Xu Hướng 6/2023 # Công Tác Xây Dựng, Thực Thi Pháp Luật Về Dân Tộc Thiểu Số, Miền Núi Tại Tây Nguyên # Top 13 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Tác Xây Dựng, Thực Thi Pháp Luật Về Dân Tộc Thiểu Số, Miền Núi Tại Tây Nguyên # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Công Tác Xây Dựng, Thực Thi Pháp Luật Về Dân Tộc Thiểu Số, Miền Núi Tại Tây Nguyên được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

    Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em. Theo số liệu Tổng cục Thống kê ngày 01/4/2019, người Kinh chiếm 85,3% dân số, 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,7% dân số. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng chung vận mệnh lịch sử, từ lâu đời đã sớm có ý thức gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Sự đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo lên một quốc gia dân tộc bền vững, thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố và phát triển. Các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm khu vực biên giới, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái. Các DTTS ở nước ta có số lượng dân cư không đều, sống xen kẽ, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau (do rất nhiều nguyên nhân khác nhau), có sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng, nhưng thống nhất trong bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Đắk Lắk

    Những năm đổi mới, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã được thực hiện đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Kinh tế vùng dân tộc và miền núi có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao (trung bình 8% năm). Nền kinh tế nhiều thành phần bước đầu hình thành và phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng, sản xuất với số lượng hàng hóa lớn. Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn. Đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể. Các lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả quan trọng: Mặt bằng dân trí được nâng cao. Vùng dân tộc và miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển từ Trung ương đến các huyện vùng dân tộc và miền núi; đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ thống phát thanh, truyền hình ở vùng dân tộc và miền núi không ngừng phát triển; các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm với nhiều chính sách ưu tiên. Hệ thống chính trị vùng dân tộc và miền núi được tăng cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng. Tình hình chính trị, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. 

    Tuy nhiên, vùng dân tộc ở nước ta hiện nay còn có những khó khăn, thách thức cơ bản như sau: Đa số vùng nông thôn, nơi các DTTS sinh sống tập trung chưa được quy hoạch, xa các trung tâm huyện, tỉnh. Các tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống là những tỉnh trong nhóm nghèo và nghèo nhất cả nước, xa các trung tâm động lực phát triển các khu vực; tài nguyên môi trường vùng miền núi biến đổi mạnh, nhanh. Rừng tự nhiên bị tàn phá ngày càng nghiêm trọng, tính đa dạng sinh học của nhiều vùng rừng quý nhất của nước ta đang mất dần; nguồn nước mặt và nước ngầm có dấu hiệu đang cạn kiệt dần, nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm nặng. Tài nguyên khoáng sản ở nhiều nơi bị khai thác bừa bãi. Còn nhiều vùng kinh tế chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Tập quán sản xuất, công cụ thô sơ, lạc hậu, năng suất lao động rất thấp. Chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Nguồn nhân lực lao động qua đào tạo trong các DTTS rất thấp, chỉ khoảng 5% đến dưới 10%, cá biệt có nhóm chỉ 1-2%. Bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một dần. Những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại ở một số vùng sâu, vùng xa. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế mặc dù được cải thiện nhưng chất lượng còn thấp. Chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần của một số dân cư trong cộng đồng và những làng, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao rất thấp so với các chỉ số phát triển trung bình của các địa phương ở từng tiêu chí. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, diện tích đất ở, đất sản xuất, đất phục vụ cho cộng đồng của đồng bào DTTS ở nhiều nơi đã và đang bị thu hẹp dần cả về tương đối và tuyệt đối. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các ngành, các cấp còn rất hạn chế, nhất là ở cấp Trung ương, các ngành quản lý kinh tế, cán bộ giữ vị trí quản lý từ cấp vụ trở lên. Trong khi cấp cơ sở ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về văn hóa, về tri thức, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, về năng lực, kỹ năng thực thi nhiệm vụ. Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng DTTS diễn biến rất đa dạng và có không ít nơi không bình thường; có nơi tôn giáo đã và đang bị kẻ xấu lợi dụng để tập hợp lực lượng, kích động phá hoại đoàn kết dân tộc, chống Đảng, chống chế độ, đòi ly khai… Các tổ chức phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách lợi dụng những khó khăn phức tạp trong vùng DTTS để kích động, tập hợp lực lượng gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội(4)…

    2. Tây Nguyên có diện tích tự nhiên trên 54.641 km2 (chiếm 16,51% diện tích cả nước); đường biên giới phía Tây giáp nước Lào và Campuchia khoảng 400 km; khí hậu nhiệt đới ẩm của cao nguyên ôn hòa, khô, mát, ít bão và sương muối, phân hóa thành nhiều tiểu vùng và thay đổi theo từng khu vực; là thượng nguồn sinh thủy của các sông Mê Kông, sông Ba, sông Đồng Nai… Trước năm 1975 có 12 dân tộc tại chỗ. Ở Tây Nguyên hiện nay có đủ 54 dân tộc cùng sinh sống (7). Tây Nguyên được xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là vùng địa sinh thái giàu tài nguyên và là vùng địa văn hóa, đa dân tộc, đa tôn giáo, giàu bản sắc. Đảng và Nhà nước ta chủ trương nhất quán xây dựng Tây Nguyên thành địa bàn vững chắc về an ninh, quốc phòng và tiến tới trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Thực hiện chủ trương trên, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ vùng Tây Nguyên từ ngày giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã cử nhiều cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học ở các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau tham gia khảo sát, nghiên cứu, xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên nói chung và vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng. Qua đó, góp phần làm thay đổi to lớn diện mạo Tây Nguyên về mọi mặt kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng.

    Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đến nay đã có 03 chương trình quan trọng về Tây Nguyên, tập hợp lực lượng đông đảo cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học ở Trung ương và địa phương tham gia nghiên cứu, cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng, ban hành các luật và chính sách phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng Tây Nguyên. Đó là: Chương trình Tây Nguyên 1 “Điều tra tổng hợp về Tây Nguyên” trong các năm 1976-1980; Chương trình Tây Nguyên 2 “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên” những năm 1984-1988; Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3). Chỉ riêng Chương trình Tây Nguyên 3, qua 05 năm thực hiện đã huy động hơn 2.600 nhà khoa học và chuyên gia trong các tổ chức khoa học thuộc 12 bộ, ngành ở Trung ương và địa phương tham gia; thực hiện 62 đề tài và 05 nhiệm vụ độc lập, trong đó, có 21 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và an ninh, quốc phòng, 31 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và phòng, chống thiên tai, 11 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ; đáp ứng 04 mục tiêu cơ bản: Cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở dữ liệu cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững khu vực Tây Nguyên; ứng dụng chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm tạo các sản phẩm hàng hóa nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên khu vực Tây Nguyên, bước đầu đề xuất mô hình phát triển bền vững cho Tây Nguyên. Trong nhiệm vụ an ninh – quốc phòng của Tây Nguyên, các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh môi trường đã được chú ý nghiên cứu sâu, toàn diện với nhiều kết quả cập nhật phục vụ cho xây dựng các luận cứ khoa học. Các dữ liệu về văn hóa và biến đổi văn hóa, tôn giáo, dân tộc, dân cư, đào tạo đã cung cấp những luận cứ và giải pháp cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững Tây Nguyên(8).    

    Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về công tác dân tộc trong tình hình mới, việc đẩy mạnh phát huy sự đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật, thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng đối với vùng dân tộc, miền núi, trong đó có vùng Tây Nguyên là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới.

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t.9, tr.181-182.

(2) PGS. TS. Hoàng Văn Tú, TS. Nguyễn Cao Thịnh, Ủy ban Dân tộc; TS. Hoàng Thị Hương, Đại học Kinh tế:

“Thực trạng của việc Quốc hội quyết định chính sách dân tộc hiện nay và một số khuyến nghị”, tháng 7/2019.

(3) TS. Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: “Một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn

chính sách dân tộc hiện nay cần vai trò quyết định của Quốc hội”, tháng 7/2019.

(4) Đề án “Thể chế hóa chủ trương, đường lối công tác dân tộc của Đảng, thực hiện Khoản 5, Điều 70, Hiến

pháp năm 2013 Quốc hội quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước” của Đảng đoàn Quốc hội; Hội thảo tại

Hà Nội ngày 25/7/2019.

(5) Tài liệu đã dẫn như trên.

(6) Tài liệu Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Thủ tướng

Chính phủ về công tác dân tộc.

(7) GS. TS. Trình Quang Phú: “Luận bàn về văn hóa Tây Nguyên” trong giá trị văn hóa truyền thống Tây

Nguyên với phát triển bền vững, Nxb CTQG-ST, H.2016, tr.37.

(8) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà

nước giai đoạn 2011-2015 (Chương trình Tây Nguyên 3): Báo cáo tổng kết chương trình, Hà Nội, năm 2016.

Trần Quốc Cường

(Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương)

Hiến Kế Phát Triển Giáo Dục Vùng Dân Tộc Thiểu Số Và Miền Núi

Nhờ có các chính sách hỗ trợ giáo dục, trẻ em DTTS và miền núi đến tuổi đi học đều được đến trường (Ảnh: chúng tôi

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ GD&ĐT ở vùng DTTS. Với sự quan tâm này, giáo dục không chỉ góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, mà còn tạo dựng lên nhiều thế hệ thanh niên DTTS có tri thức, tự tin trong lao động, sản xuất; là những nhân tố tích cực trong tạo việc làm xóa đói, giảm nghèo…

Tuy nhiên, chính sách không thiếu, nhưng đến nay, GD&ĐT vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở một số trường chuyên biệt. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhiều nơi còn thiếu và yếu… Đến nay, mặc dù đã thực hiện được nhiều năm nhưng một số chế độ, chính sách đối với học sinh trường phổ thông DTNT, trường Dự bị Đại học và sinh viên DTTS đã lạc hậu chưa được sửa đổi hoặc ban hành mới. Ví dụ: Các chế độ trợ cấp xã hội, cấp kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh người DTTS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; học sinh DTTS thuộc hộ nghèo.

Trước những tồn tại trên, các đại biểu tham dự hội thảo đã đóng góp ý kiến với mong muốn hoạt động GD&ĐT vùng DTTS và miền núi sẽ được quan tâm hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Từ khi có mô hình bán trú cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, ở bậc THPT lại không có trường nội trú, nhiều học sinh phải thuê nhà trọ bên ngoài. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy: Khó khăn trong cuộc sống, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bỏ học, một số học sinh phải bỏ học do lỡ mang thai…”. Từ thực tiễn đó, ông Lô Thanh Nhất kiến nghị tổ chức lại hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú cấp huyện.

Ông Ma Ly Phước – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước thì cho rằng, cần quan tâm đào tạo hệ sư phạm mầm non ở các vùng DTTS và miền núi vì đây là nền tảng cho các em học tiếng Việt. Ngoài ra, chính sách cử tuyển nên tiếp tục thực hiện nhưng điều chỉnh lại điều kiện được cử tuyển và không nên quy định quá cứng nhắc, bắt buộc các em ra trường phải bố trí việc làm tại địa phương.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng kiến nghị xem xét lại chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh miền núi, vì số gạo hỗ trợ chỉ về đến trung tâm huyện, từ huyện học sinh phải thuê xe vận chuyển về nhà rất tốn kém, đường sá đi lại khó khăn, nguy hiểm trong mùa mưa. Nhiều học sinh khi vận chuyển gạo về đến nơi thì không dùng được nữa do hư hỏng, ẩm mốc. Học sinh một số dân tộc thường ăn lúa nếp không quen ăn cơm tẻ, nên có tình trạng một số em mang gạo đi bán rẻ.

Về vấn đề có nên duy trì mô hình trường PTDT nội trú, bán trú hay không? Đa phần các đại biểu cho rằng, cần duy trì nhưng cần đặt các trường ở trung tâm các tỉnh, thành phố để tạo điều kiện cho học sinh DTTS có cơ hội hòa nhập với đời sống xã hội tốt hơn.

Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tập trung thực hiện 3 nhóm giải pháp cụ thể: Một là các chính sách chung đối với giáo dục, đào tạo vùng DTTS và miền núi. Hai là duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình giáo dục trường bán trú và nội trú, trong đó chú trọng củng cố điều kiện tốt hơn về sinh hoạt, chế độ và phương thức giáo dục. Ba là duy trì chế độ cử tuyển nhưng phải trên cơ sở điều chỉnh lại tiêu chí tuyển chọn, phương thức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

Nguồn: chúng tôi

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Lớp Ghép Trong Trường Tiểu Học Vùng Dân Tộc Thiểu Số, Miền Núi

Chủ nhật – 30/08/2020 23:53

dienbien.edu.vn – Thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học. Trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng kế hoạch mở lớp ghép 2,3 trình độ tại các điểm trường có số lượng học sinh ít, không đủ điều kiện để mở lớp đơn đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định phân công giáo viên dạy lớp ghép; xây dựng kế hoạch dạy lớp ghép, hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy lớp ghép.

Năm học 2019-2020, cấp Tiểu học có 93/1 65 trường tổ chức dạy lớp ghép với 308 lớp, 4.918 học sinh; số học sinh lớp ghép 2 trình độ 4.869/4.918 học sinh, chiếm tỉ lệ 99% (trong đó số lớp ghép 1+2 là 3.995 học sinh; lớp ghép 2+3 94 học sinh; lớp ghép 2+3 204 học sinh; lớp ghép 4+5 là 233 học sinh); có 2 lớp ghép 3 trình độ với 49 học sinh . Cấp Tiểu học có 76/165 trường PTDTBT, 1.392 lớp, 33.050 học sinh; số học sinh ở nội trú cả tuần tại trường là 21.111 (tỷ lệ 29,7%). Chất lượng dạy học lớp ghép của các trường trong những năm học qua có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh được đánh giá về học tập đều ở mức Hoàn thành Tốt ngày càng được nâng lên. Chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt cuối năm học 2019-2020 như sau: Môn Tiếng Việt: Tổng số học sinh lớp ghép 4.918, Hoàn thành Tốt 1.051 tỷ lệ 21,4%; Hoàn thành 3.734, tỷ lệ 75,7%, Chưa hoàn thành 144 tỷ lệ 2,9%; môn Toán Hoàn thành Tốt 946 tỷ lệ 19,2%; Hoàn thành 3.730 tỷ lệ 75,9%; Chưa hoàn thành 242; tỷ lệ 4,9%. So với chất lượng chung của cấp học: Tỷ lệ hs lớp ghép Chưa hoàn thành môn Tiếng Việt, Toán cao hơn lần lượt là 2,35%, 4,37%.

T oàn tỉnh Điện Biên có 316 giáo viên dạy lớp ghép, trong đó: Số giáo viên nữ dạy lớp ghép 97 người, số giáo viên người dân tộc thiểu số 241 người, tỷ lệ 76,2%; 306/306 giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, tỷ lệ 100%. Giáo viên tham gia giảng dạy lớp ghép được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép. Năm học 2019-2020 có 308 giáo viên dạy lớp ghép tham gia tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học lớp ghép. Phần lớn giáo viên dạy lớp ghép là người dân tộc bản địa nên thuận lợi trong giao tiếp tiếng mẹ đẻ, hiểu được phong tục tập quán địa phương. Việc bố trí giáo viên và cán bộ phụ trách: Vào đầu năm học, các trường phân công 01 đồng chí Ban giám hiệu phụ trách và trực tiếp chỉ đạo chuyên môn lớp ghép; căn cứ vào tình hình thực tế trường đề xuất những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy để dạy lớp ghép. Việc dự giờ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ giáo viên lớp ghép: Sinh hoạt chuyên môn 3 lần/tháng (01 buổi sinh hoạt chuyên môn trường, 02 buổi sinh hoạt chuyên môn tổ). Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung vào: các giải pháp nâng cao chất lượng, dạy học theo nhóm trình độ, đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, tổ chức hoạt động GDNGLL, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,… Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học lớp ghép được quan tâm thường xuyên, nội dung bồi dưỡng tập trung vào đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, cách xây dựng kế hoạch dạy học. Giáo viên dạy lớp ghép được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt bồi dưỡng tập trung hè, các buổi sinh hoạt chuyên môn của các cụm trường, trường, tổ. Bên cạnh đó, giáo viên còn tự học tự bồi dưỡng qua các cổng thông tin điện tử, báo đài,…Giáo viên dạy lớp ghép được chi trả phụ cấp hàng tháng theo Quyết định 15/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về phụ cấp dạy lớp ghép đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tuy nhiên biên cạnh đó, việc dạy học lớp ghép còn gặp nhiều khó khăn: Nhiều trường tiểu học cách xa trung tâm huyện, các điểm trường lẻ có lớp ghép cách xa trung tâm xã, địa hình đồi núi, đi lại khó khăn, một số điểm trường lẻ ít học sinh nên khó khăn trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch mở lớp ghép và nâng cao chất lượng giáo dục tại các lớp ghép. Có một số điểm trường bắt buộc phải bố trí lớp ghép có 2 trình độ không liền kề nên khó khăn khi tổ chức các môn học chung như: môn Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tự nhiên và xã hội,… Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, nhà ở giáo viên, bếp ăn, các công trình phục vụ sinh hoạt cho học sinh mặc dù được đầu tư nâng cấp song vẫn còn nhiều khó khăn, một số điểm trường lớp học lớp ghép còn là nhà tạm. Phần lớn học sinh lớp ghép đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng song số lượng và chất lượng học sinh mũi nhọn, học sinh năng khiếu còn ít so với mặt bằng chung của các trường. Việc tổ chức các môn học (trừ Toán và Tiếng Việt) theo hình thức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau trong đó lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở nên khi học sinh lên lớp trên phần nào thiếu hụt kiến thức ở lớp dưới, khó khăn trong việc hình thành kiến thức mới. Nhận thức của một số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học lớp ghép chưa đầy đủ nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào các môn học còn hạn chế. Một số cán bộ quản lý chưa quyết liệt, chưa sáng tạo, linh hoạt trong công tác chỉ đạo chuyên môn và các hoạt động của nhà trường.

Những tin mới hơn Những tin cũ hơn

Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Phát Triển Giáo Dục Ở Vùng Dân Tộc Thiểu Số Hiện Nay

Những thành tựu bước đầu trong công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn và phù hợp của Đảng, Nhà nước, đến nay đã có nhiều mô hình trường học dành cho con em đồng bào các dân tộc, như: Trường thanh niên dân tộc, trường vừa học vừa làm, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học dân tộc, trường thiếu sinh quân… Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông được củng cố và phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc.

Theo kết quả điều tra về tình hình kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số của Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc, tính đến ngày 1/8/2015: số lượng người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết là 7.465.062 người (đạt 79,8%); số lượng người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 7.416.732 người (đạt 79,2%); tỷ lệ người có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, đạt 6,2%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học, đi học đúng cấp đạt 70,2%; tổng số trường học của các xã vùng dân tộc thiểu số là 17.722. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2014-2015, cả nước đã có 304 trường phổ thông dân tộc nội trú với gần 64.697 học sinh thuộc 45/53 dân tộc thiểu số theo học, trong đó có 215 trường cấp huyện, 89 trường cấp tỉnh. Năm học 2014 – 2015 số học sinh tiểu học là con em dân tộc là 1.316.048 em; trung học cơ sở là 816.995 em; trung học phổ thông có 296.868 em.

Cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục phổ thông, đến nay đã có 4 trung tâm đại học khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hệ thống trường đào tạo nghề, trường cao đẳng được củng cố và phát triển. Hiện cả nước, có trên 13 nghìn người dân tộc thiểu số có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng; hơn 78 nghìn người có trình độ trung học chuyên nghiệp,… đã thực hiện cơ bản sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động từng bước được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học – công nghệ đã có bước phát triển đáng kể. Hệ thống các trường dự bị đại học và các khoa dự bị đại học dân tộc đang được phát triển cả về quy mô đào tạo và cơ sở vật chất. Các chương trình dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số bước đầu được quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn được một số sách giáo khoa dạy chữ viết dân tộc Khmer, chữ viết dân tộc Mông, dân tộc Mnông, dân tộc Bana, dân tộc Êđê, dân tộc Chăm, Hoa… Chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, có nhiều dân tộc thiểu số lần đầu tiên có học sinh được cử tuyển đi học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời, nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, đòi hỏi công tác giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phải tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa. Thực trạng đói nghèo, kém phát triển, chưa nhận thức và sự hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; còn nghe theo kẻ xấu lừa phỉnh gây mất ổn định an ninh chính trị ở một số vùng dân tộc hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của đồng bào còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện còn thấp (khoảng 11,32%). Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 45,7%, tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, phum, sóc năng lực, trình độ còn thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, lực lượng trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo mới đạt 10,5%. Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số có trình độ đại học và trên đại học mới đạt 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1%, thấp hơn 4 lần so với toàn quốc1.

Nhìn chung, mặt bằng giáo dục, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn có khoảng cách đáng kể với dân tộc đa số. Chất lượng nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thiếu về số lượng và một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung cả nước, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc còn cao và có nguy cơ ngày càng rộng ra, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ đạt tỷ lệ 78% so với tỉ lệ biết chữ chung, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 30% (hiện còn hơn 2.000 xã và trên 18.000 thôn, bản đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ trong đồng bào còn khá cao, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao là rất thấp (dân tộc Brâu là dân tộc chưa có người đi học đại học).

Để mọi người dân có trình độ học vấn cao hơn đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước bằng việc mở trường, lớp, đào tạo giáo viên… Ở những vùng có địa hình thuận lợi, như các tỉnh đồng bằng, trung du dân cư đông, việc mở trường lớp thuận lợi, lại được ngành giáo dục quan tâm hơn nên trình độ học vấn của người dân được nâng cao. Ngược lại, ở vùng miền núi là nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình phức tạp, không thuận lợi, cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn, nên công tác phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của đồng bào còn nhiều hạn chế. Do vậy, trình độ học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc đa số; hoặc trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng thuận lợi.

Quá trình thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu sót từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giáo dục và dạy học đến chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên thường thiếu và yếu, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên dạy ở các vùng dân tộc thiểu số còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút giáo viên có tâm huyết với nghề, với sự phát triển sự nghiệp giáo dục.

Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển giáo dục ở nhiều vùng dân tộc thiểu số mà ngành giáo dục chưa quan tâm thỏa đáng là do vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong quá trình dạy và học. Trẻ em còn chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ lại phải học tiếng phổ thông. Vì học không hiểu, học kém, thua bạn bè, gây ra tâm lý chán nản, sợ học, sợ phải đến trường nên nhiều học sinh đã bỏ học dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ.

Một số giải pháp phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay

Chúng ta không thể chờ kinh tế phát triển mới phát triển giáo dục. Giáo dục phải đi trước một bước, chúng ta đã có kinh nghiệm phát triển sự nghiệp giáo dục trong những ngày đầu giành độc lập, khi nạn đói làm hàng triệu người chết nhưng do làm tốt công tác vận động, tuyên truyền phong trào “bình dân học vụ” đã khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Phát triển giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc để đồng bào có điều kiện vươn lên hoà nhập cùng đồng bào cả nước và thực hiện quyền bình đẳng của mình về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, cần có sự giải quyết một cách khoa học và phải xem đó là nhiệm vụ cấp bách. Để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay, các cấp, các ngành cần quan tâm những vấn đề sau:

Một là: tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có dân số ít. Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng và Nhà nước với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, xã hội hoá giáo dục để toàn dân cùng quan tâm đóng góp một cách thiết thực là một trong những biện pháp hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Hai là: phải đào tạo đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc. Bên cạnh việc đào tạo, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ở chính quê hương của họ.

Ba là: ngành giáo dục phải xây dựng chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng trên cơ sở 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông).

Bốn là: có chính sách đặc thù đối với con em đồng bào các dân tộc sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu không thi được vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì bố trí cho đi học nghề và giải quyết công ăn, việc làm sau khi ra trường để tránh lãng phí tiền của, công sức của bản thân học sinh, gia đình và nguồn nhân lực cho sự phát triển các vùng dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay.

Hà Thị Khiết Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc, UBTƯ MTTQ Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Tác Xây Dựng, Thực Thi Pháp Luật Về Dân Tộc Thiểu Số, Miền Núi Tại Tây Nguyên trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!