Bạn đang xem bài viết Đề Thi Hsg :Cái Đẹp Mà Văn Học Đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác Hơn Là Cái Đẹp Của Sự Thật Đời Sống Được Khám Phá Một Cách Nghệ Thuật được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu 1 (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Hãy quên mình đi để yêu thương người khác sâu sắc hơn”. Nữ sĩ Quỳnh Dao trong một bài tản văn có nói: “Chỉ khi nào bạn biết tôn trọng và yêu thương chính mình thì bạn mới thực sự biết yêu thương, quý trọng người khác một cách sâu sắc.“
Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên.
” Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)
Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số tác phẩm Thơ mới đã học.
Bản quyền bài viết này thuộc về http://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
……………..Hết……………
Họ và tên thí sinh:…………………………….Số báo danh:………………………
Chữ ký giám thị 1:………………………Chữ ký giám thị 2:……………………
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (4,0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:
– -Ý kiến 1 nhắc nhở ” hãy quên mình“, biết kìm nén, gác lại cái Tôi cá nhân để tình yêu thương ở mức độ “sâu sắc hơn”.
-Ý kiến 2 nhấn mạnh biết ” tôn trọng và yêu thương chính mình“, đề cao và trân quí bản thân; từ ” chỉ khi nào” khẳng định đó là yếu tố cơ sở để mỗi cá nhân biết “thực sự ” yêu thương người khác – thể hiện trọn vẹn, đầy đủ và bản chất nhất của sự yêu thương.
– Mối quan hệ của hai ý kiến:
+ Hai ý kiến không đối lập mà có sự bổ sung cho nhau, phản ánh hai cách ứng xử khác nhau của mỗi cá nhân với bản thân để hướng tới một tình cảm nhân văn cao đẹp. Nhận định nhắc nhở, gợi mở cho mỗi người những con đường khác nhau để yêu thương mọi người một cách sâu sắc nhất.
+ Cả hai ý kiến đều đúng, đều là những lời khuyên thấm thía: Muốn yêu thương người khác, trước hết cần yêu thương, trân trọng bản thân mình; nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, cần biết quên mình để yêu thương người khác.
– Bởi lẽ:
+ Cuộc sống không thể thiếu vắng tình yêu thương, bản chất của sự yêu thương là san sẻ, độ lượng, bao dung, hi sinh…
+ Nhưng cái Tôi của mỗi người đôi khi lớn đến mức người ta không còn biết đến ai ngoài chính mình.
+ Mặt khác, lợi ích cá nhân của mỗi con người luôn là cái thiết thực, hấp dẫn khiến người ta thường sống cho mình hơn là hi sinh cho người khác, nhất là khi đang gặp khó khăn.
– Quên mình để sống mình vì mọi người mới đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích, quyền lợi của chính mình, chấp nhận sự thiệt thòi về mình…
– Quên mình mới có thể hi sinh, nhường nhịn, cống hiến cho mọi người, cho cuộc đời một cách tự nguyện, thành tâm.
– Biết yêu thương quý trọng chính mình nghĩa là đề cao và quý trọng những giá trị tốt đẹp của mình, biết giữ gìn những gì thuộc về chính mình.
– Biết yêu thương quý trọng chính mình là cơ sở hiểu thấu giá trị của người khác, biết trân trọng những gì thuộc về người khác.
– Yêu thương, trân trọng bản thân là cảm xúc chân thành nhất, là cội nguồn nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ khác như: nâng niu, kính trọng, quí mến những giá trị tốt đẹp của mọi người xung quanh; bao dung tha thứ khi người khác mắc sai lầm; xúc động, cảm thương khi thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn….
– Có sự đồng cảm, nảy sinh cảm xúc với người khác như với chính bản thân mình đã trải nghiệm: “Thương người như thể thương thân”.
– Khi vô cảm với bản thân, tâm hồn cũng sẽ chai lỳ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Nếu có tình yêu thương với người khác cũng chỉ là tình cảm giả dối, hời hợt, xáo rỗng, gượng gạo mà thôi.
* (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng)
– Phê phán những người chưa biết quên mình trong mối quan hệ với mọi người, hoặc những người chưa biết trân trọng mà coi thường bản thân…
– Quên mình để yêu thương con người, khác với đánh mất bản thân mình; Yêu thương tôn trọng bản thân khác với sự vị kỉ.
– Quên mình và yêu thương, quý trọng chính mình để yêu thương, quý trọng người khác một cách trọn vẹn, sâu sắc hơn.
– Từ quan niệm trên đặt ra vấn đề cần làm gì để có cách ứng xử nhân văn và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp….
Câu 2 (6,0 điểm) a.Về kỹ năng
Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
– Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.
– Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc từ hiện thực.
– Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo; tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật; đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp…
– Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống.
– Tác phẩm văn học chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
– Giá trị thẩm mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa trong nội tâm con người…
– Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…
4Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu lựa chọn để phân tích.
– Lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm Thơ mới có giá trị thẩm mỹ trong chương trình THPT đã học để làm sáng tỏ nhận định.
– Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị…của tác phẩm.
0,25
5.1. Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống.
– Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong ; Cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình trong Đây thôn Vĩ Dạ…)
– Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân Diệu; ….)
– Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như: tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con người….trong các bài thơ)
5.2. Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.
– Đề tài, thể thơ…
– Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…
– Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…
– Ý kiến đã định hướng cho người tiếp nhận các tác phẩm văn học đúng đắn, phải gắn giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
– Nhấn mạnh tính hoàn chỉnh của cái đẹp nghệ thuật ở cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
Sai Phạm Chung Cư Ông Thản: Một Cái Nhìn Khác
Những ngày qua, dư luận nóng lên bởi thông tin Công an TP Hà Nội có thể sẽ khởi tố điều tra sai phạm của Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty Cổ phần sản xuất nhập khẩu Bemes (thuộc Tập đoàn Mường Thanh) do ông Lê Thanh Thản làm chủ tịch hội đồng quản trị.
12 tòa nhà HH Linh Đàm là một trong những dự án lớn của ông Lê Thanh Thản
Khẳng định chưa từng tiếp xúc trực tiếp với ông Lê Thanh Thản mà chỉ đi kiểm tra các công trình do doanh nghiệp của ông Thản thực hiện, ông Lê Văn Thịnh nhận định, Tập đoàn Mường Thanh đã làm được điều mà nhiều doanh nghiệp khác không làm được, trong khi tập đoàn này không hề nhận được ưu đãi gì trong quá trình đầu tư xây dựng các chung cư ở Hà Nội.
“Thực tế, Mường Thanh cũng phải đi mua đất làm nhà, lo từ thiết kế đến thi công.
Ngay từ khâu đầu tiên là thiết kế, ông Thản đã có một doanh nghiệp thiết kế riêng, những người thiết kế chỉ ăn lương của ông Thản nên chi phí thiết kế đã tiết kiệm được rất nhiều.
Về chi phí về quản lý dự án và chi phí giám sát thi công xây dựng, Mường Thanh tiết kiệm được do họ tự làm.
Nhân sự quản lý dự án và nhân sự giám sát của Mường Thanh cũng vô cùng ít, chỉ 4-8 người và họ làm rất tốt, khác với các chủ đầu tư khác “phóng tay áo xô” thuê tư vấn giám sát.
Về vật tư, vật liệu, ông Thản tự sản xuất nên rẻ.
Xét về chất lượng, nhà giá rẻ của Mường Thanh không thua kém gì nhà ở thương mại. Còn về tiện nghi nhà ở đúng là cần phải xem lại, đặc biệt các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt”, ông Lê Văn Thịnh phân tích.
Trở lại với câu hỏi: Tại sai ông Thản làm được nhà giá rẻ mà doanh nghiệp khác không làm được?, ông Lê Văn Thịnh trả lời: Chỉ vì doanh nghiệp muốn lãi nhiều hay lãi ít. Quan điểm của ông Thản là không lãi nhiều.
“Bộ Xây dựng đưa ra yêu cầu về suất vốn đầu tư cho một công trình nhà cao tầng không phải là nhiều, nếu không kể tiền đất. Nếu không bao gồm tiền đất thì 7-8 triệu/m2, cùng lắm chỉ 10 triệu đồng/m2, đã được nhà đẹp.
Thế nhưng ở đây, kể cả tiền đất, những nhà đầu tiên ông Thản bán ở Hà Nội cũng chỉ từ 13-15 triệu đồng/m2. Tại sao Mường Thanh làm được?
Chi phí đúng là nỗi khổ của nhà đầu tư mà không ai nói ra được. Tuy nhiên, một phần chi phí, thủ tục là do các nhà đầu tư lấy cớ mà thôi. Không phải chỗ nào cũng tiêu cực dẫn đến chi phí cho mỗi mét vuông nhà cao lên. Cơ bản là doanh nghiệp khác thích lãi nhiều”, vị chuyên gia thẳng thắn.
Giám sát là việc của chính quyền
Ông Lê Văn Thịnh khẳng định, xây nhà giá rẻ không hề khó. Nếu Nhà nước thật sự quan tâm đến người nghèo, người thu nhập thấp thì chỉ cần cấp đất hoặc giao đất với giá rẻ thì chắc chắn người dân sẽ có nhà ở giá rẻ, chất lượng tốt ngang nhà ở thương mại.
Còn trường hợp nhà đầu tư tự kiếm đất, khi ấy tùy thuộc doanh nghiệp muốn thặng dư bao nhiêu họ sẽ quyết định chi phí đầu ra.
“Nhà đầu tư không phải là nhà từ thiện. Nếu với cách làm như ông Thản, đồng thời ông Thản nghiêm túc thực hiện pháp luật, tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật thì mọi chuyện đều tốt đẹp”, ông nhấn mạnh.
Trong câu chuyện của mình, nói về những vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh, ông Lê Văn Thịnh lưu ý đến trách nhiệm của chính quyền sở tại.
“Theo Luật Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo ngày khởi công cho UBND sở tại nơi có công trình trước 7 ngày kèm theo giấy phép xây dựng. Vấn đề là chính quyền sở tại có giám sát chặt chẽ hay không, đó là việc của họ.
Chẳng hạn, đối với việc xây vượt tầng, tòa nhà cao tầng như thế không phải cái kim giấu được mà chính quyền sở tại không biết”, ông Thịnh nói.
Cải Cách Thể Chế Là Cải Cách Cái Gì Và Như Thế Nào?
– Kể từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã thật sự từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung, mà đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Lời tòa soạn: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam. Mời quý độc giả gửi bài viết về [email protected]
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Một trong ba đột phá chiến lược được Đảng ta chỉ ra là cải cách thể chế. “Cải cách thể chế, cải cách thể chế và cải cách thể chế!” là nhận thức và là phương châm hành động được nhất trí rất cao trong xã hội ta.
Tuy nhiên, cải cách thể chế là cải cách cái gì và cải cách theo mô hình nào? Quả thực, đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Không trả lời được câu hỏi này, chúng ta khó có thể thiết kế được một chương trình hành động mạch lạc và hiệu quả.
Thể chế có thể được hiểu là cách thức tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước. Ở cách hiểu này, nhà nước có thể được phân chia thành nhà nước tập quyền và nhà nước phân quyền. Nhà nước phân quyền thì lại được phân chia thành cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống lưỡng tính.
Thể chế cũng có thể được hiểu là cách thức nhà nước vận hành nền kinh tế. Ở cách hiểu này, nhà nước có thể được phân chia thành nhà nước điều chỉnh, nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhà nước phúc lợi và nhà nước kiến tạo phát triển.
Thực tế cho thấy, không có một mô hình thể chế nào tốt một cách chung chung, phù hợp một cách chung chung cho tất cả các nước trên thế giới. Mỗi mô hình thể chế chỉ có thể phát huy tác dụng trên một nền tảng văn hóa nhất định.
Vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thể chế và văn hóa
Nước Mỹ, nước Úc, nước Canada, nước New Zealand… đều đã từng là thuộc địa của nước Anh và đều đã rất thành công khi áp dụng mô hình nhà nước điều chỉnh – mô hình thể chế của Anh cho đất nước mình.
Nhiều người cho rằng di sản lớn nhất của nước Anh là mô hình thể chế của nước này. Các nước cựu thuộc địa của Anh đã được tận hưởng được mô hình thể chế của Anh nên đều rất phát triển.
Tuy nhiên, nếu nhận xét nói trên đúng cho nước Mỹ, nước Úc, nước Canada, nước New Zealand, thì có vẻ lại không hoàn toàn đúng cho Ấn độ, Pakistan và nhiều nước châu Á-Phi từng là thuộc địa của Anh khác.
Tại sao mô hình thể chế của nước Anh lại chỉ phát huy tác dụng ở một số nước, còn ở một số nước khác thì không? Câu trả lời nằm ở nền tảng văn hóa của các nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, các nước Mỹ, Úc, Canada, New Zealand có nền tảng văn hóa tương đồng với nước Anh.
Trong lúc đó, Ấn Độ, Pakistan và các nước cự thuộc địa khác có một nền tảng văn hóa rất khác. Chính vì thế mô hình thể chế của nước Anh ít phát huy tác dụng ở các nước nói trên.
Điều dễ nhận thấy ở đây là: một mô hình thể chế chỉ phát huy tác dụng ở các nước có nền tảng văn hóa tương đồng và ít phát huy tác dụng ở các nước có nền tảng văn hóa khác biệt.
Tương tự cũng là điều chúng ta có thể nói về mô hình thể chế của nhà nước phúc lợi. Các nhà nước phúc lợi Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần lan, Na Uy…) là mô hình thể chế có thể được coi là thịnh vượng và tốt đẹp nhất đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Ở các nước này, người dân sinh ra đã được nhà nước chăm lo đầy đủ về mọi mặt. Cuộc sống của họ hết sức an toàn, đầy đủ và hạnh phúc.
Thế nhưng tại sao một mô hình thể chế tốt đẹp lại không thể nhân rộng ra được ngoài vùng Bắc Âu? Lý do là vì thiếu nền tảng văn hóa của Bắc Âu không thể vận hành được một mô hình như vậy. “Biết thế nào là đủ” là một nét văn hóa rất đặc biệt của những người dân Bắc Âu. Những người dân này sẵn sàng đóng thuế cho nhà nước đến 70-75% thu nhập của mình mà không hề tâm tư, suy bì.
Bất cứ ở một nơi nào khác trên thế giới, mức thuế như trên sẽ triệt tiêu động lực làm việc, còn ở các nước Bắc Âu thì lại không. Ví dụ từ các nước Bắc Âu một lần nữa khẳng định nền tảng văn hóa là rất quan trọng để một mô hình thể chế có thể thành công.
Nền tảng văn hóa của Việt Nam phù hợp với mô hình thể chế nào?
Về mặt vị trí địa lý, Việt Nam thuộc về nhóm các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, chúng ta lại thuộc về các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên). Ăn cơm bằng đũa, viết chữ tượng hình (Việt Nam đã từng có chữ nôm là chữ tượng hình) chỉ là một vài biểu hiện ra bên ngoài của văn hóa Đông Bắc Á.
Cái nằm sâu bên trong ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách hành xử của cư dân ở vùng này là tinh thần và tư tưởng Nho giáo. Một số trong những đặc điểm nổi bật của các nước này là truyền thống khoa bảng và liêm sỉ của quan chức hành chính. Học hành, thi cử để làm quan là con đường phấn đấu được coi trọng nhất. Đây cũng là nền tảng văn hóa để nhà nước có thể tuyển dụng được những người thật sự tài giỏi cho nền quản trị công.
Mô hình thể chế được hầu hết các nước Đông Bắc Á lựa chọn là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state). Mô hình thể chế này đã đưa lại sự phát triển kỳ điệu cho cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Singapore (Singapore ở Đông Nam Á, nhưng lại có văn hóa Đông Bắc Á) và gần đây là cả Trung Quốc. Sự thành công của các nước này cho thấy mô hình nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với nền tảng văn hóa của các nước Đông Bắc Á. Mà như vậy thì mô hình này hoàn toàn có thể phù hợp cho Việt Nam.
Điều đáng nói ở đây là rất nhiều nước ở các vùng miền khác trên thế giới đã cố gắng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, nhưng đều đã không thành công. Trường hợp ngoại lệ , có lẽ, chỉ là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Nội hàm của khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển”
Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” được nhà nghiên cứu Chalmers Johnson đưa ra từ những năm tám mươi của thế kỷ trước khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trò rất quan trọng của nhà nước. Nhà nước Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển đó.
Sau này, ngoài Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đều được xem là những nhà nước kiến tạo phát triển.
Đặc trưng hết sức cơ bản của mô hình nhà nước này là nhà nước trực tiếp đề ra một kế hoạch phát triển công nghiệp (với những tham vọng lớn) và đầu tư mãnh mẽ về cơ chế, chính sách và nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Có thể nói trong mô hình này, sự phát triển kinh tế do nhà nước dẫn dắt, chứ không phải do thị trường. Theo các nhà nghiên cứu, đây là mô hình nhà nước nằm ở giữa mô hình nhà nước điều chỉnh Anh-Mỹ (theo chủ thuyết thị trường tự do) và nhà nước kế hoạch hóa tập trung (theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống). Nhà nước kiến tạo phát triển không đứng ngoài thị trường, nhưng cũng không làm thay thị trường. Mà nhà nước kiến tạo phát triển chủ động can thiệp mạnh mẽ vào thị trường để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được đề ra.
Những nét đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển được tác giả Chalmers Johnson đưa ra là:
Một bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng tinh hoa và hiệu quả.
Bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ để đưa ra những sáng kiến và vận hành hiệu quả.
Nhà nước thông qua các thiết chế tài chính và các hướng dẫn hành chính để can thiệp vào thị trường.
Có Bộ thương mại quốc tế và công nghiệp như một thiết chế mạnh điều phối chính sách phát triển công nghiệp.
Nhiều người cho rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung.
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho Việt Nam
Do là một nước có nền tảng văn hóa của Đông Bắc Á, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể là tối ưu cho Việt Nam. Hơn thế nữa, lựa chọn mô hình nhà nước điều chỉnh kiểu Anh-Mỹ là rất rủi ro.
Trước hết, văn hóa của chúng ta khác. Không có thói quen tận dụng quyền tự do cá nhân, Nhà nước có tạo cơ hội thuận lợi đến mấy, nhiều người Việt cũng khó lòng nắm bắt được.
Thêm vào đó, do hoàn cảnh lịch sử, các doanh nghiệp của nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, mới chỉ được hình thành trong thời kỳ đổi mới. Về cơ bản, các doanh nghiệp đều rất non trẻ và khá hạn chế về tiềm lực mọi mặt. Bắt các doanh nghiệp này phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp FDI chưa chắc đã là một sự công bằng. Mà như vậy, thì lựa chọn mô hình nhà nước điều chỉnh, chúng ta sẽ khó lòng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Thật ra, kể từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã thật sự từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung, mà đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước, đã công nhận cơ chế thị trường, nhưng vẫn coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước.
Như vậy tất cả các phần cấu thành quan trọng của một nhà nước kiến tạo phát triển đều đã được khẳng định trong đường lối phát triển của chúng ta. Có lẽ, chính vì thế, kinh tế nước ta đã có sự phát triển khá ngoạn mục trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề là tại sao đất nước ta vẫn chưa trở thành “hổ”, thành “rồng’ như các nước Đông Bắc Á?
Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản nhất là chúng ta đã không thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các công ty, các tập đoàn tư nhân như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mà lại thông qua các doanh nghiệp nhà nước.
Một nguyên cơ bản khác nữa là chúng ta cũng đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa.
Có lẽ đây là những khiếm khuyết mà chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực cải cách để khắc phục. Đồng thời phải kiên trì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Công bằng mà nói, một khuôn khổ khái niệm đủ sáng rõ và mạch lạc về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển chưa thật sự hình thành ở nước ta. Sự lựa chọn của chúng ta trong quá trình đổi mới nếu không phải do may mà đúng, thì cũng chủ yếu là đi theo sự đòi hỏi khách quan của tình hình hơn là trên một nền tảng lý thuyết vững chắc.
Việt Nam nên đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Vượt qua những rủi ro của việc lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển
Lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho đất nước ta, tuy nhiên rủi ro của lựa chọn này là hoàn toàn không nhỏ.
Trước hết, là rủi ro về năng lực. Chúng ta có khả năng hoạch định chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn hay không? Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam phải là gì? Đây quả thực là những câu hỏi không dễ trả lời. Thiếu một đội ngũ lãnh đạo tinh hoa khó lòng hoạch định chính sách phát triển đúng đắn được. Để có được một đội ngũ lãnh đạo như vậy, thu hút người tài vào trong Đảng là rất quan trọng. Đây phải được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng ta trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, tận dụng tri thức của giới Việt kiều tinh hoa để hoạch định chính sách phát triển công nghiệp cũng rất quan trọng.
Rủi ro thứ 2, do đã hội nhập sâu rộng với thế giới và tham gia rất nhiều các hiệp định về tự do thương mại song phương và đa phương, nên không gian chính sách còn lại của Nhà nước ta cho việc hoạch định và triển khai chương trình công nghiệp hóa một cách độc lập và tự chủ là rất nhỏ hẹp.
Bị ràng buộc bởi vô vàn những cam kết quốc tế, Nhà nước rất khó can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp mà chúng ta lựa chọn. Để vượt qua rủi ro này, quan trọng là phải nâng cao năng lực thiết kế các hàng rào kỹ thuật, các hàng rào về thủ tục. Điều này có vẻ như đang đi ngược với những cố gắng cắt giảm thủ tục hành chính của Chính phủ hiện nay.
Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, thì hàng rào kỹ thuật là rất cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ này của đất nước không bị cạnh tranh quốc tế bóp chết từ trong trứng nước.
Tận dụng các khoảng trống chính sách cũng rất quan trọng ở đây. Các hiệp định tự do thương mại không hạn chế Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong một số lĩnh vực (ví dụ như an ninh, quốc phòng chẳng hạn). Tại sao chúng ta không đầu tư vào đây, khi cần thiết thì vẫn có thể chuyển giao các thành tựu nghiên cứu cho các lĩnh vực dân sự?
Rủi ro thứ 3, quỹ thời gian để xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển còn lại không nhiều. Với áp lực của hội nhập và dân chủ hóa, mô hình coi trọng phát triển kinh tế hơn mở rộng dân chủ và nhân quyền như nhà nước kiến tạo phát triển chưa chắc đã có được sự chấp nhận của đông đảo công chúng.
Để vượt qua thách thức này, truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không có một nền tảng kinh tế-xã hội phù hợp (với đa số dân chúng là tầng lớp trung lưu) và một nền tảng văn hóa chính trị trưởng thành, những cải cách dân chủ manh động không khéo lại chỉ dẫn đến đổ vỡ và bất ổn xã hội mà thôi.
I10 Và I12 Tws: Cái Nào Tốt Hơn?
i10 và i12 tws: cái nào tốt hơn?
Cả i10 và i12 đều là tai nghe không dây TWS tuyệt vời, nhưng xét về giá, i12 TWS chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giữa hai Airpod.
I12 tws giống với AirPods hơn so với i10 tws
I10 có chỉ báo sạc cho vỏ ở mặt trước của nó, trong khi i12 hoàn toàn thích ứng với thiết kế AirPod và có đèn chỉ báo LED cho vị trí đó ở cùng vị trí.
Những thay đổi nhỏ này làm cho i12 trở nên chuyên dụng hơn như AirPods.
Tất cả các thông số thiết kế khác được giữ nguyên. Khả năng chống nước của cả hai đều có cùng chứng nhận
i12 tws rất dễ sử dụng như airpods
I10 được ghép nối với điện thoại, lần đầu tiên phải giữ tai nghe bên phải trong 10 giây. Tiếp theo ghép nối tự động.
Ear10 bên trái i10 đã vô dụng mà không có đối tác của nó. Một bên trái không có chức năng riêng của mình. Nhưng i12 có những thứ khác nhau. Cả hai tai nghe đều hoạt động độc lập hoặc như một cặp, với một cái là ưu thế khi được sử dụng cùng nhau. Micrô tích hợp trong cả hai tai nghe giúp hoạt động mượt mà hơn trong trường hợp tai nghe không dây i12 tws
Các điều khiển cảm ứng trên cả i10 và i12 khá giống nhau, nhưng i12 có thêm một sự đổi mới.
Cả hai đều cung cấp một cảm biến dựa trên cảm ứng mượt mà để điều khiển dễ dàng.
Tai nghe không dây i12 có một chiếc lông vũ trên nắp của nó với các nút điều chỉnh âm lượng cũng không có trong các thiết bị tiền nhiệm. Thêm một thành tựu nữa cho tws-i12 là khả năng tắt nguồn tai nghe bằng một cử chỉ nhất định trên củ tai. Điều này cho phép tai nghe i12 tws ban đầu được tắt nguồn mà không được giữ trong hộp sạc.
Cả hai tai nghe i10 và i12 tws đều có cùng mức chất lượng âm thanh. cung cấp chất lượng rõ ràng được cung cấp bởi thỏa thuận thực sự của AirPods.
Liên hệ với bộ phận bán hàng của chúng tôi để mua tai nghe không dây i12 TWS để có được giá i12 tws tốt
Whatsapp: + 86-13316837111
QQ: 908968626
Máy Sấy Tóc Mát Là Gì? Nên Mua Cái Nào Cho Tốt?
Bạn tìm hiểu và biết đến máy sấy tóc có chức năng sấy mát hay máy sấy tóc nóng lạnh 2 chiều có thể giúp bạn việc đó! Nhưng bạn vẫn muốn biết:
Cụ thể máy sấy tóc mát là gì?
Có mức giá khoảng bao nhiêu?
Mua cái nào cho tốt? Của hãng nào?
Mua ở đâu để có giá rẻ nhất? Chất lượng đảm bảo?
Trong bài này mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này!
Máy sấy tóc có chức năng sấy mát là gì?
Sấy mát là một chức năng của máy sấy tóc. Máy sấy tóc mát chỉ là tên gọi ngắn gọn, không phải là một dòng máy!
Khi bật chế độ này, máy sấy tóc sẽ thổi ra luồng khí mát nhờ hệ thống tạo nhiệt không hoạt động, chỉ có động cơ chạy thôi!
Chế độ này xuất hiện trên hầu hết các máy sấy tóc có mức giá từ 200k trở lên. Các thương hiệu cao cấp như: Philips, Panasonic, Bluestone… thì phải tầm 300k trở lên mới có chức năng sấy mát
Việc thổi ra luồng khí mát sẽ giúp bảo vệ tóc, tránh hiện tượng mất độ ẩm của tóc, giúp tóc không bị xơ, cứng!
Nên mua cái nào cho tốt?Để giúp bạn trả lời câu hỏi trên, mình xin giới thiệu đến bạn 5 chiếc máy sấy tóc có chức năng sấy mát bán chạy nhất hiện nay, kèm theo vài so sánh, đánh giá cá nhân
Công suất: 1.200 W
Chế độ nhiệt: 2 mức
Sấy mát: Tất nhiên là có rồi!
Gấp tay cầm: Có
Thông số chính:
Thương hiệu uy tín, cao cấp đến từ Châu Âu
Mức giá hợp lý, tầm 270k
Đặc biệt bảo hành chính hãng 24 tháng
Có khả năng tự ngắt khi quá nhiệt, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng
Thiết kế đẹp, độ hoàn thiện tốt
Tay cầm gấp lại được nên rất gọn, nhỏ phù hợp mang đi du lịch, công tác
Chức năng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sấy khô tóc đơn thuần
Đánh giá:Mua ngay với giá tốt nhất tại: LAZADA
Công suất: 1.200 W
Chế độ nhiệt: 3 mức
Sấy mát: Có
Bộ lọc chống ồn
Gấp tay cầm: Có
2. Máy Sấy Tóc Panasonic PAST-EH-ND51-S645 Thông số:
Một sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín
Sản xuất tại Thái Lan
Độ bền, chất lượng được người dùng trước đánh giá cao
Đặc biệt:
Bộ lọc khí giúp giảm tiếng ồn khi hoạt động
Tự ngắt khi quá nhiệt
Nhỏ gọn
Bảo hành chính hãng 12 tháng
Đánh giá:Với mức giá tầm 500k bạn sẽ nhận được gì?
Công suất: 1.600 W
3 chế độ sấy:
Sấy mát
Chế độ: ThermoProtect cung cấp nhiệt độ sấy khô tối ưu, đồng thời tăng cường bảo vệ tóc không bị quá nóng
Sấy khô
Gấp tay cầm: Không
Mua ngay với giá tốt nhất tại: LAZADA or ADAYROI
Thương hiệu uy tín
Thiết kế đẹp, chắc chắn
Dây dẫn điện dài 1.8 m, bạn sẽ không cần lo lắng về ổ cắm gần hay xa nữa! Tuy nhiên dây dài quá cùng với tay cầm không gập gọn lại được nên kích thước của máy khá lớn
Máy hoạt động êm ái, ít ồn
Đầu sấy kích thước hẹp giúp bạn sấy khô từng vùng, tạo kiểu tóc dễ dàng
Cuối cùng: Độ bền của máy cao!
3. Máy sấy tóc Philips BHD002 Thông số:
Công suất: 2.200 W
Có khả năng chỉnh tốc độ gió, mức nhiệt riêng biệt:
Sấy mát: Có
Sấy nhanh: Có
Gấp tay cầm: Không
Mua ngay với giá tốt nhất tại: LAZADA
Thương hiệu chuyên sản xuất máy sấy tóc chuyên nghiệp đến từ Mỹ, thành lập từ năm 1937 và giờ họ đang là 1 trong 5 thương hiệu chăm sóc cá nhân hàng đầu thế giới
Với mức giá khoảng 1.2 triệu thì sản phẩm này hội tụ đủ các chức năng giúp bạn chăm sóc, tạo kiểu tóc chuyên nghiệp
Một số điểm nổi bật của sản phẩm:
Công suất cực cao, tận 2.200 W giúp tốc độ sấy nhanh
Đầy đủ các chức năng chuyên nghiệp:
Sấy mát
Chỉnh tốc độ
Chỉnh nhiệt độ
Sấy nhanh
Phụ kiện gồm: Đầu sấy khô kích thước hẹp, đầu tán khí
Đầu thông gió dạng tổ ong giúp giảm tiếng ồn khi hoạt động
4. Máy sấy tóc Remington D3711 Thông số:
Công suất: 1.600 W, thiết kế đẹp, tinh tế, nhỏ gọn
Chế độ kiểm soát nhiệt độ đầu ra lúc nào cũng dưới 50 độ C, nên bạn sẽ không sợ nhiệt độ cao quá làm hỏng tóc, cũng không sợ quá nhiệt mà máy không tự tắt (Vì có quá bao giờ đâu!)
Chỉnh tốc độ gió (2 mức), mức nhiệt (3 mức) riêng biệt
Phụ kiện: 2 đầu sấy khô kích thước đầu ra khác nhau giúp bạn sấy theo từng mục đích cụ thể
Đặc biệt có hai đầu Nanoe™ và Platium:
Cung cấp độ pH phù hợp cho sự phát triển của tóc, đồng thời giúp tăng cường độ ẩm cho chân tóc
Giúp chống lại tác động có hại của tia cực tím từ mặt trời
Sản xuất tại Thái Lan, bảo hành chính hãng 12 tháng
Mua ngay với giá tốt nhất tại: TIKI
5. Máy sấy tóc Panasonic PAST-EH-NA45RP645Nhưng tại sao mình lại đưa nó vào? Đơn giản là bởi vì nó là một dụng cụ tuyệt vời giúp bạn chăm sóc tóc, một sản phẩm chăm sóc sức khỏe đúng nghĩa chứ không phải là một sản phẩm giúp bạn tạo kiểu tóc!
Với mức giá gần 2 triệu, chiếc máy sẽ có:
Với các chức năng như bên trên thì chắc hẳn bạn rất muốn sở hữu một chiếc rồi! Nếu bạn muốn mua thì tham khảo ngay tại: LAZADA or ADAYROI
Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Là Gì? Gồm Những Gì? Dạy Cái Gì?
Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bạn sẽ xem: Làm sao để học ít mà vẫn đạt điểm cao
Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiều chương trình giáo dục, đào tạo và những chức năng khác:
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức
Công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
Điều tra nhu cầu học tập trên địa bànXác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
Tổ chức các lớp họcTheo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệmvề tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên. Hình thức học tập – Tổ chức lớp học của Trung tâm giáo dục thường xuyên đa dạng và phù hợp đối với nhiều đối tượng:
Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm; có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể lớp bầu ra.
, tự học có hướng dẫn: Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện theo quy định riêng của từng Trung tâm.
Trong tiềm thức của mỗi người luôn nghĩ rằng chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên không tốt, không thể nào bằng được so với chương trình học của các trường Trung học, Phổ thông, Đại học,… Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay đang dần được cải thiện với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu rộng đến từ các trường Đại học uy tín, hệ thống giáo trình ngày càng được nâng cao, cập nhật thường xuyên,…
Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được cải thiện phục vụ tốt nhu cầu của người học. Thời gian học của các chương trình cũng ngắn hơn so với các hệ khác giúp người học có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động như tình nguyện, làm thêm,… tích lũy các kỹ năng cần thiết cho con đường tương lai sau này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Hsg :Cái Đẹp Mà Văn Học Đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác Hơn Là Cái Đẹp Của Sự Thật Đời Sống Được Khám Phá Một Cách Nghệ Thuật trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!