Xu Hướng 4/2023 # Đề Tài Ô Nhiễm Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyên Nhân Và Giải Pháp # Top 8 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Đề Tài Ô Nhiễm Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyên Nhân Và Giải Pháp # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Đề Tài Ô Nhiễm Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyên Nhân Và Giải Pháp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số một cách nhanh chóng dẫn đến việc tăng lượng chất thải của thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh phát thải trên 6.000 tấn chất thải/ngày. Hiện tại, thành phố có hai bãi chôn lấp chất thải là Hiệp Phước, với diện tích 22,8 ha, xử lý khoảng 3.000 tấn/ngày và bãi rác Đa Phước rộng 128ha, có thể xử lý 3.000 tấn/ngày

Ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân và giải pháp Đại học dân lập Văn Lang Khoa công nghệ và quản lý Môi trừng Hà Vĩnh Phước Trần Nguyên Vũ Phạm Long Hải Lâm Huỳnh Phú Vũ Quốc Thắng Phạm Văn Chất Đồng Quang Trung 05/2010 Nội dung Mục tiêu nghiên cứu. Quy trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích hệ thống môi trường. Kết luận. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra các nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của nó trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải tại TP Hồ Chí Minh. Đưa ra các giải pháp khắc phục. Quy trình thu gom và xử lý chất thải Lưu trữ chất thải Thu gom chất thải Trung chuyển Vận chuyển Xử lý Vấn đề môi trường Mất mỹ quan đô thị. Tăng thể tích bãi chôn lấp. Mùi. Các chỉ số cho các vấn đề môi trường Đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh Diện tích: 2.095,239 km2 Dân số: 7.123.340 người (2009) Đơn vị hành chính: 24 quận/huyện CENTEMA, 2003. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phần nước rỉ rác của bãi chôn lấp Đông Thạnh 2007, Nguyễn Văn Phước Mất mỹ quan đô thị Hành vi ném rác ra đường phố và nơi công cộng là một hành động thường thấy tại thành phố Hồ Chí Minh. Chất thải của các cơ sở công nghiệp, chất thải xây dựng, bùn hầm cầu và các loại chất thải khác không được đổ đúng nơi quy đã gây ra ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan đô thị. Tăng thể tích bãi chôn lấp Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số một cách nhanh chóng dẫn đến việc tăng lượng chất thải của thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh phát thải trên 6.000 tấn chất thải/ngày. Hiện tại, thành phố có hai bãi chôn lấp chất thải là Hiệp Phước, với diện tích 22,8 ha, xử lý khoảng 3.000 tấn/ngày và bãi rác Đa Phước rộng 128ha, có thể xử lý 3.000 tấn/ngày Mùi Quá trình phân hủy chất thải tạo ra H2S, NH3, CH4 … ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể là tại bãi rác, trạm trung chuyển và trong quá trình vận chuyển chất thải. Giải pháp làm giảm mất mỹ quan đô thị Giải pháp giảm thể tích bãi chôn lấp Giải pháp làm giảm mùi Kết luận Ba vấn đề môi trường quan trọng do chất thải gây ra: mỹ quan đô thị, mùi, nước rỉ rác. Nhóm các giải pháp kỹ thuật bao gồm: phun hóa chất, che đậy, thực hiện 3R, phân loại chất thải, thu gom nước rỉ rác và thu gom chất thải. Nghiên cứu trong tương lai Phân tích tính khả thi của các giải pháp đã chọn. Nghiên cứu các chỉ số (ô nhiễm không khí, nước rỉ rác,…) Phân tích vai trò của các thành phần tham gia thực hiện. Kiến nghị Cần có một hệ thống quản lý rác thải đô thị chặt chẽ hơn. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý rác thải. Cần có lộ trình trong việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác. Tuyên truyền vận động người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đẩy mạnh chương trình 3R. Việc tổ chức lại hoạt động thu gom rác sinh hoạt phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động. The endThank you for your attention !

Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Do Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

(TN&MT) – Trong báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Đánh giá tác động môi trường và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường các khu, điểm tái định cư công trình thủy điện Sơn La” do Sở TN&MT Sơn La làm chủ đầu tư, nhóm nghiên cứu đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt.

Thực tế khảo sát của Sở TN&MT tại 10 điểm tái định cư (TĐC) cho thấy: Chất thải phát sinh tại các khu TĐC chủ yếu là chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải sản xuất, dịch vụ. Trong đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không nhiều, hầu như người dân tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp, hoặc đốt. Tuy nhiên, trong các điểm TĐC thì chỉ có điểm TĐC Quỳnh Nhai là có thu gom rác, do điểm TĐC này ở thị trấn Quỳnh Nhai, còn hầu hết các điểm TĐC còn lại chưa có biện pháp thu gom cũng như chôn lấp hợp vệ sinh. Rác được người dân tự xử lý chôn lấp trong vườn nhà hoặc đổ ra ruộng vườn quanh nhà, là nguyên nhân gây tác động tới môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Do đó, nhiệm vụ đã đề ra giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn. Theo đó, rác thải trước khi được đem xử lý, cần được phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ ngay tại hộ gia đình. Rác hữu cơ là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp….

Rác vô cơ được chia làm 2 loại là rác vô cơ tái chế và không tái chế (rác khô). Rác vô cơ tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, các tông, kim loại (khung sắt, sắt vụn,…), các loại nhựa… Rác vô cơ không tái chế là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như giấy ăn đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc vỡ,…), quần áo cũ, xỉ than, xương động vật, vỏ trứng,….

Với rác vô cơ tái chế cần được thu gom, đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế. Rác vô cơ không tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon. Riêng rác hữu cơ phải thu gom hàng ngày. Mỗi gia đình nên trang bị 02 thùng rác hữu cơ và vô cơ riêng, có màu sắc khác nhau để tránh bỏ nhầm.

Về giải pháp xử lý rác thải, tại các khu, điểm TĐC đã có khu xử lý rác thải tập trung và đội thu gom rác, các gia đình cần tự tổ chức thu gom phần rác của gia đình mình. Không đốt rác ngay tại hộ gia đình. Không đổ rác bừa bãi ven đường làng, bờ kênh, ao hồ…

Rác thải sau khi thu gom sẽ được xử lý tại các bãi rác hợp vệ sinh, hoặc lò đốt của huyện, xã theo quy định. Riêng rác thải nguy hại (là rác thải có ít nhất một trong các tính chất như dễ nổ (bình gas, bật lửa,…), dễ cháy (vật dính xăng dầu, bình ắc quy…), ăn mòn (các chất có tính axit hoặc kiềm mạnh), gây nhiễm trùng (chất thải người bệnh, bơm kim tiêm,…), chứa chất độc hại (vỏ thuốc bảo vệ thực vật, pin…) cần được thu gom vào một túi riêng sẫm màu và giao cho chính quyền địa phương (bộ phận quản lý môi trường) xử lý theo quy trình riêng.

Trường hợp các khu TĐC không có khu xử lý rác thải tập trung, gia đình tự xử lý thì rác thải vô cơ có khả năng tái chế được thu gom và đựng trong các bao tải, túi nilon và bán cho các cơ sở thu mua, tái chế rác theo quy định. Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon, … sau đó vận chuyển đến các bãi rác của huyện, xã theo quy định.

Riêng xử lý rác hữu cơ, nhiệm vụ đề xuất sử dụng mô hình hố rác di động để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình. Đây là mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt, đơn giản và hiệu quả. Hố rác di động có thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít), khi hố đầy có thể chuyển sang hố khác sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt động.

Sơ đồ hố chôn rác thải di động

Về cách xây dựng, vị trí đặt hố thường ở trong vườn, môi trường đất, không quá khô hay quá ẩm ướt, cách xa nơi ở trên 3m. Chiều sâu hố từ 0,7 – 1,5m. Đường kính hố từ 0,6 – 1m. Kích thước và hình dáng nắp hố phụ thuộc vào miệng hố, chất liệu thường bằng kim loại hoặc gỗ, tùy điều kiện từng hộ gia đình có thể chọn cách vật liệu khác nhau nhưng cần đảm bảo tính an toàn, kín để tránh cho vật thể lạ lọt vào cũng như mùi từ trong hố thoát ra.

Sau khi có hố rác, rác hữu cơ hàng ngày sẽ được đổ vào hố, sau đó rắc một lượt mỏng chế phẩm sinh học (có tác dụng kích hoạt phân hủy nhanh các chất hữu cơ, không gây mùi hôi, sản phẩm sau ủ tơi xốp, mịn). Bỏ đất hoặc tro/trấu rải lên trên một lớp mỏng khoảng 2 – 5 cm và đậy nắp để tránh ruồi, muỗi, chuột… và mưa. Khi rác đầy hố, tiến hành lấp đất và tiếp tục đào hố khác để đựng rác.

Khi sử dụng các hố rác di động, có thể có hoặc không cần sử dụng chế phẩm sinh học. Rác hữu cơ hàng ngày được người dân đổ xuống hố rác di động (cần lọc bỏ bao bì, bao nilon…) được phân hủy do vi khuẩn và các loại sinh vật đất hay nói cách khác là tự phân hủy.

Nhìn chung, đây là phương pháp giúp giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt hữu cơ của các hộ gia đình và không gây ô nhiễm môi trường; Không tốn diện tích của các hộ gia đình; Mùn tạo ra từ rác thải hữu cơ có thể sử dụng cho việc cải tạo đất, trồng cây trong nhà. Từ đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí. Hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các bệnh truyền nhiễm (rác hữu cơ thường là nguồn thức ăn của ruồi, muỗi, nhặng…). Giảm tải cho hố rác tạm thời tại xã, lấy lại cảnh quan sạch đẹp cho khu vực. Bên cạnh đó, khi hố đầy một thời gian, sau khoảng 20 – 25 ngày người dân có thể sử dụng trực tiếp làm hố trồng cây hoặc dùng rác đã phân hủy làm phân bón, trồng cây.

Tuy nhiên, với phương pháp này, người dân cần lưu ý tránh nước mưa xâm nhập vào trong hố rác. Tránh đào hố gần mạch nước ngầm. Chỉ cần hố đủ rộng và không quá sâu. Tuy lượng khí sinh ra trong quá trình ủ rác là không nhiều nhưng khi mở nắp hố, cần tránh đứng trực diện với miệng hố và nên đeo khẩu trang.

Nguyễn Nga

Giải Pháp Chống Ùn Tắc Giao Thông Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn nhất nước. Việc đi lại ở đây tấp nập và sôi động cả ngày lẫn đêm. Vì thế làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo, các ban, ngành chức năng thành phố và cũng là trách nhiệm của mỗi công dân thành phố.

TP Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn nhất nước. Việc đi lại ở đây tấp nập và sôi động cả ngày lẫn đêm. Vì thế làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo, các ban, ngành chức năng thành phố và cũng là trách nhiệm của mỗi công dân thành phố.

Quyết liệt nhưng hiệu quả chưa cao

Phát huy thành quả đã đạt được những năm trước, sáu tháng đầu năm nay, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đạt kết quả cao hơn.Tuy nhiên, tai nạn giao thông xảy ra vẫn còn nhiều. Trong sáu tháng đầu năm, đã xảy ra 495 vụ tai nạn, làm chết 421 người, làm bị thương 262 người ( tăng 0,41% về số vụ, gần 2% về số người chết và hơn 37% về số người bị thương). Tình trạng ùn tắc giao thông có xu hướng tăng lên. Ðã xảy ra 24 vụ ùn tắc giao thông kéo dài từ 30 phút trở lên, cao hơn chín vụ so với cùng kỳ năm 2010. Trên thực tế hằng năm, số vụ ùn tắc giao thông dưới 30 phút trên địa bàn thành phố lên đến hàng nghìn vụ. Nếu như trước đây, tình trạng kẹt xe thường diễn ra vào giờ cao điểm và ở một số điểm nhất định thì giờ đây ùn tắc giao thông đã lan ra hầu như khắp nơi và vào bất cứ giờ nào vào ban ngày.

Rất nhiều người điều khiển phương tiện giao thông bất chấp luật giao thông, ngang nhiên vi phạm các lỗi cơ bản như: giành đường, phóng nhanh, vượt ẩu, đổi hướng bất ngờ, tránh vượt không đúng quy định, không chấp hành các biển báo, đi ngược chiều, lưu thông lấn phần đường… Trong khi đó, cơ quan quản lý giao thông phân luồng giao thông trên nhiều tuyến chưa hợp lý. Việc tái lập mặt đường cẩu thả của một số đơn vị thi công cũng như tình trạng ngập nước các tuyến đường cũng là nguy cơ gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông do quá mỏng, cho nên thường đến chậm khi xảy ra các vụ ùn tắc giao thông.

Một nguyên nhân khác là tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường vẫn còn phổ biến. Một số đầu cầu bị chiếm dụng làm nơi họp chợ. Nhiều trường học đóng trên những tuyến đường giao thông chính nên rất dễ xảy ra tình trạng kẹt xe khi phụ huynh tập trung chờ đưa đón con em.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa làm cho công tác trật tự an toàn giao thông ở thành phố chưa đạt hiệu quả cao là do sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. TP Hồ Chí Minh là nơi có số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh nhất nước. Trong sáu tháng đầu năm nay, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã đăng ký mới cho 13.998 xe ô-tô và 180.368 xe mô-tô, gắn máy, nâng tổng số phương tiện hoạt động trên địa bàn lên 5.176.298 xe (trong đó có 469.872 xe ô-tô và 4.754.987 xe mô-tô, gắn máy). Ngoài ra trên đường phố, hằng ngày có hàng chục nghìn lượt xe các loại đăng ký ngoài thành phố qua lại. Phương tiện vận tải hành khách công cộng, hiện nay chủ yếu là xe buýt chưa thu hút nhiều hành khách, chỉ đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trong khi đó cơ sở hạ tầng, kỹ thuật giao thông tuy được cải thiện nhưng không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt của các phương tiện giao thông, nhất là xe gắn máy. TP Hồ Chí Minh có gần 3.900 con đường với chiều dài khoảng 3.600 km. Tuy nhiên 70% trong số đó có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 7m. Mật độ đường giao thông so với diện tích thành phố chỉ đạt khoảng 1,8 km/km2. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là có tới hơn 4.300 nút giao thông, trong đó chỉ có 16 nút là khác mức (có cầu vượt), còn lại là đồng mức, nguyên nhân hàng đầu làm cản trở giao thông và tiềm ẩn những vụ ùn tắc giao thông.

Chữa trị tận gốc “bệnh kẹt xe”

Nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chương trình, giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông. Gần đây, ngày 14-5-2011, UBND thành phố ban hành Quyết định số 25 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thành phố lần thứ 9 về việc thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên theo chúng tôi, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông như một căn bệnh cần phải được “xử lý triệu chứng” để giảm “cơn sốt” trước mắt đồng thời phải được chữa trị tận gốc để khỏi bệnh về lâu dài.

Nhóm giải pháp “xử lý triệu chứng” được coi là các giải pháp tình thế, có thể triển khai ngay, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả tức thì. Nhóm này nhằm vào hai đối tượng: người điều khiển phương tiện giao thông và các điều kiện kỹ thuật, dịch vụ phục vụ việc đi lại. Ðối với người điều khiển phương tiện giao thông, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục người dân tự giác chấp hành luật lệ giao thông. Ðể người điều khiển phương tiện chấp hành tốt hơn luật lệ giao thông đòi hỏi các lực lượng chức năng như: Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử phạt nặng và chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp cố tình vi phạm.

Các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên kiểm tra để chấn chỉnh và hoàn thiện các phương tiện kỹ thuật, dịch vụ trên đường nhằm phục vụ việc đi lại an toàn, thuận lợi hơn. Chính quyền các quận, huyện, phường, xã cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát, trật tự xử lý nhanh chóng, kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp cố tình lấn chiếm lòng lề đường.

Nhóm giải pháp căn bản, lâu dài nhằm chữa trị tận gốc căn bệnh ùn tắc giao thông là làm giảm phương tiện giao thông lưu thông trên đường đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Ðể giảm phương tiện lưu thông trên đường, cần tiến hành đồng thời hai việc: vận động người dân hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, chủ yếu là xe gắn máy để sử dụng các phương tiện vận tải công cộng, trước mắt là xe buýt. Ðầu tháng 7 vừa qua, được sự đồng ý của UBND thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố đã triển khai thực hiện kế hoạch vận động người dân đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, phấn đấu tăng số lượng người dân đi xe buýt lên 15% vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020. Thành phố đang triển khai các dự án vận tải công cộng khối lượng lớn như: hệ thống xe điện ngầm, xe điện mặt đất, xe điện một ray… Ngành giao thông vận tải thành phố cũng sẽ tích cực khai thác hệ thống đường sông vào việc phục vụ việc đi lại của người dân, nhằm giảm tải cho đường bộ. Về lâu dài, để giảm mật độ xe cộ đi lại trên đường, thành phố cần có giải pháp dãn mật độ dân ở trung tâm bằng cách xây dựng các đô thị vệ tinh, di dời các cơ sở sản xuất, các trường đại học ra ngoài vùng ven hoặc ngoại thành, hạn chế xây chung cư cao tầng tại trung tâm…

Trong các nhóm giải pháp cơ bản thì giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, từng bước hoàn chỉnh, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối với vùng TP Hồ Chí Minh được coi là “phương thuốc” đặc trị. Theo chỉ tiêu thành phố đề ra, đến năm 2015 sẽ có thêm 210km đường và 50 cây cầu được đưa vào sử dụng, đưa mật độ đường giao thông lên 1,87 km/km2 vào năm 2015 và 2,17 km/km2 vào năm 2020. Tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,18% vào năm 2015 và 12,2% vào năm 2020. Thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư xây dựng các đường vành đai, đường xuyên tâm theo quy hoạch phát triển giao thông thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước mắt các quận, huyện cần phải đẩy mạnh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng để sớm triển khai xây dựng các công trình trọng điểm như: mở rộng tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B, đường liên tỉnh lộ 25B, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, nút giao thông Gò Dưa, nút giao thông tại cổng Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dở dang như: Ðại lộ Ðông – Tây, đường Bến Vân Ðồn, đường hai bên Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mở rộng xa lộ Hà Nội và các cầu: Rạch Chiếc, Rạch Tra, Phú Long…

Tuy nhiên, theo chúng tôi, bên cạnh việc đầu tư phát triển các tuyến đường mới, thành phố nên ưu tiên xây dựng một số cầu vượt tại những ngã tư, giao lộ thường xảy ra ùn tắc giao thông như: Hàng Xanh, Cây Gõ, Thủ Ðức… nhằm tạo ra các nút giao thông khác mức. Biết rằng xây dựng một cầu vượt tốn kém hàng nghìn tỷ đồng nhưng đây chính là “nút thắt” cần tháo gỡ đầu tiên.

Ðể hạn chế các phương tiện cá nhân, cần khuyến khích đi xe buýt bằng cách cải thiện chất lượng phương tiện và thái độ phục vụ, đồng thời tạo ra sự thuận tiện cho người đi xe buýt. Nên tổ chức các điểm giữ xe miễn phí ở gần các trạm xe buýt để tạo thuận lợi cho người dân.

Hạn chế tình trạng đào đường tràn lan. Không để tình trạng cùng một điểm trên đường, đơn vị này vừa hoàn tất lấp mặt đường thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, đơn vị khác lại đào bới lên để thi công một công trình khác!

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở TP Hồ Chí Minh cần được đổi mới sao cho thiết thực, hiệu quả, bớt dàn trải nhằm tập trung vào hai mục tiêu chính là: giảm tai nạn giao thông, giảm số người chết và kiềm chế được nạn ùn tắc giao thông.

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Các Văn Phòng Quận Ủy Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Thứ tư, 24 Tháng 2 2016 14:50

(LLCT) – Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận.Kết quả Đại hội nhiệm kỳ 2015- 2020, các quận ủy thuộc Đảng bộ thành phố có từ 39-45 người; ban thường vụ quận ủy có từ 13-15 ủy viên;với tổng số 801quận ủy viên.

Chất lượng đội ngũ cấp quận ủy viên đã nâng lên rõ rệt và được trẻ hóa mạnh mẽ: tuổi đời bình quân của các quận ủy viên là 46,6; số dưới 35 tuổi là 165 đồng chí, chiếm 20,6%; nữ là 196 đồng chí, chiếm 24,47%. Các quận ủy viên được bố trí công tác chủ yếu ở khối đảng – đoàn thể, hội đồng nhân dân, ủy viên ban nhân dân và khối phường với các tỷ lệ tương ứng là 32,33% – 28,71% – 27,21%. Các quận ủy viên đều đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, cụ thể là: 677 đồng chí người có trình độ đại học, chiếm 84,51%; 122 đồng chí có trình độ trên đại học, chiếm 15,23%; 669 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận hoặc cử nhân chính trị, chiếm 83,52%. Nhiều đồng chí đã qua các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, nghiệp vụ công tác đảng, công tác vận động quần chúng và ngoại ngữ, tin học, các lớp bồi dưỡng chức danh. Đội ngũ quận ủy viên đều trưởng thành qua nhiều chức vụ, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu nhiều lĩnh vực, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm, gương mẫu về đạo đức, lối sống và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Văn phòng quận uỷ là một cơ quan trong hệ thống các ban tham mưu của cấp ủy, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của thường trực, ban thường vụ quận ủy. Văn phòng quận ủy có vai trò quan trọng đôi với hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Qua các thời kỳ cách mạng, văn phòng cấp ủy nói chung và văn phòng quận ủy ở Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tuy chức năng, nhiệm vụ có khác nhau, song trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, đội ngũ cán bộ, công chức văn phòng quận ủy cũng nỗ lực phấn đấu, đóng góp tích cực, phục vụ đắc lực các hoạt động của quận ủy, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của các đảng bộ quận.

Trong những năm qua, nhất là sau Đại hội IX của Đảng, Thành ủy và các quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của văn phòng quận ủy. Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, các văn phòng quận ủy đã nỗ lực khẳng định vị trí, vai trò của mình trong công cuộc đổi mới ở địa phương. Nhờ đó, chất lượng hoạt động của văn phòng quận ủy được nâng lên một bước, ngày càng đáp ứng yêu cầu tham mưu, giúp việc cho quận ủy trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần quan trọng vào thành tựu đạt được của quận. Cụ thể là:

thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy giữ ổn định về tổ chức bộ máy và biên chế. Bộ máy tổ chức của các văn phòng quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động.

Ban thường vụ các quận đã cụ thể hóa các tiêu chí của từng chức danh cán bộ, xây dựng đề án chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội quận trình Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, các quận ủy đã sắp xếp lại tổ chức, bố trí, đào tạo cán bộ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh, quy định chế độ làm việc, quan hệ công tác của văn phòng quận ủy phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi ban đảng, văn phòng quận ủy ở địa phương. Các quy định của ban thường vụ quận ủy là điều kiện bảo đảm cho các văn phòng quận ủy xác định lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, số cán bộ các văn phòng quận ủy luân chuyển dọc (tức từ văn phòng quận ủy xuống phường hoặc từ phường lên văn phòng quận ủy) là 190 đồng chí. Số cán bộ luân chuyển ngang là 884 người (tập trung chủ yếu là luân chuyển từ vác ban đảng quận ủy về văn phòng quận ủy; từ văn phòng quận ủy này sang các cơ quan đơn vị khác; từ các các đơn vị khác về văn phòng quận ủy; từ văn phòng quận ủy sang các ban đảng quận ủy).

Thứ hai, về đội ngũ cán bộ, công chức.

Cùng với việc hiện tốt Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược công tác cán bộ và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ và Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, các văn phòng quận ủy đã tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định. Từ năm 2010 đến 2015, các văn phòng quận ủy đã cử đi đào tạo trình độ đại học là 160 người, trình độ thạc sĩ là 23; đào tạo cử nhân chính trị 113, cao cấp 17 và trung cấp 132; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là 100 người, tin học 206 người và ngoại ngữ 104 người.

Đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên các văn phòng quận ủy có cơ cấu độ tuổi tương đối hợp lý: độ tuổi dưới 30 là 105 người, chiếm 24,65%; độ tuổi 31- 40 là 47,41 tuổi từ 41-50 và 51-60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp, với số tương ứng là 13,32% – 13,62% [Phụ lục 5].

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. So sánh thời điểm 31-6-2006 với thời điểm 31-6-2014, cho thấy: Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội cán bộ, công chức, nhân viên: trên đại học 3 người (năm 2014 tăng lên 36 người), đại học: 80 người (năm 2014 tăng lên 238 người), cao đẳng: 15 (năm 2014 tăng lên 51 người), trung cấp: 100 người (năm 2014 giảm xuống còn 69 người).

Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân: năm 2006 là 30 người (năm 2014 tăng lên 126 người), trung cấp: 95 người(năm 2014 tăng lên 132 người), phổ thông: 9 người(năm 2014 là 0 người). Nhờ vậy, khả năng nghiên cứu, chất lượng công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao cho văn phòng quận ủy ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sự lãnh đạo toàn diện của quận ủy.

Chất lượng cán bộ lãnh đạo, chuyên viên văn phòng quận ủy tương đối đồng đều, tính chủ động ngày càng được nâng lên. Lãnh đạo văn phòng từng bước được trẻ hóa, kết hợp yếu tố kinh nghiệm và kiến thức lý luận, tạo nên phong cách năng động, sáng tạo trong công tác.

Với hai chức năng cơ bản là tham mưu, giúp việc quận ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực quận ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc quận ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của quận ủy và trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của quận ủy và bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động của quận ủy, ban thường vụ, thường trực quận ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc quận ủy luôn bám sát và thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của Trung ương, các văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý tài sản, tài chính ngân sách.

Trong những năm qua, các văn phòng quận ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tích cực, chủ động tham mưu giúp quận ủy, ban thường vụ, thường trực quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; đã phối hợp với các ban xây dựng Đảng tham mưu giúp quận ủy triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ.

Đã kịp thời văn bản hóa ý kiến chỉ đạo của ban thường vụ, thường trực quận ủy đối với các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể trong quận.

Các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, hành chính, lưu trữ, tài chính Đảng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Văn phòng quận ủy đã chủ động, tích cực trong công tác phục vụ, bảo đảm chu đáo, đầy đủ về tài liệu, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho quận uỷ, các ban xây dựng Đảng, cho các hoạt động của quận uỷ.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý và gửi nhận văn bản được triển khai đến tất cả các chi, đảng bộ cơ sở, qua đó đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp thông tin kịp thời và tiết kiệm chi.

Tuy vậy, trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (được Quốc hội thông qua ngày 19-6-2015), thực hiện Quy định số 220-QĐ/TW ngày 27-12-2013 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp quận huyện ủy, chất lượng văn phòng quận ủy của Thành phố còn những hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đặt ra, như: tổ chức bộ máy và hoạt động của văn phòng quận ủy còn những hạn chế, bất cập, chưa thật gọn nhẹ, khoa học; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên có mặt còn hạn chế, yếu kém; phong cách làm việc còn chưa thật khoa học, ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu, đề xuất…

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém là nhận thức của một số cấp ủy về vị trí, vai trò của văn phòng quận ủy còn chưa đầy đủ; sự chỉ đạo củng cố tổ chức bộ máy văn phòng của một số quận còn chưa kịp thời; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nơi còn gặp khó khăn; việc quy hoạch, luân chuyển, quản lý, đánh giá và thực hiện chính sách cán bộ còn một số điểm yếu kém; trang thiết bị còn thiếu thốn. Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của một số cán bộ, công chức văn phòng quận ủy chưa thường xuyên…

Yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các quận ủy. Để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, yếu kém của cac văn phòng huyện ủy trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Quy định số 222-QĐ/TW, ngày 08/5/2009 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Thành ủy, thành ủy, Hà Nội.

5. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Quy định số 220-QĐ/TW, ngày 27/12/2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc quận ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc Thành ủy, thành ủy.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội.

11. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Hồ Chí Minh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Ô Nhiễm Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nguyên Nhân Và Giải Pháp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!