Bạn đang xem bài viết Đề Tài Một Số Kinh Nghiệm Trong Giảng Dạy Chương Trình Phần Mềm Đồ Họa Paint Môn Tin Học Lớp 3 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giới hạn của đề tài Nghiên cứu về cách tổ chức giảng dạy phần mềm đồ họa Paint của học sinh lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Quảng Điền huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk ( Năm học 2015-2016). Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận – Đọc các tài liệu, sách báo, truy cập internet nói về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp dạy tin học tiểu học”. – Tham khảo các bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí giáo dục, truy cập internet tham khảo các SKKN của các anh chị ở các trường bạn. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn – Phương pháp điều tra; Tìm hiểu thực trạng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề khó khăn cần giải quyết, xác định nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp này giúp tôi tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và đánh giá rút ra những cái mới có giá trị, hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy trong môn này. – Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; Thường xuyên theo dõi các hoạt động trong quá trình thực hiện để kịp thời nắm bắt, giải quyết các tình huống đặt ra sao cho có kết quả tốt nhất. – Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp này giúp tôi có thêm nhiều phương pháp từ các ý kiến xây dựng, từ đó đúc kết cho mình một cách tích cực đạt kết quả cao nhất trong tổ chức và thực hiện. – Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban đầu có tiến bộ không? có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác giả không? c. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thống kê, kiểm tra và dự đoán ( dự đoán, điều tra, chọn mẫu). Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác như: Tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành chính xác. Phần nội dung Cơ sở lý luận Trong nhà trường, Tin học là một bộ môn mới áp dụng những năm gần đây, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê tìm hiểu với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn cho người học. Do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách. + Nghị quyết Trung ương 2, khoá VII, đã quy định phương pháp dạy học thay đổi theo hướng “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24, 25:” Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. + Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học. + Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. Theo Công văn 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH đưa ra nhiệm vụ cụ thể về môn Tin học như sau: “Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh cách hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo”. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT với nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, tổ chức họp trực tuyến; Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning; Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở, học liệu mở cho giáo dục; Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử; Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT Xuất phát từ quan điểm ” lấy người học làm trung tâm “, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra… Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Qua công tác giảng dạy môn Tin học một số lớp chúng tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau: * Tiết 1: Bài dạy: Bài 5: Di chuyển hình Ngày dạy: 24/11/2015; Lớp: 3A; Giáo viên dạy: Đinh Ngọc Quốc. – Nội dung bài: hướng dẫn các em cách di chuyển hình Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau: Tiết Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 3A 24 25 % 42 % 33 % Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Số Hs Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 4/24 25% Thao tác đúng 10/24 42% Thao tác chậm, chưa biết thao tác 10/24 33% Ưu điểm + Giáo viên – Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng. – Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ. – Dạy có kèm minh hoạ thực tiễn trên máy tính. + Học sinh – Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng. – Các em rất thích di chuyển hình ảnh để ghép hình. b. Khuyết điểm + Giáo viên – Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. – Đa số tập trung hướng dẫn các em học sinh giỏi, khá. + Học sinh – Còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc bài mới. – Một số em còn lo ra xem nhẹ môn Tin học. – Một số em không thích thú môn học. c. Nguyên nhân + Giáo viên – Do chú trọng phần giảng dạy lí thuyết hơn nên thời gian thực hành chưa nhiều gây nhàm chán cho học sinh. – Trong quá trình thực hành chưa quán xuyến hết các em học sinh. – Chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh. – Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học. + Học sinh – Các em chưa được tiếp xúc với phần mềm Paint lần nào, về nhà các em không có máy tính. – Các em còn nhỏ nên hay mê chơi không chú ý vào bài học. – Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong việc học. – Đa số phụ huynh học sinh ít được học môn Tin học nên không thể hướng dẫn con em mình. Do môn Tin học là môn mới đưa vào chưong trình giảng dạy nên trong quá trình giảng dạy môn Tin học ở các lớp trong khối 3 luôn tồn tại những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em sử dụng phần mềm một các thành thạo hơn. Nội dung và hình thức của giải pháp Mục tiêu của giải pháp Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm. Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm. + Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí. – Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. – Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan sát, thực hành chính xác và nhanh hơn. Ví dụ: Bài 14: Mẫu đồng hồ treo tường (phần mềm Paint), giáo viên giao bài tập thực hành cho từng nhóm, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) phân tích, tiếp theo giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên máy cho học sinh dựa trên phần mềm Netop School hoặc sử dụng máy chiếu để học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác. Sử dụng phần mềm Netop School để giảng dạy cho học sinh Bài 15: Thực hành vẽ ngôi nhà (phần mềm Paint) – Đầu tiên chia lớp thành 4-5 nhóm. – Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất ngôi nhà theo mẫu. + Các em cần vẽ những gì? + Sử dụng những công cụ nào để vẽ? + Có cần sao chép hình nào không? + Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý hay em thích màu như hình mẫu. – Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày. – Nhận xét và bắt đầu cho các em bắt tay vào vẽ. * Giáo án minh họa Tuần 15: Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2015 Tiết: 29, 30 PHẦN III. CÔNG CỤ VẼ PAINT BÀI 15. MẪU NGÔI NHÀ VÀ KHU VƯỜN I. MỤC TIÊU – Sử dụng các mẫu vẽ, sử dụng các công cụ trong phần mềm để vã một khu vườn. – Nắm được kỹ năng sao chép giữa hai tệp tin, thực hành các bức tranh vẽ. – Say mê, hứng thú, yêu thích môn học, biết bảo vệ máy tính của mình. II. CHUẨN BỊ – Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, máy chiếu, máy tính xách tay, phần mềm Paint. – Học sinh: SGK, tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp. – Kiểm tra phần mềm Netop School. 2. Bài mới * Hoạt động 1: Khám phá – Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm Paint, giới thiệu hình vẽ cho học sinh quan sát. Em sử dụng công cụ hay mẫu vẽ nào để thực hiện mẫu ngôi nhà như hình bên? Cho học sinh hoạt động nhóm Sau khi quan sát xong, học sinh điền dấu tích vào các ô trống trước các công cụ. Nhận xét – chốt ý *Hoạt động 2: Vẽ theo mẫu – Vẽ mái nhà. – Vẽ khung nhà. – Xoá chi tiết thừa. – Vẽ cửa cái – ráp cửa cái. – Sao chép và ráp cửa sổ – Vẽ ống khói, vẽ khói – ráp vào mái nhà. – Tô màu hoàn chỉnh. Em hãy sắp xếp lại đúng thứ tự các bước thực hiện bằng cách ghi số vào các ô tròn. – Kiểm tra kết quả. *Hoạt động 3: Sáng tạo – Học sinh tự thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình với màu sắc riêng. – Giáo viên nhận xét *Hoạt động 4: Học sinh tự nhận xét 3. Củng cố – dặn dò: – Nhận xét tiết học. – Về nhà hãy thực hành phần mềm Paint và vẽ tranh tặng người thân. – Ổn định – Quan sát và lắng nghe. Báo cao kết quả – Kiểm tra chéo bài của bạn – Thực hành thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình với màu sắc riêng. – Tự thực hành và trao đổi kết quả với bạn cùng lớp. * Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau: – Nội dung bài: Hướng dẫn các em cách để vẽ một ngồi nhà đơn giản. Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau: Tiết Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 3A 24 60 % 30 % 10% * Ưu điểm + Giáo viên – Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng. – Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ. – Phương pháp dạy phù hợp, Phân bố thời gian lý thuyết và thực hành hợp lí. – Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh. + Học sinh – Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng. – Say mê hứng thú, yêu thích môn học. – Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn. – Thao tác chuột và bàn phím tốt. * Khuyết điểm + Giáo viên Phần cũng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại kiến thức đã học. + Học sinh – Một số em thao tác còn chậm. Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để hướng dẫn cho học sinh. Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là một khâu vô cùng quang trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu, vì các em mới đầu tiếp xúc với phần mềm. Ví Dụ: Bài Vẽ hình chữ nhật, hình vuông – Để vẽ được hình như trên cần sử dụng các công cụ nào trong họp công cụ? Hộp công cụ Hộp màu Để Vẽ hình chữ nhật, hình vuông như trên ta cần sử dụng các công cụ nào, các màu nào phù hợp? nêu cách thực hiện. Giải pháp 3. Giáo viên nên khai thác đề tài mở cho học sinh Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên áp đặt cho học sinh phải vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc cho học sinh vẽ theo mẫu đã cho, mà nên khai thác các đề tài mở cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ họa Paint. Nên khai thác tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh. Để làm được như vậy giáo viên phải nắm được khả năng vận dụng của học sinh, nắm được cách đặt vấn đề cho học sinh đễ nhớ dễ hiểu và dễ thực hiện. Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint hãy vẽ bức tranh tả cảnh cánh đồng quê hương em đang vào mùa thu hoạch lúa. Như yêu cầu trên thì sẽ khai thác tối ưu việc vận dụng khả năng tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề học sinh không bị ràng buộc và đó cũng là căn cứ để giáo viên có thể ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT-BGĐT vấn đề này ở mức vận dụng cao (mức 4). Chẳng hạn: Ở địa phương có cánh đồng lúa thì yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về cách đồng lúa, ở địa phương có vườn cà phê thì vẽ bức tranh về cà phê, hoặc có thể vẽ bức tranh mô tả cảnh giờ ra chơi trường em là hợp lí nhất. Tóm lại: Khai thác đề tài mở trong chương trình đồ họa Paint cho học sinh, phải gắn liền với sự hiểu biết của học sinh, tránh gây khó khăn cho học sinh. Giờ học thực hành phần mềm đồ họa Paint của học sinh lớp 3A Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Giải pháp 4: Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng và giảng dạy, tổ chức các trò chơi nhằm cũng cố cho học sinh. Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm sau để hỗ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm hay, đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên không chuyên công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này. (Có file cài đặt của các phần mềm đính kèm). – Phần mềm CamStudio: Phần mềm Camstudio để làm các đoạn phim hướng dẫn. Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Bên cạnh đó, phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web – Phần mềm Audacity: Phần mềm Audacity thay thế cho việc ghi âm bằng điện thoại, máy ghi âm như một số trường vẫn sử dụng. Phần mềm giúp ghi âm, thu âm, cắt nhạc, chỉnh sửa âm thanh miễn phí. Khi sử dụng với máy tính xách tay (laptop) không cần hỗ trợ thêm công cụ dùng để ghi âm mà chỉ cần ghi âm trực tiếp bằng loa có sẵn trong máy tính. Tải phần mềm tại trang web – Phần mềm LectureMAKER Phần mềm LectureMAKER là phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning dễ sử dụng với giao diện thân thiện và mang nhiều nét tương đồng của chương trình làm slide MS PowerPoint. LectureMAKER sở hữu nhiều tính năng soạn giáo án điện tử mạnh mẽ như cho phép chèn nhiều định dạng file từ PowerPoint, Flash, PDF, nhúng trang web, video, ảnh…, hỗ trợ xuất nội dung ra nhiều định dạng như exe, web, SCORM… và đặc biệt có khả năng tương tác cao. Nhiều giáo viên khi cài đặt xong phần mềm, chưa bẻ khóa phần mềm thì khi xuất ra nhiều định dạng sẽ bị lỗi. Vì vậy, để sử dụng được hết các tính năng của phần mềm nên bẻ khóa phần mềm sau khi cài đặt. Cách bẻ khóa phần mềm như sau: Sau khi cài đặt xong phần mềm, nên đóng tất cả phần mềm lại. Copy file LM chúng tôi vào thư mục LectureMAKER2 theo đường dẫn sau: C/ Program Files/ DaulsSoft/ LectureMAKER2 Chạy file LM chúng tôi đợi khoảng 30 giây nhấn Done. – Phần mềm quản lý học sinh NetOpSchool 6.0 NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Tải phần mềm tại Phần cũng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”…. Củng cố kiến thức bằng trò chơi chiếc nón kỳ diệu cho học sinh lớp 3A Trường TH Nguyễn Văn Trỗi Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp thực hiện đề tài phải có một biện pháp thực hiện cụ thể, thực hiện thực tế trên lớp học, từ đó thâm nhập tìm hiểu tinh thần học tập của học sinh. Như vậy qua các biện pháp như đã nêu trên thì biện pháp nào cũng quan trọng tuy nhiên giáo viên phải nắm bắt trình độ học sinh để có những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh song biện pháp “khai thác đề tài mở cho học sinh” làm biện pháp hữu hiệu nhất. Biện pháp này giúp học sinh tự khám phá, tư duy một cách sáng tạo, các em có thể thiết kế riêng cho mình một đề tài được thể hiện trên bản vẽ một cách tự do theo phong cách riêng của mình mà không phải ràng buộc theo mẫu, từ đó khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh dẫn đến các em yêu thích môn học, say mê hứng thú với phần mềm Paint để các em có thể trở thành những nhà kiến trúc giỏi sau này. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Tổng số học sinh lớp 3A là 24 em. + Khả năng ghi nhớ lý thuyết Đánh giá học sinh Trước khi sử dụng giải pháp Sau khi sử dụng giải pháp Các bước thực hiện Các bước thực hiện Số lượng Đạt tỉ lệ Số lượng Đạt tỉ lệ Hoàn thành tốt 4 17% 10 42% Hoàn thành 9 38% 12 50% Chưa hoàn thành 11 45% 2 8% + Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên) Đánh giá học sinh Trước khi sử dụng giải pháp Sau khi sử dụng giải pháp Thao tác trên phần mềm Thao tác trên phần mềm Số lượng Đạt tỉ lệ Số lượng Đạt tỉ lệ Hoàn thành tốt 5 21% 14 59% Hoàn thành 8 34% 9 37% Chưa hoàn thành 11 45% 1 4% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học ở lớp 3A trường TH Nguyễn Văn Trỗi đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản về tin học mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo trong học tập, say mê hứng thú, yêu thích môn học hơn. Thông qua việc tha
Kinh Nghiệm Để Dạy Tốt Môn Tin Học Lớp 3 : Phòng Gd&Amp;Đt Mỹ Lộc
Kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 3
Kinh nghiệm để dạy tốt môn Tin học lớp 3
Cơ sở lý luận:
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
+ Trong nhiệm vụ năm học gần đây Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến năm 2010 của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của ngành.
Cơ sở thực tiễn:
* Tác dụng của CNTT trong dạy học ở bậc tiểu học:
Qua quá thực tế giảng dạy môn tin học khối 3, 4, 5 tại trường Tiểu học Mỹ Phúc tôi thấy rằng môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, …
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm Tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc Tiểu học.
+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
+ Trong chương trình Tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp …
Đó là lý do tôi chọn đề tài một số biện pháp để dạy tốt tin học lớp 3.
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường Tiểu học Mỹ Phúc:
Thuận lợi:
* Nhà trường:
– Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
* Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 – 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính.
* Giáo viên:
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo.
Hơn nữa khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được.
* Học sinh:
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trọn nên phần lớn học sinh chưa mua sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên dạy trên lớp.
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
Thực trạng:
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề
Số Hs Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng 20/80 25%
Thao tác đúng 30/80 38%
Thao tác chậm 25/80 31%
Chưa biết thao tác 5/80 6%
Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề.
– Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học.
Đối tượng nghiên cứu:
– Môn tin học lớp 3.
– Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Mỹ Phúc.
Phương pháp nghiên cứu:
– Phỏng vấn học sinh khối 3.
– Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).
– Sử dụng bảng biểu đối chiếu.
– Thăm lớp, dự giờ.
– Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
6.2. Các giải pháp thực hiện
Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
– Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3).
Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào.
– Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.
Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Khi học bài thông tin được lưu trong máy tính như thế nào (khối 4). Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa.
– Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn.
Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 3 (lớp 3B và lớp 3C) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 3B dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng mát tính, thao tác trên máy tính. Còn lớp 3C dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính.
Khi tổng hợp kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Lớp 3B Lớp 3C
Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ
Thao tác nhanh 20/40 50% 10/40 25%
Thao tác chậm 15/40 38% 20/40 50%
Chưa biết thao tác 5/40 12% 10/40 25%
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
Ví dụ: Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống.
Ngoài vẽ đường cong một chiều ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí cho các hoa văn của hình con cá trên. Từ hình con cá các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình những hình lá, hình quả táo, hình cái chén (Môn mỹ thuật lớp 3) và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn Mỹ thuật 3.
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học.
Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Blocks), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Dots, Soukoban).
Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, tiếng anh để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
Giáo án minh hoạ
Vẽ đường cong
Mục tiêu bài học:
– Học sinh biết mở phần mềm Paint.
– Học sinh biết sử dụng công cụ Đường cong để vẽ đường cong. Từ đó vận dụng để vẽ và trang trí một số hình con cá, cái chén, thuyền buồm, hình lá, quả táo…
– Liên hệ những hình đã học trong môn Mĩ thuật để vẽ, trang trí hình vẽ sao cho thẩm mĩ và hài hoà.
Đồ dùng:
Giáo viên: Đồ dùng dạy học công nghệ, tại phòng tin học.
Học sinh: Bút, vở.
các hoạt động dạy và học:
Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (2 – 3’)- Em hãy nêu cách xoá một vùng trên hình?- Em hãy nêu cách di chuyển hình?2. Giảng bài mới:Vẽ đường cong
1. Vẽ đường cong: (5 – 6’)
H: – ở bài học trước muốn vẽ một đoạn thẳng ta sử dụng nút công cụ nào?
– Khi vẽ các hình có đường cong thì em sử dụng công cụ nào?
µ Giáo viên làm mẫu.
+ B1: Chọn công cụ Đường cong .
+ B2: Chọn màu vẽ, nét vẽ.
+ B3: Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đường cong. Một đoạn thẳng được tạo ra.
+ B4: Đưa con trỏ chuột lên đoạn thẳng. Nhấn và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa.
H: – Em hãy nêu lại các bước vẽ đường cong?
– Em hãy vẽ đường cong màu đỏ, nét vẽ đậm?
H: Em hãy vẽ hình con cá có màu nền là mầu vàng?
2. Sự khác nhau của cách vẽ đường cong và đường thẳng (4 – 5’)
H: – Bước 1 khác nhau chọn công cụ gì?
H: – Bước 4 khác nhau khi vẽ như thế nào?
µ Giáo viên vẽ mẫu hình sau:
+ B1: Chọn công cụ đường cong và công cụ đường thẳng .
+ B2: Chọn màu xanh, màu tím, nét vẽ đậm.
+ B3: Dùng đường thẳng vẽ cái thuyền và cột của buồm thuyền.
+ B4: Dùng công cụ đường cong để vẽ cột buồm của thuyền.
3. Luyện tập (20 – 21’)
– Quan sát màn hình:
H: – Trong hình trên, hình nào là đường cong?
– Chia nhóm thực hành?
– Quan sát màn hình.
H: – Hình trên được trang trí bởi hình gì và những nét vẽ gì?
* Giáo viên làm mẫu học sinh quan sát.
– Chia nhóm thực hành.
4. Củng cố, dặn dò: (2 – 3’)
– Nêu lại các bước vẽ đường cong?
– Khi vẽ xong đường cong thì thả nút chuột và làm gì nữa?
– 2 – 3 HS trả lời.
– Sử nút công cụ vẽ đoạn thẳng.
– HS quan sát một số hình mẫu.
– HS quan sát.
– HS trả lời (4 bước).
– HS: Bước 1: + Vẽ đường thẳng thì chọn công cụ đường thẳng .
+ Vẽ đường cong thì chọn công cụ đường cong .
– HS: Bước 4: Đường cong phải nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng.
– Hs quan sát.
– Đường viền lá, gân lá.
– Lần lượt từng nhóm lên thực hành.
– Từng nhóm nhận xét bài làm của nhau, GV nhận xét, cho điểm.
– HS quan sát.
– Trang trí bởi đường cong.
– HS quan sát.
– Đại diện các nhóm nhận xét bài làm của nhau.
– Giáo viên nhận xét, cho điểm.
– 4 bước.
– Nháy chuột lần nữa.
* Dự kiến sai lầm học sinh hay mắc phải:
– Học sinh vẽ đường cong được rồi nhưng khi thả nút chuột lại quên không nháy chuột một lần nữa.
Kết luận
Kết quả
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỷ lệ tăng, giảm
Số Hs Tỷ lệ Số Hs Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng 20/80 25% 30/80 38% Tăng: 13%
Thao tác đúng 30/80 38% 40/80 50% Tăng: 12%
Thao tác chậm 35/80 31% 10/80 12% Giảm: 19%
Chưa biết thao tác 5/80 6% 0/80 0% Giảm: 6%
Một số bài học kinh nghiệm
Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài.
Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…
Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy tính, trang thiết bị dạy học.
Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
Đề xuất kiến nghị
Trong mỗi công việc nói chung và trong công tác giảng dạy tin học nói riêng, việc tự rút kinh nghiệm và khắc phục các khó khăn bằng các hình thức trợ giúp khác là rất cần thiết đối với bản thân người làm công tác đó, nhằm giúp hạn chế tối đa việc lặp đi lặp lại để giải thích mà vẫn không rõ ràng và hết được ý nghĩa nhất là trong công tác giảng dạy thì việc lặp đi lặp lại sẽ gây nhàm chán cho giáo viên, cho học sinh, học tập sẽ mệt mỏi và hiệu quả rất hạn chế, mỗi lần vấp phải tôi đều ghi chép để lần sau tìm cách khắc phục, tất cả chỉ mong muốn làm sao cho chính bản thân được thoải mái trong việc giảng dạy đồng thời học sinh tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sáng Kiến Một Số Biện Pháp Giúp Giáo Viên Dạy Tốt Môn Tin Học Lớp 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcMÔ TẢ SÁNG KIẾNMã số………………………………………….1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Tin học lớp3″.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tin học tiểu học.3. Mô tả bản chất của sáng kiến3.1. Tình trạng giải pháp đã biết– Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coitrọng mục tiêu giáo dục và đặt lên hàng đầu. Vì thế việc sử dụng Công nghệ thôngtin ngày càng được nâng lên, cho nên việc giảng dạy môn tin học cho thế hệ trẻ,thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếuđược. Đồng thời xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viêntiểu học là đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt các môn học trong đó có môn Tin họcnói chung đặt biệt là học học sinh lớp 3 nói riêng, các em mới bắt đầu làm quen vớimôn học này;– Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, ngônngữ tiếng Anh. Học sinh khó hiểu, khó hình dung nên học tin học rất dễ chán nản,tiết học dễ nhàm chán. Một thực tế hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học tin học còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tiết học thực hành ít có hiệuquả, giờ thực hành không khỏi còn nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dànhmáy, hai ba học sinh ngồi cùng máy, thậm chí có những học sinh nhúc nhát bị bạndành máy nên rất ít khi được thực hành. Như vậy, để khắc phục được hạn chế nêutrên, trước hết người giáo viên phải có một phương pháp dạy học thật tốt, mộtphương pháp tổ chức giờ thực hành sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Phươngpháp dạy học của giáo viên có vai trò rất quan trọng, nó sẽ là công cụ giúp học sinhhứng thú học tập hơn. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước hiện
nay thì việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả cácmôn học nói chung cũng như giảng dạy môn tin học nói riêng là rất cần thiết.Từ các lý do trên, cho thấy môn tin học là rất quan trọng đối với học sinhtiểu học. Bởi lẽ trong thời gian qua, bản thân cũng đã tìm tồi, nghiên cứu rất nhiềubiện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học nói chung và khối lớp 3 nói riêng.Trong quá trình thực hiện các giải pháp đó đã thể hiện được những ưu điểm và hạnchế sau:* Ưu điểm của giải pháp cũMôn Tin học là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để họcsinh có thể học bắt đầu từ khối lớp 3, lắp đặt đầy đủ về cơ sở vật chất cho môn họcnhư phòng máy tính, trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học tại trường.Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu choviệc giảng dạy môn Tin học trong bậc tiểu học. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn kịpthời của Phòng giáo dục và đào tạo về chuẩn kiến thức kĩ năng, phân phối chươngtrình. Được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp từ Ban giám hiệu nhà trường và cácđồng nghiệp về chuyên môn cũng như quá trình dạy học. Từ đó, bản thân từngbước thể hiện tốt vai trai trò trách nhiệm của mình, giúp học sinh mạnh dạn hơnkhi tiếp cận với máy tính. Bước đầu hình thành cho các em năng lực tổ chức và xửlý thông tin, đồng thời làm quen với các thuật ngữ đặc thù của môn tin học, khámphá các hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Có ý thức và thái độ đúngkhi sử dụng máy tính cho việc học tập các môn học và hơn nữa tạo ra được nhiềusản phẩm tin học. Làm nền tảng để các em biết ứng dụng Công nghệ thông tinnhằm phục vụ lợi ích của bản thân theo hướng tích cực.* Hạn chế của giải pháp cũ– Giáo viên dạy môn Tin học không phải được đào tạo chuyên môn về sưphạm Tiểu học nên bước đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy chocác em. Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫncòn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 – 3 em ngồicùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một
khắc phục được những sự cố kịp thời, đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nângcao chất lượng giờ thực hành.Thứ hai: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh khi vào phòng máy;Trong các giờ học đầu tiên, giáo viên nên khái quát đặc trưng bộ môn cùngvới mục tiêu cần đạt được khi học môn học này. Đồng thời, giới thiệu tầm quantrọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và làm việc sau này. Liệt kê,ví dụ dẫn chứng cụ thể về giá trị những sản phẩm tin học trong thực tế. Quy địnhnội quy phòng máy đối với chế độ học tập, làm việc cũng như sự đặc biệt cần thiếtcủa công cụ học tập là máy tính. Từ đó, giáo dục các em cách bảo quản, cách sửdụng, sử dụng hiệu quả và an toàn về điện. Tạo cho học sinh luôn ý thức được máytính nhằm để phục vụ học tập, làm việc là chủ yếu, không nên lạm dụng vào việcchơi games. Thường xuyên nhắc nhở các em giữ gìn máy tính cẩn thận, sắp xếp cótrật tự các bộ phận đúng nơi quy định khi thực hành xong. Tóm lại, giáo viên nêntạo điều kiện để học sinh gần gũi hơn với máy tính, xem máy tính thật sự là ngườibạn thân, cùng học, cùng chơi và có ý thức tự giác giữ gìn nó như máy tính củachính mình.Thứ ba: Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học, ápdụng bài tập vào giờ học hiệu quả và phù hợp;– Giáo viên có kế hoạch dạy học, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợpvới lứa tuổi học sinh lớp 3, phải hết sức trực quan sinh động nhằm tại cho các emsự hiếu kì. Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phảixác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của cácbộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết bằngvật thật;Ví dụ: Bài “Làm quen với máy tính” (lớp 3);+ Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả conchuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năngcủa các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào;
+ Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụngchuột trong quá trình học tập;– Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi họcsinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Bên cạnh, cũng nên tận dụngnhững phương tiện sẵn có của môn tin học (phần mềm Netop School, máy chiếu,…) áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biếtgiúp cho buổi học đạt hiệu quả hơn. Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập chohọc sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước,hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bàitập;Ví dụ: Dạy bài “Vẽ đường thẳng”, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đóhướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát và tiếp thu tốtthao tác cùng lời giảng của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nàochưa làm được, giáo viên hướng dẫn cho em đó nắm được các bước thực hànhtrong bài. Tuy nhiên, cũng nên tạo mọi điều kiện để các em phát huy khả năng tìmtòi sáng tạo của mình (kéo thả chuột trái được đường thẳng với màu là màu vẽ,ngược lại kéo thả bằng chuột phải là màu nền…);– Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bàigiảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Cácbài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viêncũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ mộtcách có hệ thống;Ví dụ: Trong một bài thực hành vẽ hình con cá:
Ở hình trên, ngoài vẽ đường cong một chiều ra học sinh còn phải sử dụngcông cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí chocác hoa văn của hình con cá trên. Từ hình con cá trên các em sẽ liên tưởng đến bàihọc trang trí hình những hình lá, hình quả táo và các hình khác (Môn mỹ thuật lớp3) và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn Mỹ thuật 3…;– Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cậpmạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quátrình dạy và học. Đưa các trò chơi dạng trắc nghiệm vào trong giờ học như: Tròchơi chiếc nón kỳ diệu, trò chơi đoán ô chữ, trò chơi rung chuông vàng,…Ví dụ: Ở tiết “Ôn tập gõ phím” ta có thể đưa vào bằng trò chơi rung chuôngvàng giúp các em vừa chơi vừa ôn lại kiến thức cũ;Ở bài “Bàn phím máy tính”: để giúp các em làm quen với bàn phím, giáoviên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi các trò chơi có nội dung vềbàn phím. Trong đó có trò chơi Pi-a-no (phần mềm Pianito) hay có thể hướng dẫncác em mở phần mềm soạn thảo để gõ họ tên hoặc tên trường mình đang học đểtránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu được một lần phần mềmsoạn thảo sau này các em sẽ học. Làm được như thế, học sinh vừa nắm được têncác phím vừa làm quen một lần với phần mềm soạn thảo và còn gây được sự hiếukì hứng thú học tập của các em.– Đối với học sinh khối 3, giáo viên nên cho các em học trực tiếp trongphòng máy để các em được tiếp xúc với máy tính thường xuyên, được học các kiếnthức ngay trên máy tính của mình, học lý thuyết đi đôi với thực hành ngay tại tiếtdạy để các em thấy và nhớ các biểu tượng, các nút, các lệnh, các thao tác trên máytính. Thực hiện theo phương châm mắt thấy, tay nghe, tay làm. Khi dạy học với nộidung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cáchthụ động theo ý muốn của mình mà giáo viên phải có phương pháp để phát huytính tích cực, sang tạo của các em. Thường xuyên khuyến khích, khen thưởng, biểudương để học sinh tự giác thực hành tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thànhkỹ năng, kỹ xảo cho mình;
– Để học sinh thực hành tốt và không lung túng, giáo viên nên đoán trướccác lỗi có thể xảy ra mà lưu ý khi thực hành áp dụng. Giáo viên cũng nên làm mẫucác lỗi, yêu cầu học sinh nêu ý kiến và cách xử lí về những khó khăn của bản thângặp phải, rút kinh nghiệm chung sau đó hướng dẫn cách sửa để các em quan sáttrực tiếp. Đồng thời, thường xuyên nhắc lại nhiều lần các lỗi đó khi quan sát họcsinh trong giờ thực hành và bao quát lớp, sửa lỗi kịp thời cho từng em;Ví dụ: Bài “Vẽ đường cong”, Học sinh vẽ được đường thẳng nhưng chưavừa ý nên chỉnh sửa đường thẳng đó rồi mới uốn cong kết quả không được. Vẽđường cong được rồi nhưng khi thả nút chuột lại quên không nháy chuột vào côngcụ một lần nữa khi vẽ đường cong thứ hai, chưa biết cách uốn cong lần hai.Thường xuyên thả ngón tay giữ chuột khi chưa hoàn thành đường cong, chưa đặtđược con trỏ đúng vị trí thích hợp để uốn cong theo mẫu,…– Giáo viên phải nhận thức được phương pháp dạy học lý thuyết gắn liền vớithực hành là không thể thiếu khi dạy bất kỳ một nội dung tin học nào. Đây là mộtphương pháp dạy học chủ đạo, trong quá trình dạy học Tin ở tiểu học. Bởi vì: họcsinh tiểu học là lứa tuổi mà tâm lý chưa phát triển ổn định, khả năng diễn đạt chưasâu, nếu học lý thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức tin học là nộidung rất mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh.Hơn nữa kiến thức tin học đòi hỏi nhiều kỹ năng sử dụng máy tính nhanh chóng vàchính xác. Vì vậy, dạy học lý thuyết gắn với thực hành, là điều kiện rất quan trọngđể học sinh tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng tiếp thu tri thức mới, hình thànhkĩ năng, kĩ xảo cho mình. Tri thức tin học không đòi hỏi khả năng trình bài lýthuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng thực hành giỏi, dần dần sử dụngmáy tính thành thạo.Thứ tư: Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành;– Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằngcách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét (dưới sựchỉ dẫn của giáo viên) bài thực hành của nhau để tạo được sự hào hứng học tập vàsáng tạo trong quá trình thực hành đồng thời khơi nguồn thi đua làm việc giữa các
em. Tất cả các em đều hăng háy tranh đua nhau hoàn thành bài tập của giáo viênđưa ra một cách nhiệt tình mà không thấy sự mệt mỏi hay nhàm chán;Ví dụ: bài thực hành “Tô màu bằng màu nền” (Hình. 66a SGK lớp 3 tr 61).
Hình a
Hình b
Ở hình (a) hai chú gà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thứcđã học để tô màu bằng màu nền như hình (b). Ngoài kiến thức tô màu học sinhphải vận dụng cách sử dụng chuột để thao tác tô màu sao cho thật nhanh. Với sựtranh đua giữa nhóm với nhau các em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập thật nhanh đểtiếp tục làm bài tập kế tiếp mà không gây sự nhàm chán và mệt mỏi khi các emthực hành.– Trong quá trình thực hành nên tạo cho các em sự tranh đua hoàn thành sớmbài tập của giáo viên giao một cách nhanh chóng và chính xác. Giáo viên nhận xét,khen ngợi cụ thể kết quả bài thực hành của các em như: hoàn thành nhanh, hoànthành chính xác, trình bày đẹp… Để khích lệ các em cố gắng hơn và cũng kịp thờiđộng viên các em thực hành chậm phấn đấu để được khen như bạn. Chúng ta cóthể sử dụng phần mềm quản lý phòng máy (Netop school) trình chiếu kết quả củacác nhóm hoàn thành tốt để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét nhầm khích lệ tinhthần các em. Đồng thời quản lý được bài làm của các em, hướng dẫn và sửa chữa,rút kinh nghiệm chung cho cả lớp ngay trong giờ học thực hành;– Phân chia đối tượng học sinh, sắp xếp các em yếu, trung bình, khá và giỏingồi đan xen nhau để phát huy tối đa hiệu quả “Đôi bạn cùng tiến” trong cả giờ lýthuyết lẫn thực hành. Đây là cách học từ bạn hiệu quả nhất, bởi trong một tiết thựchành giáo viên không thể chỉ dẫn cụ thể hết cho từng em, nhất là ở các lớp cónhiểu học sinh yếu. Giáo viên nên chú ý đến thời gian thay đổi lượt thực hành của
Nắm vững kiến thức – thao tác nhanh
18/95
19,0
Giỏi
Nắm vững kiến thức – thao tác chậm
39/95
41,0
Khá
Nắm được kiến thức – thao tác cần gợi ý
35/95
36,8
TB
Chưa nắm kiến thức – chưa biết thao tác
3/95
3,2
Yếu
Lý thuyết và thực hành
* Năm học 2014 – 2015: Sau một năm áp dụng và tường bước có điều chỉnh,tôi tiếp tục làm cuộc khảo sát cuối năm đối với khối 3 với 97 em, kết quả như sau:
Lý thuyết và thực hành
TL%
Nắm vững kiến thức – thao tác nhanh
29/97
29,9
Nắm vững kiến thức – thao tác chậm
44/97
45,4
Nắm được kiến thức – thao tác cần gợi ý
24/97
24,7
Chưa nắm kiến thức – chưa biết thao tác
0
0
* Năm học 2015 – 2016: Cuối học kì I (năm học 2015-2016), tôi tiếp tụclàm cuộc khảo sát đối với học sinh khối lớp 3 với 95 em, kết quả như sau:
Lý thuyết và thực hành
TL%
Nắm vững kiến thức – thao tác nhanh
40/95
42,1
Nắm vững kiến thức – thao tác chậm
44/95
46,3
Nắm được kiến thức – thao tác cần gợi ý
11/95
11,6
Chưa nắm kiến thức – chưa biết thao tác
0
0
lớp 3 nên các em bắt nhịp tốt cho những năm học sau (lớp 4, 5), kết quả thu đượccũng tăng lên hết sức khả quan với từng khối lớp.
Một Số Biện Pháp Góp Phần Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Tin Học Lớp 8
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 8 I. Lí do xây dựng chuyên đề: 1. Thực trạng
Sách giáo khoa rõ, đẹp có đầy đủ kênh hình và biểu mẫu.
Ngữ liệu trong Sách giáo khoa được giới thiệu thông qua những mẫu câu là những tình huống rất phù hợp gần gũi với cuộc sống hàng ngày, tạo nên sự thuận lợi cho giáo viên khi bước đầu dẫn dắt các em vào bài học của mình.
Mỗi lớp đếu có số học sinh ham học, tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học là nguồn động viên lớn trong quá trình giảng dạy của tôi.
Nhìn chung, học tập theo phương pháp mới thì học sinh có hứng thú học tập hơn so với so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế, có điều kiện phát triển tư duy và khả năng thực hành của các em.
2. Nguyên nhân:
Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
– Học sinh chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và đồng thời là nghĩa vụ của việc học tập.
– Thiết bị máy tính quá thời hạn bị hỏng nhiều việc học bộ môn chưa đảm bảo yêu cầu.
– Những năm gần đây số lượng học sinh trong nhà trường tăng cao so với trước .
Bằng nhiều cách khi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ học đặc biệt là bộ môn thực hành không những giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy tốt hơn. Khi học lý thuyết các em được trực tiếp quan sát các bài tập mẫu, mô hình bằng thiết bị Ti vi được kết nối với máy tính qua công HDMI.
Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường. Chính vì vậy mà nhóm Tin học chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 8.
II. Phạm vi ứng dụng chuyên đề:
Đối với bộ môn Tin học khối 8
III. Thành viên thực hiện chuyên đề:
1. Đ/c Đào Thị Bích Hậu: Giáo viên Tin học
2. Đ/c Lê Hoài Hương: Giáo viên Toán – Tin học
IV. Thời gian hoàn thành, tổ chức báo cáo nghiệm thu: Tháng 6/2020
CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 8 I. Đặt vấn đề:
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Như vậy, phương pháp giảng dạy môn Tin học như thế nào thì hợp lí? Làm sao để các em phát huy tính học tập của mình một cách hiệu quả nhất? Theo tôi, mỗi giáo viên đều có một cách giải quyết của riêng mình. Với tôi, chuyên đề “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 8” thực sự là vấn đề cùng đem ra bàn luận để làm sao cho từng tiết dạy Tin học lớp 8 ngày càng gần gũi với các em hơn, cho các em cảm thấy hứng thú mỗi khi có tiết học Tin học. Với trách nhiệm là một giáo viên, tôi rất mong muốn được học hỏi nhiều để làm sao truyền đạt hết kiến thức của mình cho các em. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như của đồng nghiệp cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh.
II. Nội dung: 1. Các bước tiến hành: 2. Các bước thực hiện:
Cho học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học :
B4: Kiểm tra điều kiện thoát: nếu biến_điều_khiển = giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh For.
B5: Tăng giá trị của biến_điều_khiển lên 1. Quay lên B3.
* Bằng nhiều cách khi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ học đặc biệt là bộ môn thực hành không những giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy tốt hơn. Khi học lý thuyết các em được trực tiếp quan sát các bài tập mẫu, mô hình bằng thiết bị Ti vi được kết nối với máy tính qua công HDMI.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Một Số Kinh Nghiệm Trong Giảng Dạy Chương Trình Phần Mềm Đồ Họa Paint Môn Tin Học Lớp 3 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!