Bạn đang xem bài viết Độ Phì Nhiêu Của Đất Là Gì? Thế Nào Là Đất Phì Nhiêu? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất được định nghĩa như sau: Là khả năng của đất đảm bảo cung cấp đủ nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng để đạt được chất lượng và năng suất mong muốn.
Đảm bảo dinh dưỡng cho cây
Đất phì nhiêu là đất phải đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Các chất dinh dưỡng hữu cơ ở dạng dễ tan để cây có thể dễ dàng hấp thụ. Phân bón hóa học dễ tan, cay có thể hấp thụ và sử dụng được ngay nhưng không được khuyến khích sử dụng. Sử dụng loại phân bón này nhiều sẽ gây đất bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.
Thay vào đó, trước mỗi vụ mùa, các bạn có thể bón phân hữu cơ. Phân hữu cơ cần thời gian để tan trong đất. Sẽ làm đất có độ phì cao. Bón phân hữu cơ trước mùa vụ để đảm bảo cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
Đất phì nhiêu phải là loại đất có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây trồng thực hiện các chuyển hóa. Bà con nông dân nên theo dõi đất trồng thường xuyên để phát hiện những bất thường, qua đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
Môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển
Vi sinh vật cũng là một yếu tố đánh giá đất phì nhiêu. Đất có độ phì cao phải có hệ sinh thái vi sinh vật phong phú, phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là nhóm vi sinh có lợi đem lại lợi ích đáng kể cho sản xuất nông nghiệp.
Không có độc
Đất phì nhiêu cũng không được tồn tại quá mức tiêu chuẩn các loại chất độc trong đất. Các loại độc chất thường vượt quá như dư lượng kim loại nặng, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ. Đây là những loại mà bà con nông dân hay sử dụng trong quá trình canh tác. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học để đảm bảo độ phì cho đất.
Không có mầm mống sâu bệnh, cỏ dại
Đất trồng có độ phì cao không chứa mầm mống sâu bệnh, cỏ dại hay tạp chất. Những loại mầm mống này thường tồn tại từ các vụ mùa thu hoạch trước. Chúng tồn tại trong đất, nếu không xử lý đất cẩn thận, những loại bệnh hại này có thể ảnh hưởng đến vụ mùa canh tác tiếp theo.
Độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Sau mỗi vụ mùa, độ phì nhiêu của đất thường bị giảm đi. Vì vậy nhà nông thường cải tạo đất sau mỗi vụ để làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Qua đó đạt được năng suất và chất lượng cây trồng như mong muốn. Một số biện pháp thường được sử dụng như:
Trồng xen canh, luân canh
Trồng xen canh, luân canh là một cách làm hiệu quả và rất phổ biến. Biện pháp này không chỉ làm đa dạng hệ sinh thái đất và có thêm thu nhập. Mà nó còn làm tăng độ che phủ đất, hạn chế đất bị xói mòn, rửa trôi. Các loại cỏ dại cũng không có cơ hội phát triển để tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng. Một loại cây thường dùng xen canh điển hình là cây họ đậu đỗ. Những cây này có tác dụng cố định nitơ trong đất, cung cấp nguồn đạm tự nhiên cho cây.
Sau một mùa vụ, một phần chất dinh dưỡng thấm sâu xuống đất, một phần đã được rễ cây hấp thụ. Khi gieo trồng vụ mùa mới, cây sẽ cần thời gian phát triển bộ rễ đâm sâu xuống nơi có chất dinh dưỡng. Vì vậy, “cày sâu cuốc bẫm” kết hợp với bón phân trước mỗi vụ mùa là cách làm tăng độ tơi xốp cho đất hiệu quả. Những loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế, phân vi sinh, rơm, rạ, than bùn được khuyến khích sử dụng để cải tạo độ phì nhiêu.
Các cụ có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vì vậy, nước là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nguồn nước tưới phải luôn đảm bảo để cải thiện độ phì trên đất bạc màu. Giữ cho đất có độ ẩm nhất định, tăng độ tơi xốp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không chỉ gây nên hiện tượng đất bạc màu mà còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Vì vậy, mọi người nên hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ vì một tương lai bền vững.
Độ Phì Nhiêu Của Đất Là Gì, Có Quan Trọng Không?
Chia sẻ độ phì nhiêu của đất là gì và cách tăng độ phì nhiêu của đất đơn giản, hiệu quả.
Trong sản xuất nông nghiệp, đất là nguồn tư liệu sản xuất cơ bản và quý báu nhất. Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, sự khai thác không có cải tạo của con người mà độ phì nhiêu của đất ngày càng đi xuống.
Vậy độ phì nhiêu của đất là? Đâu là nguyên nhân khiến độ phì của đất giảm đi và làm sao để tăng độ phì nhiêu của đất?
I. Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất hay độ phì của đất là gì được định nghĩa như sau:
Độ phì nhiêu của đất hay độ màu mỡ là khả năng của đất đảm bảo duy trì các điều kiện phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ phì nhiêu là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng cây trồng.
Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là độ màu mỡ của đấtCác yếu tố góp phần vào độ phì nhiêu của đất cần kể đến như:
Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng
Độ ẩm thích hợp
Nhiệt độ phù hợp
Chế độ không khí thích hợp cho cây hô hấp và dễ dàng cho vi sinh vật hoạt động
Không chứa chất độc hại
Không có cỏ dại, tơi xốp đảm bảo rễ cây phát triển tốt
II. Các chỉ số đánh giá độ phì nhiêu của đất
Đất phì nhiêu đảm bảo các chỉ số tiêu chuẩn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốtĐất được coi là phì nhiêu khi đảm bảo các chỉ số sau:
Đất giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây như đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Khả năng trao đổi ion (CEC) cao giúp giữ gìn các chất dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thụ để sinh trưởng.
Giàu vi sinh vật có ích bao gồm: vi sinh vật tạo dinh dưỡng, vi sinh vật đối kháng với vi sinh vật gây bệnh cây.
III. Nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất là gì?
Mẹ thiên nhiên tạo nên những loại đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu và phù hợp cho sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, trải qua hàng triệu năm, độ phì của đất giảm đi nhanh chóng. Đâu là nguyên nhân?
Đất phì nhiêu kém trở nên khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng1. Mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng
Cây hút dinh dưỡng từ đất nhưng hầu như chúng trao đi mà chẳng mấy khi được nhận lại. Đôi khi, các chất thải nông nghiệp do con người xả ra như thuốc trừ sâu, túi nilon, chai lọ thuốc trừ sâu còn làm ô nhiễm đất.
2. Đất bị xói mòn
Mưa bão, thiên tai, lũ lụt gây ra tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi kéo theo một lượng lớn dinh dưỡng trong đất. Chính điều này đã khiến độ phì nhiêu của đất giảm đi nhanh chóng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nông sản.
3. Sự không kiểm soát lượng phân bón của con người
Cây trồng cần chất dinh dưỡng để phát triển. Thế nhưng khi bón quá nhiều các loại phân bón hóa học vào đất mà cây không hấp thụ hết sẽ dẫn đến tình trạng khó chuyển hóa. Các chất không chuyển hóa hết trở thành dạng khó tiêu làm giảm mật độ thông thoáng và chuyển hóa của đất, trực tiếp làm giảm phì nhiêu đất.
4. Sự bay hơi
Đất chứa nước và các dinh dưỡng, khi kết hợp với chất đạm (N) sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm 50% các chất và nước bay hơi làm giảm dinh dưỡng, độ ẩm và độ phì nhiêu của đất.
IV. Các biện pháp cải tạo độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất sẽ mất dần trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải tạo độ phì của đất bằng nhiều cách khác nhau.
Bón phân là một trong những biện pháp giúp cải tạo hiệu quả độ phì của đất1. Trồng xen canh, luân canh
Trồng xen canh, luân canh cây trồng không chỉ giúp con người tăng năng suất mà còn đảm bảo hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cỏ dại, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Biện pháp hiệu quả được các chuyên gia nông nghiệp khuyên áp dụng là trồng luân canh với các loài cây họ đậu. Chúng giúp tăng hoạt động của các loài sinh vật cố định đạm, tạo dinh dưỡng tự nhiên cho đất.
2. Xới đất và làm cỏ
Xới đất là biện pháp cơ học giúp đất tơi xốp và thoáng khí. Cách làm hiệu quả nhất chính là tiến hành xới đất một năm một lần. Với các khu vườn nhỏ nên dùng nĩa, xẻng nhỏ để làm tơi đất và không khiến vi sinh vật bị tổn thương.
3. Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Phân chuồng, phân xanh, phân trùn,… là các nguồn hữu cơ tuyệt vời giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng các chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn đất, than bùn,… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phủ lên đất.
Những Cách Làm Hay Tăng Độ Phì Nhiêu Cho Đất
Bón phân cho đất là cách đơn giản để tăng độ dinh dưỡng trong đất và làm cho cây cối có thể phát triển khỏe mạnh. Phân bón hóa học có giá thành cao với rất nhiều chất có thể gây hại cho đất và sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể ủ đất cho khu vườn của mình một cách tiết kiệm, tự nhiên và hiệu quả hơn.
1. Dùng bã cafe
Bã cafe có chưa một số chất dinh dưỡng tốt cho cây như: nitơ, axit photphoric, kali cacbonat, rất thích hợp cho cây hoa và cây ăn quả.
Cafe sau khi pha xong còn lại bã, hãy đem phơi khô và rắc vào xung quanh gốc cây. Tránh dùng bã cafe khi còn ẩm vì chúng sẽ bị mủn, không tốt cho cây.
2. Dùng vỏ chuối
Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cây trồng, đặc biệt nếu bạn trồng hoa hồng.
Chôn toàn bộ một quả chuối, hoặc vỏ chuối ở tầng mặt của lớp đất cạnh bụi cây. Sau một thời gian, thay lớp vỏ chuối đó bằng lớp vỏ chuối mới.
3. Vỏ trứng
Vỏ trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây như: nitrơ, photphoric và canxi. Hãy nghiền vụn vỏ trứng sau đó rắc chúng lên bề mặt đất trồng.
Thêm vỏ trứng mới vào lớp đất một tuần một lần. Rễ cây cần phải được cung cấp canxi đều đặn. Nguồn canxi này có thể tìm thấy dồi dào trong vỏ trứng.
4. Mật mía
Mật mía có chứa carbon, sắt, sunfia, kali, canxi, magie… rất tốt cho cây trồng. Mật mía cũng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đất, giúp cây cối phát triển khỏe mạnh.
Trộn 236 ml mật mía với 236 gram Alfalfa meal (một loại phân bón giúp cây ra hoa nhanh hơn). Sau đó hòa tan hỗn hợp này trong 15 lít nước và tưới cho đất. Hỗn hợp này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và giúp cây phát triển nhanh hơn.
5. Muối Epsom
Muối Epsom rất tốt để kích thích sự tăng trưởng của cây và tốc độ nảy mầm của hạt. Trộn 14 gram muối Epsom với 3,7 lít nước. Sau đó cho hỗn hợp vào bình xịt và xịt lên các tán lá trong vườn.
Muối Epsom có thể giúp tăng tốc độ ra hoa, đậu quả của hoa hồng, khoai tây, hạt tiêu, cà chua…
Biện Pháp Cải Tạo Độ Phì Cho Đất
1/ Độ phì của đất là gì?
Độ phì của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
2/ Các chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất
Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng
Khả năng trao đổi ion cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thụ
Giàu vi sinh vật có ích, gồm vi sinh vật tạo dinh dưỡng và vi sinh vật đối kháng
3/ Nguyên nhân gây giảm độ phì của đất
3.1 Mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng
Cây hút dinh dưỡng từ đất nhưng chỉ có các bộ phận không thu hoạch được để lại trên ruộng đồng và trả lại dinh dưỡng cho đất, như các lá cây bị rụng trước khi thu hoạch, hệ thống rễ trong đất (trừ các loại cây lấy củ). Đôi khi, các rác thải nông nghiệp còn lại được sử dụng làm thức ăn gia súc, chất đốt hoặc bị đốt bỏ tại đất canh tác.
3.2 Xói mòn đất canh tác
Tình trạng đất xói bị mòn, rửa trôi cũng mang theo một lượng dinh dưỡng đáng kể làm cho thiếu hụt dinh dưỡng và giảm độ phì trong đất, gây ảnh hưởng đến đến năng suất và phẩm chất nông sản.
3.3 Sự chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành dạng khó tiêu
Khi bón quá nhiều các loại phân bón hóa học vào đất mà cây không thể hấp thụ hết, kết hợp với các thành phần và điều kiện trong đất dẫn đến việc chuyển đổi các chất thành dạng khó tiêu, thường xảy ra chủ yếu với nguyên tố P và các nguyên tố vi lượng.
3.4 Sự bay hơi
Sự bay hơi của đất, đặc biệt đối với chất đạm (N) có thể làm mất đến 50% lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất, làm đất giảm dinh dưỡng và độ ẩm, giảm độ phì của đất.
3.5 Thấm sâu xuống khỏi vùng rễ
Các chất trong đất đôi khi bị thấm sâu và vượt khỏi vùng rễ của cây trồng. Thường xảy ra đối với các nguyên tố K, Mg, Ca, B và N
4/ Biện pháp cải tạo độ phì cho đất
4.1 Làm ruộng bậc thang đối với các vùng đất dốc để hạn chế xói mòn
Đối với các vùng đất dốc, việc làm ruộng bậc thang giúp trồng cây một cách thuận lợi và đồng thời hạn chế sự xói mòn, trực di nguồn dinh dưỡng trong đất giúp bảo vệ độ phì của đất.
4.2. Trồng xen canh, luân canh để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi
Trồng xen canh, luân canh cây trồng giúp đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt đây là biện pháp hạn chế được các loài cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Có thể trồng luân canh với các loài cây họ đậu nhằm tăng hoạt động của các loài vi sinh vật cố định đạm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.
4.3 Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với các vùng đất phèn nhằm rửa phèn
Đối với các vùng đất bị nhiễm phèn, công tác rửa phèn là vô cùng quan trọng nhằm tạo môi trường đất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Các loại cây trồng đa phần không thể sinh sống được trên đất phèn. Đây cũng là biện pháp để giảm phèn trong đất, giúp đất có tình trạng dinh dưỡng và độ phì nhiêu tốt nhất
4.4 Quản lý nguồn nước tưới
Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Việc chủ động nước tưới tiêu bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, làm cho đất tơi xốp hơn, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
4.5 Bón vôi để giảm độ chua cho đất đối với các vùng đất có độ pH thấp
Cần phải bón vôi đối với các vùng đất bị chua, vì đối với cây trồng chỉ thích nghi được với một độ pH nào đó nhất định. Việc bón vôi giúp cải tạo đất, trung hòa đất về pH phù hợp, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển.
4.6 Lưu ý khi làm đất
Đặc điểm của đất có độ phì thấp thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo quá nhiều để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. Nếu trồng lúa trên đất bạc màu, thì không nên cày ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.
4.7 Bón phân hữu cơ
Bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế… để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.
Độ phì của đất có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng, bằng việc cung cấp nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trong hiện trạng ngày nay, độ phì nhiêu của đất ngày càng bị cạn kiệt đi, chính vì vậy các biện pháp cải thiện độ phì nhiêu của đất là rất cần thiết. Dựa vào từng đặc điểm của từng loại đất khác nhau mà đưa ra các biện pháp cải tạo các nhau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Độ Phì Nhiêu Của Đất Là Gì? Thế Nào Là Đất Phì Nhiêu? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!