Xu Hướng 6/2023 # Đâu Là Giải Pháp Lưu Trữ Ảnh Tối Ưu Cho Các Nhiếp Ảnh Gia? # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đâu Là Giải Pháp Lưu Trữ Ảnh Tối Ưu Cho Các Nhiếp Ảnh Gia? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đâu Là Giải Pháp Lưu Trữ Ảnh Tối Ưu Cho Các Nhiếp Ảnh Gia? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuyển đến tiêu đề chính trong bài đăng

[xem]

Ổ cứng ngoài

Ổ cứng gắn ngoài là cách nhanh nhất để có thêm dung lượng lưu trữ cho ảnh bạn chụp. Chỉ cần kết nối nó với máy tính là bạn có thể sử dụng nó như một ổ đĩa với dung lượng cực lớn để lưu trữ ảnh kỹ thuật số.

Tính toán như thế này cho dễ hiểu. Thông thường ảnh RAW có dung lượng khoảng 25BM, nếu bạn mua Ổ cứng di động 1TB thì bạn sẽ phải chụp tới 40.000 bức ảnh để có thể lấp đầy không gian lưu trữ của nó. Tất nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng đủ để bạn hình dung về độ khổng lồ của nó.

Ngày nay, với nhu cầu của các nhiếp ảnh gia ngày càng tăng, thị trường ngày càng có nhiều ổ cứng gắn ngoài với giá cả phải chăng hơn. Trong tầm giá từ vài trăm đến vài triệu đồng là bạn có thể mua được một chiếc ổ cứng tốt. Tuy nhiên, khi có ổ cứng trong tay, bạn nên bảo quản chúng thật tốt vì nếu chẳng may làm mất hoặc bị va chạm mạnh thì dữ liệu trong đó sẽ không còn nữa.

Lưu trữ đám mây

Không giống như ổ cứng gắn ngoài, lưu trữ đám mây là một cách ít rủi ro hơn để bảo quản dữ liệu và hình ảnh của bạn. Dịch vụ này muốn sử dụng bạn cần có kết nối internet để upload / download và có độ bảo mật rất cao, hầu như không ai có thể xâm phạm và lấy hình ảnh của bạn.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến như Dropbox, Google Drive, Microsoft OneDrive, Apple iCloud…. Một số dịch vụ sẽ yêu cầu bạn trả tiền nhưng không sao cả, an toàn là trên hết.

Cả hai cách lưu trữ hình ảnh trên đều có điểm mạnh và điểm yếu, tuy nhiên khi kết hợp cả hai phương pháp này, bạn sẽ có giải pháp tốt nhất: trong những trường hợp bình thường bạn có thể lưu trữ hình ảnh trên các dịch vụ đám mây, nhưng đối với những trường hợp cần sự linh hoạt nhất định. bạn nên sử dụng ổ cứng ngoài.

4 Yếu Tố Lựa Chọn Máy Scan Ảnh Dành Cho Nhiếp Ảnh Gia

Chọn máy Scan theo mức giá

Lưu ý phần quét tài liệu film và slide

Các phần quét tài liệu transparency như film và slide có thể được trang bị tập trung tốt hoặc trung bình ở tùy các dòng máy khác nhau, thông thường các mẫu máy có mức giá cao sẽ trang bị chức năng quét transparency tốt hơn, đèn chiếu sáng thiết kế ở nắp của một số máy quét máy tính để bàn cho phép bạn quét phim và film âm bản phục vụ. Các phần mềm quét cần có sẽ giúp xử lý hình ảnh khác nhau, điều quan trọng là máy quét cần có tính năng slide tiêu chuẩn và có thể quét Slides và kích cỡ phim khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng tính năng quét phim và các slide, hãy chắc chắn rằng máy bạn mua máy với bộ phận quét có kích thước đúng với loại tài liệu mà bạn sử dụng.

Phần mềm hỗ trợ

Hầu hết các máy quét đều có phần mềm OCR ( bộ nhận diện ký tự), trong đó qui trình quét hình ảnh, biến lời nói thành văn bản có thể chỉnh sửa và tìm kiếm. Hầu hết các phần mềm này được sử dụng dễ dàng với các phím tắt thuận tiện cho phép quét và lưu file vào một thư mục, gửi email, sử dụng một ứng dụng cụ thể như Microsoft Word, hoặc kết nối với một máy in để hoạt động như một máy photocopy. Nhiều mẫu máy khác cũng bao gồm các phím tắt, cho phép bạn thực hiện quét cùng các phần mềm các mà bạn lựa chọn mà không cần nhớ các bước thao tác phức tạp và mất thời gian.

Ngoài ra, không kém phần quan trọng đó là các máy quét ảnh thường cung cấp các công cụ phần mềm để giúp khôi phục lại màu sắc để in những bức ảnh bị phai mờ do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều năm hoặc do bảo quản không đúng cách.

Độ phân giải

Do kích thước scan film âm bản là điểm quan trọng cần tập trung, các máy quét cao cấp có khả năng scan ảnh chụp những kiểu ảnh phức tạp một cách trung thực với độ phân giải rất cao. Với khả năng quét ở độ phân giải quang học 6400 dpi , máy quét Epson V550 với tính năng hoàn thiện hình ảnh có thể cho phép bạn in bức ảnh kích thước bằng một poster từ một film gốc 35mm.

Nhược điểm của những máy quét độ phân giải cao là những vết bụi, trầy xước và các thiếu sót khác cũng được phóng đại lên khi đưa ra bản scan. Do đó, những mẫu máy quét phim cao cấp cũng thường có kèm theo phần mềm kỹ thuật số nâng cao chất lượng ảnh giúp giảm bớt những khuyết điểm của ảnh bằng cách loại bỏ các bụi và các vết xước.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Filter Máy Ảnh Là Gì? Có Quan Trọng Với Nhiếp Ảnh Hay Không?

2018-12-05 09:08:50

Filter máy ảnh là gì?

Filter hay còn được gọi là kính lọc, thường được lắp ở phía trước ống kính với mục đích bảo vệ và tăng chất lượng hình ảnh. Trên filter có một lớp tráng ( coating) tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó, và lớp tráng này tránh việc trầy xước cho kính lọc.

Viền kim loại của filter có ghi một số thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất để bạn dễ dàng lựa chọn kính lọc phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Viền này thường được làm bằng nhôm hoặc đồng thau giúp chịu lực tốt và bảo vệ kính lọc khi có va chạm. Và viền kim loại này sẽ là màu đen để hạn chế việc phản xạ ánh sáng và giảm quang sai.

Lưu ý khi chọn Filter

Có hai cách để gắn filter vào ống kính là dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ là gắn vào phía trước ống kính. Với cách gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống kính. Nhưng sẽ hơi vất vả cho bạn khi phải giữ nó trước ống kính, bạn có thể sẽ phải vừa chụp vừa cầm filter.

Còn với dạng dùng rãnh xoắn ốc thì filter gắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời giúp phần bảo vệ ống kính và bạn cũng không phải mất tay như đối với kiểu gắn phía trước.

Nếu bạn mua filter dạng xoắn ốc thì hãy xem kĩ đường kính ống của bạn và chọn loại filter có đường kính tương ứng thì mới có thể gắn nó vào ống kính được. Nếu chưa biết đường kính của ống là bao nhiêu bạn hãy xem nó ở bên hông của ống, với đơn vị đo là milimét.

Độ dày filter cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi dùng với ống góc rộng. Có một số loại filter siêu mỏng được thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng viền đen, nhưng lại khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm filter khác vào bên trên, thậm chí cả nắp ống kính cũng không thể dùng được.

Một số loại Filter (kính lọc) thông dụng hiện nay

Có rất nhiều loại kính lọc khác nhau và ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những dòng kính lọc phổ biến được sử dụng nhiều nhất:

Nó còn được gọi là dạng kính lọc mật độ sáng tự nhiên có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng đi vào ống kính. Giúp cho khả năng chụp ảnh ở tốc độ thấp hơn, và tạo ra một số hiệu ứng vô cùng đặc sắc.

Ở loại Filter ND được chia ra làm 2 loại chính là:

Filter ND giảm sáng cố định: loại này chỉ có một chỉ số giảm sáng cố định và không thể thay đổi được.

Filter ND Giảm sáng thay đổi: loại này có khả năng thay đổi mức độ giảm sáng khi xoay 2 lớp filter. Tùy thuộc vào từng loại filter mà có giá trị giảm sáng khác nhau, thông thường là từ 5 đến 10 stops.

Loại filter này có khả năng ngăn cản tia cực tím đi vào thấu kính. Với mắt thường không thể nhìn thấy những tia cực tím này, nhưng nếu tia này đi vào trong máy có thể gây hại cho cảm biến ảnh của máy ảnh.

Ngoài ra, filter UV còn giúp loại bỏ những thành phần sáng đục như sương mù hay khói, làm giảm tương phản trong bức hình cũng như ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc. Và nó còn bảo vệ cho ống kính khỏi các tác hại bên ngoài như bụi bẩn, tia nước hay va đập mạnh.

Là một biến thể khác của filter ND. Nếu như Filter ND giảm cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì Filter GND chỉ cản cường độ ánh sáng từ một phía nhất định, tuỳ theo loại filter mà mức độ cản sẽ khác nhau.

Kính lọc GND có thể giúp chúng ta thấy được chi tiết ở cùng cực sáng, nhưng lại không làm những vùng còn lại bị quá tối, thích hợp để chụp các bối cảnh có cả nền trời, đường chân trời và cảnh vật dưới mặt đất. Filter GND không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.

Dạng kính lọc này không chỉ giảm cường độ ánh sáng như filter ND, mà nó sẽ cản trở những tia sáng đi từ các hướng không mong muốn đến ống kính, giúp loại bỏ hiện tượng bị loá khi chụp các mặt phản xạ.

Filter CPL thường có một phần cố định gắn chặt vào đầu ống kính, một phần có thể tự xoay để phân cực ánh sáng. Bạn hoàn toàn chủ động điều chỉnh khi xoay CPL quanh ống kính và chọn hiệu ứng tốt nhất cho bức hình.

Giới Thiệu Giải Pháp Lưu Trữ Hình Ảnh Bằng Công Nghệ Synology Nas

Lưu hình ảnh trên thẻ nhớ.

Bạn đang sở hữu bao nhiêu thẻ nhớ tất cả? Chắc cũng vài cái tới hơn chục cái. Cá nhân tôi chỉ xài 3 cái là đủ. Mỗi cái dung lượng trung bình là 64 Gb, thì tổng cộng cũng là 200 Gb. Không chứa được bao nhiều ảnh là đầy. Mà thông thường không ai lưu hình ảnh chụp trên thẻ lâu cả. Chỉ dùng để chụp, xong về nhà là trút lên ổ cứng máy tính liền, đúng không nào.

Lưu hình ảnh trên ổ cứng máy tính.

Ổ cứng máy tính có 2 dạng phổ dụng là SSD và HDD. SSD thì chắc chắn dung lượng không là bao, thường là 256 Gb – 500 Gb, Dung lượng này chỉ đủ cài hệ điều hành và các phần mềm, tài liệu hay sử dụng. Ổ cứng HDD về dung lượng thì lớn hơn (mặc dù tốc độ truy xuất có chậm hơn SSD đáng kể). Nhưng HDD lớn thì cũng cỡ 500 Gb – 1 Tb. Chắc chơi nhiếp ảnh cỡ một năm là đầy ổ cứng rồi. Nên tôi cũng không sử dụng giải pháp này.

Lưu hình ảnh trên ổ cứng di động.

Tương tự như ổ cứng có sẵn trên máy tính, có điều dung lượng có lớn hơn. Từ vài 500 Gb đến khoảng 24 Tb tùy vào nhu cầu. Giải pháp này đang được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Rất dễ dàng mang đi, tuy nhiên nó vướng phải những nhược điểm sau: – Khả năng dính virus cao khi kết nối với máy tính lạ. Nguy cơ ăn cắp dữ liệu trong ổ cứng, cũng như bị xóa, format ngoài ý muốn. – Đối mặt với nguy cơ shock ổ đĩa do di chuyển có thể bị va đập. Mặc dù các hãng sản xuất thường đưa ra những lời cam kết rất mạnh mẽ về khả năng chịu lực của vỏ ổ cứng. – Vì nhỏ gọn nên dễ bị bỏ quên hay mất cắp. Bao nhiêu ảnh đẹp là bấy nhiêu tài sản quý, bỗng dưng bay mất là không ai muốn chút nào cả.

– Thiết bị này chỉ xài cho một mình mình, khó khăn trong việc chia sẻ với bạn bè, khách hàng để show profile nhiếp ảnh. Do đó ta cần xem xét tiếp đã.

Lưu hình ảnh trên các server thuê ngoài, các cloud station

Các dịch vụ vô cùng hấp dẫn như Google drive, Fick, Picassa,… đang có những gói giá khá tốt để bán tài khoản sử dụng. Phương án này tối ưu cho việc chứa ảnh hơn hẳn các phương án trên bởi tính online cho khả năng public và chia sẻ dễ dàng tới bạn bè, khách hàng hay cộng đồng chơi ảnh. Tôi cũng đã dùng dịch vụ này trong nhiều năm. Song vẫn thấy rằng chúng vấp phải một số rào cản bất tiện như: – Bị phụ thuộc vào băng thông đường truyền của các nhà cung cấp, nhất là khi họ đặt server ở nước ngoài. Tình trạng đứt cáp ở Việt Nam xảy ra cũng đôi ba lần trên một năm, chắc hẳn ai cũng khó chịu khi load file cực chậm. – Các định dạng Raw, document, audio, video thường ít được hỗ trợ. Đa số chỉ hỗ trợ xem duyệt ảnh Jpeg. Nhiều khi ta muốn lưu trữ tổng hợp, sẽ tiện sử dụng vào nhiều mục đích hơn. – File Raw là định dạng thường xuyên được sử dụng trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên mỗi lần cần dùng để biên tập hậu kỳ, ta cần phải làm thao tác download offline rồi mới import được vào các phần mềm phổ dụng như Photoshop, Lightroom.

Lưu hình ảnh trên thiết bị lưu trữ độc lập Synology Nas

Đây là một công nghệ lưu trữ kết hợp offline và trực tuyến. Synology Nas là hệ thống ổ cứng gắn ngoài, thông qua mạng LAN chứ không kết nối trực tiếp với máy tính. Do đó Synology Nas mang cả ưu điểm dễ dàng quản lý như một ổ cứng trên máy tính, mà vẫn thuận lợi chia sẻ như lưu trữ trực tuyến, đồng thời sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến, không để xảy ra thất thoát hay lỗ hổng ăn cắp dữ liệu.

Tổ chức quản lý dữ liệu trên Synology Nas

Truy xuất file Raw từ Nas, Import vào Lightroom hay Camera Raw để hậu kỳ

Trong mỗi forder hình ảnh, tôi chứa cả file Raw và Jpeg. Điều ưu việt và tiện lợi của Synology Nas là cho phép import trực tiếp file Raw từ lưu trữ trong ổ cứng của Nas vào catalog của Lightroom hay Camera Raw một cách dễ dàng. Có nghĩa là file lưu trữ vẫn ở trên Nas mà không cần download offline về. Tránh duplicate dữ liệu, làm đầy ổ cứng máy tính.

Tính an toàn và bảo mật hình ảnh, dữ liệu của Nas

Ổ cứng của Nas được đặt cố định một địa điểm. Đó có thể là văn phòng công ty, phòng làm việc tại nhà, hay ở bất cứ đâu mà ta cho là nơi an toàn, ít ai để ý tới. Do đó, hoàn toàn yên tâm khỏi lo bị mất cắp hay rơi rớt khi đi đường như ổ cứng di động. Một thiết bị Nas bao gồm ít nhất một ổ cứng sử dụng và một ổ cứng chỉ dùng dể backup. Do đó, xác xuất bị mất hình gần như là “zero”. Thao tác backup này hoàn toàn auto theo lập trình máy tính của thiết bị. Đây là giải pháp vô cùng thông minh mà các giải pháp lưu trữ khác không có được.

Các ứng dụng hỗ trợ quản lý hình ảnh trên Synology Nas

Thiết bị Synology có cài sẵn hệ điều hành được cung cấp chính hãng bởi tập đoàn Synology. Tại Việt Nam Mstar Corp là đơn vị được uỷ quyền của hãng về cung cấp sản phẩm và dịch vụ tư vấn hỗ trợ giải pháp. Hệ điều hành này cho phép sử dụng rất nhiều các ứng dụng quản lý, phân quyền user, chia sẻ dữ liệu, trao đổi, làm việc nội bộ giữa những người đồng sở hữu,… Các ứng dụng này được áp dụng cho cả PC, Laptop và điện thoại Android, IOS nên dễ dàng đồng bộ và chia sẻ ở bất cứ đâu.

Các bộ ảnh, profile của các bạn chơi ảnh làm dịch vụ rất dễ dàng mang ra in ấn mà không cần phải mang theo usb, hay upload lên các dịch vụ công cộng như google drive, dropbox, megashare, fshare, mà chỉ cần một đường link rút gọn xuất ra từ Nas để download dữ liệu một cách nhanh chóng.

Nguồn : Nhiepanh.wiki

Cập nhật thông tin chi tiết về Đâu Là Giải Pháp Lưu Trữ Ảnh Tối Ưu Cho Các Nhiếp Ảnh Gia? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!