Xu Hướng 3/2023 # Đăng Ký Biện Pháp Bảo Đảm Là Gì? # Top 12 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đăng Ký Biện Pháp Bảo Đảm Là Gì? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đăng Ký Biện Pháp Bảo Đảm Là Gì? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi muốn hỏi đăng ký biện pháp bảo đảm là gì và áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm thì ” đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm “.

Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này quy định rõ các biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký gồm:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

– Thế chấp tàu biển.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 4 quy định về các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu gồm:

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Nghị định 102/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định trên.

Người yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo một trong các phương thức:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện;

– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Nghị định 102/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể việc công bố thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở này.

Các Trường Hợp Phải Đăng Ký Biện Pháp Bảo Đảm

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên

TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Bộ luật dân sự năm 2015 là luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản, xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm, trong đó biện pháp tín chấp áp dụng đối với những hộ gia đình nghèo, cận nghèo được hưởng các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của các giao dịch thương mại, các chủ thể tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có tài sản cố định và vốn lớn nên khi xác lập các biện pháp bảo đảm thường lựa chọn một số biện pháp bảo đảm phù hợp cho việc thực hiện nghĩa vụ như thế chấp, bảo lãnh, cầm cố.

Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản ; quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Tại Điều 3 Nghị định này có giải thích về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: ” Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm “. Trong đó:

Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;

Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

2. Trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm được chia làm 2 nhóm là: các biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký và các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu. Cụ thể như sau:

Nhóm 1: Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

Thế chấp quyền sử dụng đất;

Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

Thế chấp tàu biển.

Nhóm 2: Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

Thế chấp tài sản là động sản khác;

Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

3. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.

Để được tư vấn chi tiết về trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Biện Pháp Bảo Đảm Ký Quỹ

Biện pháp bảo đảm ký quỹ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa của một ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”.

1. Đặc điểm của ký quỹ:

– Mục đích: Ký quỹ như một hình thức khác: cầm cố tài sản, bão lãnh, ký cược, tín chấp, đặt cọc đều nhằm một mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khi có bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với người có quyền.

– Tính chất: Nghĩa vụ phát sinh từ biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự theo hình thức kí quỹ là nghĩa vụ (phụ thuộc vào nghĩa vụ chính). Không phát sinh từ khi nghĩa vụ chính thực hiện

2. Lưu ý về Đối tượng kí quỹ

Theo Khoản 1 Điều 360Bộ luật Dân sự năm 2005: Đối tượng của biện pháp kí quỹ là Tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ có giá khác .

Khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào ngân hàng có thể giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần phạm vi nghĩa vụ phải thực hiện nhưng khi mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đúng thì cũng chỉ sử dụng giá trị các tài sản này để giải quyết xong phạm vi nghĩa vụ phát sinh còn số giá trị tài sản còn lại khi đã thực hiện còn nghĩa vụ thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ.

3. Lưu ý về điều kiện kí quỹ

– Biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ phát sinh khi có sự thỏa thuận giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ.

– Sự thỏa thuận này chỉ được thể hiện ở chỗ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ đã thỏa thuận biện pháp bảo đảm là ký quỹ mà còn được thể hiện ở chỗ: Đối tượng ký quỹ là tài sản gì (tiền, vàng, giấy tờ có giá, hay các vật có giá trị khác); hai bên có thỏa thuận để đi tới thống nhất dùng loại tài sản nào để ký quỹ, ký quỹ ở ngân hàng nào và ký quỹ bao nhiêu…

4. Lưu ý về việc thực hiện biện pháp kí quỹ

Biện pháp ký quỹ có mặt của một chủ thể trung gian trong quan hệ pháp luật dân sự này, đó là sự có mặt của ngân hàng nhằm đảm bảo độ an toàn cao cho các bên, nghĩa là đảm bảo quyền lợi của các bên được thực hiện. Chính vì vậy, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng thì khi đó vai trò của ngân hàng là đứng ra dùng tài sản đã được ký quỹ trước đó để thanh toán cho bên có quyền. Khi đó ngân hàng cũng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản đã được ký quỹ.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu rõ pháp bảo đảm ký quỹ và nhận ra được những ưu, nhược điểm của biện pháp này để áp dụng một cách tốt nhất cho một trường hợp cụ thể.

Biện Pháp Đảm Bảo Đầu Tư Là Gì? Nội Dung Các Biện Pháp Đảm Bảo Đầu Tư

Khái niệm

Biện pháp đảm bảo đầu tư là những lời cam kết, lời hứa không cần điều kiện của Nhà nước về việc bảo đảm các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Những biện pháp này được qui định trong các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.

Đối tượng áp dụng

Về đối tượng áp dụng, chính sách bảo đảm đầu tư áp dụng cho một nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư được tự động hưởng các biện pháp bảo đảm mà không cần phải thực hiện bất kì thủ tục pháp lí nào.

Cơ sở pháp lí

Về cơ sở pháp lí, chính sách bảo đảm đầu tư được ghi nhận trong Luật Đầu tư năm 2014 từ Điều 9 đến Điều 14. Việc pháp điển hóa các biện pháp bảo đảm trong một đạo luật thể hiện sự minh bạch, công khai trong các cam kết bảo vệ của Nhà nước với nhà đầu tư. Qua đó, chất lượng của môi trường đầu tư được nâng cao và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Nội dung các biện pháp đảm bảo đầu tư

Về nội dung, các biện pháp bảo đảm đầu tư là tập hợp các cam kết sau:

– Nhà nước cam kết bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư

Đây là cam kết đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài vì điều đầu tiên họ quan tâm là sự an toàn của tài sản khi đem đến Việt Nam. Để tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, Nhà nước cam kết tài sản hợp pháp của họ không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

– Nhà nước cam kết bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Theo lí thuyết kinh tế, nhà nước không thể đảm bảo rằng nhà đầu tư sẽ đạt được lợi nhuận mong muốn vì kết quả đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhà nước có thể cam kết tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng để làm chất xúc tác mạnh nhất cho hoạt động đầu tư được hiệu quả.

– Nhà nước bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Khi hoạt động đầu tư đem lại lợi nhuận, nhà đầu tư có nhu cầu chuyển tài sản của mình ra khỏi nước tiếp nhận vốn đầu tư để tiếp tục đầu tư hoặc tích lũy. Đây hoàn toàn là quyền chính đáng của nhà đầu tư.

Tài sản được chuyển ra nước ngoài bao gồm: vốn đầu tư, các khoản thanh lí đầu tư; Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà nước ta đã hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài một cách tối đa khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài không phải đóng thuế chuyển lợi nhuận nước ngoài khi chuyển tài sản ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

– Nhà nước bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Chính sách pháp luật của một quốc gia không phải là hiện tượng bất biến. Căn cứ vào sự chuyển biến của các quan hệ kinh tế xã hội, nhà nước sẽ sửa đổi hoặc thay thế các chính sách pháp luật cũ để phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn.

Thêm vào đó, quá trình thực hiện một dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm (thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể lên tới 70 năm) nên việc nhà đầu tư đối diện với sự thay đổi pháp luật là điều không tránh khỏi.

– Bảo đảm về cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Nguyên tắc của giải quyết tranh chấp trước hết là tôn trọng ý chí tự giải quyết của các bên. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất của tranh chấp và yêu cầu của các bên. Nhà nước chỉ tham gia giải quyết tranh chấp khi hai bên đã bế tắc và có yêu cầu đến các cơ quan tài phán.

– Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng

Biện pháp bảo đảm này lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Đầu tư năm 2014. Điểm đặc biệt của biện pháp này là phạm vi đối tượng áp dụng hẹp, chỉ dành cho một số chủ thể theo những điều kiện nhất định.

Thủ tướng Chính phủ quyết định bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đăng Ký Biện Pháp Bảo Đảm Là Gì? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!