Bạn đang xem bài viết Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Gia Phát được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Biết rõ doanh nghiệp mình và có những chính sách phù hợp không chỉ cải thiện tình hình hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần thay đổi địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát đang có những thay đổi không ngừng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông đồng thời phát triển thương hiệu lên một tầm cao mới. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những nguồn lực sẵn có kết hợp với thương hiệu có uy tín chắc chắn Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát sẽ có những bước tiến nhằm thay đổi tình hình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững
lỗ. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của công ty kém, gây khó khăn cho doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, giảm sức sinh lời của các nguồn lực trong doanh nghiệp làm hiệu quả kinh doanh của DN khó cải thiện. – Qua phân tích ở phần 2.2.2.1, số vòng quay tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua từng năm, năm 2012 giảm 0,94 vòng so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,15 vòng so với năm 2012. Điều này cho thấy khả năng vận động tài sản của công ty thấp, hiệu quả sử dụng tài sản không cao, mức độ quản lý và kiểm soát chi phí trong quá trình vận hành tài sản chưa tốt. Đây là nhân tố gây bất lợi trong quá trình cải thiện tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE. – Chỉ tiêu cuối cùng dẫn tới tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty không cao là do hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (Đòn bẩy tài chính) của công ty tăng. Năm 2012 đòn bẩy tài chính của công ty đạt 34,85 lần tăng 29,77 lần so với năm 2011 thì sang đến năm 2013 hệ số này chỉ còn âm 18,49 lần giảm tới 53,34 lần so với giai đoạn năm 2012. Điều này cho thấy khoảng cách giữa nợ và vốn chủ sở hữu đang khá lớn khi công ty kinh doanh chủ yếu sử dụng các khoản nợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Kết quả này cho thấy công ty đang gặp rủi ro trong kinh doanh do thiếu vốn và nguy cơ đối mặt với vỡ nợ cao, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để cải thiện tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) công ty cần thay đổi khoản vay nhằm huy động thêm vốn từ các công ty tín dụng các nhằm thay đổi đòn bẩy tài chính góp phần cải thiện ROE. 2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay 58 (Nguồn: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát năm 2011, 2012, 2013) Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 –2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2013 (C) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối D=(B)-(A) Tƣơng đối E=(D)/(A) (%) Tuyệt đối F=(C)-(B) Tƣơng đối G=(F)/(B) (%) 1.LNKT trước thuế và lãi vay Đồng 180.797.767 (322.114.632) (472.539.966) (502.912.399) (278,16) 150.425.334 46,70 2. Chi phí vay lãi Đồng 35.546.500 0 0 (35.546.500) – 0 – 3. Lợi nhuận sau thuế Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) (320,45) 150.425.334 46,70 4. Tiền vay Đồng 200.000.000 0 0 (200.000.000) – 0 – 5. Hiệu quả sử dụng lãi vay=(1)/(2) Lần 5,09 – – – – 6. Tỷ suất sinh lời của tiền vay=(3)/(4) % 73,06 – – – – Thang Long University Library 59 – Hiệu quả sử dụng lãi vay Hiệu quả sử dụng lãi vay của công ty năm 2011 đạt 5,09 lần và không có trong năm 2012 và 2013. Điều này đồng nghĩa với việc 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 5,09 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nguyên nhân dẫn tới công ty có khoản vay năm 2011 là do công ty đáp ứng được các điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước. Phía ngân hàng VIB cho Gia Phát vay với lãi suất trung bình giao động từ 19 – 25%/ năm và thay đổi theo lãi suất thị trường. Khoản vay này giúp Gia Phát kiếm được lợi ích từ hoạt động chiết khấu thương mại và tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp mới. Nhưng đến năm 2012 và 2013, kinh doanh không khả quan với yếu tố kinh tế không thuận lợi khiến Gia Phát không đáp ứng được điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng nên công ty không phát sinh khoản vay và lãi vay. Mặc dù vậy có thể thấy khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng lãi vay năm 2011, vốn vay tại Gia Phát được sử dụng khá tốt và nằm tại mức an toàn khi công ty thừa khả năng đảm bảo trả nợ và nguồn vốn vay được sử dụng có hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh. – Tỷ suất sinh lời của tiền vay Như đã phân tích ở trên, do không có khoản vay từ tổ chức tín dụng trong 2 năm 2012 và 2013 do ngân hàng từ chối cấp tín dụng do đó tỷ suất sinh lời của tiền vay tại gia phát chỉ phát sinh trong năm 2011. Tỷ suất sinh lời của tiền vay của Gia Phát năm 2011 đạt 73,06% được đánh giá khá cao so với các DN cùng ngành. Điều này đồng nghĩa với việc trong 100 đồng tiền vay công ty tạo ra tới 73,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tiền vay cao cho thấy năm 2011 công ty có khả năng sử dụng vốn vay vào mục đích đầu tư sinh lời, đảm bảo khả năng cải thiện tình hình trong tương lai. Đồng thời, công ty cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp khi thanh toán đúng hạn và đảm bảo khả năng thanh khoản của công ty. Trong tương lai, để cải thiện tỷ suất sinh lời của tiền vay, bên cạnh chuẩn bị tốt các kế hoạch kinh doanh cụ thể chi tiết, Gia Phát cần tạo mối quan hệ với NH nhằm dễ dàng huy động vốn đáp ứng tình trạng thiếu vốn sản xuất hiện nay. 2.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Có thể thấy kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng cần mất chi phí. Chi phí hoạt động có thể ở dạng hiện và cũng có thể ở dạng ẩn và là khoản thiệt hại của công ty. Đối với Gia Phát – Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực sản xuất thì chi phí luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty. Quản lý tốt chi phí không chỉ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ cho DN nhằm tăng giá trị thặng dư vốn cho DN mà nó còn giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững và ổn định. 60 Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát các năm 2011, 2012, 2013) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2013 (C) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối D=(B)-(A) Tƣơng đối E=(D)/(A) (%) Tuyệt đối F=(C)-(B) Tƣơng đối G=(F)/(B) (%) 1. Lợi nhuận gộp về BH Đồng 1.178.657.633 687.745.440 510.194.505 (490.912.193) (71,38) (177.550.9350) (25,82) 2. GVHB Đồng 2.611.890.899 2.422.726.066 3.543.024.422 (189.164.833) (7,81) 1.120.298.356 46,24 3.Lợi nhuận thuần Đồng 146.474.635 (321.886.725) (473.382.320) (468.361.360) (319,76) 151.495.595 47,06 4. Chi phí bán hàng Đồng 326.955.331 314.043.650 402.766.037 (12.911.681) (4,11) 88.722.387 28,25 5. Chi phí quản lý Đồng 669.986.967 694.743.255 577.955.435 24.756.288 3,56 (116.787.820) (16,81) 6. LNKT trước thuế Đồng 146.114.767 (322.114.632) (472.539.966) (468.229.399) 145,36 150.425.334 46,70 7. Tổng chi phí Đồng 3.644.798.789 3.433.050.290 4.527.723.306 (211.748.499) (6,17) 1.094.673.016 31,89 8. TSSL của GVHB=(1)/(2) % 45,13 28,39 14,40 (14,74) (13,99) 9. TSSL của CPBH=(3)/(4) % 44,80 (102,50) (117,53) (147,3) 15,03 10. TSSL của chi phí QLDN =(3)/(5) % 21,86 (46,33) (81,91) (68,19) 35,58 11. TSSL của tổng chi phí= (6)/(7) % 4,01 (9,38) (10,44) (13,39) 1,06 Thang Long University Library 61 – Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lời của Giá vốn hàng bán tại Gia Phát năm 2012 đạt 28,39%, giảm 14,74% so với năm 2011 và trong năm 2013, tỷ suất sinh lời của GVHB chỉ còn 14,40% giảm thêm 13,99% so với năm 2013. Điều này cho thấy trong 100 đồng công ty đầu tư cho GVHB thì năm 2011 công ty tạo ra 45,13 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ; nhưng đến năm 2012 chỉ còn tạo ra được 28,39 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng giảm 14,74 đồng so với năm 2011; sang năm 2013 thì 100 đồng GVHB chỉ còn tạo ra được 14,40 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tương ứng giảm 13,99 đồng so với năm 2012. Qua bảng 2.6 cho thấy, giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể: Năm 2012, giá trị GVHB giảm 189.164.833 đồng tương ứng giảm 7,81% thì sang năm 2013, giá trị GVHB lại có xu hướng tăng tới 1.120.298.356 tăng tương ứng 46,24% so với năm 2012. Và GVHB của công ty luôn ở mức rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao. Như đã phân tích ở trên, do khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến đẩy giá đầu vào của sản phẩm tăng qua các năm; Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp tăng. Để có đủ nguồn lao động làm việc công ty phải thuê thêm nhân công lao động theo giờ nhằm đáp ứng được nhu cầu; Cuối cùng là do chi phí sản xuất chung tăng cao. Sau những khó khăn do tình hình sản xuất không khả quan năm 2012, tình hình kinh tế có sự biến động với sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu phục vụ kinh doanh. Điều này dẫn tới các chi phí chính phục vụ quá trình sản xuất như biến động và thay đổi thường xuyên khiến tổng giá vốn hàng bán luôn cao và khó cải thiện. GVHB luôn ở mức rất cao, xấp xỉ bằng doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận gộp của công ty không cao và còn có xu hướng giảm, năm 2012 lợi nhuận gộp chỉ có 687.745.440 đồng tương ứng giảm 71,38% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 510.194.505 đồng tương ứng lại giảm 25,82% so với năm 2011. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của GVHB có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán giảm dần qua từng năm và đang có xu hướng thấp cho thấy lợi nhuận trong giá vốn hàng bán của công ty thấp, khả năng quản lý giá vốn hàng bán của công ty kém, các mặt hàng của công ty kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, để cải thiện tình hình hiện nay, công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, kiểm soát chi phí sản xuất hợp lý nhằm thay đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 62 – Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng tại Gia Phát năm 2012 đạt âm 102,50 giảm 147,3% so với năm 2011 và lại có sự gia tăng trong năm 2013 khi tỷ suất này đạt âm 117,53% tương ứng tăng 15,03% so với năm 2012. Điều này cho thấy năm 2011 trong 100 đồng đầu tư cho bán hàng công ty tạo ra 44,80 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2012 công ty phải sử dụng 102,50 đồng chi phí bán hàng đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng giảm 147,3 đồng so với năm 2011; và năm 2013 công ty phải sử dụng 117,53 đồng chi phí bán hàng để bù lỗ tương ứng tăng 15,03 đồng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng thấp và liên tục âm trong hai năm 2012 và 2013 cho thấy hoạt động bán hàng của công ty không đạt hiệu quả. Qua bảng 2.6 cho thấy, năm 2012 chi phí bán hàng giảm nhẹ 12.911.681 đồng tương ứng giảm 4,11% so với năm 2011, do công ty chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất bao bì trong hoạt động sản xuất dẫn tới tiết kiệm được một khoản chi phí dịch vụ thuê ngoài. Bên cạnh đó, năm 2012 công ty kinh doanh không hiệu quả bị thua lỗ làm cho lợi nhuận thuần âm và giảm tới 319,76% so với năm 2012, nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH giảm và đạt âm 102,50%. bán hàng có xu hướng tăng trở lại, tăng 88.722.387 đồng tương ứng tăng 28,25% so với năm 2012. Nhưng như đã phân tích ở các phần trên cho thấy, năm 2013 công ty tiếp tục bị thua lỗ, mức thua lỗ tăng với tốc độ 47,06% cao hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của CPBH tiếp tục đạt âm và tăng so với năm 2012. Chỉ tiêu này trong hai năm gần đây đề đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng rất thấp, công ty chưa có chính sách hiệu quả để tiết kiệm chi phí bán hàng. Do đó trong thời gian tới, công ty cần có chiến lược phù hợp nhằm thiết lập bộ phận Marketing hoặc sử dụng nguồn lực bên ngoài có hiệu quả để cải thiện tình hình marketing và bán hàng trong công ty từ đó có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng. – Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty năm 2012 đạt âm 46,33% giảm 68,19% so với năm 2011 và năm 2013 tỷ suất này đạt âm 81,91% tương ứng tăng 35,58% so với năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như năm 2011 trong 100 đồng vốn đầu tư cho quản lý DN công ty tạo ra 21,96 đồng lợi nhuận thuần, thì đến năm 2012 công ty phải sử dụng 46,33 đồng chi phí quản lý DN để bù lỗ tương ứng giảm 68,19 đồng so với năm 2011, và năm 2013 công ty phải sử dụng tới 81,91 Thang Long University Library 63 đồng chi phí quản lý DN đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh tương ứng tăng 35,58 đồng so với năm 20112. Qua bảng 2.6 cho thấy năm 2012 chi phí quản lý DN của công ty tăng 24.756.288 đồng tương ứng tăng 3,56 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự gia tăng không ngừng của các chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ.Cùng với đó việc đầu tư thêm cơ sở vật chất, tinh thần cho bộ phận quản lý cũng được thực hiện nhằm tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường, mặc dù công ty đã cố gắng chi tiêu hợp lý nhưng chi phí quản lý DN năm 2012 vẫn tăng so với năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2012 công ty kinh doanh bị thua lỗ nên đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của công ty đạt âm. Tuy nhiên đến năm 2013 chi phí quản lý DN chỉ còn 577.955.435 đồng giảm 16,81% so với năm 2012. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình khắc phục khó khăn của công ty khi ban lãnh đạo bắt đầu thắt chặt các khoản chi phí dịch vụ và chi phí bằng tiền khác trong quá trình vận hành DN khi toàn bộ nhân viên bắt đầu thực hiện các chính sách tiết kiệm góp phần tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Cũng nhờ vậy các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu văn phòng, đồ dùng văn phòng giảm đáng kể. Chi phí quản lý DN giảm nhưng năm 2013 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn nên đã làm mức thua lỗ tăng 47,06% so với năm 2012, do đó tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại tiếp tục đạt âm và còn tăng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN của công ty liên tục đạt âm cho thấy mức lợi nhuận trong chi phí quản lý của công ty cũng thấp, việc kiểm soát chi phí quản lý DN chưa tốt, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. – Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí tại Gia Phát năm 2012 đạt âm 9,38% giảm 13,39% so với năm 2011 và năm 2013 tỷ suất này lại đạt âm 10,44% tăng 1,06% so với năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc trong năm 2011 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN thu về 4,01 đồng LNKT trước thuế; nhưng đến năm 2012 và năm 2013, kinh doanh thua lỗ buộc công ty phải sử dụng 9,38 đồng chi phí năm 2012 và 10,44 đồng năm 2013 đề bù lỗ cho hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm là do: như đã phân tích ở phần 2.2.1 cho thấy, chi phí của công ty luôn ở mức cao nên doanh thu không đủ bù đắp chi phí, do đó lợi nhuận của công ty luôn trong tình trạng bị thua lỗ, năm 2013 mức thua lỗ còn tăng với tốc độ khá cao 47,06%. Điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời của chi phí giảm và liên tục âm. 64 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời thấp chứng tỏ công ty đang mất quá nhiều các khoản chi phí do không quản lý và kiểm soát tốt dẫn đến hoạt động kinh doanh không có thặng dư vốn. Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của công ty và chủ sở hữu gây tác động xấu tới hiệu quả kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới các quyết định trong quá trình vận hành DN. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh việc đầu tiên của Gia Phát đó là rà soát và cắt bỏ các chi phí không tối ưu nhằm gia tăng dòng tiền vào của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có chiến lược sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 2.3.1 Kết quả đạt được – Bên cạnh những khó khăn và thách thức trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, Gia Phát vẫn duy trì được khoản DT ổn định, ít chịu biến động của thị trường và có xu hướng tăng từ năm 2013 khi DT đạt 4.053.218.927 đồng. Doanh thu ổn định tạo động lực giúp DN tiếp tục tập trung sản xuất và vượt qua khó khăn trong tình hình hoạt động hiện nay. – Sở dĩ doanh thu của công ty ít biến động cũng là do chất lượng hàng hóa và thành phẩm DN cung cấp tới tay khách hàng ổn định, xuyên suốt thời kỳ kinh doanh từ năm 2011 – 2013 DN không có trường hợp giảm giá do chất lượng hàng hóa cung cấp. Điều này cho thấy uy tín của Gia Phát đối với các bạn hàng và với người tiêu dùng.Từ đó, hình ảnh của DN được xây dựng trong công chúng và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. – Hoạt động kinh doanh lâu năm nên Gia Phát có rất nhiều mối quan hệ và uy tín với bạn hàng luôn được khẳng định thông qua những khoản vay từ các đối tượng khác nhau. Đây là hoạt động chiếm dụng vốn của DN trong chuỗi cung ứng từ đó, DN có khả năng sử dụng nguồn vốn chi phí rẻ đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các khoản phải trả người bán qua các năm hoạt động. – Hiệu quả sử dụng TSNH vào việc tạo ra doanh thu của công ty khá tốt. – Sức sản xuất của tài sản dài hạn của công ty khá tốt, suất hao phí khi sử dụng tài sản cố định của công ty không quá lớn mặc dù tỷ lệ tổng TSCĐ trên tổng tài sản thấp cho thấy khả năng khai thác tài sản cố định vào mục đích tạo doanh thu của công ty khá khả quan. – Bên cạnh đó, trong năm 2011 công ty cho thấy khả năng sử dụng vốn vay từ tổ chức tài chính: Ngân hàng thương mại có kết quả tốt. Hiệu quả sử dụng lãi vay được Thang Long University Library 65 sử dụng khá tốt cho thấy sức sinh lời từ khoản vay của DN khả quan 73,06%. Điều này cho thấy mặc dù kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhưng các khoản tín dụng DN được DN vay luôn có khả năng thanh toán.Chỉ tiêu này khá quan trong với DN khi xây dựng quan hệ với các ngân hàng trong tương lai. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Bên cạnh những hiệu quả đạt được, DN đang gặp rất nhiều khó khăn, tồn tài và những yếu kém cụ thể sau đây: – Đầu tiên có thể thấy, hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả dẫn tới tình trạng thua lỗ liên tục trong 2 năm liên tiếp 2012 – 2013 gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giảm khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra. Các khoản thua lỗ này làm giảm giá trị của VCSH gây ra tình trạng thâm hụt trong các năm. Như trên đã phân tích, do chi phí của công ty quá lớn nên doanh thu tăng nhưng vẫn không bù đắp được chi phí nên dẫn tới tình trạng bị thua lỗ liên tục. – Khả năng sinh lời của tổng tài sản và tài sản ngắn hạn đều thấp và liên tục đạt âm trong hai năm 2012, 2013, số vòng quay tài sản và tài sản ngắn hạn đều giảm, và suất hao phí của tài sản và tài sản ngắn hạn lại có xu hướng tăng. Qua các chỉ tiêu này cho thấy khả năng vận động của tài sản chậm, tài sản không được sử dụng tối ưu gây lãng phí, thất thoát trong quá trình kinh doanh, giảm sức sản xuất của tài sản dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty kém đi. Như đã phân tích ở trên thì nguyên nhân chủ yếu là do: + Công ty dự trữ nhiều tiền nhằm tránh rủi ro về hàng tồn kho, rủi ro cạn tiền, tăng khả năng thanh khoản và đặc biệt là tận dụng các cơ hội trong quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào. + Giá trị hàng tồn kho luôn ở mức cao chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và tài sản ngắn hạn và không có dấu hiệu giảm trong các năm trở lại đây, cho thấy công ty chưa có những chiến lược sử dụng và quản lý hàng tồn kho hợp lý khiến chi phí sản xuất lớn hơn giá trị thu về ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. + Cùng với đó, chính sách tín dụng của Gia Phát chưa thực sự đem lại hiệu quả. Công ty chưa phân loại nhóm khách hàng gây ra tình trạng cấp phát tín dụng lỏng lẻo, khó kiểm soát. Cụ thể, các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây cho thấy những rủi ro tiềm tàng trong khả năng thanh toán của khách hàng. – Tuy khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ, TSDH khá tốt nhưng do chi phí vận hành tài sản dài hạn lớn, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty đã lỗi thời, giá trị còn lại thấp hơn giá trị khấu hao gây ra tình trạng không khai thác hết được sức sản xuất của tài sản, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản 66 phẩm, hao phí nguyên liệu trong quá trình vận hành, giảm khả năng cạnh tranh, khó cải thiện được tình hình kinh doanh hiện tại. Điều này dẫn tới khả năng sản xuất của TSDH kém, khả năng tạo ra lợi nhuận của TSDH kém. Do đó công ty cần có các kế hoạch sử dụng, quản lý và đầu tư dài hạn cho TSDH của DN phù hợp với quy mô và chiến lược xây dựng và phát triển bền vững DN. – Khả năng quản lý giá vốn hàng bán của công ty kém, làm cho GVHB luôn ở mức cao xấp xỉ bằng doanh thu, mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán của công ty thấp, giảm khả năng sinh lời. – Hoạt động quảng bá, marketing của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả. Nó làm chi phí bán hàng của công ty lớn và không ổn định khi các khách hàng chủ yếu của công ty là nhà hàng, khách sạn, quán ăn trong khu vực Hà Nội. Mạng lưới kinh doanh của DN chưa phát triển khiến việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng còn nhiều trở ngại. – Việc kiểm soát chi phí quản lý DN chưa tốt, mức lợi nhuận trong chi phí quản lý của công ty thấp, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. – Ngoài những nguyên nhân gây ra các hạn chế trên thì còn có những nguyên nhân khác gây ra các hạn chế này mà công ty cũng cần quan tâm đó là: – Bộ máy quản lý còn yếu kém chưa có khả năng dự đoán, nắm bắt và đưa ra những quyết định trọng yếu trong nhiều tình huống gây thất thu trong quá trình kinh doanh. Trong khi lợi ích thu về không có nhiều cải thiện thì các khoản chi phí phục vụ kinh doanh tăng và mất kiểm soát. Nên các chính sách của công ty nhằm khắc phục khó khăn hiện tại chưa thực sự đạt hiệu quả. – Cuối cùng yếu tố khách quan đến từ môi trường kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh của Gia Phát là chế biến thực phẩm nên không được khấu trừ thuế GTGT cho NVL đầu vào. Điều này trực tiếp làm tăng khoản chi phí DN bỏ ra trong quá trình sản xuất. Kết hợp với đó, những khoản thuế GTGT hàng tháng khá cao, các khoản phí, lệ phí, thủ tục pháp lý địa phương của DN gây khó khăn trực tiếp gây tổn thất cho dòng lợi ích thu được của DN. Thang Long University Library 67 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GIA PHÁT 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát trong thời gian tới – Đầu tiên, để thoát khỏi tình trạng kinh doanh khó khăn và không có hiệu quả, công ty phải thay đổi và có nhiều chiến lược nhằm quản lý và đánh giá lại hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. – Sau khoảng thời gian kinh doanh không có hiệu quả và những chiến lược đầu tư không đúng khiến công ty rơi vào nguy cơ, Gia Phát buộc phải thu gọn lại các khoản mục đầu tư cho sản xuất. Công ty cần tập trung vào chất lượng của các sản phẩm cốt lõi và giảm hoặc cắt bỏ những sản phẩm có khả năng tiêu thụ thấp và không khả quan. Đồng thời, công ty cũng cần nâng cao chất lượng của các hoạt động marketing trong thời gian tới nhằm mở rộng thị trường và tăng sức tiêu thụ sản phẩm. – Cụ thể: Ổn định thị trường miền Bắc và tìm kiếm và khai thác thị trường khác nhằm tăng doanh thu cho sản phẩm, quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra và quá trình phân phối tới tay khách hàng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản chi cho hoạt động bán hàng và cung cấp sản phẩm và cuối cùng là có kế hoạch thiết thực nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí cho công ty. Và hơn bao giờ hết công ty cần đảm bảo cung cấp chất lượng và số lượng đúng, đủ và nhanh chóng nhất tới khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của công ty trong thời gian tới. – Hiện nay công ty đã có những hợp đồng ổn định với khối lượng lớn từ đầu năm 2013 do đó, công ty cần xây dựng kế hoạch doanh thu nhằm sử dụng và tiết kiệm trên khối lượng giá trị sản phẩm dở dang và hàng tồn kho có sẵn. Các năm tiếp theo dựa trên tốc độ cung cấp và sức sản xuất của công ty nhằm đánh giá đúng nhất hoạt động kinh doanh của Gia Phát. 68 Bảng 3.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát trong giai đoạn 2011 – 2023 Đơn vị tính: 1.000.000 đồng (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Gia Phát trong 3 năm liên tiếp 2011 – 2013 ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự đang có vấn đề rất lớn đặc biết trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Ban Giám Đốc cần có những biện pháp và kế hoạch tức thời nhằm cải thiện tình hình sản xuất và dần dần tháo gỡ những khó khăn hiện tại giúp công ty nâng cao doanh của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát: 3.2.1 Giải pháp quản lý vốn Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu bị thâm hụt như đã trình bày ở chương 2. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới khả năng tự chủ trong quá trình sử dụng vốn và các biện pháp trong kinh doanh của công ty. Do đó để thay đổi cục diện hiện tại công ty cần: – Tăng nguồn vốn huy động cho vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu âm trong năm 2013 đang đặt DN trước những rủi ro trong hoạt động quản lý kinh doanh. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, nên chăng công ty cần huy động nguồn lực từ bên trong doanh nghiệp. Công ty cần có chính sách kinh doanh khả thi trong thời gian tới trình Hội đồng quản trị nhằm huy động thêm nguồn lực từ cổ đông. Để làm được điều Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2023 Năm 2023 Thịt hun khói 520 1320 2230 3000 4000 4200 Jambong 345 214 412 400 400 400 Xúc xích 268 1100 2100 3000 3500 4000 DaBao 125 347 1000 1500 2000 2500 SP khác 352 400 243 300 300 300 Tổng cộng 1610 3408 5985 8200 10200 11400 Thang Long University Library 69 này, ngoài uy tín của ban giám đốc cần có nỗ lực không nhỏ của cả tập thể các thành viên trong công ty nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình kinh doanh, tăng doanh thu để đưa ra những tình hình khả quan trong tương lai nhằm cải thiện lòng tin từ phía người đầu tư. – Bên cạnh đó, công ty cần cân bằng nguồn nợ nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong khả năng thanh toán của công ty. Hiện nay, các khoản nợ đang chiếm tỷ trọng lớn và có nguy cơ đe dọa tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. – Ngoài ra, công ty cần từng bước tạo dựng mối quan hệ với thị trường tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhằm huy động được nguồn lực dồi dào từ thị trường này. Xây dựng dần dần các kế hoạch hiệu quả nhằm đáp ứng được nguồn vay từ phía ngân hàng và có mối quan hệ uy tín trong quá trình thanh toán sẽ là điểm cộng trong quá trình cải thiện tình hình kinh doanh hiện nay. 3.2.2 Giải pháp quản lý tài sản ngắn hạn – Quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Có thể thấy như đã phân tích ở chương 2, số lượng tiền mặt của công ty đang gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng những nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên song song với lợi ích từ việc nắm giữ tiền, Gia Phát phải đối mặt với các chi phí cơ hội cho khoản nắm giữ song song với việc mất giá của tiền hiện nay. Khoản tiền mặt không có khả năng sinh lời gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty không có các khoản đầu tư tài chính mà chủ yếu phát sinh dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên chăng, DN nên sử dụng các công cụ tài chính nhằm tăng khả năng sản xuất của tiền và đó là một bước đệm trong quá trình cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phụ thuộc vào tình hình nhu cầu sản xuất mà có những phương pháp thanh toán và gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhằm sinh lời cho khoản tiền tương đương trong thời gian chưa sử dụng. + Công ty có thể chủ động chuyển đổi các khoản thu bằng tiền mặt từ phía khách hàng sang hệ thống thanh toán qua ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian, minh bạch, nợ. Đồng thời, công ty cần xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết. Lượng tiền mặt tại quỹ nên ở giới hạn thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu không thể chi trả qua ngân hàng. Xây dựng quy trình thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng một cách rõ ràng và logic. 70 + Giả sử với công ty Gia Phát, bắt đầu từ tuần lễ 0 với tồn quỹ mỗi tháng là 100 triệu với so chi vượt quá số thu là 50 triệu. Như vậy, tồn quỹ của Công ty sẽ bằng 0 sau hai tuần và tồn quỹ trung bình trong thời gian hai tuần lễ sẽ là 100 tỷ/ 2 = 50 triệu đồng. Cuối tuần lễ thứ 2, Công ty phải phù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán huy động các nguồn vay ngắn hạn. Do đó, tổng số tiền mặt công ty cần bù đắp là 50 triệu * 52 tuần = 2600 triệu. Với giả định chi phí cơ hội là 10% và chi phí giao dịch chứng khoán là 1 triệu. Từ đó, áp dụng mô hình Baumol ta có số tiền tối ưu với công ty Gia Phát sẽ nằm trong khoảng 50 triệu – 100 triệu là: C =√ =√ = 52 triệu đồng Kết quả trên chỉ mang tính định hướng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, những tính toán mang tính tham khảo giúp Ban Giám đốc có những cân nhắc phù hợp nhất với tính hình kinh doanh của công ty. + Đồng thời, công ty có thể gửi các khoản tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp vào các tổ chức kinh doanh tài chính như ngân hàng, công ty tài chính nhằm tìm kiếm được nguồn lợi mới tăng khả năng sinh lời cho công ty. + Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện các biện pháp rút ngắn chu kỳ vận động của tiền nhằm tăng lợi nhuận, giảm thời gian thu nợ các khoản nợ và kéo dài thời gian thanh toán những khoản phải thu. Kiểm tra và giám sát các dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh trong tuần, tháng, quý, nămnhằm đảm bảo những thanh toán khớp với hóa đơn được xuất ra. Cùng với đó, công ty cần xác định mức hàng tồn kho thấp nhất nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty. – Các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách hàng của Gia Phát tăng liên tục và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Hoạt động này cho thấy công ty đang có các hợp đồng lớn đảm bảo doanh thu cho công ty. Mặt khác, giá trị các khoản phải thu càng lớn cho thấy hoạt động kiếm soát nợ và hoạt động bán chịu của công ty chưa được đảm bảo và xuất hiện nhiều nguy cơ, rủi ro kinh doanh trong quá trình hoạt động. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, nhà quản trị luôn cần nỗ lực trong công tác quản lý nợ và có chiến lược cụ thể trong chính sách tín dụng của công ty. + Đối với công tác thu nợ: Ban lãnh đạo và công ty cần thường xuyên đốc thúc và theo dõi các khoản nợ của công ty. Cùng với đó, công ty cần chủ động trong việc liên lạc trực tiếp với khách hàng thông báo khoản nợ và thời gian chi trả, số và ngày giờ ký nhận hóa đơn cũng như thời hạn thanh toán của khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần trực tiếp liên hệ với khách hàng trước thời hạn đến kỳ thanh toán. Điều Thang Long University Library 71 này giúp công ty nâng cao hiệu quả thu nợ đồng thời giữ được mối quan hệ với khách hàng. + Đối với chính sách tín dụng và chính sách thu tiền: Do sản xuất sản phẩm thuộc ngành sản xuất tiêu dùng do đó thời gian sản xuất ngắn nên thời gian bán chịu cũng không thể dài. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần xây dựng các chính sách chiết khấu và thời gian thiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Để làm được điều này, công ty phải thiết lập các nhóm khách hàng theo các tiêu chí nhằm phân loại và xem xét điều kiện tín dụng cho khách hàng. Sau đó, công ty cần thực hiện công việc phân tích tín dụng nhằm đánh giá uy tín của khách hàng qua các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng và đặc biệt là qua kinh nghiệm của doanh nghiệp. Điều này giúp DN phát hiện khả năng trả lãi, nợ xấu của khách hàng để có đánh giá đúng nhất về khách hàng và đưa ra các quyết định bán chịu. Theo phương pháp này, công ty cần phân loại nhóm khách hàng theo các điểm tín dụng sau: Điểm tín dụng = 4 x Khả năng thanh toán lãi của khách hàng + 11 x Khả năng thanh toán nhanh của khách hàng bằng hàng tồn kho + 1 x Số năm hoạt động của khách hàng. Sau khi có điểm tín dụng công ty có thể tính điểm và phân loại như sau: Bảng 3.2 Mô hình điểm tín dụng Điểm tín dụng Nhóm rủi ro >47 1 40 – 47 2 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5 (Nguồn: Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh Nghiệp – Nguyễn Hải Sản) 72 Giả định áp dụng với khách hàng của Gia Phát, ta có thể thu được kết quả sau: Bảng 3.3 Danh sách các nhóm rủi ro và điểm tín dụng của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia phát Khách hàng Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán bằng hàng tồn kho Số năm hoạt động Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Big C 2 10 19 137 Nhóm 1 Kumo 1 2 1 27 Nhóm 4 Melia 3 2 8 42 Nhóm 2 Myway 3 2 3 37 Nhóm 3 Kiks 2 1 1 20 Nhóm 5 (Nguồn: Bộ phận quản lý và chăm sóc khách hàng) Như vậy, nhóm 1 là nhóm có khả năng thanh khoản cao nhất. Khách hàng nhóm này có khả năng thanh toán và uy tín cao trong hoạt động tín dụng. Do đó, công ty cần nâng cao mối quan hệ với nhóm đối tượng này song song với hoạt động cho mua bán chịu. Đến nhóm thứ hai, mức tín nhiệm thấp hơn do đó, công ty có thể cấp tín dụng trong thời gian nhất định và được xem xét lại quan hệ này trong thời gian 2 năm. Hoạt động này được thực hiện tương tự với các nhóm 3, 4 với các điều khoản tín dụng tăng dần. Đặc biệt nhằm giảm thiểu rủi ro, công ty cần yêu cầu đối tượng thuộc nhóm rủi ro 5 thanh toán ngay khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Phân tích tín dụng công ty nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, quá trình kinh doanh. Hàng tồn kho Qua phân tích chương 2 có thể thấy, tỉ trọng hàng tồn kho trong tổng khối lượng tài sản của Gia Phát lớn và có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Tồn kho ở mức cao luôn tồn tại rủi ro và gây lãng phí cho DN. Công ty luôn thực hiện chế độ nhập kho 2 tháng/ lần với số lượng lớn. Điều này không hợp lý và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đầu ra. Công ty cần dự trữ mức hàng tồn kho tối ưu và có phương án sản xuất mềm dẻo để công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có thể thấy, hàng tồn kho là một cầu nối giữa nhu cầu và sản xuất. Do đó, điều kiện tồn kho cần xét trên nhiều phương diện nhằm tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library 73 – Theo mô hình EOQ (Economic order Quanlity) lượng hàng tồn kho tối ưu là lượng hàng đặt sao cho chi phí lưu kho là nhỏ nhất. Áp dụng mô hình này phù hợp với Gia Phát khi áp dụng chủ yếu để quản lý các chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. + Chi phí lưu kho (carrying cost) bao gồm: chi phí lưu trữ, bảo quản, hao hụt hàng hóa, chi phí thiệt hại do hàng hóa lỗi thời và chi phí đầu tư kho. + Chi phí đặt hàng (Ordering cost) gồm các chi phí vận chuyển, giao dịch và các – Sử dụng mô hình EOQ cho hàng tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Gia Phát: Bảng 3.3 Bảng bình quân hàng tồn kho của công ty Cổ phần thực phẩm Gia Phát Thông tin Nguyên vật liệu Lượng hàng tồn kho trung bình năm 300.000 kg Chi phí đặt hàng / 1 hóa đơn 25.000.000 đồng Chi phí lưu kho đơn vị 500.000 đồng Giá trung bình 85.000 đồng/ kg Số ngày chờ hàng về 2 ngày (Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Số lượng đặt hàng trung bình Q* = √ = 5477 sản phẩm Tổng chi phí = x 500.000 + x 25.000.000 =2.739.000.000 đồng Thời gian chờ hàng về là 2 ngày tương đương với sản lượng đặt hàng: Q đặt hàng = 2 x = 1667 kg Thời gian dự trữ hàng = = 7 ngày + Thời điểm đặt hàng của công ty nên là ngày thứ 5 trong khi trong kho còn 1667 kg nguyên vật liệu + Thời gian chờ hàng về của công ty là 2 ngày 74 + Thời điểm nhận hàng là ngày thứ 7 = thời gian nhận hàng + thời gian chờ hàng về Khi áp dụng mô hình này, công ty nắm bắt được thời gian đặt hàng, giảm các chi phí phát sinh trước đó và sử dụng hàng tồn kho tối ưu. Kết quả trên chỉ mang tính tham khảo vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố biến đổi khác. Do đó, kết quả chỉ mang tính định hướng và dự báo. Bảng 3.2 Mô hình quản lý kho EOQ áp dụng với công ty Gia Phát 3.2.3 Giải pháp quản lý TSDH Từ kết quả chương 2 có thể thấy, hệ thống máy móc thiết bị đang lỗi thời và hết hiệu quả sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn trong tương lai. Điều này khiến Gia Phát có thể đứng trước tình trạng suy kiệt tài sản dài hạn do không có kế hoạch bổ sung trên quy mô lớn tổng tài sản dài hạn của công ty. Do đó, để cải thiện tình hình kinh doanh nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty, Gia Phát nên có những kế hoạch thay đổi dần dần hệ thống máy móc thiết bị đã đã hoặc sắp hết thời gian sử dụng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành sản xuất. Hoạt động thay thế này cần diễn ra có kế hoạch và quy trình rõ ràng nhằm giúp công ty xây dựng kế hoạch mua sắm đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả. 14 HTK=5477 Điểm đặt hàng = 1667 Thời điểm đặt hàng Thời điểm nhận hàng Thời gian dự trữ hàng 5 7 Thang Long University Library 75 Từ thực tế hiện trạng doanh nghiệp có thể thấy, trong dây truyền sản xuất kinh doanh của Gia Phát, hệ thống máy móc trong dây chuyền xử lý nguyên vật liệu đầu vào đã lỗi thời, hết thời gian khấu hao từ lâu và có thường xảy ra tình trạng hỏng hóc trong quá trình vận hành và sản xuất. Do đó, công ty cần xem xét tiến hành thanh lý và thay thế hệ thống mới ngay và sớm nhất để tránh những rủi ro. Vì vậy, để giúp doanh nghiệp có quyết định đúng nhất trong kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc mới, kết hợp với những kết quả phân tích từ phòng kĩ thuật và phòng kế toán – tài chính tôi có những kiến nghị sau nhằm phục vụ, giúp đỡ ban giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn thiết bị mới. – Sau khi tham khảo thị trường và kế hoạch của công ty, nhằm tăng doanh thu lên >10% so với năm hiện tai, ta có những so sánh sau: Bảng 3.4 Bảng so sánh thiết bị cắt của công ty trƣớc khi thay thế Máy của công ty Máy Thiết bị Trung Ƣơng Máy của công ty Chin Ying Fa Đài Loan 1. Tên WA 01/34 HD 2256 2. Giá 150.000.000 220.000.000 3. Năm sản xuất 2012 2012 4. Chi phí vận hành 20.000.000 35.000.000 5. Công suất 260-300 miếng/phút 320-400 miếng/phút 6. Thời gian bảo hành 3 năm 5 năm 7. Mức độ tiêu hao năng lượng 20-35KW 18-25 KW 8. Chất lượng sản phẩm đầu ra 2.5 mm 2 mm Tổng số vốn đầu tư 170 triệu 255 triệu (Nguồn: Phòng Kĩ thuật) – Từ kết quả 2 máy trên, phòng kĩ thuật đã tính toán được những kết quả và dự tính về hiệu quả sử dụng của hệ thống thiết bị máy móc mới khi đưa vào sử dụng. Do đó, nếu Gia Phát sử dụng hệ thống máy móc mới thì dòng tiền tiết kiệm được mỗi năm từ khi đưa hệ thống vào sản xuất được tính toán dưới bảng sau: Bảng 3.5 Bảng dự tính lợi ích tiết kiệm đƣợc khi sử dụng thiết bị mới 76 ĐVT: Đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 WA 01/24 90 triệu 100 triệu 95 triệu HD 2256 100 triệu 110triệu 100 triệu (Nguồn: Phòng kĩ thuật) hàng VCB sau những thỏa thuận từ phía công ty và ngân hàng. Lãi suất được trả hàng tháng và số vốn được hoàn vào tháng 6 năm 2014. Lãi vay là một trong những chi phí bỏ ra để sở hữu máy móc do đó nó là chi phí đầu ra của doanh nghiệp. Chi phí này được tính toán như sau: Bảng 3.6 Bảng lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Vietcombank từ tháng 9/ năm 2013 – tháng 4/2014 Lãi suất 11,5% 14% 10% 11,83% Chi phí sử dụng vốn (Thuế 25%) 11.5%(1-25%) = 8,625% 14%(1-25%) =10,5% 10%(1-25%) = 7,5% 9% (Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán) – Kết quả từ các bảng trên phục vụ nhu cầu so sánh để tìm ra sự lựa chọn tối ưu trong quá trình mua sắm thiết bị mới cho công ty. Từ lý thuyết tài chính, thông qua các giả định và cơ sở thực tế, tôi có những tính toán nhỏ nhằm tìm ra giá trị hiện tại thuần – giá trị tốt nhất nhằm so sánh thặng dư trong hoạt động đầu tư và kết quả thu được khi công ty sử dụng thiết bị mới trong hoạt động kinh doanh. Thiết bị có NPV cao cho thấy giá trị thặng dư lớn, mức độ khả thi khi thực hiện dự án tốt, góp phần giúp công ty tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Thang Long University Library 77 NPV (WA 01/24) = 90*PV(9%,1) + 100* PV(9%,2) + 95* PV(9%,3) – 170 = 70,09 triệu NPV (HD 2256) = 100*PV(9%,1) + 110* PV(9%,2) + 100* PV(9%,3) – 255 = 6,55 triệu ty Máy thiết bị trung ương vì giá trị NPV là lớn nhất và đem đến hiệu quả tốt nhất. Cải thiện và nâng cấp máy dần dần kết hợp với quản lý và sử dụng có hiệu quả không chỉ giúp DN tăng khả năng sản xuất, nâng cao khả năng sinh lời của tài sản mà còn tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng doanh thu và cải thiện tình trạng làm việc của công nhân hiện nay. 3.2.4 Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận – Biện pháp về giá vốn hàng bán Có thể thấy Gia Phát đang phải đối mặt với tình trạng mất kiểm soát trong quản lý giá vốn hàng bán khiến tổng chi phí Giá vốn ngày càng có xu hướng tăng đe dọa trực tiếp tới dòng doanh thu của công ty. Do đó, để cải thiện tình hình trên, công ty cần: + Quản lý tốt hàng tồn kho, lập kế hoạch và xác định lượng hàng tồn kho tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ và xử lý hàng hóa, thành phẩm. Kiểm kê chi tiết hóa đơn, chứng từ, biên bản kiểm kê thường xuyên và sát sao nhằm tránh hàng hóa kém chất lượng đồng thời phát hiện những sai lệch nhằm nhanh chóng khắc phục. + Hệ thống các chi phí phát sinh định kỳ và thường xuyên hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tình trạng hỏng hoặc vượt mức giới hạn kho tránh thua lỗ và đảm bảo chất lượng sản phẩm + Ngoài ra, công ty cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí phục vụ sản xuất như: chi phí điện, nướcnhằm mục đích vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tránh lãng phí, tiết kiệm. Hoạt động này nên thực hiện theo các giai đoạn dần dần nhằm thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhân viên và giảm thiểu những ý kiến không hài lòng từ chính nhân viên lao động. – Về chi phí bán hàng Hiện nay, điểm yếu trong công tác bán hàng của công ty là hoạt động Marketing. Công ty chủ yếu sử dụng những cách tiếp cận thông thường thông qua các nhà buôn lớn. Điều này là cho thấy hoạt động marketing trong bán hàng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, để cải thiện tình hình công ty cần: 78 + Công ty nên thay đổi mẫu mã của hàng hóa sao cho phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng và các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Các mẫu mã mới phải được thiết kế dựa trên kết quả kiểm định thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh. tới các đối tượng khách hàng khác nhau bằng nhiều hình thức như khuyến mãi, chiết khấu + Tìm kiếm và khảo sát nhu cầu khách hàng và có kế hoạch phù hợp dựa vào nội lực vốn có của doanh nghiệp nhằm đưa các sản phẩm mới ra thị trường thay vì đưa ra ồ át các sản phẩm gây lãng phí và không đảm bảo chất lượng của các sản phẩm cũ + Hiện nay, công ty chưa có phòng ban có chức năng nghiên cứu thị trường, sản và xây dựng hình ảnh cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Do đó, công ty nên bổ sung chức năng này vào hệ thống quản lý của công ty nhằm có những chính sách phù hợp cho từng giai đoạn của doanh nghiệp. + Ngoài các biện pháp kể trên điều quan trọng nhất của công ty vẫn cần giữ vững và phát huy hình ảnh của DN. Đây là yếu tố cốt lõi trong xây dựng và phát triển thương hiệu gia truyền mà thế hệ trước để lại. Để làm được điều này, trước tiên công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm song song với hoạt động xúc tiến bán và chiến lược giá cả hợp lý khác nhằm tăng sức cạnh tranh và gây dựng lại chỗ đứng trên thị trường. – Về chi phí quản lý DN Như kết quả của chương 2 có thể thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Gia Phát đang rất lớn trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và là một trong những nguyên nhân chính gây thua lỗ cho công ty trong thời gian qua. Do đó, từ những khó khăn chương 2, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: + Lập định mức chi phí nhằm giới hạn quyền hạn và nguồn lực của các cấp nhân viên trong hoạt động sử dụng chi phí phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp. Định mức này giúp Ban Giám đốc có những đánh giá cụ thể nhằm xác định được các khoản chi không thực sự cần thiết đồng thời không ảnh hưởng tới tính trạng tâm lý và thái độ của nhân viên. + Cải thiện hệ thống quản lý của công ty, cắt giảm hoặc luôn chuyển những vị trí không hiệu quả để giảm thiểu gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp. Thang Long University Library 79 + Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các dòng tiền phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong đó đặc biệt là bộ phận quản lý giúp công ty tiết kiệm nguồn lực trong quá trình hoạt động, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Khuyến khích nhân viên trong việc đóng góp ý kiến và sáng kiến cho việc tiết kiệm chi phí trong công ty. Tổ chức và thực hiện các chương trình tiết kiệm trong toàn công ty nhằm giảm thiểu các chi phí như: vật liệu văn phòng, điện, nước và các chi phí bằng tiền khác. 3.2.5 Một số giải pháp khác. – Củng cố, tăng cường kiểm tra, thanh tra và tuân thủ nghiêm ngặt các quy đinh, chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và an toàn lao động trong suốt quá trình kinh doanh của công ty. Giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các thủ tục hành chính trong hoạt động buôn bán hay các giao dịch của công ty với các đối tượng khác. – Tìm kiếm các nguồn cung ứng khác nhằm giảm thiểu nguy cơ mất hàng, khan hiếm hàng trong quá trình kinh doanh song song với giữ vững và có quan hệ tốt với bạn hàng cũ nhằm tạo các lợi thế về giá trong hoạt động cung ứng sản phẩm ra thị trường. – Ngoài ra, công ty cần có những thay đổi nhằm tạo động lực giúp người lao động phát huy được năng lực cao nhất trong quá trình làm việc của mình. Công ty có thể: + Tập trung phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả làm việc của nhân viên bằng cách tạo điều kiện để nhân viên nâng cao tay nghề cũng như tham gia các lớp học về bồi dưỡng kiến thức kinh tế, pháp luật, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ, chuyên môn… + Đánh giá đúng thực chất và khả năng của nhân viên nhằm đưa ra những chính sách hợp lý trong đãi ngộ nhằm khuyến khích tạo động lực làm việc, nâng cao mức độ trung thành của nhân viên. + Bố trí công việc theo năng lực của từng cá nhân. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn. Đồng thời công ty cũng xây dựng một chế độ thưởng phạt công bằng, hợp lý. Với quy mô nhỏ để mở rộng quy mô cũng như phát triển lâu dài công ty cần thu hút thêm lao động mới đồng thời đào tạo dạy nghề cho họ bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên. LỜI KẾT Mỗi một doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Biết rõ doanh nghiệp mình và có những chính sách phù hợp không chỉ cải thiện tình hình hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần thay đổi địa vị của doanh nghiệp trên thị trường. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát đang có những thay đổi không ngừng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông đồng thời phát triển thương hiệu lên một tầm cao mới. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, với những nguồn lực sẵn có kết hợp với thương hiệu có uy tín chắc chắn Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát sẽ có những bước tiến nhằm thay đổi tình hình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững. Từ quá trình thực tập tại công ty kết hợp với những hướng dẫn tận tình từ phía thầy cô trong nhà trường, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tế để hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên, vì kiến thức và thời gian có hạn, những đánh giá chủ yếu mang tính chủ quan và các phương pháp đưa ra chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Do đó, em mong muốn sự góp ý chân thành từ phía thầy cô để có thể hoàn thiện bài khóa luận của mình một cách trọn vẹn nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán năm 2011 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 3. Bảng cân đối kế toán năm 2012 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 4. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 5. Bảng cân đối kế toán năm 2013 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. 6. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. 2. TS Nguyễn Đức Dũng (2009), Kế toán – Tài chính, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê 4. Đặng Minh Trang (2005), Quản trị sản xuất tác nghiệp, NXB Thống kê. 5. PGS. TS Phạm Quang Trung (2009), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Viện Nghiên cứu và đào tạo quản lý VIM (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội Trang webg www.sbv.gov.vn/ Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
a19450_159.pdf
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Gia Phát
Published on
4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ các giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Kim Thoa Thang Long University Library
5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP……………………………………………………………………………….1 1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh ………………………………………………………………….1 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh………………………………………………………………….1 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh …………………………………………………………………3 1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh ………………………………………………………………………4 1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh……………………………………………..6 1.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp……………………………………………..7 1.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh ………………………………………………………..7 1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ………………………………………………….10 1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản chung…………………………………………………………………..10 1.2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn………………………………………………………………12 1.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn…………………………………………………………………14 1.2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp…………………………………………….18 1.2.3.1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của chủ sở hữu ………………………………………………..19 1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay …………………………………………………………………………..20 1.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí……………………………………………………………………………..21 1.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…………………..23 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp …………………………………………………………….23 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp…………………………………………………………….25 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GIA PHÁT……………………………….27 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát……………………………..27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát..27 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty …………………………………………………………………28 2.1.3 Cơ cấu tố chức của công ty …………………………………………………………………………..30 2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013…………………………………………………………………………………………………33 2.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty …………………………………….33
6. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ……………………………………………………………40 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản chung…………………………………………………………………..40 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn………………………………………………………………45 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn…………………………………………………………………49 2.2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty………………………………………………………55 2.2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ………………………………………………………………..56 2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay …………………………………………………………………………..57 2.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty……………………………………………………………59 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013…………………………………………………………………..64 2.3.1 Kết quả đạt được………………………………………………………………………………………….64 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế……………………………………………….65 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GIA PHÁT………67 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát trong thời gian tới…….. ……………………………………………………………………………………………………………….67 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát……………………………………………………………………………………………………………..68 3.2.1 Giải pháp quản lý vốn ………………………………………………………………………………….68 3.2.2 Giải pháp quản lý tài sản ngắn hạn ………………………………………………………………69 3.2.3 Giải pháp quản lý TSDH………………………………………………………………………………74 3.2.4 Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận……………………………………………..77 3.2.5 Một số giải pháp khác. …………………………………………………………………………………79 Thang Long University Library
7. DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DN Doanh nghiệp DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HQKD Hiệu quả kinh doanh HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế LNKT Lợi nhuận kế toán NSNN Ngân sách Nhà nước QLDN Quản lý doanh nghiệp SHP Suất hao phí TSNH Tài sản ngắn hạn TSNH Tài sản dài hạn TSDH Tài sản cố định VNĐ Việt Nam Đồng VSCH Vốn chủ sở hữu XDCB Xây dựng cơ bản
8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Tên Bảng biểu, sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát…………………30 Bảng 2.1 Khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 …………………………………………………………………………………………………34 Bảng 2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản chung của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 …………………………………………………………………………………………………41 Bảng 2.3 Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 …………………………………………………………………………………………………………46 Bảng 2.4 Hiệu quả tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 …………………………………………………………………………………………………………50 Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 -2013 ………………………………………………………………………………………………………….58 Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát giai đoạn 2011 – 2013 …………………………………………………………………………………………………………60 Bảng 3.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát trong giai đoạn 2011 – 2023 …………………………………………………………………………………………………………68 Bảng 3.2 Mô hình điểm tín dụng…………………………………………………………………………….71 Bảng 3.3 Danh sách các nhóm rủi ro và điểm tín dụng công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát ……………………………………………………………………………………………………………………72 Bảng 3.4 Bảng so sánh thiết bị cắt của công ty trước khi thay thế ………………………………75 Bảng 3.5 Bảng dự tính lợi ích tiết kiệm được khi sử dụng thiết bị mới………………………..75 Bảng 3.6 Bảng lãi suất tái cấp vốn Ngân hàng Vietcombank ……………………………………..76 Thang Long University Library
9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Giờ đây, thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay không chỉ gói gọn trong nước mà còn lan ra khu vực và thế giới. Việc mua sắm trở nên dễ dàng thông qua các dịch vụ tiện ích từ phía các nhà cung ứng. Các rào cản thuế quan đối với các hoạt động giao dịch buôn bán giữa các quốc gia dần được xóa đi và hòa nhập vào thị trường chung rộng lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch và chất lượng hoạch định của mỗi doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Để tồn tại và họat động có hiệu quả các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, thay đổi, phù hợp với thị yếu thị trường và nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Thông qua các bản báo cáo kết quả tình hình kinh doanh mỗi năm doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với doanh nghiệp để từ đó có hướng phát triển đúng đắn nhằm phát huy hết nội lực vốn có. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có các chiến lược và giải pháp toàn diện nhằm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp cũng như nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cải thiện chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp cần bắt đầu từ cải thiện hiệu quả kinh doanh nhằm tạo động lực để doanh nghiệp phát triển bền vững. Thực phẩm là ngành nông nghiệp truyền thống hình thành và phát triển theo quá trình lịch sử của loài người và là một trong những ngành kinh doanh không thể thiếu trong quá trình hoạt động của bất cứ xã hội nào. Do đó, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, ngành kinh doanh và chế biến thực phẩm đã có những thành công nhất định và những thay đổi vượt bậc trong quy mô và thị trường cung cấp. Sản phẩm ngày càng đa dạng với nhu cầu thay đổi khiến cho ngành này luôn nhạy cảm với những biến động khác nhau của thị trường với nhiều doanh nghiệp tham gia. Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát với lợi thế lịch sử chế biến và kinh doanh truyền thống chuyên cung cấp và sản xuất các thực phẩm chế biến sẵn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, vì kinh doanh trong ngành mà rào cản thương mại dường như không có nên hoạt động kinh doanh của công ty một số năm trở về đây đang chậm lại và thụt lùi so với đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành. Do đó, sau một thời gian thực tập tại doanh nghiệp với kiến thức thu thập được trên giảng đường em đã có
10. những nghiên cứu tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, em chọn công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát để thực hiện khóa luận của mình qua đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu hướng đến các mục đích chủ yếu sau đây: – Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh. – Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát qua các năm gần đây, để từ đó cho thấy những mặt mà công ty đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. – Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của Khóa Luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng. Các vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến và trong sự vận động. Ngoài ra khóa luận còn kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ,… 5. Kết cấu khóa luận Kết cấu khóa luận gồm 3 chương chính sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chƣơng 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát Chƣơng 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát Thang Long University Library
12. 2 Quan điểm thứ ba nhận định: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này chỉ ra mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh khi gắn liên kết quả với toàn bộ chi phí và coi hiệu quả phản ánh thông qua trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh nên DN không thể cố định tuyệt đối một trong hai yếu tố chi phí đầu vào hay kết quả đầu ra. Do vậy, quan điểm quan điểm này không giải thích được mối tương quan giữa lượng và chất của kết quả và chi phi khi chất luôn ổn định và lượng luôn biến đổi. Ngoài ra, quan niệm kinh doanh theo P.Samerelson và W.Nordhaus thì cho rằng: “hiệu quả kinh doanh diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác”. Điều này đề cập tới việc phân bổ nguồn lực, sản xuất trên đường giới hạn nhằm đem lại hiệu quả sản xuất tối đa. Từ những khái niệm trên có thể khái quát khái niệm hiệu quả kinh doanh là: Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp với nguồn lợi thế, tiềm năng vật chất hoặc phi vật chất được xử lý và vận dụng khéo léo dưới “bàn tay” của các nhà quản trị doanh nghiệp để khai thác tối đa các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm tạo thành phẩm, kinh doanh trên thị trường tạo doanh thu. Hiệu quả kinh doanh là chất lượng kết quả cuả quá trình hoạt động này. Do đó, để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bên cạnh những chỉ số không thể tính toán được từ những yếu tố khách quan của tình hình kinh tế với các yếu tố tiềm ẩn, nhà quản trị doanh nghiệp thường chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu tài chính để tối thiểu rủi ro kinh doanh, tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Thông qua quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính phản ánh cụ thể nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ cho các quyết định đầu tư kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, cầm chừng hay thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nắm bắt được những ưu nhược điểm của doanh nghiệp từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh và phát huy những ưu thế trên thị trường. Thang Long University Library
13. 3 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh Vấn đề nào khi phân tích luôn được người ta đặt trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Đối với phân tích hoạt động kinh doanh, khi phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần xem xét gắn liền với thời gian, không gian, môi trường hoạt động trong quá trình nghiên cứu. Trong mô hình kinh tế T-H-T’, khi bỏ ra một đồng vốn ban đầu nhằm đầu tư cho những yếu tố đầu vào, trải qua quá trình sản xuất doanh nghiệp luôn mong từ đồng vốn T ban đầu sẽ trở thành đồng T’ với giá trị cao hơn giá trị đầu tư ban đầu. Bản chất của hiệu quả kinh doanh cũng vậy, đó là sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào với lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Nó được phản ánh thông qua tình hình sử dụng các nguồn lực của DN nhằm khai thác tối đa hóa lợi nhuận của DN. Các kết quả được tổng hợp, phân tích từ hiệu quả kinh doanh là chứng cứ, cơ sở khoa học để đánh giá trình độ quản lý và kế hoạch, quyết định tương lai. Tùy thuộc vào môi trường phân tích mà độ chính xác của các chỉ tiêu đánh giá lệch chuẩn so với kết quả thực tế. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh được khái quát và thể hiện thông qua hai công thức hiệu quả đạt được (dạng thuận) và khả năng đạt được (dạng nghịch). Công thức hiệu quả kinh doanh thể hiện hiệu quả dạng thuận: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Công thức chỉ ra một đồng yếu tố đầu vào (chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, nhân công, nguyên vật liệu..) tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra (lợi nhuận, doanh thu… trong một kì kinh doanh). Chỉ tiêu từ công thức này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và chiến lược sản xuất của doanh nghiệp đúng đắn và phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường luôn yêu cầu kết quả đầu ra cao với yếu tố đầu vào thấp nhất nhằm thu được lợi ích từ chênh lệch tạo lợi nhuận trong quá trình vận hành DN. Công thức hiệu quả kinh doanh thể hiện khả năng dạng nghịch: Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra Công thức này cho biết một đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào. Kết quả của công thức này tỉ lệ nghịch với công thức trên. Chỉ tiêu công thức dạng nghịch càng thấp chứng tỏ DN kiểm soát chi phí tốt, lợi
15. 5 + Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. – Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn Căn cứ theo khía cạnh thời gian đem lại hiệu quả, hiệu quả kinh doanh được phân chia thành: + Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh thu được trong thời gian ngắn nhất với lợi ích thu về sớm nhất. + Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả thu được trong thời gian dài. Hiệu quả kinh doanh dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro song song với những khoản lợi ích với giá trị cao cho DN. Vì vậy, khi nghiên cứu hoạt động của DN, nhà quản trị cần xem xét cả các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm thu được kết quả tối ưu. – Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp Căn cứ theo khía cạnh phạm vi, hiệu quả kinh doanh được phân ra gồm: + Hiệu quả kinh doanh bộ phận là thước đo phản ánh trình độ và khả năng sử dụng các bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là các chi phí hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của từng bộ phận cấu thành được gọi chung là chi phí lao động và nó được thể hiện thông qua giá thành sản xuất, chi phí sản xuất… Các loại chi phí này được DN đánh giá nhằm xây dựng chiến lược quản lý và kiểm soát chi phí tỉ mỉ và có hiệu quả trong từng khâu, từng giai đoạn sản xuất. Từ đó, DN có thể tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phạm trù biểu hiện sự phát triển kinh tế có chiều sâu, phản ánh quá trình khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất. Đây là chỉ tiêu đánh giá khái quát chung tình hình của DN giúp DN xây dựng chiến lược phát triển ổn định và lâu dài. – Hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội Căn cứ theo khía cạnh đối tượng, hiệu quả kinh doanh được chia gồm: + Hiệu quả kinh tế tài chính (hiệu quả cá biệt) là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp. Nó được thể hiện thông qua lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được khi kinh doanh trên thị trường. + Hiệu quả kinh tế xã hội (hiệu quả kinh tế quốc dân) là sự đóng góp của DN vào lợi ích cộng đồng thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm, nộp ngân sách nhà nước, tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu…
16. 6 Cả hai hiệu quả kinh doanh trên đều có mối tương hỗ với nhau. Mỗi một doanh nghiệp đều là một tế bào trong nền kinh tế. Tập hợp của hàng ngàn, hàng triệu cá thể hiệu quả cá biệt hình thành nên hiệu quả kinh tế xã hội. Ngược lại, hiệu quả kinh tế xã hội là cơ sở cho các hoạt động của DN. Do đó, khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh, DN cần kết hợp giữa hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội nhằm đảm bảo cả lợi ích chung hài hòa lợi ích riêng. 1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Kinh doanh cái gì và kinh doanh như thế nào để hoạt động kinh doanh có thể ổn định và phát triển lâu dài là câu hỏi đầu tiên của các nhà quản trị khi nguồn lực bị giới hạn và khan hiếm.Vì vậy, nhu cầu quản trị của nhà quản lý cần có những chỉ tiêu phù hợp nhằm cung cấp những thông tin cho các đối tượng khác nhau quan tâm tới hiệu quả của doanh nghiệp. Các thông tin từ việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là bản khảo sát rõ ràng nhất nhằm phản ánh đúng tình hình sử dụng nguồn lực nhằm mục tiệu lợi ích kinh tế. Mọi hoạt động kinh doanh đều cần cân nhắc tới những phương án và giải pháp nhằm tối ưu hóa nguồn lực sẵn có và tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường. Nếu không tận dụng và phát huy tối đa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra khó khăn, lợi ích kinh tế mang lại sẽ thấp, chi phí hoạt động cao, doanh nghiệp sản xuất cầm trừng và có thể dẫn đến phá sản. Nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển thì doanh nghiệp buộc phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ nhiều đối thủ khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn từ những nhà sản xuất nước ngoài. Do vậy, để đạt hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cần tìm lối đi ổn định và các biện pháp nhằm xây dựng hình ảnh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc cải tiến và áp dụng khoa học kĩ thuật cho pháp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, tiết kiệm tạo điều kiện phát triển. Khi nghiên cứu sự cần thiết của hiệu quả kinh doanh, đối với đối tượng nghiên cứu là HQKD, ngoài những yếu tố mang tầm vĩ mô trên, nhà quản trị không thể bỏ qua các đối tượng vi mô quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của DN gồm: – Đối với công nhân, nhân viên, cán bộ doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống của người lao động được thay đổi theo chiều hướng tốt. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Điều này giúp họ đảm bảo ng chỉ cá nhân mà còn có điều kiện chăm lo cho gia đình giúp doanh nghiệp có năng suất lao động ngày càng cao. Thang Long University Library
17. 7 Không chỉ vậy, khi người lao động ổn định thì tình hình xã hội cũng được cải thiện ảnh hưởng tích cực tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. – Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp nhà quản trị có cái nhìn khách quan và cụ thể nhất tình hình hoạt động của công ty. Từ đó, nhà quản trị sẽ xây dựng và phát triển các phương án kinh doanh ngắn, trung và dài hạn hiệu quả phù hợp với ngành nghề, mô hình hoạt động của DN. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp nhà quản trị quản trị tốt chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản, vốn trong quá trình hoạt động tạo điều kiện doanh nghiệp ổn định và phát triển lâu dài trên thị trường. – Đối với nhà đầu tư, ngân hàng: Đối với nhà đầu tư hay ngân hàng thì mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư là thu hồi vốn và sinh lời. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở thông tin nhằm đánh giá tình hình đầu tư, cho vay mang tới lợi ích kinh tế cao nhằm mục tiêu nhanh chóng thu hồi vốn, lãi trong quá trình kinh doanh và quyết định đầu tư, cho vay thêm hay rút vốn nhằm bảo toàn nguồn vốn đầu tư. – Đối với xã hội: Lợi nhuận của DN sau hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng hết toàn bộ mà cần phân phối một phần cho ngân sách nhà nước. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh chuyển biến theo hướng tích cức giúp các cơ quan chức năng quản lí và kiểm tra nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và việc thực hiện luật pháp, chế độ tài chính từ đó có những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện thể chế chính sách trong kinh doanh tạo môi trường kinh doanh công bằng. 1.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt mức độ kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc đánh giá bất kỳ một vấn đề nào đều cần hệ thống chỉ tiêu riêng và phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh gồm hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tác dụng của kết quả này còn hỗ trợ DN quản lý nguồn lực, cắt giảm chi phí không đem lại hiệu quả, nâng cao giá trị thu về trong trường hợp doanh thu và sản lượng vẫn tương đương hoặc bằng sản lượng cũ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển doanh nghiệp ổn định và lâu dài. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh được phản ánh qua kết quả của khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận của doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí, yếu tố đầu vào hoặc cũng có thể là kết quả
18. 8 sản xuất. Nó cho biết khả năng liên kết của việc quản trị thanh khoản, tài sản, nợ đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó, kết quả của các chỉ tiêu sinh lời giúp DN xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Các chỉ tiêu DN thường sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh gồm: – Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay x100 Tổng vốn bình quân Đơn vị tính: % Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay là toàn bộ lợi nhuận thực tế của doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp trừ đi các chi phí thực hình thành trong quá trình hoạt động. Chỉ tiêu này loại bỏ thuế TNDN và lãi vay vào dòng tiền khi tính tỉ suất sinh lời nhằm đưa ra kết quả chính xác khi phân tích doanh nghiệp được ưu đãi hay không được ưu đãi thuế TNDN, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay không sử dụng vốn vay. Chỉ tiêu ROI so sánh giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu về và tổng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn cho biết khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng nguồn lực đầu từ nhằm mục đích sinh lời. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời trên nguồn vốn bỏ ra của chủ đầu tư lớn, DN khai thác, quản lý và sử dụng nguồn vốn có kế hoạch và hiệu quả. Nó giúp nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực đầu tư và là chỉ số hấp dẫn giúp doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh. – Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế x100 Vốn chủ sở hữu bình quân Đơn vị tính: % Khi phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của thuế TNDN mà doanh nghiệp không kiểm soát được người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với tử số là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được hình thành từ tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Thang Long University Library
19. 9 Chỉ tiêu ROE cho biết trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phân tích cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao, đồng thời vốn đầu tư của CSH được quản lý và sử dụng tốt, hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại, khi trọng số của chỉ tiêu thấp chứng tỏ khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu thấp và hiệu quả kinh doanh kém. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là kết quả quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về hoạt động quản lý và sử dụng vốn trong DN. – Tỷ suất sinh lời của tài sản Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x100 Tổng tài sản bình quân Đơn vị tính: % Tỷ suất sinh lời của tài sản (còn gọi là sức sinh lời của tài sản – Return on total assets) cho biết: Trong 100 đồng tài sản được chủ đầu tư đưa vào HĐKD nhằm sinh lời thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này cao chứng tỏ sức sinh lời của khoản mục đầu tư vào tài sản cao, nguồn lực từ tài sản được doanh nghiệp khai thác tốt, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; chỉ số của chỉ tiêu càng thấp mức sinh lời từ tài sản thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Từ kết quả tính toán, doanh nghiệp có thể tính toán khả năng mở rộng đầu tư thiết bị máy móc, phân xưởng… tăng quy mô thị trường hay cắt bỏ nhằm thu hồi vốn. – Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế x100 Tổng doanh thu Đơn vị tính: % Chỉ số tỷ suất sinh lời của doanh thu – Return on sales đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại chiếm bao nhiêu phần trong doanh thu thuần. Hay nói cách khác, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với DN thì trong bất cứ quyết định dài hạn nào của doanh nghiệp mục tiêu tạo lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục đích hàng đầu. Do đó, khi tổng doanh thu tăng đồng nghĩa chi phí tăng và yêu cầu mức tăng của chi phí không thể cao hơn mức tăng của doanh thu để tạo chênh lệch thu lợi ích cho DN. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy DN có hiệu quả kinh doanh cao và kiểm soát tốt
20. 10 chi phí, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh và ngược lại; chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu thấp chứng tỏ chi phí của DN chưa được quản lý tốt và công tác kiểm soát chi phí của DN còn chưa được tốt. 1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính của một DN được xem xét thông qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn được DN sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng nguồn vốn sau khi huy động vào hoạt động đầu tư cho cơ cấu tài sản như thế nào nhằm thu được lợi ích sinh lời cao nhất luôn là câu hỏi được đặt ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường. Trong suốt chu kỳ kinh doanh, quá trình mở rộng quy mô, tăng thị trường tiêu thụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh là mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính phù hợp với quy mô, đặc điểm và tính chất của từng nhóm tài sản khác nhau nhằm vận dụng các phương pháp phân tích phù hợp để đưa ra kết quả chuẩn phục vụ cho quá trình khai thác thông tin trong DN của các đối tượng quan tâm khác nhau. 1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản chung Tài sản là một bộ phận quan trọng hình thành nên hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Người lao động tác động vào tư liệu lao động, thông qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm trao đổi trên thị trường. Do vậy, nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu mảng tổng quan hiệu quả sử dụng tài sản chung. Phương pháp nghiên cứu của DN nói chung hay nhà quản trị nói riêng khi nghiên cứu bất cứ đối tượng nào tác động tới doanh nghiệp ở đây là tài sản cần đặt tài sản trong mối quan hệ với các chủ thể khác nhằm so sánh, phân tích đánh giá những tác động qua lại của đối tượng nghiên cứu. Đối với tài sản những chỉ tiêu thường được doanh nghiệp quan tâm khi xem xét hiệu quả sử dụng tài sản: Số vòng quay của tài sản, Tỷ suất suất sinh lời của tài sản và suất hao phí của tài sản với doanh thu thuần, suất hao phí của tài sản với lợi nhuận sau thuế. – Số vòng quay của tài sản (Total assets turnover) Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân Đơn vị tính: Vòng Số vòng quay của tài sản cho biết mỗi đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong mối quan hệ này, khi hệ số của vòng quay tài sản càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh Thang Long University Library
21. 11 có hiệu quả, tài sản vận động nhanh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận của DN. Nếu chỉ số này thấp, số vòng quay tài sản nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tài sản chưa hợp lý, chưa khai thác hết hiệu quả của tài sản, gây thất thoát, lãng phí và tăng chi phí cho doanh nghiệp, giảm doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. – Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x100 Tổng tài sản Đơn vị tính: % Chỉ số của công thức tỷ suất sinh lời của tài sản trong kì phân tích cho biết khả năng tạo lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị tài sản. Nó cho biết khi DN bỏ ra 100 đồng tài sản thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tương tự như phân tích khái quát chung trong hiệu quả kinh doanh đã đề cập ở phần 1.2.1. Tuy nhiên, ngoài cách triển khai theo công thức chuẩn, chỉ tiêu ROA khi phân tích theo mô hình Du Pont (Du Pont Equation) sẽ giúp nhà quản trị biết rõ được cụ thể bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà DN sử dụng. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu thuần x Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời của tài sản = Số vòng quay của tài sản x Tỷ suất sinh lời của DT thuần Chỉ tiêu sinh lời từ tài sản bị ảnh hưởng bởi vòng quay tài sản và khả năng sinh lời của DT. Chỉ cần một trong hai chỉ tiêu này thay đổi sẽ tác động trực tiếp tới tỷ suất ROA của DN. Số vòng quay tài sản càng nhiều cho thấy sức sinh lời của các tài sản càng nhanh, tổng doanh thu cao. Bên cạnh đó, DT luôn có quan hệ cùng chiều, mật thiết với tài sản nên khi DT tăng chứng tỏ tài sản của DN cũng tăng. Ngoài ra, tỷ suất sinh lời ROA còn phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời DT (ROS). Tỷ suất sinh lời của DT cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trong tổng DT mà DN thu được trong quá trình HĐKD. Chỉ số của tỷ suất sinh lời từ DT càng cao chứng tỏ lợi nhuận của DN thu về cao, DN kinh doanh có lãi. Tỷ suất sinh lời từ DT được đánh giá là tốt khi lợi
22. 12 nhuận và doanh thu cùng tăng hoặc doanh thu giảm do DN không còn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả khiên lợi nhuận giảm nhưng giảm ít hơn DT. Ngoài ra, tỷ suất sinh lời DT còn được đánh giá có hiệu quả khi lợi nhuận DN tăng do DN quản lý và kiểm soát tốt chi phí. – Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tổng tài sản Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị tính: Lần Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu đồng tài sản bình quân. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang phải mất rất nhiều chi phí từ đầu tư tài sản cho hoạt động kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong công tác kiểm soát chi phí phát sinh, doanh thu thuần không đủ để đảm bảo cho tài sản bình quân, lợi nhuận thu được không cao, HQKD của DN thấp. – Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế = Tài sản Lợi nhuận sau thuế TNDN Đơn vị tính: Lần Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế cho biết khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản mà doanh nghiệp đang đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp mất bao nhiêu đồng tài sản. Phân tích gần giống với chỉ tiêu suất khấu hao tài sản so với doanh thu thuần, khi chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang khai thác tài sản có hiệu quả, hoạt động đầu tư cho kinh doanh hấp dẫn, khả năng sinh lời cao góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp. 1.2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh thường là 1 năm. Tài sản lưu động là bộ phận quan trọng cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp và là nguồn kinh tế có thể tính bằng tiền mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khống chế. Tài sản ngắn hạn hay được gọi là tài sản lưu động có thời gian vận động liên tục và thường xuyên luôn chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình vận động của Thang Long University Library
23. 13 tài sản lưu động bắt nguồn từ việc dùng tiền mua sắm vật tư cho quá trình sản xuất, tiến hành sản xuất, bán sản phẩm với giá trị tăng thêm. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài sản lưu động được biểu hiện ở các trạng thái: Tiền và các chứng khoán khả thị (Cash and maketable sercurities), Các khoản phải thu (Account receviable), Hàng tồn kho (Inventory), Tài sản lưu động khác. Nghiên cứu và quản lý việc sử dụng tài sản lưu động góp phần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, khai thác hết nguồn lực, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gồm: – Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế x100 Tài sản ngắn hạn bình quân Đơn vị tính: % Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản ngắn hạn. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch quản lý và khai thác nguồn tài sản có hiệu quả. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý tốt hoạt động sản xuất, dễ dàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. – Số vòng quay của tài sản ngắn hạn ( Sức sản xuất của TSNH) Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Đơn vị tính: Vòng Số vòng quay của tài sản ngắn hạn cho biết thời gian luân chuyển giá trị tài sản ngắn hạn vào doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần sau một chu kì kinh doanh. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ tài sản của DN đang được sử dụng có hiệu quả, tài sản vận động nhanh, sức sinh lời cho doanh nghiệp cao. Số vòng quay tài sản đánh giá năng lực sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản trị so sánh, phân tích và đưa ra quyết định nên đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm khai thác tối đa sản lượng có thể sản xuất hoặc cung cấp.
25. 15 – TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn tài sản cố định, tham gia nhiều chu kì kinh doanh như: bằng sáng chế, quyền tác giả… Khó đánh giá giá trị do ở trạng thái phi vật chất. – TSCĐ thuê tài chính: Những tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính cho doanh nghiệp thuê với hợp đồng của 2 bên. Tài sản thuê được chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền của chủ sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao cuối thời hạn cho thuê. Tổng số tiền thuê luôn lớn hơn hoặc bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí kết. – Đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư này không phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh do đầu tư ngoài doanh nghiệp mà chủ yếu những khoản đầu tư dài hạn với mục đích sinh lời từ lãi vay cao trong quá trình đầu tư tương đương với rủi ro cao. Các khoản đầu tư tài chính: Cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp liên doanh, liên kết… – TSCĐ dở dang: Là những tài sản cố định vô hình hoặc hữu hình đang được hình thành, chưa được sử dụng… Ngoài ra những khoản kí quỹ dài hạn cũng được coi là tài sản dài hạn. Trong doanh nghiệp tài sản dài hạn thường chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng tài sản. Đặc điểm của tài sản dài hạn: Thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm và tài sản sẽ tham gia trong nhiều niên độ kinh doanh. Giá trị của tài sản được vận động luân chuyển dần vào giá trị sản phẩm đầu ra – chi phí khấu hao trong bảng cân đối kế toán. Do đó, giá trị của tài sản sẽ giảm dần và thường được doanh nghiệp định giá lại sau một thời gian nhất định. Để phân tích, quản lý, đánh giá việc biến động tài sản, doanh nghiệp sắp xếp hệ thống thông tin kế toán quản trị giúp doanh nghiệp khai thác giá trị tài sản tối đa trong nguồn lực khan hiếm nhằm tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh gồm: – Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn = Lợi nhuận sau thuế x100 Tài sản dài hạn Đơn vị tính: % Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn được sử dụng để phản ánh khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được sinh ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
26. 16 sức sinh lời của tài sản dài hạn càng cao, lợi ích thu về tương xứng với chi phí đầu tư bỏ ra. Chỉ tiêu này là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp mở rộng quy mô, thay thế hay hiện đại hóa TSCĐ trong giới hạn nguồn lực cho phép, đầu tư vào tài sản dài hạn với mục đích tăng tốc độ phát triển kinh doanh. – Sức sản xuất của tài sản dài hạn Sức sản xuất của tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tài sản dài hạn Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản dài hạn cho biết khi DN đầu tư một đồng TSDH vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiểu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cao, tài sản dài hạn được vận dụng có hiệu quả, khai thác được năng suất theo yêu cầu, doanh thu tăng, lợi nhuận của DN thay đổi tích cực. Chỉ tiêu này là yếu tố quan trọng thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá các quyết định đầu tư của DN. – Sức hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu Suất hao phí của tài sản dài hạn so với doanh thu thuần = Tài sản dài hạn Doanh thu thuần Đơn vị tính: Lần Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng tài sản dài hạn cần để sử dụng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh thu thuần không đảm bảo khả năng hoàn vốn cho tài sản dài hạn, chi phí trong DN chưa được kiểm soát và quản lý có hiệu quả gây lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sức hao phí của TSDH so với doanh thu cũng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Đây là căn cứ để doanh nghiệp đầu tư dài hạn, đồng thời giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn dài hạn phụ thuộc vào cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. – Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận Suất hao phí của tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế = Tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuể TNDN Đơn vị tính: Lần Thang Long University Library
27. 17 Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo lợi nhuận của tài sản dài hạn. Hay nói cách khác, trong một đồng lời nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng tài sản dài hạn trong một chu kì kinh doanh. Suất hao phí của tài sản dài hạn càng cao cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn nhưng lợi nhuận sau thuế thu lại chưa tương xứng với khoản đầu tư đó. Ngoài ra, có thể do DN đang gặp khó khăn trong sử dụng tài sản dài hạn nhằm đạt được mức lợi nhuận tối ưu. Đây cũng là chỉ tiêu doanh nghiệp phân tích làm căn cứ xác định nhu cầu vốn nhằm đầu tư phù hợp. Tài sản dài hạn do nhiều đối tượng hình thành. Tuy nhiên, trong tài sản dài hạn, tài sản cố định thường chiếm tỉ trọng cao. Do vậy, ảnh hưởng của TSDH thường bị chi phối bởi ảnh hưởng của TSCĐ và do TSCĐ quyết định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, DN thường sử dụng các chỉ tiêu sau: – Tỷ suất sinh lời của TSCĐ Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận sau thuế x100 Tài sản cố định Đơn vị tính: % Tỷ suất sinh lời của TSCĐ cho biết trong 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sức sinh lời của tài sản cố định cao, lợi nhuận sau thuế lớn, DN đang đầu tư và khai thác tài sản dài hạn có hiệu quả. Đây là thước đo đánh giá khả năng quản trị nguồn lực của DN để từ đó, nhà đầu tư xem xét và quyết định kênh đầu tư có hiệu quả. – Sức sản xuất của TSCĐ Sức sản xuất của tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Đơn vị tính: Lần Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất của tài sản cố định. Sức sản xuất của TSCĐ cho biết trong một đồng đầu tư cho TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sản xuất của tài sản cố định tốt, tài sản cố định hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định được sức sản xuất của TSCĐ giúp DN nắm bắt rõ khả năng sản xuất của tài sản từ đó vận hành và sử dụng tài sản có hiệu quả, giảm chi phí, tạo thêm lợi nhuận. Ngoài ra, sức sản xuất của tài sản cố định phục vụ cho các quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của DN.
31. 21 1.2.4 Hiệu quả sử dụng chi phí Doanh nghiệp kể cả khi hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động đều phát sinh chi phí. Chi phí được thể hiện dưới hình thái vật chất dễ đánh giá hoặc phi vật chất. Chi phí mà doanh nghiệp thường tập trung tại chi phí đầu vào, chi phí sản xuất bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí trong doanh nghiệp dù là chi phí ẩn hay chi phí hiện đều là những khoản mất đi trong quá trình hoạt động kinh doanh và cần được theo dõi, phân tích và quản lý có hiệu quả. Bản chất của chi phí là dòng tiền mất đi của doanh nghiệp nhằm tạo ra thành phẩm trong quá trình sản xuất, chi phí phát sinh ở nhiều khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên DN hoạt động trên mục tiêu lợi nhuận vì vậy DN luôn yêu cầu các khoản chi phí tối thiểu song song với lợi nhuận tối đa. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quản lý tài sản, nguồn vốn thì đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí trong hạn mức thấp nhất và có thể, khai thác và vận dụng nguồn lực cho phép vào hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, DN thường đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: – Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí = Lợi nhuận kế toán trước thuế x100 Tống chi phí Đơn vị tính: % Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí cho biết 100 đồng chi phí được sử dụng trong HĐKD tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cho thấy sức sinh lời từ khoản đầu tư chi phí mà doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ lợi nhuận thu được của doanh nghiệp cao, chi phí kiểm soát tốt hoặc mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí khiến tốc độ tăng trưởng của DN ổn định. Kết quả cuả chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí giúp doanh nghiệp phân tích, quản lý hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận, nắm rõ được ưu điểm và nhược điểm của DN nhằm khai thác và quản lý có hiệu quả.
32. 22 – Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV x100 Giá vốn hàng bán Đơn vị tính: % Chỉ tiêu này cho biết trong quá trình phân tích chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng giá vốn thì lợi nhuận thu về là bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận chiếm tỉ trọng cao hơn tỉ trọng giá vốn, doanh nghiệp đang sinh lời trên khoản hàng hóa đầu tư, doanh thu tăng cho dù lượng bán trên thị trường ổn định. Tỷ suất sinh lời từ giá vốn giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm thu lại lợi nhuận cao nhất; từ đó tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ổn định và khả quan. – Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng = Lợi nhuận thuần từ HĐKD x100 Chi phí bán hàng Đơn vị tính: % Đây là chỉ tiêu chỉ ra trong 100 đồng chi phí bán hàng DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận thuần từ HĐKD cao. Trong trường hợp tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng cao; một trong những lý do có thể do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn mức tăng của chi phí. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời từ chi phí bán hàng cao cho thấy doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí bán hàng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp góp phần tạo lợi nhuận từ HĐKD. Từ kết quả của chỉ tiêu này, DN có kế hoạch xây dựng và khai thác chuỗi giá trị với các yếu tố đầu vào có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của DN. – Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lí doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD x100 Chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị tính: % Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ số cho biết mức chênh lệch giữa doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp với các chi phí (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp mà DN sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh Thang Long University Library
33. 23 lời của DN cao chứng tỏ DN có mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao, đủ khả năng bảo đảm cho các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu giúp DN xây dựng kế hoạch phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng mức độ cạnh trạnh trên thị trường. 1.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau từ môi trường kinh doanh. Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình vận hành của DN. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, nhà quản trị DN cần xác định các nhân tố tác động tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xác định các thách thức, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau gồm 2 nhóm chính: Nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài DN. Phân tích, quản lý, đánh giá của các yếu tố tác động như thế nào nhằm đưa ra các chiến thuật phát triển hợp lý, khai thác tối đa nguồn lực DN luôn nằm trong chiến lược phát triển của DN trong từng thời kỳ. Việc ảnh hưởng của tác động mạnh hay yếu đến DN phụ thuộc vào thực trạng hoạt động và bối cảnh kinh tế khác nhau của từng ngành, từng quốc gia. 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Nguồn vốn: – Yếu tố đầu tiên khi nhắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn. Vốn là nguồn hình thành cơ sở hạ tầng và là điều kiện quan trọng nhất trong sự tồn tại, phát triển của DN. Nguồn vốn quyết định loại hình của DN và tùy thuộc vào nguồn vốn của từng doanh nghiệp mà hoạt động với quy mô nhỏ, quy mô trung bình hay quy mô lớn. – Nguồn vốn là cơ sở để DN xây dựng và phát triển các chiến lược phát triển phù hợp với hoạt động của từng DN trong từng ngành, từng địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn giúp doanh nghiệp xác định cơ cấu tài sản hợp lý nhằm sinh lời và thu hồi có hiệu quả trong quá trình đầu tư. – Nguồn vốn trong DN thường được chia gồm vốn lưu động và vốn cố định. Nguồn vốn là nguồn lực có giới hạn và khan hiếm. Thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có trong bất cứ loại hình nào của DN trên thị trường. Tuy nhiên, đứng trên góc độ kinh tế, tận dụng và khai thác nhằm tạo lợi ích tối đa là cách giải quyết vấn đề trên. Bộ máy tổ chức, kinh doanh – Con người là sản phẩm của tạo hóa và khởi nguồn của nhu cầu. Khi nhu cầu hình thành và việc khai thác các yếu tố tự nhiên phục vụ bản thân và cộng đồng với mục tiêu
34. 24 thu lợi ích phục vụ bản thân là tiền thân của hoạt động kinh doanh. Với khả năng sản xuất kết hợp với tư liệu sản xuất, con người dần trải qua các hình thái xã hội và khả năng và năng lực hoàn thiện và ổn định. – Bộ máy tổ chức của một DN là tập hợp của bộ phận người lao động. Nó thể hiện cách thức điều hành, sắp xếp nguồn lực lao động của các nhà lãnh đạo, quản trị trong quá trình phân bổ nguồn lực đúng đắn nhằm phát huy tối đa năng lực lao động của cá nhân người lao động. Một cơ cấu tổ chức hợp lý thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác nhau tránh hiện tượng lãng phí, tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh. Mạng lƣới hoạt động kinh doanh – Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường, yêu cầu cấp thiết đầu tiên là hệ thống phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Doanh nghiệp nào có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng khắp đáp ứng nhu cầu, khách hàng dễ dàng tiếp cận thì khối lượng doanh thu cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng mở rộng đầu tư kinh doanh lớn. – Mạng lưới kinh doanh cũng là kênh truyền thông quảng bá hình ảnh thương hiệu của DN nhằm gia tăng mức độ trung thành với nhãn hiệu của sản phẩm, tạo lợi thế về giá cả và chi phí sản xuất…Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới kinh doanh sẽ tạo rào cản đối với đối thủ cạnh tranh khi gia nhập thị trường, xây dựng vị thế của DN. – Ngoài ra, hoạt động Marketing và Pr giúp DN tạo lập hình ảnh trong lòng khách hàng và công chúng. Từ đó, tăng số lượng khách hàng trung thành, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính sách, quy định của doanh nghiệp – Chính sách, quy định của doanh nghiệp là những cam kết về quyền và nghĩa vụ giữa người lao động với doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh, việc áp dụng những chính sách phù hợp trong hoạt động quản lý lương và chế độ lao động giúp doanh nghiệp gia tăng sức lao động và lòng trung thành của nhân viên, nâng cao đời sống cho người lao động, xây dựng môi trường kinh doanh ổn định và ao toàn. – Ngoài ra, những chính sách về giá, chiết khấu, cấp tín dụng… đối với các chủ thể trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế. Thang Long University Library
35. 25 – Tất cả các yếu tố trên quyết định nghệ thuật quản trị của từng doanh nghiệp trong quá trình quản lý, vận hành, kiểm soát hoạt động của DN nhằm đạt được lợi ích kinh tế, tăng tốc độ phát triển trên thị trường. Nghệ thuật kinh doanh giúp thu hút năng lực lao động chất lượng cao, tạo bầu không khí văn hóa phù hợp để phát triển của DN. 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Ngoài các yếu tố bên trong doanh nghiệp, môi trường bên ngoài cũng tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Yếu tố kinh tế – Hoạt động kinh doanh của DN bị chi phối bởi môi trường kinh tế. Thị trường thay đổi liên tục dẫn đến nhân tố bên trong DN như cơ cấu tài sản, nguồn vốn hay chiến lược hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. – Đầu tiên, các chỉ tiêu về lãi suất, lạm phát, tỷ giá…thường tác động trực tiếp ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp khi tham gia thị trường tài chính hay trong quá trình cung cấp hàng hóa tới tay DN phân phối, người tiêu dùng. – Tiếp đến, DN quan tâm đến thị trường. Thị trường là nơi doanh nghiệp và người mua thỏa thuận giao dịch, trao đổi nhằm mang đến lợi ích cho các bên tự nguyện với quyền và nghĩa vụ khác nhau. DN hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường theo nguyên tắc cung cầu. Giá cả thị trường biến động theo nguyên tắc này. Yếu tố chính trị – pháp luật – Sự bất ổn định chính trị tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động đều gây ra nguy cơ và rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. – Các chính sách phát triển thu hút đầu tư vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức khi thị trường kinh doanh được mở rộng và đối thủ cạnh tranh không ngừng tăng lên. – Thuế và các khoản thu, quy định, nghị định của Nhà nước với các tổ chức kinh doanh tác động trực tiếp vào các quyết định trong chiến lược phát triển dài hạn của DN. Vì vậy, chính sách Nhà nước càng hợp lý giúp DN cạnh tranh công bằng, nâng cao khả năng quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, sức sinh lời cùa DN tại các hạng mục kinh doanh đạt tối ưu. Yếu tố văn hóa, xã hội – Nhu cầu của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn bởi cấu trúc văn hóa xã hội tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ. DN tồn tại và phát triển trên thị trường muốn bền vững cần
36. 26 nắm bắt những đặc tính của địa phương kinh doanh. Từ đó, DN khai thác và sử dụng nguồn lực phù hợp nhằm đảm bảo khả năng sinh lời. Các yếu tố văn hóa xã hội được DN quan tâm: tập quán dân cư, thu nhập, dân số… Yếu tố công nghệ – DN thu lại lợi ích cao nhất luôn là DN đi đầu trong lĩnh vực công nghệ. Các công nghệ mới đem lại phương thức chế tạo sản phẩm mới, giúp DN giảm chi phí đáng kể trong giá thành sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng. Công nghệ cập nhật và cải tiến là một trong những lợi thế cho các DN muốn dẫn đầu thị trường. – Khi sản phẩm mới xuất hiện khiến vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn, trở nên lỗi thời điều này đòi hỏi DN nắm bắt xu hướng, thực hiện các chiến lược kinh doanh khác nhau để đạt lợi nhuận cao nhất trên 1 sản phẩm bán ra. Rủi ro trong kinh doanh thay đổi từ thấp đến cao theo tốc độ đổi mới của công nghệ. Yếu tố tự nhiên, môi trƣờng Tác động của yếu tố tự nhiên, môi trường đối với DN trong quá trình hoạt động kinh doanh gồm: Nhân tố tự nhiên (thời tiết, mùa vụ), nhân tố địa lý, nhân tố tài nguyên. – Nhân tố tự nhiên: DN phụ thuộc vào nhân tố này để trả lời các câu hỏi về kinh doanh cái gì, kinh doanh vào lúc nào, kinh doanh như thế nào?… Nhân tố thiên nhiên giúp DN xác định xu hướng kinh doanh, xây dựng chính sách phù hợp trong quản lý nguồn lực theo các thời kỳ nhằm với điều kiện địa phương. Yếu tố này không ổn định tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của DN. – Nhân tố địa lý: Địa lý ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi hàng hóa của DN. Các hoạt động này đều tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của DN. – Nhân tố tài nguyên: Khai thác và tận dụng tài nguyên hợp lý đảm bảo đạo đức kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tối đa là yêu cầu của tất cả các DN. Thang Long University Library
37. 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GIA PHÁT 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát – Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát được thành lập theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0103023522 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24 tháng 11 năm 2009. – Tên công ty: Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia Phát – Tên giao dịch: Gia Phat Food Joint Stock Company – Tên viết tắt: Gia Phat Food., JSC – Loại hình công ty: Công ty Cổ phần – Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và kinh doanh thực phẩm – Địa chỉ: Số 4/219, Tổ 16, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội – Người đại diện: Nguyễn Thị Huyền Trang – Mã số thuế: 0102715818 – Điện thoại: 84 – 4 – 38 726 796 – Fax: 84 – 4 – 38 727 874 – Email: [email protected] – Website: [email protected] – Hotline: 090 430 1080 – Vốn điều lệ: 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng) – Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng/ Cổ phần – Số cổ phần: 5000 cổ phần Với lịch sử chế biến và kinh doanh lâu đời, Thực phẩm Gia Phát được sáng lập bởi phó bếp nhà hàng Le Beaulieu của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội – Ông Nguyễn Văn Nhưng. Vị đầu bếp này sau quá trình làm việc, tích lũy kiến thức và học hỏi trong môi trường văn hóa Pháp đã phát hiện ra nhu cầu cung cấp các sản phẩm chế biến sẵn trong các món ăn Tây Âu mà không cần thông qua đường nhập khẩu. Từ ý tưởng trên, ông và gia đình là một trong những người đầu tiên hình thành ngành cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm chế biến sẵn.
38. 28 + Năm 1990 – 2000: Công ty Cổ phần Thực phẩm Gia phát tiền thân là xưởng chế biến và sản xuất thực phẩm theo mô hình gia đình chuyên chế biến và kinh doanh các thực phẩm ăn nhanh cung cấp cho nhà hàng. Hoạt động kinh doanh của gia đình theo mô hình “cha truyền con nối” được diễn ra trong khoảng thời gian dài với lực lượng công nhân chủ yếu là các thành viên trong một gia đình và người lao động thuê theo hình thức bán thời gian. Khách hàng chủ yếu mà Gia Phát lúc bấy giờ là các nhà hàng, khách sạn với nhu cầu khối lượng sản phẩm lớn và liên tục. Quy mô của xưởng lúc bấy giờ nhỏ với quy trình xử lý nguyên liệu thủ công. + Năm 2000 – 2008: Hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định, việc sử dụng máy móc trong chế biến trong quá trình sơ chế và đóng gói giúp DN tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ một xưởng chế biến nhỏ với phạm vi hẹp Xưởng chế biến và sản xuất thực phẩm Gia Phát mở rộng quy mô thành 2 xưởng chế biến với số lượng nhân công lên tới 20 người. Cùng với đó, DN tìm kiếm và khai thác được tiềm năng từ khách hàng cá nhân từ đó giúp thị phần kinh doanh của DN trên thị trường thay đổi tích cực. + Năm 2009: Tốc độ phát triển ngành ngày càng cao kết hợp với nhu cầu của khách hàng thay đổi. Người mua không chỉ chú trọng vào giá cả, xuất xứ, chất lượng của sản phẩm mà yếu tố bao bì và thương hiệu của sản phẩm. Các DN chế biến được thành lập và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hòa vào xu thế chung, nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và ngành chế biến thực phẩm nói riêng, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Gia Phát được hình thành và dùng lại chính thương hiệu cũ của Xưởng chế biến Thực Phẩm Gia Phát. Mô hình Công ty Cổ phần giúp Gia Phát mở rộng quy mô chuyên môn hóa theo chức năng mà còn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong tâm trí khách hàng. Từ đó, DN tìm kiếm được những khách hàng trung thành và định vị được DN trên thị trường. + Năm 2009 – 2014: Gia Phát mở rộng xưởng sản xuất, xây dựng thêm 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm nâng tổng số lên 6 cửa hàng giúp việc tiếp cận và kinh doanh của DN có hiệu quả. Năm 2014 cũng là năm Gia Phát mở rộng và tìm kiếm được khách hàng không chỉ trong khu vực miền Bắc mà Lào và Campuchia cũng là hai thị trường đang và sẽ đầy tiềm năng trong tương lai không xa mà Gia Phát nhắm tới. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty – Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến và kinh doanh thực phẩm – Các sản phẩm cung cấp trên thị trường: Chân giò hun khói, Lườn vịt xông khói, Thịt ba chỉ xông khói, Thịt lợn thăn xông khói, Hams, Jambong, Xúc xích các loại, Dabao… Thang Long University Library
Đề Tài: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Công Ty Toàn Phương, Hay
Published on
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng cho các bạn làm luận văn tham khảo
1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2023 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Nguyễn Văn Minh Người hướng dẫn : Ths . Cao Thị Hồng Hạnh Hải Phòng – 2023
4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). ………………………………………………………………………………………………………. ………. ………………………………………………………………………………………………………. ………. ………………………………………………………………………………………………………. ………. ………………………………………………………………………………………………………. ………. ……………………………………………………………………………………………………… ……….. ………………………………………………………………………………………………………. ………. ………………………………………………………………………………………………………. ………. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế tính toán. ……………………………………………………………………………………………………… ……….. ……………………………………………………………………………………………………… ……….. ………………………………………………………………………………………………………. ………. ……………………………………………………………………………………………………… ……….. ……………………………………………………………………………………………………… ……….. ………………………………………………………………………………………………………. ………. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. …………………………………………………………………………………………………… ……….. … ………………………………………………………………………………………………………. ………. ………………………………………………………………………………………………………. ……….
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………. Học hàm, học vị………………………………………………………………………………………… Cơ quan công tác:……………………………………………………………………… ……………… Nội dung hướng dẫn:…………………………………………………………………. ……………… Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………. Học hàm, học vị………………………………………………………………………………………… Cơ quan công tác:……………………………………………………………………… ……………… Nội dung hướng dẫn:…………………………………………………………………. ……………… Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 08 tháng 12 năm 2023 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 09 tháng 03 năm 2023 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Văn Minh chúng tôi Thị Hồng Hạnh Hải Phòng, ngày …… tháng……..năm 2023 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… 2. Đánh giá chất lượng của kháo luận (so với nội dung yêu cần đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…: ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. …………… ………………………………………………………………………………………………….. ………….. Hải Phòng, ngày …tháng …năm 2023 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký)
7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………….. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP…………………………………………………. 3 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh…………………………… 3 1.1.1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh ………………………………………. 3 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ………………………… 4 1.1.3. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh …………………………. 5 1.1.4. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………………………………… 5 1.1.5. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .. 6 1.1.6. Mục đích của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh …………………………. 7 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh………………….. 8 1.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp……………………………………… 8 1.2.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo nguồn vốn kinh doanh………………………………….. 8 1.2.1.2. Chỉ tiêu doanh số lợi nhuận……………………………………………………………. 8 1.2.1.3. Sức sinh lời của tổng tài sản…………………………………………………………… 8 1.2.1.4. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu …………………………………………………….. 9 1.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận ………………………………………. 9 1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động…………………………………………………………….. 9 1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn …………………………………………………………………. 10 1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí …………………………………………………………….. 10 1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính…………………………………………………………………. 11 1.2.3.1. Các hệ số về khả năng thanh toán…………………………………………………. 11 1.2.3.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính ………………………………………………. 13 1.2.3.3 Các chỉ số về khả năng hoạt động………………………………………………….. 15 1.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả SXKD cuả doanh nghiệp …. 16 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ……………………………………………….. 16 1.3.1.1. Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực…………………………………………. 16 1.3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp……………………………………………………… 17 1.3.1.3 Môi trường văn hoá xã hội……………………………………………………………. 17 1.3.1.4 Môi trường kinh tế ………………………………………………………………………. 18 1.3.1.5 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng ………………… 18 1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp…………………………………………………. 18
8. 1.3.2.1 Lực lượng lao động ……………………………………………………………………… 18 1.3.2.2 Bộ máy quản trị doanh nghiệp ………………………………………………………. 19 1.3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp…………………………………………….. 20 1.3.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp……… 20 1.3.2.5 Môi trường làm việc trong doanh nghiệp ……………………………………….. 21 1.3.2.5 Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp ………. 21 1.4. Nội dung phân tích hoạt động SXKD…………………………………………………. 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN PHƯỢNG ………………… 23 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng …………………………………………………………………………………………. 23 1.1 Thông tin chung về công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng …… 23 1.2. Lịch sử hình thành công ty………………………………………………………………… 23 1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Toàn Phượng.. 24 1.3.2. Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty ………………. 25 1.3.2.1. Chức năng và trách nhiệm của Giám Đốc ……………………………………… 25 1.3.2.2. Chức năng và trách nhiệm của phòng kinh doanh…………………………… 25 1.3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán tài chính ………………………….. 26 1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng …………………………………………………………………………………………. 27 1.4.1. Thuận lợi. …………………………………………………………………………………….. 27 1.4.2. Khó khăn ……………………………………………………………………………………… 27 2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh………………………………….. 28 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp …………………………………………………………. 33 2.2.2.1 Phân tích chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận…………………………………………. 33 2.2.2.2 Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí…………………………………. 34 2.2.2.3 Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động………………………………. 35 2.2.2.4 Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn……………………………………… 36 2.2.2.5.Phân tích chỉ tiêu về tài chính căn bản……………………………………………. 39 2.2.2.6.Nhóm chỉ tiêu hoạt động………………………………………………………………. 45 2.3. Đánh giá chung………………………………………………………………………………… 47
9. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN PHƯỢNG …….. 52 3.1. Giải Pháp 1 : Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận để dẫn đến giảm số lượng hàng tồn kho và nâng cao năng xuất hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………………………………………………………………………………….. 52 3.2. Giải pháp 2: Tăng cường nâng cao chất lượng lao động của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ TOÀN PHƯỢNG ………………………………………………… 55 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 59
10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ TNHH Trách nhiệm hữu hạn CBCNV Cán bộ công nhân viên CNV Công nhân viên LNST Lợi nhuận sau thuế TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSbq Tài sản bình quân DTT Doanh thu thuần VCSHbp Vốn chủ sở hữu bình quân TCP Tổng chi phí
11. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng trong thời gian qua đã hết lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình và tạo điều kiện cho em được trải nghiệm,thực tập, và làm việc thực tếtại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo cao thị hồng hạnh , là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập và làm khóa luận. Cảm ơn cô đã hướng dẫn, giúp đỡ, bổ sung những kiến thức phong phú, thực tiễn và bổ ích cho em thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị, CBCNV trong công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng đã truyền đạt những kinh nghiệm của thế hệ đi trước bằng tất cả sự nhiệt tình, lòng hăng say và tận tụy. Để từ đó,em có cái nhìn khách quan hơn về công việc, bổ sung kiến thức chuyên môn cho bản thân. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè, và đồng nghiệpđã động viên và giúp đỡ emhoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này! Hải Phòng, ngày tháng năm Sinh viên
13. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 2 * Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: – Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng. + Phạm vi nghiên cứu: – Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng. – Thời gian: 2023- 2023. + Phương pháp nghiên cứu: – Thu thập các tài liệu của Công ty, và các nguồn khác – Thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thứ cấp từ phòng kế toán ( 2023, 2023) để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty thời gian tới. Đóng góp chính của nghiên cứu: – Thứ nhất, Khóa luận sẽ góp phần tổng hợp được lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh. – Thứ hai, phân tích được thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng thời gian gần đây. – Thứ ba, quan trọng hơn cả là đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty thời gian tới.Tác giả hy vọng Khóa luận sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHDL Hải Phòng. Kết cấu của nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của Khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng
14. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện nền sản xuất kinh doanh chưa phát triền, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của xã hội sau đó là sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sản xuất ra. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển. Các Mác đã ghi rõ: “Nếu một hình thái vận động là do một hình thái khác vận động khác phát triển lên thì những phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học khác nhau cũng phải từ một ngành này phát triển ra thành một ngành khác một cách tất yếu”. Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chuyên môn hóa đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, hiện vật dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hóa với các hoạt động mua và bán và đây là những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
15. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 4 Thông thường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có định hướng, có kế hoạch. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, có kế hoạch sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nhắc đến hiệu quả hoạt động SXKD trong doanh nghiệp, chắc hẳn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng đây là hoạt động kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, cách nhìn này chỉ là sự tổng kết về kết quả cuối cùng của một chu kì kinh doanh. Vì vậy, để hiểu rõ bản chất của hiệu quả chúng ta cần phân biệt được khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả tương ứng với nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định. Kết quả thường được biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu hoặc lợi nhuận. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn. Quan điểm này cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD phải dựa vào cả đầu vào và đầu ra, đó là khi doanh nghiệp mang về được nhiều doanh thu hơn chi phí bỏ ra, nó phản ánh trình độ khai thác nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Tóm lại, hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, mức chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Công thức xác định: H = 𝐊 𝐂 Trong đó: H là hiệu quả hoạt động SXKD K là kết quả thu về từ hoạt động SXKD C là chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
16. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 5 1.1.3. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả hoạt động SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lý luận lẫn thực tiễn, là mục tiêu trước mắt, lâu dài và bao trùm doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động SXKD là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp mà cá chủ thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau môt quá trình nhất định, nó có thể là đại lượng cân đong đo đếm được như: số lượng sản phẩm xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chi phí…và cũng có thể là các đại lượng phản ánh mặt chất lượng (định tính) như: uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm… Như vậy kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Xét về hình thức, hiệu quả hoạt động SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra với cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là yếu tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng nguồn lực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác và sự dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Xét đến cùng thì bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Về mặt chất, hiệu quả hoạt động SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong một doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kết quả thực hiện và những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Về mặt lượng, hiệu quả hoạt động SXKD biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi kết quả lớn hơn chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống chỉ tiêu nhất định. 1.1.4. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch SXKD của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó công cụ hiệu quả hoạt động SXKD. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động SXKD không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra các
17. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 6 biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Với vai trò là phương diện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp. 1.1.5. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Sự cần thiết khách quan: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư. Muốn vậy cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, sự tích tụ cơ bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, các Công ty ra đời sản xuất phát triển cực kỳ nhanh chóng cả về quy mô lẫn hiệu quả, với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Để chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo quản lý tốt các hoạt động của Công ty đề ra phương án giải pháp kinh doanh có hiệu quả, nhà tư bản nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều loại và yêu cầu độ chính xác cao. Với đòi hỏi này công tác hạch toán không thể đáp ứng được vì vậy cần phải có môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội dung phương pháp nghiên cứu phong phú. Ngày nay với những thành tự to lớn về sự phát triển kinh tế – Văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật cao thì phân tích hiệu quả càng trở lên quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp bởi nó giúp nhà quả lý tìm ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất về Kinh tế – Xã hội – Môi trường. Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả. Tóm lại: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định về sự thay đổi đó, đề ra những biện pháp sát
18. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 7 thực để tăng cường hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kích tích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.6. Mục đích của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Là biện pháp quan trọng để dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro, bất định trong kinh doanh.
19. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 8 Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng ở bên ngoài khác. 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 1.2.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy lợi nhuận so với vốn kinh doanh đã bỏ ra. Tỷ suất LNST trên VKD = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐍𝐕𝐊𝐃 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó có tác dụng khuyến khích việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đồng vốn trong mỗi khâu của quá trình SXKD. 1.2.1.2. Chỉ tiêu doanh số lợi nhuận Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: Xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, thể hiện cứ mỗi đồng doanh thu doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 Ý nghĩa: Một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hay nói theo cách khác thì lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. 1.2.1.3. Sức sinh lời của tổng tài sản Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp, cho biết cứ 100 đồng tài sản doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Theo cách viết này thì khả năng sinh lời tổng tài sản của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của một tỷ số năng lực hoạt động với một tỷ số khả năng sinh lời doanh thu. Khả năng sinh lời tổng tài sản thấp có thể do năng lực hoạt động tài sản thấp, cho thấy trình độ quản lý tài sản kém, hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp do quản lý chi phí không tốt, hoặc kết hợp cả hai nhân tố đó.
20. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 9 1.2.1.4. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Sức sinh lời vốn CSH = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐕ố𝐧 𝐂𝐒𝐇 Điều này có ý nghĩa là một đồng vốn CSH bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mặt khác, doanh lợi vốn CSH lớn hơn doanh lợi tổng vốn điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay rất có hiệu quả. 1.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình SXKD , phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình SXKD trong một thời kì nhất định, thì người ta còn sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố cụ thể. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận đảm nhận hai chức năng sau: Phân tích có tính chất bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp. Phân tích hiệu quả của từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố SXKD nhằm tìm biện pháp tối đa hóa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp, đây là chức năng chủ yếu của chỉ tiêu này. 1.2.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người có tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu sau để đánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không. a. Sức sản xuất của lao động: W = 𝐃𝐓𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐋Đ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ Ý nghĩa: Một người lao động trong doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng DTT. b. Sức sinh lời của lao động Sức sinh lời của lao động = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐋Đ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ
21. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 10 Ý nghĩa: Một lao động trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Hai chỉ tiêu phản ánh đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng lao động, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng lao động hoặc hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lượng thời gian lao động hiện có, giảm lượng lao động dư thừa, nâng cao hiệu suất sử dụng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn Vòng quay tổng vốn Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Vòng quay tổng vốn = 𝐃𝐓𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 𝐃𝐓𝐓 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐜ố đị𝐧𝐡 Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tài sản lưu động ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 𝐃𝐓𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại mấy đồng doanh thu. 1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí a. Sức sản xuất của chi phí Hiệu quả sử dụng chi phí = 𝐃𝐓𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. b. Sức sinh lời của chi phí Sức sinh lời của chi phí = 𝐋𝐍𝐒𝐓 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡í
24. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 13 này ≥ 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng. Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào Hệ số thanh toán lãi vay = 𝐋ã𝐢 𝐭𝐮ầ𝐧 𝐓𝐓+𝐋ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả 𝐋ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. 1.2.3.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu tài chính Hệ số nợ (Hv) Hệ số nợ (Hv) = 𝐍ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 = 1 – Hệ số vốn chủ Thông thường các chủ nợ thích hệ số thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Trong khi chủ doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ có thể sử dụng lượng vốn vay này để gia tăng lợi nhuận. Nhưng nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên muốn biết hệ số này cao hay thấp phải so sánh với hệ số nợ của bình quân ngành. Hệ số vốn chủ (Hc) Hệ số vốn chủ (Hc) = 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 = 1 – Hệ số nợ Hệ số vốn chủ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hay chịu sức ép từ các khoản nợ vay. Các chủ nợ thường thích hệ số vốn chủ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp đảm bảo tốt hơn cho các khoản nợ vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Hệ số nợ Hệ số đảm bảo nợ phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, nó cho biết cứ trong một đồng vốn vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo.
27. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 16 Vòng quay tổng vốn Vòng quay toàn bộ vốn là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nó phản ánh một đồng vốn được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Vòng quay tổng vốn = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐯ố𝐧 Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu lần thu được các khoản phải thu và được xác định: Vòng quay các khoản phải thu = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý cuả số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều các khoản phải thu. Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. 1.3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả SXKD cuả doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới… ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình mất ổn định của các nước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.
28. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 17 1.3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp… ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.3.1.3 Môi trường văn hoá xã hội Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội… đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội… nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
29. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 18 1.3.1.4 Môi trường kinh tế Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người… là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. 1.3.1.5 Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khí hậu,… ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ… do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường,… đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia… ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán… của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1 Lực lượng lao động Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con người mới chính là chủ thể, là nhân tố quyết định sự thành công thất bại của doanh nghiệp. Cũng chính người lao động đã sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới và kiểu dáng phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị
30. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 19 trường là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm dịch vụ rất cao đã đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội ngũ được trang bị tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật. Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.2 Bộ máy quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng. Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ
31. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 20 chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiêm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. 1.3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. 1.3.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tàu sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư
32. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 21 lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. 1.3.2.5 Môi trường làm việc trong doanh nghiệp Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp. Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanh nghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khách với các doanh nghiệp khác. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. 1.3.2.5 Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chất gây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tới tinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máy móc
33. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 22 thiết bị, tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Nội dung phân tích hoạt động SXKD Phân tích hoạt động SXKD là công cụ thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhưng thông tin này không có sẵn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc bất kỳ tài liệu nào của doanh nghiệp. Để có được thông tin này phải qua phân tích các bước sau: Bước 1: Phân tích chung hoạt động SXKD qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bước 2: Phân tích chỉ tiêu tổng hợp Bước 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng Bước 4: Nhận xét Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải được thực hiện tốt các mối quan hệ sau: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa. Trong đó phải tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, giảm số lượng hàng hóa tồn kho và bán thành phẩm cùng số lượng tồn dở dang Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh doanh và tăng nguồn chi phí để đạt tới kết quả đó. Trong tốc độ tăng kết quả phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Mối quan hệ giữa kết quả lao động và chi phí bỏ ra để duy trì, phát triển sức lao động, phải tăng nhanh tốc độ tăng tiền lương bình quân trong việc sử dụng hợp lí hơn yếu tố đó. Nếu nguyên vật liệu sử dụng còn lãng phí thì phải làm cách nào để sử dụng hợp lí và tiết kiệm. Nếu lao động sống ở doanh nghiệp sử dụng chưa hợp lí thì phải tìm mọi biện pháp tổ chức lại lao động cho hợp lí hơn nhằm tiết kiệm lao động sống đó và góp phần vào việc giảm bớt chi phí sản xuất hoặc giảm tốc độ tăng của yếu tố chi phí đó.Từ đó mà có thể tăng được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
34. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TOÀN PHƯỢNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng 1.1 Thông tin chung về công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Tên công ty : công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Toàn Phượng Tên giao dịch: TP CO.,LTD Địa chỉ: Số 10 Bùi Mộng Hoa, Phường Bắc Sơn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng Mã số thuế: 0200596164 Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Toàn Ngày cấp giấy phép: 12/08/2004 Ngày hoạt động: 04/09/2004 Điện thoại: 0913254476 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Thuương mại và dịch vụ TOÀN PHƯỢNG Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty hiện nay: công ty chuyên kinh doanh các loại sản phần về nước giải khát như : nươc ngọt pepsi , bia , rượu , …. 1.2. Lịch sử hình thành công ty Công ty TNHH thương mại và dịch vụ toàn phượng được thành lập vào ngày 4/09/2004 dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên. Trước đó c ông ty là một hộ cá thể nhỏ lẻ nhưng đã nắm bắt được nền kinh tế thị trường . công ty đã được chủ doanh nghiệp thành lâp Trong những năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, công ty đã gặp không ít khó khăn khi chưa tìm kiếm được đối tác các bạn hang với doanh nghiệp, them vào đó cán bộ nhân viên công ty chưa có nhiều người có kinh nghiệm trong tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng khó khan . Trong tiếp cận nguồn vốn công ty còn chưa thực sự vững mạnh. Chình vì vậy những năm đầu này, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hang nằm trong khu Vực kiến an – Hải Phòng. Trên đà phát triển công ty dần gây dựng được thương hiệu và niềm tin với khách hang và bạn hang trong hầu
35. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 24 giám đốc phòng kinh doanh dơn vị tổ chức xúc tiến bán hàng tổ chức nhân sự đơn vị kĩ thuật phòng kế toán kế toán trưởng kế toán viên hết khắp các tỉnh thành. Công ty ngày càng lớn mạnh và tạo nhiều thuận lợi hơn, bất chấp khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. 1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Về cơ cấu của công ty thì do công ty là TNHH một thành viên vì vậy người đứng đầu điều hành công ty là Giám đốc công ty sau đó là vị trí của các phòng ban đơn vị trong công ty. Sơ đồ 1.3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Công ty hoạt động theo mô hình : trực tuyến Tổng thể công ty có 23 công nhân và nhân viên. Tổ chức bộ máy khá gọn nhẹ các phòng ban có mối quan hệ khăng khít, phối hợp chặt chẽ tạo ra hiệu quả cao trong công việc.
36. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 25 1.3.2. Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty 1.3.2.1. Chức năng và trách nhiệm của Giám Đốc Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh hằng năm của công ty, quyết định thời điểm và phương thức huy động them vốn, quyết định thời điểm và phương thức huy động them vốn, quyết định tăng giảm vốn điều lệ. Quyết định giải pháp phát triển thị trường và khách hang. Sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty. Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản của công ty. Là người chịu trách nhiệm pháp lý của công ty. Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Tuyển dụng lao động. Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. 1.3.2.2. Chức năng và trách nhiệm của phòng kinh doanh Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hang tới các khách hang và các khách hang tiềm năng của công ty nhằm đạt được hiệu quả về doanh số thị phần. Lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường và triển khai thực hiện. Thiết lập giao dịch trực tiếp tới các xưởng nhỏ lẻ và công ty lớn. Thực hiện các hoạt động bán hang nhằm đem lại doanh thu cho công ty. Phối hợp với các bộ phận lien quan nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hang. Giải đáp những thắc mắc của khách hang, theo dõi, tư vấn và trực tiếp hướng dẫn khách hang về cách sử dụng cũng như bảo quản sản phẩm của công ty một cách hiệu quả và an toàn. Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của công ty. Tổ chức phối hợp với các bộ phận khác thực hiện quản lý nhân sự đào tạo cho người lao động. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích kích thích người lao độn, thực hiện các chế độ cho người lao động. Quản lí việc sử dụng tài sản của công ty đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh phòng chống cháy nổ trong công ty.
37. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 26 Tham mưu đề xuất cho Giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức hành chính nhân sự. Để thực hiện nhiệm vụ đó, phòng kinh doanh cần nắm bắt thông tin về thị trường và hàng hóa được thông qua việc lấy thông tin từ các thông tin thu thập được để tham mưu cho giám đốc nắm bắt được tình hình tiêu thụ, phân phối sản phẩm của công ty về số lượng, đơn giá, chất lượng,… để tìm ra phương hướng đầu tu cho các mặt hàng và thăm dò tìm các thị trường mới cho sản phẩm của công ty. Đối với một công ty chuyên về mặt hàng nước giải khát thì phòng kinh doanh có thể coi là phòng quyết định sự thành công lớn nhất của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình, chuyên nghiệp để có thể tạo ra được sự uy tín và niềm tin cho khách hàng. 1.3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán tài chính Gíup việc tham mưu cho Gíam đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê. Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh. Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch định kỳ về kinh phí hoạt động, chi phí bảo dưỡng định kỳ sửa chữa nhỏ của công ty và kế hoạch tài chính khác. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của nhà nước và điều lệ của công ty. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn. Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ công ty. Thực hiện những nhiệm vụ khác do giám đốc công ty phân công.
38. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 27 1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng 1.4.1. Thuận lợi. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TOÀN PHƯỢNG là một công ty thương mại có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng nước giải khát cho thị trường . Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, có sự nhiệt huyết và được đào tạo chuyên sâu đã từng bước tạo được niềm tin với quý khách hang và uy tín với các đối tác lâu năm của công ty. Tuy cũng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh nhưng công ty vẫn hoạt động có lãi. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng, hứa hẹn sẽ đạt được những thành công lớn trong tương lai. Công ty với nguồn vốn mạnh mẽ công ty luôn đầu tư những trang thiết bị máy móc kĩ thuật cao, đem lại hiệu quả cao trong công việc. 1.4.2. Khó khăn Các đối thủ cạnh tranh lớn là công ty coca-cola và bên cạnh đó có rất nhiều các hãng nhỏ lẻ khác vì thế công ty khó thu hút các nhà đầu tư Kênh phân phối và cách thức bán hang của công ty còn nhiều hạn chế. Do vấn đề kinh tế khó khăn làm cho một số doanh nghiệp phá sản làm cho công ty mất đi một số đối tác làm ăn. Không những vậy mà việc phá sản còn làm cho công ty phát sinh them phần nợ xấu khó đòi và làm giảm lượng khách hàng của doanh nghiêp.
39. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 28 2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.1: Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2023 Năm 2023 Chênh lệch 2023/2023 +/- % 1. Doanh thu BH và CCDV 59.276.548.624 53.951.420.845 -5.325.127.779 -8.98% 2. Các khoản giảm trừ 2.527.172 -2.527.172 -100% 3. Doanh thu thuần 59.273.976.452 53.951.420.845 -5.322.555.607 -8.97% 4. Giá vốn hàng bán 58.366.564.084 52.808.971.779 -5.557.592.305 -9.52% 5. Lợi nhuận gộp 907.412.368 1.142.449.066 235.036.698 25.90% 6. Doanh thu HĐTC 108.041 73.250 -34.791 -32.20% 7. Chi phí tài chính 417.263.771 345.064.058 -72.199.653 -17.30% chúng tôi phí lãi vay 417.263.771 345.000.000 -72.199.653 -17.30% 9. CP quản lý doanh nghiệp 1866638923 1.852.086.663 -14.552.260 -0.78% 10. Lợi nhuận thuần (1.376.382.285) (1.054.628.405) -321.753.880 -22.72% 11. Thu nhập khác 1.556.058.610 1.260.055.714 -296,002,896 -19.02% 12. Chi phí khác 58.346.086 58.346.086 100.00% 13. Lợi nhuận khác 1.556.058.610 1.201.709.628 -354.348.982 -22.19% 14. Lợi nhuận trước thuế 179.676.325 147.081.223 -32,595,102 -18.14% 15. Chi phí thuế TNDN 39.528.792 41.085.462 1.556.670 3.93% 16. Lợi nhuận sau thuế 140.147.533 105.995.761 -34,151,772 -24.36% (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng , ta có thể thấy rằng: Lợi nhuận sau thuế năm 2023 so với năm 2023 giảm 34.151.772 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 24.36% cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2023 là kém hơn so với năm 2023. Đồng thời giúp cho công ty tìm xem nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 so với năm 2023 giảm 5.325.127.779 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 8.98%. điều này xảy ra là do công ty mất thị phần cho một số đối thủ cạnh tranh . Trong năm 2023, giá vốn hàng bán giảm 5.557.592.305 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 9.52%. Giá vốn giảm là do sản lượng của công ty giảm so với năm 2023. Do giá cả sinh hoạt năm 2023 tăng, đẩy giá đầu vào cho sản xuất tăng. Và do
40. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 29 tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu . Tuy nhiên vẫn làm cho lợi nhuận gộp tăng lên 235.036.698 đồng, tương ứng tăng 25.90%. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2023 so với năm 2023 giảm 34.791 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 32.20% là do tiền và các khoản tương đương tiền và vòng quay tiền giảm xuống . Chi phí từ hoạt động tài chính năm 2023 so với năm 2023 giảm là 72.199.653 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 17.3%. Toàn bộ chi phí tài chính là chi phí lãi vay. Từ hoạt động tài chính đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 72.199.653 đồng. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã không sử dụng vốn vay nhiều như kì trước, và hoạt động tài chính chưa thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 so với năm 2023 giảm 14.522.260 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 0.78 %. Tốc độ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ngang gần bằng tốc độ giảm doanh thu. Vì trong năm 2023 công ty làm ăn không hiệu quả . Đây được xem là một trong những khuyết điểm mà doanh nghiệp cần xem xét. Do đó ban lãnh đạo công ty cần phối hợp với các phòng ban và các cán bộ công nhân viên đưa ra các biên pháp cần thiết để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2023 so với năm 2023 giảm 321.753.880 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 22.72%. cũng là do quá trình kinh doanh năm 2023 của công ty còn gặp nhiều khó khăn và dẫn đến thua lỗ . Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 còn chưa ổn định so với 2023.
41. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 30 Bảng 2.2: Phân Tích Sự Biến Động Của Tài Sản Đvt: VNĐ TÀI SẢN Năm 2023 Năm 2023 Chênh lệch Giá trị % A. Tài sản ngắn hạn 9.501.409.86513.174.328.383 3.672.918.518 38.65% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 309.783.353 18.998.044 -290.785.309 -93.86% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0.00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 976.028.394 161.025.073 -815.003.321 -83.50% IV. Hàng tồn kho 8.215.598.11812.730.756.637 4.515.158.519 54.96% V. Tài sản ngắn hạn khác 263.548.629 263.548.629 100% B. Tài sản dài hạn 4.059.932.498 4.003.587.960 -56.344.538 -1.39% I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0.00% II. Tài sản cố định 559.932.498 503.587.960 -56.344.538 -10.06% 2. Nguyên giá 3.500.000.000 3.500.000.000 0 0.00% 3. Giá trị hao mòn lũy kế (570.823.866) (627.168.404) 56.344.538 9.87% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0% III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0.00% IV. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0.00% 1. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 0.00% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 13.561.342.36317.177.916.343 3.616.573.980 26.67% (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Nhận xét: Qua bảng phân tích cơ cấu sử dụng tài sản trên, ta có thể chỉ ra rằng giá trị tài sản của Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Toàn Phượng đã có sự tăng lên từ năm 2023 tới 2023. Giá trị tài sản cuối năm 2023 so với năm 2023 tăng 3.616.573.980 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 26.67%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 3.672.918.518 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng là 38.65% và tài sản dài hạn giảm 56.344.538 đồng tương ứng tỉ lệ giảm là 1.39%. Điều đó cho thấy quy mô về tài sản của doanh nghiệp đã có sự gia tăng vể quy mô và thay đổi về cơ cấu giữa 2 năm 2023 và 2023. Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy: a) Về tài sản ngắn hạn – Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2023 so với năm 2023 giảm 290.785.309 đồng, tương ứng tỉ lệ giảm là 93.86%.
42. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng Sinh viên: Nguyễn Văn Minh – QT1801N 31 – Các khoản phải thu năm 2023 so với năm 2023 giảm 815.003.321đồng, tương ứng giảm 83.50%. . – Mặt khác hàng tồn kho công ty năm 2023 so với năm 2023 cũng tăng lên là 4.515.158.519 đồng, tương ứng tỉ lệ tăng là 54.96%. Hàng tồn kho tăng lên nhiều như vậy là do năm 2023, công ty mở rộng hơn nữa phục vụ kinh doanh, nên việc dự trữ về nguyên, nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng tăng lên cụ thể là các vật dụng như máy móc trang thiết bị , cơ sở vật chất và một số mặt hàng còn trong kho dẫn đến giá trị hàng tồn kho lớn. – Tài sản ngắn hạn khác năm 2023 so với năm 2023 tăng lên 263.548.629 đồng, chủ yếu là do khoản chi phí trả trước ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng lên. b) Về tài sản dài hạn – Tài sản dài hạn năm 2023 so với năm 2023 giảm 56.344.538 đồng tương ứng tỉ lệ giảm 1.39 % chủ yếu là do sự giảm đi của tài sản cố định. Tài sản cố định năm 2023 giảm so với năm 2023 là 56.344.538 đồng tương ứng tỉ lệ giảm là 10.06%. Nguyên nhân là do trong năm 2023 công ty cần điều tiết lại hoạt động kinh doanh của mình để có thể phát triển kinh doanh trong những năm tiếp theo .
Đề Tài: Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Khách Sạn Level, Hay
, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Download luận văn đồ án tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh với đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL, cho các bạn tham khảo
4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp Phần 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh Phần 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Level Phần 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. – Bảng cân đối kế toán 2013 – 2023 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013 – 2023 – 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Khách sạn Level thuộc Công ty CP Đầu tư và Du lịch LV
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Lê Đình Mạnh Học hàm, học vị: Kỹ sư Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Người hướng dẫn thứ hai: Họ và tên:………………………………………………………………………………… Học hàm, học vị:……………………………………………………………………….. Cơ quan công tác:……………………………………………………………………… Nội dung hướng dẫn:…………………………………………………………………. Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 16 tháng 5 năm 2023 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 24 tháng 7 năm 2023 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày …… tháng……..năm 2023 Hiệu trưởng GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. 2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…): …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. 3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2023 Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
7. (Phiếu nhận xét thực tập)
8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………….3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ……………………………………………………………………………………………5 1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh……………………………………………………..5 1.1.1. Khái niệm…………………………………………………………………………………….5 1.1.2. Ý nghĩa, vai trò nâng cao hiệu quả kinh doanh …………………………………5 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh………………………………7 1.1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh…………………………….11 1.2. Các chỉ số về hoạt động kinh doanh khách sạn…………………………………..13 1.2.1. Doanh thu…………………………………………………………………………………..13 1.2.2. Chi phí……………………………………………………………………………………….14 1.2.3. Lợi nhuận…………………………………………………………………………………..14 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp…………14 1.3.1. Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) …………………………………………15 1.3.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)…………………………………….15 1.3.3. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)…………………………………………….15 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận………….16 1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động…………………………………..16 1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn …………………………………………17 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ……………………………………..17 1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí …………………………………….19 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN LEVEL HẢI PHÒNG …………….20 2.1 Khái quát về Khách sạn LEVEL………………………………………………………..20 2.1.1. Giới thiệu chung về Khách sạn LEVEL …………………………………………20 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn……………………………………………..21 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn…………………………………………..22 2.1.4. Cơ cấu tổ chức ……………………………………………………………………………23 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Khách sạn 2013 – 2023 ……………..28 2.2.1. Các hoạt động kinh doanh của Khách sạn………………………………………28
9. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 2 2.2.2. Phân tích tình hình nguồn khách đến Khách sạn 2014 – 2023…………………39 2.2.3. Phân tích tình hình doanh thu ……………………………………………………….43 2.2.4. Phân tích tình hình chi phí……………………………………………………………44 2.2.5. Phân tích tình hình lợi nhuận………………………………………………………..45 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL…………46 2.3.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp…………………………………………46 2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản…………………………………………………48 2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn…………………………………………………….54 2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí………………………………………………..56 2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động……………………………………………..58 2.3.6. Phân tích tình hình tài chính …………………………………………………………61 2.3.7. Kết quả đạt được…………………………………………………………………………66 2.3.8. Hạn chế ……………………………………………………………………………………..67 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN LEVEL HẢI PHÒNG……………………………………………………….68 3.1 Phương hướng phát triển của Khách sạn…………………………………………..68 3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ………………..68 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực………………………………….68 3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu bằng các chính sách Marketing………………..70 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..73
10. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đã và đang khởi sắc khi mỗi năm thu hút một số lượng lớn khách du lịch đến khám phá vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam. Kết quả này phải kể đến sự đóng góp của hoạt động kinh doanh khách sạn. Cho đến nay, lượng khách sạn từ 1 đến 5 sao vẫn không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Để tạo dựng được danh tiếng và chỗ đứng trên thị trường, các khách sạn phải luôn hết mình để cạnh tranh lành mạnh với các khách sạn khác. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, các khách sạn đã đề ra các chiến lược kinh doanh với nhiều chính sách khác nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Xuất phát từ nhận thức của bản thân, em đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Việc nghiên cứu này nhằm đánh giá tổng quan, quá trình hình thành và phát triển về Khách sạn LEVEL Hải Phòng và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn . Từ thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Đối tượng nghiên cứu Thông qua các báo cáo tài chính của phòng kế toán khách sạn, các báo cáo kết quả kinh doanh của Khách sạn LEVEL Hải Phòng, các trang thông tin về Khách sạn. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích những kêt quả đạt được trong hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần đây. Dựa trên tình hình thực tế cũng như định hướng của khách sạn trong thời gian tới để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đầy hiệu quả kinh doanh của khách sạn. 5. Kết cấu đề tài Bố cục đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
11. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 4 Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL
12. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực sẵn có của một đơn vị để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiểu một các đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào: Hiệu quả kinh doanh = Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở năng suất lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà quản lý không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hóa trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Hiệu quả kinh doanh trong du lịch thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ, hàng hóa dịch vụ có chất lượng cao để thỏa mãn các nhu cầu của du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa. 1.1.2. Ý nghĩa, vai trò nâng cao hiệu quả kinh doanh a. Ý nghĩa: Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. Đối với người lao động: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao mới đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định, đời sống tinh thần vật chất cao, thu nhập cap và
13. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 6 ngược lại. Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tác động đến mỗi người lao động. Một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ kích thích được người lao động làm việc hưng phấn, tích cực, hăng say hơn. Vì hiệu quả kinh doanh chi phối rất nhiều tới thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. b. Vai trò: Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả giữ một vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế “lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi” thì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay không? Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất giúp doanh nghiệp củng cố được vị trí, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không bù đắp được những chi phí bỏ ra thì đương nhiên doanh nghiệp khó đứng vững, tất yếu dẫn đến phá sản. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, đạt được thành quả to lớn Đối với kinh tế xã hội: Việc doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với chính bản thân doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đối với xã hội, trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể, nhiều cá thể vững mạnh phát triển cộng lại sẽ tạo ra một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì doanh nghiệp mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, trình độ dân trí được đẩy mạnh, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 8 Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ là rát quan trọng nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh vừa hợp tác vừa cạh tranh nhau một cách công bằng. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật kinh doanh trên thị trường. Trong môi trường kinh doanh khách sạn nói riêng, một khi cac thành viên không tuân thủ pháp luật (trốn thuế, tỏ chức hoạt động mại dâm, mua bán tàng trữ ma túy, cung cấp dịch vụ kém chất lượng…) sẽ làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Trong môi trường này nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực trong doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh té ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác, đồng thời gây tác động xấu đến hình ảnh của ngành du lịch quốc gia nói chung. Môi trường chính trị tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch,, tới lượng khách đi và đến của một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế đến lưu trú tại các khách sạn. Khách du lịch quốc tế ngoài lý do tham quan thắng cảnh hay công tác đều cần được đảm bảo an toàn về tính mạng. Sự ổn định về chính trị ảnh hưởng rất lớn đến quyết định du lịch của du khách. Sự ổn định chính trị thể hiện ở chỗ: thể chế, quan điểm chính trị có được nhân dân đồng tình hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính hay không… – Môi trường văn hóa Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi dân tộc. Văn hóa xã hội ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng, thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch. Đây cũng chính là nhân tố tác động lớn kinh doanh khách sạn nói riêng và kinh doanh du lịch nói chung. Khách đi du lịch nhằm mở rộng kiên thức, học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nên xem những sự kiện văn hóa – xã hội như fesstival, hội nghị quốc tế, kỉ niệm thành lập.. là những cơ hội tốt để kinh doanh thu hút khách hàng, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với du khách quốc tế.
16. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 9 Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh. – Cơ sở hạ tầng, vật chất xã hội Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,… là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch sử dụng các phương tiện cơ sở hạ tầng chung của xã hội như: mạng lưới giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Với tình trạng kém chất lượng về mạng lưới giao thông ở nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng (sửa chữa cầu đường hàng loạt, nập lụt, kẹt xe) thì sự phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn gặp không ít khó khăn. Một khi du khách không thể đến được điểm du lịch hoặc giao thông làm hạn chế lượng khách đến địa điểm du lịch thì khách sạn sẽ mất đi khách hàng. Về lâu dài, phát triển du lịch không đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng sẽ không thu hút được đầu tư cũng như khách du lịch. 1.1.3.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô – Nhân lực Đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc và làm hài lòng khách hàng đòi hỏi người làm dịch vụ phải có trình độ chuyeenm môn nghiệp vụ, có kỹ năng giao tiếp và phải được phân công công việc hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn. Do đó, hiệu quả hoạt động của khách sạn phụ thuộc vào kỹ năng, phẩm chất của những nhân viên phục vụ, đồng thời được quyết định bởi tài năng của những người lãnh đạo. – Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất là yếu tố hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khách sạn, đó là yếu tố thể hiện chât lượng dịch vụ đóng vai trò cần thiết cho việc sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Cơ sở vật chất trong khách sạn bao gồm các khu vực phục vụ khách như buồng, nhà hàng, quầy bar, đại sảnh, hành lang… và trang thiết bị, tiện nghi, máy móc phục vụ cho việc lưu trú của khách, đồng thời là các đồ dùng trang trí tạo nên vẻ đẹp bên ngoài cho khách sạn. Sản phẩm dịch vụ tốt cần có hình thức đẹp để thu hút khách hàng. Có 4 tiêu chí để đánh giá chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật trong
17. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 10 khách sạn là: sự tiện nghi, tính thẩm mỹ, sự an toàn và môi trường vệ sinh. Bốn tiêu chí này thường đi kèm với nhau nên chỉ cần một tiêu chí bị đánh giá thấp thì chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ bị đánh giá thấp. Do đó, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng rát lớn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. – Nguồn lực tài chính Khả năng về tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế. Một khách sạn nếu có nguồn lực tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho cac hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp cho khách sạn có khả năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa bổ sung các tiện nghi, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất phục vụ. Hơn nữa, khả năng tài chính dồi dào là cơ sở cho khách sạn thực hiện các chiến lược phát triển phù hợp với sứ mạng kinh doanh của mình. Có thể coi nguồn lực tài chính là nhân tố quyết định khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình kinh doanh việc xác định cơ cấu vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn là cần thiết vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. – Giá cả Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó tác động đến doanh thu bán hàng, dịch vụ và tác động đến đầu vào là giá trị vốn nguyên liệu hàng hóa và chi phí để tạo ra sản phẩm dịch vụ Giá cả ngoại tệ là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, giá cả ngoại tệ tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến tiền tệ trong nước, do đó ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, nguyên liệu… Vấn đề cơ bản của kinh doanh khách sạn là giải quyết mâu thuẫn giữa giá cả và chất lượng. Nếu tăng chất lượng mà không quan tâm đến chi phí thì chi phí sẽ tăng tăng giá khách không hài lòng mất khách. Hoặc nếu không tăng giá thì lợi nhuận của khách sạn sẽ giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Do đó cần duy trì tỷ lệ hợp lý giữa kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra – chính là tỷ lệ phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. – Sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thể hiện ở cả hai yếu tố vô hình và hữu hình. Sản phẩm hữu
18. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 11 hình là những trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các tiện nghi phục vụ cho quá trình lưu trú của khách hàng, được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn riêng đối với từng hạng khách sạn. Sản phẩm vô hình là sự phục vụ, không thể xác định cụ thể chất lượng phục vụ là như thế nào vì nó phụ thuộc vào sự cảm nhận chủ quan của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, họ sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Do đó, việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. 1.1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 1.1.4.1. Phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối: Phương pháp này cho biết khối lượng, quy mô đạt tăng giảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoặc giữa các thời kỳ của doanh nghiệp. Mức tăng giảm tuyệt đối = Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích – Trị số của chỉ tiêu kì gốc Mức tăng giảm tuyệt đối không phản ánh về mặt lượng, thực chất việc tăng giảm không nói lên là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí. Nó thường được dùng kèm với các phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ. So sánh bằng số tương đối: Phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển, mối quan hệ, trình độ phổ biến, kết quả của hiện tượng. Trong phân tích người ta thường dung các loại số tương đối sau: – Số tương đối động thái: phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian – Số tương đối kế hoạch: dung để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. – Số tương đối kết cấu: Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể 1.1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, chẳng hạn như doanh thu chịu ảnh hưởng trực tiếp của ít nhất hai nhân tố là số lượng sản phẩm
19. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 12 bán ra và giá bán. Do vậy. thông qua phương pháp thay thế liên hoàn chúng ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên một chỉ tiêu cần phân tích. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng quan hệ hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Các bước áp dụng: – Bước 1: Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, công thức tính chỉ tiêu. – Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo trật tự nhất định: nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. Nếu có nhiều nhân tố số lượng thì nhân tố số lượng chủ yếu xếp trước, thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trật tự trong suốt quá trình phân tích. – Bước 3: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích Đối tượng cụ thể của phân tích = Trị số chi tiêu kỳ phân tích – Trị số chỉ tiêu kỳ gốc – Bước 4: Tiến hành thay thế và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: bằng hiệu số giữa kết quả của lần thay thế trước đó – Bước 5: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng đối tượng cụ thể phân tích 1.1.4.3. Phương pháp chi tiết Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể có chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:
20. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 13 – Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: mọi kêt quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh. – Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát sao, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Tùy theo đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của từng chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích… khác nhau có thể lựa chọn trong khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. 1.2. Các chỉ số về hoạt động kinh doanh khách sạn 1.2.1. Doanh thu Mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu được và nó góp phần tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ nghiên cứu do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung mang lại cho khách sạn. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng. Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính: – Doanh thu từ dịch vụ lưu trú – Doanh thu từ dịch vụ ăn uống – Doanh thu từ dịch vụ bổ sung khác
21. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 14 Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho du khách. Hiện nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Năm, chiếm gần 70% doanh thu của toàn ngành. Như vậy, số lượng chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách sạn có vai trò quan trọng đối với kinh doanh du lịch 1.2.2. Chi phí Chi phí là số tiền chi trong doanh nghiệp khách sạn, là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh: – Chi phí nghiệp vụ kinh doanh lưu trú – Chi phí nghiệp vụ kinh doanh ăn uống – Chi phí nghiệp vụ khác Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí: – Chi phí tiền lương – Chi phí trả về cung cấp cho các ngành kinh tế khác (điện, nước…) – Chi phí vật tư trong kinh doanh – Hao phí nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến. – Chi phí khác 1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ với các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để đạt được thu nhập đó Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận: – Tình thời vụ – Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ – Giá cả thị trường – Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp – Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
23. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 16 Tỷ suất sinh lời = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x 100 của vốn doanh thu (ROS) Doanh thu Một tỷ lệ ROS sẽ tăng đối với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi đó một tỷ lệ ROS giảm có thể là dấu hiệu khó khăn về tài chính 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận 1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động – Lao động là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội và là tổng thể những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được huy động vào quá trình lao động. – Năng suất lao động: là hiệu quả có ích của lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc là thời gian để sản xuất ra một kết quả cụ thể có ích với một chi phí nhất định. Năng suất lao động bình quân = Doanh thu thuần Tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động trực tiếp trong kỳ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Sức sinh lời của lao động Sức sinh lời của lao động = Lợi nhuận sau thuế Tổng số lao động bình quân Tỷ suất sinh lời của lao động là so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với số lượng lao động tham gia. Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợp đồng lao động. Đây là cặp chỉ tiêu phản ánh tương đối đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên để có thể đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng lao động người ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác như hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lượng thời gian hiện có,
24. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 17 giảm lượng lao động dư thừa, nâng cao hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Mặt khác chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, góp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Sức sản xuất của vốn Sức sản xuất của vốn = Tổng doanh thu thuần Tổng số vốn Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, mỗi đồng vốn CSH bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao. Sức sinh lợi của vốn Sức sinh lợi của vốn = Lợi nhuận Tổng số vốn Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho thấy cứ một đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Đây chính là chỉ tiêu ROE và là chỉ tiêu quan trong nhất đối với người chủ doanh nghiệp. 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 1.3..3.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Sức sản xuất của tổng tài sản Sức sản xuất của tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng tài sản đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Sức sinh lợi của tổng tài sản Sức sinh lời của tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
25. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 18 Chỉ tiêu này cho tấy cứ một đồng tài sản đã mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cang có hiệu quả. 1.3..3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này phản ánh trong mỗi kỳ nhât định tài sản ngắn hạn luân chuyển được bao nhiêu vào hay mỗi đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế Tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư của tài sản ngắn hạn thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng lớn. 1.3..3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là bộ phận tài sản phản ánh năng lực kinh doanh hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Sức sản xuất của tài sản cố định Sức sản xuất của tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư tài sản cố định thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của tài sản cố định Sức sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận sau thuế Tài sản cố định bình quân
26. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 19 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế trong kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhât của người chủ doanh nghiệp. Nó phản ánh hiệu quả của việc đầu tư 1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng. Đó là tất cả các chi phí tồn tại và phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh từ khâu hình thành và tồn tại doanh nghiệp, đến khâu tạo ra sản phẩm và tiêu thụ xong. Hiệu quả sử dụng chi phí đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng chi phí. Sức sinh lời của tổng chi phí Chỉ tiêu này được xác định như sau: Sức sinh lời của TCF = Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí bình quân Chỉ tiêu này cho biết tỏng kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Số vòng quay của chi phí (sức sản xuất của chi phí) Sức sản xuất của TCF = Tổng doanh thu thuần Tổng chi phí bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, mỗi đồng chi phí bỏ ra thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
27. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 20 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN LEVEL HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về Khách sạn LEVEL 2.1.1. Giới thiệu chung về Khách sạn LEVEL Khách sạn LEVEL Hải Phòng tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố Cảng Hải Phòng trên tuyến đường Lạch Tray nối liền thành phố với bãi biển Đồ Sơn nổi tiếng đã từ lâu đi vào lịch sử đất nước và con người Hải Phòng. Khách du lịch chỉ mất 10 phút để tới sân bay quốc tế Cát Bi, tới Ga Hải Phòng. Nếu khách du lịch có sở thích mua sắm thì chỉ mất ít phút để tới các trung tâm thương mại như siêu thị Big C, chúng tôi Mart, Vincom. Từ khách sạn, khách du lịch chỉ mất 5 phút để tới những địa danh lịch sử như Quán Hoa, Chùa Hàng, Nhà hát lớn thành phố. Đặc biệt khách sạn nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, từ đây khách di lịch rất dễ dàng di chuyển tới các Khu công nghiệp lớn của thành phố Cảng. Khách sạn LEVEL Hải phòng thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư & Du lịch LV đạt tiêu chuẩn 3 sao là một trong những khách sạn có tiếng ở thành phố Cảng Hải Phòng. Khách sạn LEVEL được cấp giấy phép ngày 10/12/2009, chính thức hoạt động vào cuối năm 2011. Đến nay, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao theo quyết định số 648/QĐ-TCDL ngày 27/12/2012, quy mô 12 tầng với 60 phòng nghỉ và căn hộ được trang thiết bị đồng bộ, tiện nghi tiêu chuẩn quốc tế sẽ đem đến cho khách hàng những giây phút tuyệt vời khi lưu trú. Hệ thống phòng hội nghị, hội thảo với sức chứa lên tới 300 khách, nhiều sự lựa chọn về không gian hứa hẹn là nơi tổ chức thành công sự kiện và hội thảo tiêu chuẩn quốc tế. “Lắng nghe những điều nhỏ nhất” là phương châm phục vụ của khách sạn LEVEL đối với mỗi khách hàng. Hơn cả sự mong đợi đó là sự tận tâm và tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên và cũng là những điều khách sạn mong muốn đem lại cho khách hàng. Một số thông tin cơ bản của Khách sạn LEVEL – Khách sạn LEVEL: thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư & Du lịch LV – Địa chỉ: Số 71, đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam – SĐT: (84.31) 3626888 – Fax: (84.310 3626999
28. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 21 – Website: chúng tôi – Email: [email protected] – Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh lưu trú và một số dịch vụ bổ sung. – Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn 2.1.2.1. Chức năng – Phục vụ khách nghỉ tại khách sạn với 60 phòng ngủ sang trọng, ấm cúng và rất tiện nghi – Nhà hàng sang trọng với các món ăn Âu, Á ngon miệng, hợp khẩu vị, thực đơn phong phú, giá cả hợp lí. – Cung cấp các dịch vụ hội nghị, hội thảo với phòng họp sức chứa lên đến hơn 300 khách được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế – Tổ chức tiệc cưới trọn gói với thực đơn ngon miệng, hấp dẫn, giá cả hợp lý, đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, cùng với các dịch vụ đi kèm như MC, ban nhạc… 2.1.2.2. Nhiệm vụ – Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. – Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn – Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người lao động. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu đặt ra của thị trường – Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về kinh doanh dịch vụ, các dịch vụ bổ sung… theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục du lịch, đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của khách sạn – Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế với các tổ chức hợp tác
29. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 22 – Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, sử dụng các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước – Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong khách sạn có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ của khách sạn. – Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Khách sạn LEVEL Hải Phòng là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao theo tiêu chuẩn của Tổng Cục Du lịch. Trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, đầu tư về mọi mặt, đặc biệt là cơ sở vật chất nên khách sạn đã có đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn cao. – Đón tiếp: Quầy lễ tân được đặt tại sảnh chính tầng 2, diện tích rộng được trang bị máy tính cũng như các phương tiện phục vụ cho việc đặt chỗ và đón khách, cách thủ tục nhận trả phòng. Sảnh tầng 2 được lắp đặt hệ thống điều hòa 2 chiều, đồng hồ báo giờ của các nước trên thế giới, tivi truyền hình cáp kết nối các kênh nước ngoài. Nối tiếp quầy lễ tân với các buồng ngủ trên các tầng là hai cầu thang máy hiện đại, an toàn tuyệt đối. – Khu vực lưu trú: Khách sạn được xây dựng 12 tầng với 60 phòng được bộ trí theo 3 cấp độ tiêu chuẩn phòng khác nhau. Các loại phòng đều có những trang thiết bị cần thiết cho khách như: điện thoại, điều hòa 2 chiều, tivi, két sắt, dịch vụ internet wifi, điện thoại quốc tế, tủ lạnh, sấy tóc, phòng tắm nóng lạnh riêng. Ngoài ra, khách sạn còn được lắp đặt hệ thống còi báo động khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên các hệ thống này chưa đồng bộ với trang thiết bị khác. Đó là một trong những khó khăn thách thức lớn đối với khách sạn. – Dịch vụ ăn uống: Nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ăn uống tại khách sạn của khách hàng, Khách sạn LEVEL Hải phòng kinh doanh nhà hàng và quầy Lobby Bar tại tầng 2. Tại đây, khách hàng có một không gian thoải mái sang trọng xong hết sức ấm cúng, thưởng thức các mon ăn nhanh, ăn nhẹ thuần túy của Việt Nam cũng như các món Âu cùng rượu ngoài và cocktail được phục vụ tại lobby bar.
30. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 23 – Dịch vụ tiệc, hội thảo: Phòng tiệc và hội thảo có sức chứa lên tới 270 khách cùng với menu tiệc vô cùng phong phú hứa hẹn sẽ là nơi tổ chức thành công những buổi tiệc… 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của khách sạn LEVEL được tổ chức theo cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là mỗi bộ phận hay người thừa hành chỉ có một người lãnh đạo trực tiếp. Người này phải hiểu và làm được công việc của những nhân viên thuộc quyền, thường mỗi người lãnh đạo chỉ có một số lượng nhân viên nhất định. Với mô hình này các bộ phận quan hệ với nhau bình đẳng, hợp tác, thống nhất trên toàn đơn vị và trên sự hỉ đạo trực tiếp duy nhất từ Giám đốc. Các bộ phận chức năng có trách nhiệm thi hành các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động của mình. Đồng thời có trách nhiệm gián tiếp tham gia cùng các đơn vị nghiệp vụ khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn khách sạn. Với tình hình hiện nay, cách bố trí này được coi là hợp lý và rất khoa học, đúng người, đúng việc. Điều này làm cho năng suất lao động của khách sạn được nâng lên, nhân viên trong khách sạn có điều kiện phát huy tay nghề tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng.
31. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 24 Bảng 2.1.4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
32. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 25 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành do Chủ tịch Hội đồng quản trị trực tiếp bổ nhiệm. Giám đốc điều hành căn cứ vào quy mô, cấp hạng phương thức kinh doanh, đối tượng khách và nhiệm vụ kế hoạch chủ động tổ chức sắp xếp các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, phụ đảm bảo gọn, nhẹ, hợp lý, phục vụ khách hàng với chất lượng hiệu quả và kinh tế cao. Giám đốc điều hành là người có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt trong khách sạn. Giám đốc quản lý điều hành mọi mặt hoạt động cảu khách sạn theo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chính với cấp trên về hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý tài sản của công ty, chịu trách nhiệm trước luật doanh nghiệp, pháp luật nhà nước về mọi công việc được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền. Giám đốc điều hành phụ trách các mặt kinh doanh sau – Quản lý điều hành, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban Khối Khối hành chính – Kinh doanh – Kế toán Bộ phận Lễ tân Bộ phận Nhà hàng Khối Buồng – Vệ sinh – Giặt là Bộ phận Bếp Bộ phận An ninh – Bảo vệ Bộ phận Kỹ thuật – Quan hệ đối nội, đối ngoại, quan hệ với khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế quan trọng Phòng kế toán – Tham mưu cho Giám đốc điều hành xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các đề án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn Khách sạn. – Tham mưu và tham gia điều hành việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh theo phương án nhằm bảo tồn và phát triển vốn.
35. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 28 – Quản lý, giữ gìn đồ vật cho khách đảm bảo yếu tố an toàn. – Kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác, ghi chép những thông tin của khách về hoạt động dịch vụ của Khách sạn để báo cáo lãnh đạo Khách sạn để đưa ra được biện pháp xử lý thích hợp. Bộ phận Kỹ thuật: – Chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị trong khách sạn đảm bảo kỹ thuật cao, sẵn sàng phục vụ hoạt động của khách sạn. – Thực hiện các khâu trang trí sân khấu, âm thanh cho hội trường để phục vụ cho các hội nghị, hội thảo do khách hàng hợp đồng. – Tổ chức vận hành hệ thống điện nước, máy móc thiết bị kịp thời sửa chữa những hỏng hóc, sự cố đột xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh liên tục 24/24 giờ. Bộ phận An ninh – Bảo vệ: Bảo vệ an ninh trật tự trong khách sạn cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản của khách. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Khách sạn 2013 – 2023 2.2.1. Các hoạt động kinh doanh của Khách sạn 2.2.1.1. Hoạt động lưu trú a. Sản phẩm phòng nghỉ b. Sản phẩm phòng hội thảo Loại phòng Diện tích Số lượng Giá công bố (VND/ngày) Đặc điểm phòng Deluxe 25 m2 18 800.000 Phòng 1 giường lớn Executive 35 m2 24 1.000.000 01 giường, 02 giường Level Suite 45 m2 11 1. 400.000 01 giường lớn Apartment 50m2 7 26.000.000 01 giường lớn Có ban công
36. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 29 Phòng hội thảo LEVEL Hội trường A ≤ 50 khách Hội trường A ≥ 50 khách Hội trường B Hội trường A & B Nửa ngày (04 tiếng) 4.000.000 VND 5.000.000 VND 4.000.000 VND 7.500.000 VND Cả ngày (08 tiếng) 6.000.000 VND 7.000.000 VND 6.000.000 VND 9.500.000 VND Giá phòng hội thảo đã bao gồm: – 10% thuể & 5% phí phục vụ – Bảng trắng, bút dạ – Hỗ trợ lắp đặt máy chiếu, miễn phí màn chiếu – Flip chart, 02 tờ giấy & 01 bút bi/người/ngày – Hệ thống âm thanh ánh sáng, 02 micro không dây – Nhân viên phục vụ hội thảo, nhân viên kỹ thuật trực âm thanh – Biển chỉ dẫn, bục phát biểu & lễ tân đón tiếp – Khu vực đỗ xe c. Công suất sử dụng phòng Theo số liệu từ phòng kinh doanh khách sạn LEVEL thì công suất sử dụng phòng được chia theo thời vụ du lịch. Trong mùa du lịch (mùa cao điểm), sản phẩm sẽ được bán với số lượng nhiều và thường có giá trị cao. Ngoài mùa du lịch (mùa thấp điểm), sản phẩm sẽ khó bán. Năm 2014, mùa cao điểm công suất sử dụng phòng là 75%, mùa thấp điểm là 43% Năm 2023, mùa cao điểm công suất sử dụng phòng là 79%, mùa thấp điểm là 45% Công suất sử dụng phòng năm 2023 đã tăng nhẹ so với 2014. Đây là một tín hiệu tốt, khách sạn nên đưa ra các chính sách bán hàng để nâng cao hơn nữa các con số này. 2.2.1.2. Hoạt động marketing a. Tổng quan thị trường
37. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 30 Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt 760.798 lượt khách, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 12 tháng năm 2023 đạt 7.943.651 lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014. Khách quốc tế tại một số nước đến Việt Nam (đvt: nghìn lượt người). Nguồn: Tổng cục du lịch Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 6.271.250 lượt người, tăng 0,8%; đến bằng đường bộ đạt 1.502.562 lượt người, giảm 7,05%; đến bằng đường biển đạt 169.839 lượt người, tăng 256,9%. Những năm qua, nhờ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Hải Phòng đã thu hút nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế đến tham quan. Năm 2023, lượng khách du lịch đến thành phố Hải Phòng đạt trên 5,6 triệu lượt người, trong đó có khoảng 624.000 lượt khách quốc tế với tổng doanh thu ước đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng cũng ngày càng tăng, chủ yếu là người dân đến từ Hải Phòng, Hà Nội, và các tỉnh phụ cận. Trong đó có trên 85% du khách đến với du lịch biển như Cát Bà, Đồ Sơn… b. Khách hàng và thị trường hoạt động Hiện nay thị trường khách hàng của khách sạn rất phòng phú không chỉ có khách nôi địa mà còn có một lượng lớn khách nước ngoài thường xuyên đến lưu trú và ăn uống tại khách sạn.Ta thấy thị trường khách đến với khách sạn chủ yếu là khách quốc tế chiếm khoảng 80% tổng lượt khách đến khách sạn trong năm 2023.
38. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 31 Khách quốc tế: Thị trường mục tiêu là khách chủ yếu đến từ các nước như: Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Mỹ… Trong đó có những khách Nhật Bản lưu trú tại khách sạn từ 1 – 2 năm. Khách sạn đã phân đoạn thị trường dựa vào các tiêu chí sau: Hình thức lưu trú của khách, quốc tịch, độ tuổi… Qua đó khách sạn đã xác định được khách đến với khách sạn chủ yếu là khách nước ngoài. Dựa vào đó, khách sạn mà cụ thể hơn là phòng Kinh doanh đưa ra được các chính sách, các giải pháp thu hút khách hợp lý tập trung vào thị trường khách nói trên. Ngoài căn cứ đó, khách sạn xác định khách đến chủ yếu là khách công vụ trong đó nghề nghiệp chủ yếu là thương nhân, cán bộ, công chức đến Hải Phòng để làm ăn hay đi công tác. Độ tuổi khách tập trung ở vào khoảng 18 – 35 tuổi. Đây là những cơ sở quan trọng để khách sạn đưa ra những giải pháp thu hút khách thế nào cho hiệu quả. Khách nội địa: Ngoài khách du lịch quốc tế thì khách sạn cũng chú trọng vào một bộ phận không nhỏ khách nội địa có khả năng thanh toán cao tập trung ở các thành phố lớn như: Hải Phòng, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đi du lịch hoặc đi công tác tại Hải Phòng. Ngoài việc lưu trú, khách Hải Phòng chủ yếu đến đặt tiệc cưới, tổ chức hội nghị, hội thảo tại khách sạn… c. Đối thủ cạnh tranh Trong cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng, có khá nhiều khách sạn đang và sẽ hoạt động. Hiện tại, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khách sạn LEVEL là các khách sạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Có thể kể đến các khách sạn: Nam Cường Hotel, Avani Hải Phòng Harbour Virew, Princess Hotel… Bảng 2.5.2.3: Một số đối thủ cạnh tranh tại Hải Phòng STT Tên Địa chỉ Loại phòng Số lượng Hạng sao 1 Khách sạn Nam cường Số 47 đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, HP Executive Superior 60 4 Executive Deluxe 10 Executive Junior Suite 4
39. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 32 Nam Cuong Suite 2 2 Khách sạn Avani HP Harbour View Số 12 đường Trần Phú, quận Ngô Quyền, HP Superior Room 48 4 Deluxe Room 47 Executive Room 21 Apartment 5 Royal Suite 1 3 Khách sạn Princess Số 3/3B đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, HP Superior Room 6 3 Deluxe Room 21 Executive Room 21 Special Executive 2 Princess Suite 2 4 Khách sạn Monaco 101-103 đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, HP Standard Room 23 2 Deluxe Room 3 Superior Room 2 d. Chính sách sản phẩm Hoạt động của khách sạn chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh lưu trú. 3 loại phòng của khách sạn có chất lượng phục vụ hơn nhau không đáng kể. Tuy nhiên, trang thiết bị và vị trí các phòng này lại có sự chênh lệch khá lớn, nhất là loại phòng căn hộ. Khách ở căn hộ thường ở dài ngày, là những chuyên gia của các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia. Khách sạn LEVEL Hải Phòng nằm trên tuyến đường Lạch Tray, gần với ngã tư Quán Mau, vị trí này đã làm cho chất lượng dịch vụ nói chung của khách sạn được nâng cao. Song song việc đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ lưu trú, khách sạn LEVEL còn cung cấp một số dịch vụ bổ sung là sản phẩm ăn uống do bộ phận
43. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 36 Bảng 2.1.3.1. Cơ cấu lao động năm 2014 – 2023 Chỉ tiêu phân loại 2023 2014 Chênh lệch Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % 1. Cơ cấu theo giới tính Nam 15 37,50 19 43,18 4 26,67 Nữ 25 62,50 25 56,82 0 – 2. Cơ cấu theo trình độ Đại học 20 50,00 20 45,45 0 – Cao đẳng – trung cấp 15 37,50 18 40,91 3 20,00 Phổ thông 5 12,50 6 13,64 1 20,00 3. Cơ cấu theo bộ phận Khối buồng – vệ sinh – giặt là 15 37,50 16 36,36 1 6,67 Nhà hàng 4 10,00 4 9,09 0 – Bếp 3 7,50 4 9,09 1 33,33 Lễ tân 6 15,00 6 13,64 0 – An ninh – Bảo vệ 5 12,50 6 13,64 1 20,00 Kỹ thuật 2 5,00 3 6,82 1 50,00 Khối hành chính 4 10,00 4 9,09 0 – Tổng số LĐ 40 44 4 10,00
44. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 37 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự – Khách sạn LEVEL) Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của khách sạn là dịch vụ nên tỷ lệ lao động nữ trong khách sạn chiếm phần lớn: Lao động nữ chiếm 62,5% và 43,18% là lao động nam. Dựa vào đặc điểm về cơ cấu giới tính của khách sạn đa số là nữ nên Giám đốc khách sạn đã có những chính sách phân công bố trí lao động hợp lý đối với lao động nữ: bố trí ca làm việc ở các bộ phận như lễ tân, buồng phòng, giặt là thường hạn chế bố trí ca làm đêm; đồng thời khách sạn có chính sách khuyến khích: khi con ốm hoặc hoàn cảnh khó khăn, nghỉ đẻ thì quay trở lại vẫn được bố trí công việc một các hợp lý, không gây khó khăn hay sức ép với họ
46. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 39 2.2.2. Phân tích tình hình nguồn khách đến Khách sạn 2014 – 2023 2.2.2.1. Cơ cấu khách đến theo phạm vi lãnh thổ Qua bảng số liệu 2.2.2.1 ta thấy: Tổng lượt khách và tổng ngày khách có xu hướng gia tăng còn thời gian lưu trú bình quân lại giảm. Về số lượng khách: Trong 3 năm này, tổng lượng khách của Khách sạn LEVEL tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể: Năm 2013 chỉ có 11.035 người, đến năm 2014 là 14.450 người và vào năm 2023 lên đến 19.302 người. Tỷ lệ khách nội địa đến với Khách sạn chiếm tỷ lệ thấp hơn khách nội địa khi tỷ lệ khách nội địa đều chiếm trên 70% trong tổng số khách đến lưu trú tại Khách sạn. Sở dĩ khách đến khách sạn ngày càng tăng là do sự tác động của cơ chế thị trường mở cửa, hợp tác quốc tế, điều kiện sống của người dân cũng tăng, nhu cầu du lịch và công tác cũng ngày càng cao. Mặt khác, do chiến lược tiếp cận thị trường cùng với chất lượng phục vụ và trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật được đổi mới, đội ngũ nhân viên ân cần niềm nở. Đã thu hút một lượng khách đáng kể và do hoạt động uy tín và quan trọng là Khách sạn đã biết cách khai thác nguồn khách để khách đến Khách sạn nhiều hơn. Về số ngày khách: Tổng ngày khách năm 2013 là 90,540, năm 2014 tăng lên 119.243 ngày khách ứng với 31.70%. Trong đó khách quốc tế tăng 22.878 ngày khách, khách nội địa tăng 5.825 ngày khách. Cho đến năm 2023, tổng lượt ngày tăng lên 157.300, tăng hơn 31,92% so với năm 2014. Trong đó khách quốc tế tăng 33.202 ngày khách, khách nội địa tăng 4.855 ngày so với năm 2014. Số ngày khách bình quân của Khách sạn tăng chứng tỏ khả năng thu hút, giữ chân khách của Khách sạn là tốt đồng thời điều đó cũng thể hiện chất lượng dịch vụ của Khách sạn ngày càng cao hơn, đáp ứng được tốt nhu cầu phát sinh khách hàng. Về thời gian lưu trú bình quân: Thời gian lưu trú bình quân của Khách sạn đạt mức cao. Một phần là do sự cạnh tranh gay gắt của các khách sạn khác có cùng cấp hạng trong khu vực, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian lưu trú bình quân của khách. Cụ thể năm 2013, thời gian lưu lại bình quân đạt 8,20 ngày/lượt. Đến năm 2014 tăng lên nhưng không đáng kể 8,25 ngày/lượt. Nhưng đến 2023 thời gian lưu lại bình quân của khách có xu hướng giảm xuống còn 8,15 ngày/lượt.
47. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 40 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thời gian lưu lại bình quân của khách nội địa thấp hơn khách quốc tế và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, đói với khách nội địa, thời gian lưu lại bình quân năm 2014 là 7,78 ngày nhưng đến năm 2023 chỉ còn 6,27 ngày tương ứng giảm 1,51 ngày.
48. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 41 Bảng 2.2.2.1: Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ giai đoạn 2013 – 2023 Chỉ tiêu 2013 2014 2023 Tốc độ phát triển +/- % +/- % +/- % 2014/2013 2023/2014 +/- % +/- % 1. Tổng lượt khách 11.035 14.450 19.302 3.415 30,95% 4.852 33,58% – Khách quốc tế 8.692 78,77% 11.415 79,00% 14.760 76,47% 2.723 31,33% 3.345 29,30% – Khách nội địa 2.343 21,23% 3.035 21,00% 4.542 23,53% 692 29,53% 1.507 49,65% 2. Tổng ngày khách 90.540 119.243 157.300 28.703 31,70% 38.057 31,92% – Khách quốc tế 72.754 80,36% 95.632 80,20% 128.834 81,90% 22.878 31,45% 33.202 34,72% – Khách nội địa 17.786 19,64% 23.611 19,80% 28.466 18,10% 5.825 32,75% 4.855 20,56% 3. Thời gian lưu lại bình quân 8,20 8,25 8,15 0,05 -0,10 – Khách quốc tế 8,37 8,38 8,73 0,01 0,35 – Khách nội địa 7,59 7,78 6,27 0,19 -1,51 (Nguồn: PhòngHành chính Nhân sự)
49. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 42 2.2.2.2. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi Bảng 2.2.2.2.: Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi giai đoạn 2013 – 2023 Chỉ tiêu 2013 2014 2023 Chênh lệch +/- % +/- % +/- % 2014/2013 2023/2014 +/- % +/- % 1, Khách du lịch công vụ 8.856 80,25% 11.658 80,68% 15.490 80,25% 2.802 31,64% 3.832 32,87% 2, Khách du lịch thuần túy 2.179 19,75% 2.792 19,32% 3.812 19,75% 613 28,13% 1020 36,53% Tổng cộng 11.035 14.450 19.302 3.415 30,95% 4.852 33,58% (Nguồn: Bộ phận Lễ tân)
50. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Khách sạn LEVEL Sinh viên: Nguyễn Thu Hà – QTTN201 Trang 43 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi, ta thấy rằng số lượng khách công vụ chiếm tỷ trọng cao hơn khách du lịch thuần túy và có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ khách công vụ qua 3 năm đều chiếm trên 80% lượt khách. Cụ thể năm 2014 khách công vụ chiếm 11.658 lượt tăng 31,64% so với năm 2013. Năm 2023, con số này tăng thêm 3.832 lượt so với năm 2014. Trong khi đó khách du lịch thuần túy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đến năm 2023 thì có xu hướng tăng mạnh so với những năm trước. Điều này chứng tỏ Khách sạn đã biết cách đầu tư khai thác tốt nguồn khách, biết cách đa dạng hóa nguồn khách, cộng thêm sự phát triển của thành phố Hải Phòng, khách du lịch dừng chân đến Hải Phòng cũng gia tăng. 2.2.3. Phân tích tình hình doanh thu Bảng 2.2.3: Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2013 – 2023 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2023 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2023/2014 +/- % +/- % Lưu trú Trđ 3.663,0 5.112,4 8.064,03 1.449,39 39,6 2.951,63 57,7 Tỷ trọng % 70,06% 70,69% 71,82% 0,63% 1,76% Ăn uống Trđ 898,22 1.273,9 1.997,5 375,77 41,8 723,54 56,8 Tỷ trọng % 17,18% 17,61% 17,79% 0,44% 0,18% Hội thảo Trđ 356,23 638,56 1.117,22 282,33 79,3 478,66 75,0 Tỷ trọng % 6,81% 8,83% 9,95% 2,02% 1,12% DV khác Trđ 311 208 50 -103,49 -33,3 -157,83 -76,0 Tỷ trọng % 5,95% 2,87% 0,44% -3,08% -5,51% Tổng DT Trđ 5.228,5 7.232,5 11.228,5 2.004,0 38,3 3.996,00 55,3 (Nguồn: Phòng Kế toán)
Đề Tài Thực Trạng Công Tác Bán Hàng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ
Chương I: Bán hàng – nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I, Khái quát về công ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ 3
1, Lịch sử ra đời và phát triển của công ty 3
2, Cơ cấu tổ chức của công ty 7
2.1, Cơ cấu quản lý của công ty 7
2.1.1, Ban giám đốc 7
2.1.2, Các phòng ban 7
2.1.3, Nguồn nhân lực 9
2.1.4, Nguồn cung ứng nguyên liệu 9
2.1.5, Đối thủ cạnh tranh của công ty 10
2.1.6, Các chiến lược của công ty 10
3, Bảng kết quả hoạt động bán hàng của công ty trong những năm
II, Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới công tác bán hàng của doanh nghiệp 11
1, Khái niệm 11
2, Vai trò và tầm quan trọng trong công tác bán hàng của
doanh nghiệp 12
3, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hoạt động của doanh nghiệp 13
3.1, Yếu tố thị trường 13
3.2, Yếu tố đầu vào 14
3.3, Yếu tố đầu ra 14
3.4, Các nhân tố thuộc về môi trường 15
4, Những nguyên nhân làm cho hàng hoá không bán được 16
4.1, Nguyên nhân khách quan 16
4.2, Nguyên nhân chủ quan 17
Chương II: Thực trạng công tác bán hàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 18
I, Thực trạng công tác bán hàng của công ty
Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ 18
1, Tình hình sản xuất của công ty
Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ 18
2, Cơ sở lý luận về thực trạng công tác bán hàng 20
3, Thực trạng về công tác bán hàng của công ty
Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ 21
3.1, Những yêu cầu của công tác bán hàng 21
3.2, Nội dung quá trình bán hàng 22
3.3, Căn cứ xác định chương trình tiêu thụ sản phẩm của công ty 23
3.4, Tổ chức thực hiện việc bán hàng 24
3.4.1, Tổ chức mạng lưới bán hàng của công ty 24
3.4.2, Tình hình hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của công ty 26
II, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 27
1, Những giải pháp thuộc về công ty 27
1.1, Dự báo xu hướng vận động của thị trường bánh kẹo Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp nói riêng 27
1.2, Tình hình cạnh tranh của công ty 28
1.3, Một số biện pháp cụ thể 28
1.3.1, Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và bồi dưỡng
lực lượng bán hàng 30
1.3.2, Cải tiến các sản phẩm đã có, đa dạng hoá sản phẩm mới 32
1.3.3, Phấn đấu hạ giá thành để cải tạo thế cạnh tranh về giá 33
1.3.4, Thành lập bộ phận chuyên trách về Maketing 35
1.3.5, Tăng cường đầu tư cho các hoạt động chiêu thị 37
2, Những kiến nghị 37
Chương III: Nhận xét đánh giá về hoạt động kinh doanh 42
I, Đánh giá về hoạt động bán hàng tại công ty trong thời gian qua 42
1, Kết quả hoạt động bán hàng của công ty trong năm 2006 42
2, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 42
3, Một số kết quả đạt được 43
4, Những nguyên nhân tồn tại trên 45
II, Biện pháp chủ yếu phấn đấu thực hiện 46
III, Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 47
VI, Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 50
Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh, Điểm 8, Hay
1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đóng góp một vai trò rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mối quan hệ giao thương giờ đây được mở rộng không chỉ trong nước, mà còn là các thị trường lớn của các nước trên thế giới. Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay của Việt Nam đang được cải thiện dần, tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế có sự cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp cần kinh doanh có chiến lược và hiệu quả. Qua đó, doanh nghiệp vừa có điều kiện để phát triển kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ đảm bảo nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, đối tác, nhân viên toàn công ty và cũng đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ phát triển của chính doanh nghiệp. Để hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp phải thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể biết được những kết quả đạt được của quá trình kinh doanh, phát hiện ra được những mặt hạn chế còn tồn đọng. Cũng qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh để có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng trên nên đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tƣ vấn và Truyền thông Ginet” đã được đưa vào nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu, xem xét tính hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet trong giai đoạn 2010 – 2012 thông qua các chỉ tiêu tài chính. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanhvà đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 của Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Ginet (Đối tượng nghiên cứu chính) và Công ty đối thủ là Công ty TNHH Cung ứng Dịch vụ Amisu. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty. 12. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tƣ vấn và Truyền thông Ginet Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tƣ vấn và Truyền thông Ginet Thang Long University Library
MÃ TÀI LIỆU: 8675
PHÍ TÀI LIỆU: 50.000
ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI (X2)
NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN ( VÍ DỤ: 0324 – trinhnam34gmailcom) có thể bỏ chữ @ mới gửi được)
CHECK EMAIL (1-15 PHÚT)
Đăng nhập MOMO
Quét mã QR
Nhập số tiền
Nội dung: Mã Tài liệu – Email
Check mail (1-15p)
Mua thẻ cào chỉ Viettel, Vinaphone
Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu (vì phí nhà mạng 50%)
Add Zalo 0932091562
Nhận file qua zalo, email
Đăng nhập Internet Mobile
Chuyển tiền
Nhập số tiền
Nội dung: Mã Tài liệu – Email
Check mail (1-15p)
NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562
NHẬP TÀI LIỆU BẠN CẦN TÌM VÀO ĐÂY
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Gia Phát trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!