Xu Hướng 3/2023 # Cổng Điện Tử Huyện Đại Lộc # Top 10 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Đại Lộc # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Huyện Đại Lộc được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chiều ngày 22 tháng 02 năm 2019, được sự thống nhất của UBND huyện Đại Lộc, Chi cục Thuế tổ chức Hội nghị Hội đồng tư vấn (HĐTV) thuế xã, thị trấn nhằm lắng nghe phản ảnh những tồn tại vướng mắc, những kinh nghiệm và đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cho hoạt động HĐTV thuế thời gian đến. Hội nghị do đồng chí Hà Văn Sự – Chi cục trưởng Chi cục Thuế, chủ trì; tham dự Hội nghị có đại diện: Thường trực UBND huyện Đại Lộc; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Bưu điện huyện, Đội Quản lý thị trường số 7; các Chủ tịch và thành viên HĐTV thuế của 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; lãnh đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, công chức Đội thuế Liên xã và nhân viên Ủy nhiệm thu thuế qua Bưu điện các xã, thị trấn.

Theo báo cáo của Chi cục Thuế, tính đến đầu năm 2019 trên địa bàn toàn huyện có 3.136 cá nhân kinh doanh (CNKD) thuộc diện phải đăng ký, kê khai thuế, trong đó có 1.274 CNKD thuộc diện phải nộp lệ phí Môn bài và nộp các loại thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân… trên 9.000 triệu đồng/năm; có 1.862 CNKD thuộc diện không phải nộp các loại thuế, phí theo quy định pháp luật do có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

Báo cáo cũng nêu rõ công tác thu thuế đối với CNKD nộp thuế khoán trong thời gian qua luôn hoàn thành vượt mức dự toán giao, năm sau luôn cao hơn năm trước; công tác quản lý thuế các bước theo quy trình cũng dần đi vào nề nếp ổn định; về phía chính quyền địa phương các xã, thị trấn cũng đã xác định công tác quản lý thuế đối với CNKD là một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ tiêu thu ngân sách, nguồn thu từ thuế ảnh hưởng trực tiếp đến chi thường xuyên của địa phương, vì vậy trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ ngân sách cấp trên và tình hình thực tế, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phối hợp cùng HĐTV thuế, Đội thuế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế (NNT), cung cấp thông tin, phổ biến, tư vấn chính sách thuế, để NNT hiểu rõ, đồng thời chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác thu thuế trên địa bàn hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm.

Hội đồng tư vấn thuế (HĐTV) cũng đã kiện toàn và đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Thông tư số 208/2015/TT – BTC của Bộ Tài chính. Với 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Tư vấn về mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến của CNKD nộp thuế ổn định đầu năm, gồm CNKD thuộc diện không phải nộp thuế Giá trị gia tăng, không phải nộp thuế Thu nhập cá nhân, CNKD thuộc diện phải nộp thuế; tư vấn về mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến của CNKD mới ra kinh doanh, CNKD có thay đổi về quy mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh trong năm; tư vấn về mức thuế miễn, giảm đối với CNKD, phối hợp với Đội thuế tổ chức thu thuế, xử lý thu nợ đọng thuế, nắm bắt tình hình về quản lý thu thuế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng phát huy, Hội nghị cũng đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại như: Chất lượng hoạt động của HĐTV thuế xã, thị trấn chưa đồng đều; chưa bám sát với các chức năng nhiệm vụ đã quy định tại Thông tư số: 208/2015/TT – BTC của Bộ Tài chính về hoạt động HĐTV thuế xã, phường, thị trấn; một số thành viên HĐTV thuế xã, thị trấn chưa theo dõi sát tình hình hoạt động của CNKD trên địa bàn, chưa quan tâm trong công tác chỉ đạo lập sổ bộ thuế, khai thác hộ, đặc biệt là phương tiện vận tải tư nhân, dẫn đến việc quản lý nguồn thu chưa đầy đủ; việc tư vấn miễn, giảm thuế đối với một số CNKD có thông báo tạm ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh chưa đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu là do Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn là hoạt động kiêm nhiệm, chưa qua các lớp tập huấn, hướng dẫn, phổ biến thông tin, chế độ chính sách pháp luật về thuế nên chưa chủ động nghiên cứu, nắm bắt, phối hợp, tham mưu kịp thời.

Để chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn, đồng chí Hà Văn Sự – Chi cục trưởng Chi cục Thuế yêu cầu các thành viên HĐTV thuế sau khi đã kiện toàn, thời gian đến cần đi vào hoạt động thực chất hơn trong công tác rà soát, thống kê, lập bộ, quản lý, khai thác nguồn thu; phối hợp trong công tác triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án chống thất thu trên lĩnh vực như: xây dựng cơ bản tư nhân, hoạt động kinh doanh vận tải tư nhân, dịch vụ ăn uống, cho thuê mặt bằng, bán hàng qua mạng Iternet……; phối hợp vận động trong công tác quản lý thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn, phối hợp xây dựng bộ thuế khoán hàng năm đảm bảo tính công bằng, hợp lý để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu kể cả khoản thu từ thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật./.

Khánh Lê

Đội TTHT – NVDT Chi cục Thuế huyện Đại Lộc

Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Ba Vì

I. Chức năng: Là cơ quan thuộc hệ thống các ban của Đảng, có chức năng tham mưu cho Huyện uỷ , Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng – văn hoá, khoa giáo, biện soạn về lịch sử địa phương. Đồng thời giúp Huyện uỷ, Ban thường vụ huyện uỷ chỉ đạo và kiểm tra các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc về tổ chức thực hiện các lĩnh vực nói trên.

II. Nhiệm vụ:

– Giúp Huyện uỷ triển khai, chỉ đạo và kiểm tra các TCCS  Đảng trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện các NQ, chỉ thị của Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ, Ban thường vụ Huyện uỷ về công tác Tuyên giáo. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các ngành thuộc lĩnh vực: văn hoá – văn nghệ, tuyên truyền và khoa giáo. Tiến hành giao ban sơ kết, tổng kết  công tác Tuyên giáo theo định kỳ.

– Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng và dư luận xã hội; tình hình hoạt động văn hoá- văn nghệ;khoa học cộng nghệ – môi trường, giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục thể thao, dân số kế haọch hoá gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em (gọi tắt là công tác Khoa giáo); đề xuất với Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ các chủ trương, biện pháp chỉ đạo về các lĩnh vực này.

– Tổ chức, quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên Huyện uỷ, hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng.

– Tổ chức thông tin tình hình thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lý luận chính trị theo các chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương và theo sự chỉ đạo của Thành uỷ, Huyện uỷ cho cán bộ, đảng viên, đối tượng phát triển Đảng. Kiểm tra về mặt Chính trị, tư tương trong giảng dạy, tổ chức Hội nghị , báo cáo chuyên đề địa phương.

– Sưu tầm, biên soạn các tài liệu lịch sử Đảng bộ huyện, hướng dẫn sưu tầm biên soạn lịch sử Đảng bộ các xã, Thị trấn và tổ chức công tác Tuyên truyền phát huy truyền thống cách mạng của địa phương trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

– Giúp ban thường vụ huyện uỷ tổng hợp tình hình thực hình thực hiện nhiệm vụ “Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”, kịp thời phát hiện những gương điển hình mới trong công tác tuyên giáo và trong “Học tập và làm theo tấm gương dạo đức Hồ Chí Minh”.

– Chỉ đạo và hướng dẫn các chi (Đảng) bộ trực thuộc  Huyện uỷ thực hiện NQ, chỉ thị của Đảng trong công tác tư tưởng, Chính trị, Văn hoá – văn nghệ, khoa giáo, lịch sử Đảng. 

– Hàng năm có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo ở cấp cơ sở.

– Cán bộ chuyên viên của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ được dự các hội nghị của Huyện uỷ, các chi (đảng) bộ trực thuộc Huyện uỷ bàn về công tác Tuyên giáo .

– Trưởng ban các phó trưởng ban  và chuyên viên (khi cần thiết) được tham dự các cuộc họp để báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban hoặc làm việc với Huyện uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Thường vụ Huyện uỷ bàn về công tác Tuyên giáo.

– Giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý hoạt động của đội ngũ giảng viên kiêm chức, đội ngũ báo cáo viên Huyện uỷ (trong phạm vi chuyên môn).

III. Thông tin liên hệ:

1.      Email: btg_hubavi@hanoi.gov.vn

2.      Điện thoại CQ: 02433.960.431

3.      Danh sách lãnh đạo:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại CQ

Di động

1

Đỗ Anh Sơn

 Trưởng ban

0912166175

2

Phùng Đăng Hường Phó trưởng ban TT

0368541683

3 Ưng Thị Thu Hiền Phó trưởng ban   0383914358

Admin Ba Vì

Cổng Thông Tin Điện Tử Ubnd Huyện Tiên Phước

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một Chương trình chiến lược, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng NTM có mục tiêu toàn diện, nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn từng bước hiện đại, xây dựng nông thôn có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn công nghiệp với phát triển dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Xây dựng xã hội nông thôn mới dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được quản lý, bảo vệ; giữ vững an ninh trật tự, tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời xây dựng NTM là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thực hiện và tiến hành đúng quy trình, đồng bộ và hiệu quả.

Trong 7 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn và sự tham gia tích cực của người dân, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt được những kết quả đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng NTM trong những năm tiếp theo. Để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt được, việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu là một nội dung rất quan trọng cần được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Sau khi UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu, với 10 tiêu chí, gồm nhiều nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện nhằm xây dựng các khu dân cư có kinh tế hộ phát triển, đời sống người dân được nâng cao; hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, phù hợp; cảnh quan, môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp; an ninh trật tự được bảo đảm; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, nét đặc trưng của từng làng quê; tạo diện mạo nông thôn thật sự đổi mới; góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu theo chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; các xã thành lập Ban chỉ đạo, bổ sung nhiệm vụ xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu cho Ban quản lý, Ban phát triển thôn để triển khai thực hiện.

Sau khi khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, so với Bộ tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu, hầu hết các khu dân cư đạt từ 3-4 tiêu chí, đây là một khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Song với tinh thần quyết tâm cao, xác định xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ chiến lược, quan trọng, lâu dài, nên ngay từ đầu, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và kiến thức cho cán bộ và nhân dân về nội dung xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu như: Phát động phong trào thi đua “Tiên Phước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011- 2020; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phát động phong trào “dân vận khéo” trong xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu…; xây dựng các chuyên mục về NTM phát trên sóng Đài TT-TH huyện; thông tin, tuyên truyền qua hệ thống pa nô, áp pích, tờ rơi; thông qua các cuộc họp, hội nghị ở xã, thôn, Tổ đoàn kết… đã từng bước tạo được sự đồng thuận trong nhân dân về xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu. Cùng với việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huyện đã hoàn thành việc phê duyệt Phương án xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu cho 14 khu dân cư/14 xã; xây dựng lộ trình, kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn của các khu dân cư. Tập trung triển khai thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn; huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các đề án, chương trình, như: Đề án hỗ trợ phát triển KTV- KTTT; Đề án phát triển chăn nuôi; Dự án phát triển ngành lâm nghiệp bền vững; các Dự án phát triển vùng; Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo…; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị…

Qua 06 năm xây dựng NTM và 01 năm xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhận thức được vai trò chủ thể, tự giác tham gia xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu bằng nhiều việc làm cụ thể như: tập trung phát triển kinh tế; chỉnh trang vườn nhà, cảnh quan môi trường thôn xóm, đảm bảo an ninh trật tự…. Các địa phương đã triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ về xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu đảm bảo theo quy trình, hướng dẫn của các cấp và kế hoạch đề ra. Việc huy động sự tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, cây cối hoa màu, vật kiến trúc của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh ngày càng hiệu quả. Các công trình hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo quy chuẩn. Điều kiện đi lại, sản xuất, sinh hoạt của người dân đã được cải thiện đáng kể; vệ sinh môi trường nông thôn có những chuyển biến tích cực; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn được đẩy mạnh. Mô hình kinh tế hợp tác có những chuyển biến tích cực, nhiều Hợp tác xã được thành lập và hoạt động bước đầu có hiệu quả; Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm được triển khai; kinh tế hộ có bước phát triển, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,06% (năm 2016) xuống còn 9,23% (năm 2017), hộ cận nghèo giảm từ 10,66% (năm 2016) xuống còn 6,28% (năm 2017). Diện mạo nông thôn, cảnh quan khu dân cư có nhiều khởi sắc; phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện ngày càng đi vào cuộc sống, cổ vũ động viên nhân dân hưởng ứng thực hiện. Tinh thần nhân dân phấn khởi, củng cố được lòng tin đối với Đảng, Nhà nước vào sự quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện còn gặp những khó khăn, hạn chế, như: số tiêu chí đạt chuẩn ở các khu dân cư thấp, chưa có khu dân cư nào đạt chuẩn. Việc huy động các nguồn lực để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn, khó khăn cho việc kêu gọi đầu tư và hỗ trợ thực hiện Chương trình NTM. Việc triển khai thực hiện Chương trình NTM theo phương châm ” Dân làm Nhà nước hỗ trợ ” trong điều kiện kinh tế khu vực nông thôn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, vì vậy kết quả huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu còn hạn chế (dân chủ yếu là hiến đất, cây cối, tham gia ngày công); tiến độ xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu chậm.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra, huyện xác định rõ một số giải pháp cần tập trung thực hiện có hiệu quả trong thời gian đến, cụ thể như sau:

Một là, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, xem đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan, đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp dân cư, làm nền tảng để xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Hai là, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh chỉ đạo trong xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thực hiện Chương trình kiên trì, quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, không chủ quan, nóng vội.

Ba là, các ngành, địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ, trên cơ sở các tiêu chí được phân công phụ trách, các ngành có kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện đạt các tiêu chí theo lộ trình, kế hoạch đề ra; gắn trách nhiệm hoàn thành các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu được phân công với nhiệm vụ của ngành và công tác thi đua hằng năm.

Bốn là, tranh thủ và huy động nhiều nguồn lực để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu; thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của các HTX, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tạo ra nguồn lực tổng hợp, đặc biệt tích cực huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội cùng chung tay xây dựng NTM.

Năm là, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực để tạo khâu đột phá trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó chú trọng việc đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và mức sống của người dân.

Sáu là, tập trung đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH quan trọng, đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh, bền vững. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân; lấy phục vụ lợi ích cho cư dân nông thôn làm động lực trong xây dựng khu dân NTM kiểu mẫu.

Bảy là, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu thực chất, bền vững trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng để xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung chỉ đạo kiên trì, thực hiện hoàn thành từng nhiệm vụ, tiêu chí theo phương châm: “dễ làm trước, khó làm sau”. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; thường xuyên động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu, coi đây là nhiệm vụ lâu dài, khắc phục khuynh hướng “nóng vội”, tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” quyết tâm xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu trên quê hương Tiên Phước.

Cổng Thông Tin Điện Tử

Đồng bộ hóa các giải pháp bảo vệ đất nông nghiệp

04:03 – 07/08/2014

(Website Hội NDVN) – Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng.

Tuy nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Hiện có 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để; hàng năm ước tính có khoảng 2,5 – 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong đó khoảng 50 – 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất.

Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải do các hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác, đất cũng là một thành phần môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm khác ở mọi lúc, mọi nơi.

Để hạn chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn cần tiến hành song song các biện pháp: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, sử dụng công nghệ…

Cụ thể: cần triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất như: Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo lượng nông sản tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của dân số mà hệ thống đó hướng tới.

Đồng thời, tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng. Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân. Phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững…

Thanh Sơn

Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Huyện Đại Lộc trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!