Bạn đang xem bài viết Chứng Khó Tiêu Chức Năng Là Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chứng khó tiêu chức năng hay còn còn gọi là đau dạ dày không do loét mô tả các dấu hiệu và triệu chứng khó tiêu mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không do loét phổ biến và có thể kéo dài, bệnh có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như loét, chẳng hạn như đau hoặc khó chịu ở bụng trên, kèm theo đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh khó tiêu chức năng?
Nguyên nhân gây đau dạ dày không do loét vẫn chưa rõ. Theo các bác sỹ, đây là một rối loạn chức năng, không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ góp phần làm nên triệu chứng bệnh này, chẳng hạn như:
-Uống quá nhiều rượu hoặc quá nhiều đồ uống có chứa cafein.
– Người hút thuốc lá.
– Sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen mà có thể gây ra các vấn đề dạ dày.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh khó tiêu không do loét
Người bệnh có cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực thấp, đôi khi cơn đau được giảm bớt nhờ thực phẩm hoặc thuốc kháng axit. Một số triệu chứng khác như:
Cảm giác nhanh no khi ăn
Các triệu chứng khác không được đề cập.
Trong trường hợp bệnh có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng, người bệnh có đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.
Những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị khó tiêu chức năng
Mặc dù người bệnh cảm thấy các triệu chứng rất rõ, tuy nhiên khi thăm khám trên lâm sàng bác sỹ không phát hiện thấy gì đặc biệt. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào loại trừ các bệnh lý thực thể bằng siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy… Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày.
Bác sĩ có thể sẽ xem xét các dấu hiệu, triệu chứng và khám thực thể. Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân bao gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau dạ dày không do loét.
Các xét nghiệm vi sinh: Ví dụ xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các vấn đề dạ dày. Xét nghiệm H. pylori có thể sử dụng máu, phân hoặc hơi thở.
Sử dụng ống nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ mỏng, linh hoạt, đầu thắp sáng xuống cổ họng để xem thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non.
Nếu bệnh khó tiêu chức năng kéo dài và không kiểm soát được bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt thì bạn có thể cần phải điều trị. Điều trị phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.
Loại thuốc có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không do loét bao gồm:
-Các loại thuốc để giảm sản xuất axit
– Các thuốc ngăn chặn tăng tiết axit.
– Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản.
– Thuốc chống trầm cảm liều thấp (tùy trường hợp).
– Thuốc kháng sinh.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel thuộc nhóm thuốc kháng acid, có thể sử dụng đối với tình trạng bệnh này. Yumangel với dạng hỗn dịch, khi đi vào cơ thể không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn giảm tăng tiết acid, ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng nóng rát, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,… do đau dạ dày không loét hay còn gọi là chứng khó tiêu chức năng.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên tìm cách làm giảm căng thẳng, áp lực để ngăn chặn cơn đau dạ dày không do loét tái phát.
Giải pháp phòng tránh chứng khó tiêu
Tuy khó tiêu là chứng bệnh lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất phiền toái trong cuộc sống của người bệnh, vì vậy để phòng và hạn chế ảnh hưởng của bệnh, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng không cần thiết.
Đồng thời nên ăn những đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ, nhiều chất xơ, thay vì ăn 3 bữa chính thì chia ra 5 – 6 bữa nhỏ. Tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ, tốt nhất là chọn một môn thể thao thích hợp.
Người bệnh cần được giải thích để giải tỏa tâm lý lo âu mình bị bệnh kéo dài dẫn tới ung thư hoặc đang bị bệnh ung thư.
Không uống các loại nước ngọt có ga bởi chúng gây đầy hơi trong dạ dày, gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Cũng nên hạn chế hoặc không uống cà phê, bia, rượu… vốn là những thức uống kích thích đường tiêu hóa rất mạnh.
Việc uống đủ nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nên uống khoảng 1,5 lít nước lọc mỗi ngày để cơ thể đủ nước, để hệ tiêu hóa hoạt động được tốt và tránh bị bón. Cách uống nước đúng vẫn là không nên uống nhiều cho đã khát, nên uống từng ngụm nhỏ, lai rai cả ngày, uống ngay cả khi không khát.
Bệnh nhân cũng cần biết rằng có thể sẽ có thời điểm triệu chứng hết hoàn toàn, tuy nhiên rồi các triệu chứng lại có thể xuất hiện trở lại, do đó cần hết sức lưu ý chế độ sinh hoạt để giảm mức độ, khả năng tái phát của chứng khó tiêu chức năng.
– Người hút thuốc lá.
Cảm giác nhanh no khi ăn
Các triệu chứng khác không được đề cập.
Trong trường hợp bệnh có triệu chứng giống loét dạ dày tá tràng, người bệnh có đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau dạ dày không do loét.
Các xét nghiệm vi sinh: Ví dụ xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các vấn đề dạ dày. Xét nghiệm H. pylori có thể sử dụng máu, phân hoặc hơi thở.
Sử dụng ống nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ mỏng, linh hoạt, đầu thắp sáng xuống cổ họng để xem thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non.
– Thuốc kháng sinh.
Làm Gì Khi Bị Chứng Khó Tiêu Chức Năng?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Chứng khó tiêu chức năng là một trong những rối loạn đường tiêu hóa trên khá thường gặp, nhất là trong đời sống hiện đại nhiều căng thẳng hiện nay. Nguyên nhân thường không rõ ràng và dù không gây ra những tổn hại nguy hiểm nhưng bệnh lại khiến chất lượng cuộc sống ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dẫu các bất thường trên những xét nghiệm thường là âm tính, nếu biết cách thay đổi lối sống, điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu này.
Cụ thể, người mắc chứng khó tiêu chức năng cần có những thay đổi, điều chỉnh như sau:
1. Hiểu rõ về tình trạng của chính mình
Bệnh lý khó tiêu chức năng thường ảnh hưởng đến người trẻ tuổi hơn là người lớn tuổi, phụ nữ thường bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nam giới. Đồng thời, biểu hiện bệnh sẽ tồi tệ hơn khi đối tượng đang có những căng thẳng, rối loạn tâm lý.
Vì thế, điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng sự khó chịu trong đường ruột của bạn còn có căn nguyên nằm trong đầu bạn. Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về các triệu chứng hoặc phương pháp điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ một cách trung thực. Nếu bạn có vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như lo lắng quá mức hoặc mất ngủ, trầm cảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần hoặc các nhân viên xã hội, nhà tâm lý học. Lúc này, dù không dùng thuốc gì, những giải tỏa về mặt cảm xúc cũng có thể giúp triệu chứng bệnh cải thiện rất nhiều.
2. Chế độ ăn uống
Tập trung vào thưởng thức món ăn, nhai chậm và nhai kỹ;
Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên. Thay vì dùng ba bữa ăn lớn, hãy ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ;
Nhai ngậm miệng lại để tránh nuốt thêm không khí, dễ gây đầy hơi;
Hạn chế nói chuyện khi bạn đang nhai;
Tránh các thực phẩm béo, do chất béo làm chậm việc làm rỗng dạ dày;
Tránh thức ăn còn quá nóng, chứa nhiều mùi vị, cay nồng, chua, đắng, vì chúng càng khiến đường tiêu hóa dễ bị kích thích hơn;
Tránh ăn khuya;
Không bao giờ nằm xuống ngay sau khi ăn. Nên nâng giường cao lên khi ngủ;
Tránh ăn khuya;
Không mặc quần áo quá chật chội vì sẽ làm hạn chế chuyển động thực quản và tăng co thắt dạ dày;
Tránh uống quá nhiều rượu, bia cũng như thức uống có cồn nói chung, nước giải khát có gas.
Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc, những lo lắng về những gì nên ăn hay không nên ăn, hãy trao đổi trực tiếp, thẳng thắn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
3. Thuốc giảm axit
Các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn sẽ thuyên giảm hẳn khi người bệnh được điều trị các loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Những nhóm thuốc này bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton: Đây là nhóm thuốc có khả năng mạnh nhất trong các loại thuốc giảm axit để cải thiện cơn đau do đường tiêu hóa trên, bao gồm omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), dexlansoprazole (Dexilant), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (AcipHex);
Thuốc chẹn histamine: Có thể hiệu quả trên một số đối tượng, bao gồm ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet) và nizatidine (Axid);
Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này cũng thường được dùng kèm theo các nhóm trên bởi lẽ tác dụng điều trị đơn độc có phần hạn chế hơn trên những người mắc chứng khó tiêu chức năng. Ví dụ về thuốc kháng axit là Tums, Maalox và Mylanta.
4. Điều trị H. pylori
Nếu bạn được chẩn đoán có nhiễm H. pylori và đồng thời cũng bị viêm loét dạ dày – thực quản, các triệu chứng bạn phải chịu hoàn toàn không được gọi là chứn g khó tiêu chức năng. Lúc này, việc tiêu diệt H. pylori là bắt buộc.
Trong trường hợp bạn có bằng chứng tồn tại của H. pylori nhưng tuyệt đối không có tổn thương gì trên niêm mạc đường tiêu hóa, tuân thủ thực hiện phác đồ kháng sinh điều trị vi khuẩn này cũng cho thấy giúp giảm triệu chứng khó tiêu.
5. Thuốc chống lo lắng và thuốc giảm đau
Liều thấp của các loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu ngay cả khi bạn không bị trầm cảm. Một trong những nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm ba vòng, có khả năng cải thiện cơn đau cũng như nhu động đường ruột ngay cả khi dùng ở liều khởi đầu. Việc khởi trị đôi khi sẽ khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi; tuy nhiên, nếu dùng thuốc vào buổi tối, thuốc sẽ giúp người bệnh thấy sảng khoái hơn khi thức dậy vì còn giúp cải thiện được chất lượng giấc ngủ trong đêm. Việc dùng thuốc cần thực hiện ngắn ngày và ngưng thuốc khi triệu chứng đã cải thiện nhiều cũng như khi các biện pháp kết hợp khác đã phát huy tác dụng.
Trong khi đó, các loại thuốc giảm đau cần tránh vì có nhiều bằng chứng gây ra tác dụng phụ khó tiêu. Đó là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không cần kê toa như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve). Mặt khác, các thuốc giảm đau theo toa, chẳng hạn như codein, hydrocodone hoặc oxycodone cũng không được khuyến cáo lâu dài do có tác dụng phụ gây táo bón và gây nghiện.
6. Một số vị thuốc thảo mộc
Đường tiêu hóa sau bữa ăn sẽ hoạt động tích cực hơn, thức ăn nhanh trở nên dễ hấp thu hơn nếu người bệnh được thư giãn, thưởng thức mùi vị của một số loại thảo mộc. Mặc dù bằng chứng hiệu quả vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, kinh nghiệm dùng các loại sản phẩm từ thiên nhiên này vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Trà bạc hà: Bạc hà không chỉ là một chất làm mát hơi thở, nó còn có tác dụng chống co thắt đường tiêu hóa trên của cơ thể. Chính vì thế, đây là một lựa chọn tuyệt vời để làm giảm các vấn đề ở dạ dày như buồn nôn và khó tiêu. Uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn để nhanh chóng làm dịu dạ dày hoặc giữ một vài miếng bạc hà trong túi để ngậm sau khi ăn là những cách thức rẻ tiền nhưng hiệu quả;
Trà hoa cúc: Hoa cúc được biết là một vị thuốc giúp gây ngủ và làm dịu sự lo lắng. Thảo dược này cũng pha thành trà uống giúp làm giảm khó chịu đường ruột, làm giảm chứng khó tiêu bằng cách giảm axit dạ dày trong đường tiêu hóa. Không chỉ thế, hoa cúc còn có tác dụng như một chất chống viêm, giảm đau;
Gừng: Gừng là một phương thuốc tự nhiên có tính nhiệt cao. Uống một tách trà gừng sẽ cải thiện chứng khó tiêu do làm giảm axit dạ dày. Các lựa chọn khác bao gồm ăn kẹo gừng, uống rượu gừng hoặc tự làm nước gừng đơn giản bằng cách dùng nước đun sôi vào đặt vào vài lát gừng mỏng. Có thể thêm một chút mật ong trước khi uống để mùi vị được thơm ngon hơn;
Hạt thì là: Loại thảo dược này cũng chống co thắt, khắc phục chứng khó tiêu sau bữa ăn, cũng như làm dịu các vấn đề về đường tiêu hóa khác như buồn nôn và đầy hơi. Cho 1/2 muỗng cà phê hạt cây thì là nghiền nát vào nước sôi trong 10 phút trước khi uống là một giải pháp sau khi ăn thực phẩm gây khó tiêu;
Rễ cam thảo: Rễ cam thảo cũng có thể làm dịu co thắt cơ vòng trong đường tiêu hóa. Pha rễ cam thảo vào nước sôi uống sau bữa ăn giúp nhanh hấp thu thức ăn cũng như nhai rễ cam thảo trực tiếp còn dùng để giảm đau, dịu thần kinh.
7. Xây dựng lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng
Biện pháp tự nhiên này nghe có vẻ quá đơn giản nhưng lại thực sự đem lại hiệu quả rất lớn đối với những người mắc chứng khó tiêu khi có mối tương quan trực tiếp với những căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống.
Các phương pháp thư giãn lý tưởng là khác nhau tùy theo từng cá nhân. Một số gợi ý có thể là xây dựng kế hoạch làm việc, học tập hợp lý, đảm bảo thời gian nghỉ dưỡng, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dành thời gian ra ngoài môi trường thiên nhiên, tập thể dục, tập yoga, massage… cũng như có những thú vui tiêu khiển, giải trí.
Ngoài ra, một số thói quen xấu cần bỏ sớm là hút thuốc lá, uống rượu hay sử dụng các chất kích thích.
Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa – Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa…; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi…
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Ăn Không Tiêu (Khó Tiêu) Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị
Ăn không tiêu hay còn gọi khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, khó chịu ở vùng bụng hoặc đôi khi xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ. Thông thường, những biểu hiện này thường xuất hiện sau khi ăn.
Triệu chứng ăn không tiêu
Người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng ăn không tiêu điển hình như:
Đầy hơi
Đau bụng nhe
Hơi buồn nôn
Cảm giác bỏng và đau rát ở dạ dày
Ợ hơi
Ợ chua
Cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường
Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh nhân có thể gặp một vài biểu hiện khác. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các dấu hiệu của ăn không tiêu để biết cách kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
+ Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Theo các chuyên gia, ăn không tiêu triệu chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn nên người bệnh cần đến ngay bệnh viện để thăm khám nếu gặp phải các biểu hiện sau:
Cảm thấy đau tức ngực
Ợ nóng
Khó thở
Khó nuốt
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nôn mửa liên tục và trong chất nôn có lẫn máu
Vàng da, vàng mắt
Nguyên nhân gây ăn không tiêu
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến lớp niêm mạc thực quản và họng bị bào mòn dẫn đến viêm
Bệnh loét dạ dày
Ung thư dạ dày
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các yếu tố khác gây nên
Hội chứng ruột kích thích
Béo phì
Thói quen ăn uống: Ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ hoặc vừa ăn vừa nói chuyện sẽ gây nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm gây khó tiêu. Hơn nữa, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ khiến dạ dày quá tải và gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn
Không dung nạp lactose: Ăn không tiêu cũng có thể là do hệ tiêu hóa của người bệnh không dung nạp được đường lactose chứa trong sữa
Căng thẳng, stress: Tâm trạng bất ổn định, thường xuyên bị stress và căng thẳng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ăn không tiêu
Tác dụng phụ của thuốc Tây: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh mà không bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó, gây nên hiện tượng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu. Một số loại thuốc có thể gây chứng ăn không tiêu ở người bệnh như thuốc giảm đau, chống viêm aspirin, thuốc chứa nitrat, thuốc steroid, thuốc tuyến giáp, thuốc tránh thai,..
+ Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ăn khó tiêu?
Ăn khó tiêu một phần là do thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Bên cạnh đó, triệu chứng này hình thành cũng có thể là do các yếu tố nguy cơ sau:
Chẩn đoán hiện tượng ăn không tiêu
Một số câu hỏi về triệu chứng ăn không tiêu được đặt ra cho bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ phần nào chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn hệ tiêu hóa hoặc do bệnh lý gây nên, nhân viên y tế thường yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp cận lâm sàng sau:
Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng dài có gắn máy ảnh vào dạ dày của người bệnh và tiến hành kiểm tra một cách chi tiết
Kiểm tra pylori: Các xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu và xét nghiệm kháng nguyên phân được thực hiện nhằm mục đích xác định tình trạng ăn không tiêu có phải do vi khuẩn pylori gây nên hay không
Xét nghiệm chức năng gan: Thông thường gan sản xuất mật để phá vỡ chất béo dung nạp vào cơ thể và chuyển hóa chúng thành năng lượng giúp cơ thể duy trì hoạt động. Tuy nhiên, nếu gan có vấn đề sẽ làm giảm lượng sản xuất mật, dẫn đến tình trạng khó tiêu
Siêu âm vùng bụng và chụp x – quang: Giúp bác sĩ kiểm tra liệu trong dạ dày có bất kỳ biểu hiện bất thường hoặc tắc nghẽn nào không
Cách trị ăn không tiêu hiệu quả ngay tại nhà
+ Sử dụng thuốc Tây
Bệnh nhân có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau để kiểm soát triệu chứng ăn không tiêu:
Thuốc chống đầy hơi: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazol hoặc thuốc H2,… Những loại thuốc này có tác dụng đẩy hơi trong dạ dày ra ngoài, giúp giải quyết vấn đề tích khi trong dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu triệu chứng đầy hơi do khó tiêu gây nên
Thuốc tiêu hóa: Giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, ngằn ngừa khó tiêu. Một số loại thuốc tiêu hóa thường dùng điều trị ăn không tiêu như Alipase, Neopeptin và Festal,…
Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Thuốc có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, giúp co bóp và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Người bệnh có thể dùng thuốc điều hòa co bóp dạ dày như Metoclopramid hoặc Domperidon
+ Sử dụng thuốc Nam
Bạc hà: Bài thuốc Nam chữa ăn không tiêu từ lá bạc hà từ lâu đã được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi trong tinh dầu bạc hà chứa nhiều dưỡng chất không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn kích thích đường ruột, làm tan khí, giúp cải thiện tình trạng khó tiêu ngay tại nhà. Rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái vài lá bạc hà đem rửa sạch và nhai sống. Hoặc cũng có thể đun sôi nước và cho lá bạc hà vào hãm trong vòng 5 phút. Cuối cùng thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày
Gừng: Tinh dầu chiết xuất từ gừng hoặc củ gừng thường được thêm vào trong nhiều chế phẩm thực phẩm bởi chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe. Người bệnh chỉ cần thái vài lát gừng cho vào cốc nước sôi và hãm 5 phút. Sau đó thêm vào một muỗng mật ong và vài lát chanh, khuấy tan và uống nóng sẽ giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu hoặc nóng trong ruột
Quế: Ngoài dùng gừng và lá bạc hà, bệnh nhân có thể dùng quế để cải thiện triệu chứng ăn không tiêu. Người bệnh chỉ cân sử dụng 1/2 thìa cà phê bột quế và 1/2 thìa cà phê mật ong cho vào cốc nước ấm, hòa tan và uống. Các hoạt chất chứa trong quế có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và xoa bóp dạ dày giúp giảm triệu chứng đầu hơi, ợ chua và ăn không tiêu
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Nên uống nhiều nước lọc: Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng sức đề kháng và làm giảm triệu chứng có tính acid của dạ dày. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn
Ăn nhiều trái cây: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây có thể “giải cứu” người bệnh khỏi tình trạng ăn không tiêu. Bởi trong trái cây chứa phần lượng chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Lê, chuối, đu đủ, táo,… là những loại trái cây bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa nên ăn mỗi ngày.
Nên ăn chậm, nhai kỹ và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ: Việc ăn quá nhanh hoặc ăn quá no sẽ khiến tình trạng khó tiêu, đầy bụng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và cách 2 – 3 giờ ăn lại để loại bỏ tình trạng acid dạ dày dư thừa
Nên tránh xa các thực phẩm không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa: Thức ăn nhanh, đồ ăn bán sẵn hoặc các đồ ăn chiên xào, cay nóng,… cần loại khỏi danh sách ăn uống hàng ngày. Bởi chúng chứa nhiều chất béo thường gây khó khăn trong việc tiêu hóa
Kiêng sử dụng đồ uống có gas hoặc cồn: Một lượng lớn khí có gas khi vào cơ thể chúng có thể sẽ mắc kẹt ở dạ dày khiến bụng căng tức và khó chịu. Rượu cũng là nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và gây trào ngược, ợ nóng. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích này
Không nên ăn trước khi đi ngủ: Để cải thiện tình trạng ăn không tiêu, bệnh nhân không nên ăn trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do hệ thống tiêu hóa làm việc quá tải dẫn đến triệu chứng khó tiêu và đầy bụng
Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể thư giãn và tái tạo năng lượng mới, giảm thiểu tình trạng căng thẳng sau mỗi ngày làm việc, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh. Trong quá trình ngủ để cải thiện triệu chứng khó tiêu do trào ngược acid dạ dày gây nên, bệnh nhân nên nâng cao đầu giường lên
Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu
Ngoài các biện pháp nêu trên, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là cách giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ăn không tiêu gây khó chịu. Cụ thể:
Ăn không tiêu có thể là triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc hay thói quen sinh hoạt sai gây nên. Cho dù là nguyên nhân nào gây nên, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên Nhân &Amp; Hướng Dẫn Điều Trị Chứng Khó Tiêu (Dyspepsia)
Chứng khó tiêu gặp ở khoảng 25% dân số. Bệnh kéo dài và thường hay tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động. Theo tiêu chuẩn Rome II : Khó tiêu (KT) được định nghĩa là đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. Triệu chứng khó chịu này đi kèm với đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn, ăn mau no. Bệnh nhân KT có thể bị ợ nóng sau, đau rát sau xương ức, nhưng nếu ợ nóng là triệu chứng nổi bật thì nên nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản(GERD).
Nguyên nhân chỉ được tìm thấy ở < 40% bệnh nhân khó tiêu đến khám, thường là do viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đa số trường hợp còn lại thường không tìm thấy nguyên nhân. A. Không dung nạp thực phẩm: Chưa chứng minh được các chất gia vị, cà fê hoặc bia rượu là nguyên nhân gây khó tiêu. Các cơ chế sau đây có thể gây không dung nạp thực phẩm: niêm mạc bị kích thích, ổ loét bị kích thích, căng trướng dạ dày quá mức, thay đổi tốc độ tống xuất thức ăn khỏi dạ dày, khí được tạo ra nhiều trong dạ dày, kém hấp thu, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.
B. Không dung nạp thuốc: 10-25% bệnh nhân dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài sẽ bị khó tiêu. Một số thuốc khác như viên Kali, viên sắt, kháng sinh (nhất là các macrolides, sulfonamides, imidazole, quinolones), digitalis, glucocorticoids, gemfibrozil, các fibrates, thuốc ngủ, estrogen, thuốc ngừa thai uống, theophylline, sildenafil, acarbose, levodopa, vitamin C liều cao v.v. cũng có thể gây KTCN.
C. Viêm loét dạ dày tá tràng: Hầu như tất cả bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị khó tiêu (KT), nhưng ngược lại đa số bệnh nhân KT lại không bị viêm loét. Cần lưu ý loại trừ viêm loét dạ dày trước khi khám một bệnh nhân KT. Tần suất loét dạ dày tá tràng tăng lên ở người trên 40t, nhiễm H.pylori, đang dùng NSAID, khó tiêu về đêm, cơn đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid, có tiền sử loét tiêu hoá, nam giới, hút thuốc lá. Tần suất loét dạ dày tá tràng chỉ là 5-15% ở những bệnh nhân KT. Nếu không nhiễm H.pylori và không dùng NSAIDs thì tần suất loét là 1%.
D. Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Khoảng 30% bệnh nhân khó tiêu có các triệu chứng của trào ngược. Khoảng 5-15% bệnh nhân KT có dấu hiệu viêm thực quản qua chẩn đoán nội soi (nội soi thường bỏ sót trong những trường hợp trào ngược thực quản không kèm thương tổn trợt=nonerosive-GERD). 50% bệnh nhân GERD có thêm triệu chứng khó tiêu ngoài triệu chứng ợ nóng. 20% bệnh nhân bị GERD nhưng không có triệu chứng ợ nóng hay ợ chua.
E. Ung thư thực quản, dạ dày: 1-3% bệnh nhân khó tiêu trên 45 tuổi được chẩn đoán là ung thư qua nội soi. Đa số ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn, và <5% trường hợp ung thư xảy ra ở người dưới 45 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử cắt đoạn dạ dày, tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, nhiễm H. pylori.
Ung thư dạ dày gặp ở khoảng 0,3% bệnh nhân khó tiêu dưới 45 tuổi, không đi kèm với các triệu chứng báo động.
F. Các rối loạn ở đường mật và tuyến tụy: Triệu chứng là cơn đau quặn mật điển hình. Sỏi mật không gây khó tiêu. Cơn đau trong bệnh lý tụy cũng có thể gây nhầm lẫn với chứng khó tiêu, nhưng thường có thêm các triệu chứng gợi ý như vàng da, đặc điểm của cơn đau, sụt cân, chán ăn.
G. Bệnh hệ thống: Thiếu máu cơ tim có thể gây đau ở thượng vị. Có thai, suy thận, cường hoặc nhược giáp, suy thượng thận, và cường tuyến cận giáp cũng có thể gây KT.
H. Các bệnh đường tiêu hóa khác: Nhiễm Giardia lamblia, Strongyloides stercoralis có thể gây KT. KT còn gặp trong liệt dạ dày (gastroparesis) do tiểu đường, do xơ cứng bì, do cắt dây thần kinh X, do cắt dạ dày, sau nhiễm siêu vi, hoặc KT vô căn. Xoắn dạ dày, bệnh celiac, bệnh Crohn, lymphoma, lao, giang mai, nấm, các hình thái viêm dạ dày, thiếu máu mạc treo cũng có thể gây KT.
I. Khó tiêu chức năng: Khoảng 50-70% bệnh nhân khó tiêu mạn tính (ít nhất 12 tuần) qua nội soi không tìm thấy có tổn thương (mặc dù có thể sẽ tìm ra nguyên nhân thực thể với các phương tiện chẩn đoán khác). Những bệnh nhân này được chẩn đoán là “khó tiêu chức năng” hoặc “khó tiêu không loét”. Đây là nhóm bệnh nhân khó điều trị. Khó tiêu chức năng (KTCN) là một chẩn đoán lọai trừ . KTCN ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
– Sinh lý bệnh của KTCN chưa được hiểu biết rõ ràng. Nhiều bệnh nhân có các triệu chứng chồng lấp lên các triệu chứng của ợ nóng, IBS, đau ngực không do tim. 2/3 bệnh nhân IBS có KTCN, và ngược lại 2/3 bệnh nhân KTCN có triệu chứng của IBS. Ngoài ra còn một số bệnh nhân có các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như nhức đầu migraine, triệu chứng về đường niệu, sinh dục… Người ta đã đưa ra các giả thiết sau đây:
– Bất thường vận động dạ dày tá tràng:
60% bệnh nhân KTCN có bất thường này, bao gồm: * Chậm làm rỗng dạ dày * Sức chứa của dạ dày giảm * Bất thường về điện cơ * Tăng độ nhạy cảm của các nội tạng
– Yếu tố tâm lý xã hội II- TIẾP CẬN MỘT BỆNH NHÂN KHÓ TIÊU (KT)
Năm 2006, theo Hội Khoa Học Tiêu Hoá Hoa Kỳ AGA (American Gastroenterological Association), KT được định nghĩa là đau bụng trên rốn tái phát hoặc mãn tính (không kể các bệnh nhân bị ợ nóng hoặc ợ chua khiến nghĩ nhiều đến chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, cho đến khi chứng minh được là do bệnh lý khác). Loét dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong số các bệnh nhân có các triệu chứng của đường tiêu hóa trên. Tại Bắc Mỹ, nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày tá tràng là H. pylori và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Tổng hợp các y văn, AGA đã đề nghị tiếp cận một bệnh nhân khó tiêu như sau:
1. Ở người bệnh <55 tuổi, không có các triệu chứng báo động (sụt cân, ói mửa tái diễn, khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu, tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày): nên xét nghiệm H. pylori và điều trị tiệt trừ nếu H.pylori dương tính, tiếp theo là dùng ức chế bơm proton (PPI). Trường hợp H.pylori âm tính, nên dùng PPI trong 4-8 tuần. Trong các quần thể dân số ít bị nhiễm H.pylori thì có thể dùng PPI theo kinh nghiệm. Ít khi cần nội soi ở những bệnh nhân có đáp ứng với điều trị H.pylori hoặc PPI.
3. Đối với những bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau khi đã được xét nghiệm và điều trị thích hợp, thì nên xem xét đến việc sử dụng các thuốc điều hòa nhu động (prokinetics), thuốc chống trầm cảm, hoặc liệu pháp tâm lý mặc dù cho đến nay hiệu quả cũng chưa được chứng minh.
4. Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng
– Với việc khai thác bệnh sử tỉ mỉ và khám lâm sàng cẩn thận có thể giúp phân biệt giữa KT và các cơn đau do mật tụy trong đa số trường hợp. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng thì sẽ chẩn đoán sai đến 50% các trường hợp loét dạ dày tá tràng hoặc GERD, và mức độ chẩn đoán đúng khó tiêu chỉ đạt 9-25%.
– Cũng nên khai thác thêm các triệu chứng của đường tiêu hóa dưới và các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa. Khó tiêu cũng thường xảy ra trên các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích (IBS) và các bệnh lý chức năng khác của đường tiêu hóa. Đối với các bệnh nhân khó tiêu mạn tính không ảnh hưởng đến tổng trạng chung có kèm theo đau hoặc khó chịu ở phần bụng dưới và thay đổi thói quen đi tiêu thì nên được chẩn đoán sơ bộ là IBS (chứ không chẩn đoán là khó tiêu). Nếu có nhiều triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, và tiểu lắt nhắt thì nên nghĩ nhiều đến tình trạng rối loạn chức năng, như hội chứng rối loạn lo âu (anxiety) chẳng hạn
– Phải chú ý đến các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng, như Aspirin, NSAIDs, ức chế COX-2, và nên ngưng dùng nếu có thể được. Nếu không thể ngưng các thuốc này thì cần dùng thêm PPI.
– Chỉ định nội soi đối với những bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc NSAIDs hay vẫn còn triệu chứng sau khi đã ngưng các thuốc này.
5. Nội soi đường tiêu hóa trên
– Nội soi được chỉ định cho các bệnh nhân có triệu chứng báo động để loại trừ ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày.
– Các triệu chứng này bao gồm sụt cân (ít nhất khoảng 3kg), nuốt khó tiến triển, ói dai dẳng, XHTH rỉ rả hoặc ồ ạt, thiếu máu, vàng da, nổi hạch ngoại vi, hoặc có khối u bụng.
– Trên 90-95% bệnh nhân ung thư thực quản hoặc dạ dày đều có ít nhất một triệu chứng báo động, nhưng thường khi xuất hiện triệu chứng báo động thì ung thư đã đến giai đoạn xâm lấn.
6. Những xét nghiệm có thể được chỉ định tùy trường hợp lâm sàng là: huyết đồ, ion đồ, xét nghiệm chức năng gan, chức năng tuyến giáp, amylase máu, KST đường ruột trong phân, xét nghiệm thử thai…
III. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU Đối với các bệnh nhân khó tiêu không có triệu chứng báo động, có 3 cách tiếp cận như sau:
1. Nội soi chẩn đoán đường tiêu hóa trên, sau đó điều trị tùy theo nguyên nhân.
2. Test H.pylori không xâm lấn, sau đó điều trị theo kết quả xét nghiệm.
3. Điều trị kháng tiết acid theo kinh nghiệm từ 2-4 tuần. Nội soi được chỉ định cho các bệnh nhân bị khó tiêu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Tuy nhiên chỉ tìm thấy loét qua nội soi ở 0,2-1% số bệnh nhân này. Khoảng 40-70% bệnh nhân sẽ giảm nhẹ triệu chứng sau khi dùng kháng tiết acid theo kinh nghiệm. PPI được ưa chuộng hơn kháng H2 vì làm giảm đau nhiều hơn (24% so với 11% tương ứng). PPI làm giảm đau trong vòng 2 tuần nhiều hơn so với placebo (2/3 so với 1/3 tương ứng). Tuy vậy, PPI có bất lợi là sau khi ngưng thuốc sẽ xảy ra hiện tượng tái phát triệu chứng trong vòng 3 tháng ở 2/3 bệnh nhân đã có đáp ứng lúc đầu. Đối với viêm dạ dày H. pylori dương tính, dùng PPI lâu dài có thể gây ra chuyển sản ruột và teo dạ dày, đây là yếu tố nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Tóm lại, dù có nhiều hướng dẫn điều trị (guidelines), nhưng cách thức xử trí khó tiêu không triệu chứng báo động vẫn chưa thống nhất và do đó việc xử trí sẽ tùy thuộc vào khả năng lâm sàng của bác sĩ, phương tiện chẩn đoán sẵn có, và hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân. Việc cân nhắc giữa nội soi sớm và điều trị theo kinh nghiệm sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như sau: tuổi tác của bệnh nhân, mức độ quan tâm của người bệnh về tình trạng bệnh lý của mình, khả năng nhiễm H. pylori, chi phí chẩn đoán và điều trị. Cách tiếp cận tốt nhất là cách mà thầy thuốc và bệnh nhân cùng cảm thấy an tâm nhất, hiệu quả nhất.
IV- ĐIỀU TRỊ KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG
Thông thường một số lớn bệnh nhân sẽ không giảm được đau, hoặc tái phát đau sau khi áp dụng cách tiếp cận và điều trị ban đầu, đa phần trong số họ cũng không thể tìm thấy sang thương qua chẩn đoán nội soi tiêu hóa trên và được chẩn đoán là khó tiêu chức năng. Hầu hết bệnh nhân khó tiêu chức năng đều có những triệu chứng nhẹ, không thường xuyên và sẽ đáp ứng với các thay đổi về lối sống, tuy nhiên một số khác lại có các triệu chứng kháng trị kéo dài, khó xử trí.
– Chú ý về bệnh sử dùng thuốc, thức ăn, stress, có thể là nguyên nhân gây khó tiêu chức năng. – Tránh cho xét nghiệm lập lại, nội soi nhiều lần một cách không cần thiết, vì có tác động hai mặt, có thể làm mất lòng tin của bệnh nhân vào thầy thuốc. – Trấn an bệnh nhân rằng khó tiêu chức năng là một bệnh lý thật sự do rối loạn các chức năng ở đường tiêu hóa gây ra (chứ không phải giả vờ). – Tìm ra các yếu tố khởi phát triệu chứng như thức ăn, stress, môi trường v.v. Nên tránh cà-fê, rượu quá độ. Đối với bệnh nhân đầy hơi, mau no, buồn nôn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ ít mỡ. – Đưa ra kế họach điều trị phù hợp với thực tế của từng người bệnh. – Kê toa thuốc phải thật cân nhắc vì nhiều trường hợp không cần dùng đến thuốc nếu bệnh nhân được hiểu rõ ràng về bệnh sinh của khó tiêu chức năng. Trong một số trường hợp có khi chỉ cần điều chỉnh lối sống cũng giảm nhẹ triệu chứng. – Có thể cần phải hội chẩn thêm với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh đối với một số trường hợp kháng trị.
B. Thuốc điều trị khó tiêu chức năng Hiện nay hiệu quả điều trị của các thuốc vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, và vẫn còn nhiều kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. 1. Thuốc kháng tiết: các thuốc kháng H2 và PPI cũng chỉ có hiệu quả nổi trội hơn ở một số bệnh nhân có những triệu chứng do trào ngược gây ra. Đối với các bệnh nhân có đáp ứng với PPI thì nếu cần, có thể dùng lại khi triệu chứng tái phát.
2. Các thuốc cải thiện vận động ống tiêu hóa (prokinetics):
Hiện nay domperidone (thuốc đối vận dopaminergic ngoại biên) được công nhận là an toàn và hiệu quả hơn ở những bệnh nhân có các triệu chứng buồn nôn, mau no, chướng bụng, đau thượng vị. 3. Điều trị tiệt trừ H. pylori 4. Thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). V. TÓM TẮT – Bệnh nhân khó tiêu nhẹ, không thường xuyên có thể sẽ đáp ứng với sự trấn an của thầy thuốc, với tư vấn y khoa, với thay đổi khẩu phần ăn uống và thay đổi lối sống, chỉ khi không hiệu quả mới nên dùng đến thuốc.
– Nên xét nghiệm và điều trị tiệt trừ H. pylori nếu dương tính.
– Những bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng và khó tiêu nên được điều trị thử với PPI trong 2-4 tuần.
– Đối với những bệnh nhân thuyên giảm sau khi dùng PPI, nếu tái phát có thể dùng thêm từng đợt PPI hoặc kháng H2 khi cần.
– Nếu cần thiết, có thể dùng thêm domperidone (tránh dùng metoclopramide do có nhiều tác dụng phụ), simethicone, hoặc muối bismuth.
– Nếu kháng trị có thể thử dùng liều thấp thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc SSRI (amitryptiline 10mg, sertralone 20mg hay escitalopram 10mg mỗi ngày) ngay cả khi không có hội chứng lo âu hoặc trầm cảm.
– Có thể hội chẩn thêm với bác sĩ tâm thần kinh, tâm lý, tập thiền, Yoga, thôi miên liệu pháp nếu cần thiết.
1-Current Medical Diagnosis & Treatment 2010
2-Sleisenger & Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease, 8th ed.
3-Cecil Textbook of Medicine 22nd edition
4-Harrison’s Principles of Internal Medicine, 17th edition
Cập nhật thông tin chi tiết về Chứng Khó Tiêu Chức Năng Là Bệnh Gì? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!