bên ngoài này, từ việc trao đổi dữ liệu cho đến quy trình làm việc. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng.

Ngoài ra, một lý do khiến ERP thường bị thất bại khi triển khai mặc dù doanh nghiệp đã chi rất nhiều tiền, đó là những người lãnh đạo không rành về hệ thống. Họ chỉ biết rõ nhu cầu của mình, và chỉ đạo xuống cho bên IT thực hiện. Bên IT lại không rõ về quy trình của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu kinh doanh nên lại gặp khúc mắc khi triển khai. Phải giải quyết cho được mối quan ngại này thì ERP mới thật sự mang lại lợi ích như những gì nó vốn có.

Cập nhật thông tin chi tiết về Erp Tại Việt Nam Và Định Hướng Ứng Dụng Erp Tại Doanh Nghiệp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!