Xu Hướng 5/2023 # Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Nv Tdtt # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Nv Tdtt # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Nv Tdtt được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ hai – 16/04/2012 10:03

Theo Quyết định số 779/QĐ-SVHTTDL ngày 18/4/2017 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao có vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

2. Tham mưu giúp Giám đốc quản lý nhà nước về thể dục, thể thao cho mọi người, như sau:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng ở địa phương sau khi được phê duyệt;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên, trọng tài, huấn luyện viên thể dục, thể thao;

c) Chủ trì phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao; phổ biến, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp;

d) Xây dựng hệ thống kế hoạch và tổ chức các giải thi đấu thể thao; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh;

đ) Quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể thao giải trí trong các điểm vui chơi, khu du lịch, điểm du lịch, khu văn hóa thể thao trên địa bàn tỉnh;

g) Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận gia đình thể thao trên địa bàn tỉnh.

i) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang tại địa phương.

k) Xây dựng kế hoạch tuyển chọn và thành lập các đoàn thể thao tham gia các giải, hội thi thể thao quần chúng cấp cụm, khu vực và toàn quốc.

3. Tham mưu giúp Giám đốc quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp, như sau:

a) Thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức Đại hội TDTT cấp tỉnh, đăng cai tổ chức các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt;

c) Thực hiện chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý việc cấp, sửa đổi, thu hồi giấy phép hoạt động về thể dục thể thao trong phạm vi toàn tỉnh;

đ) Thực hiện quyết định phong cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.

4. Tham mưu giúp Giám đốc triển khai các hoạt động hợp tác phát triển trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

Tác giả bài viết: BBT

Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Kh

Thứ hai – 16/04/2012 10:18

Theo Quyết định số 779/QĐ-SVHTTDL ngày 18/4/2017 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Kế hoạch – Tài chính có vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

1. Chủ trì và phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, xây dựng trình Giám đốc quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình mục tiêu phát triển, chương trình hành động và công trình quan trọng của Sở.

2. Tham mưu giúp Giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình mục tiêu văn hóa và hạ tầng du lịch, chương trình hành động và các công trình quan trọng.

3. Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc Sở trong việc xây dựng, tổng hợp và trình Giám đốc dự toán ngân sách hàng năm; phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc Sở và hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Tham mưu giúp Giám đốc phê duyệt quyết toán tài chính các đơn vị dự toán trực thuộc Sở; lập báo cáo, tổng hợp quyết toán ngân sách và công khai tài chính, ngân sách; quản lý việc sử dụng tài sản nhà nước của Sở và các đơn vị dự toán trực thuộc Sở theo quy định; kiểm tra công tác kế toán và quản lý tài chính; giám sát tình hình thực hiện ngân sách của Sở.

5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, lập cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế thuộc lĩnh vực được giao. Theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế, đầu tư đóng góp cho xã hội của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.

6. Tham gia hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chương trình cải cách hành chính phần tài chính công trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.

7. Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

8. Tham mưu giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát về kế hoạch, tài chính đối với phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động của các hội, hiệp hội, liên đoàn và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.

9. Thực hiện chế độ chính sách, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

Tác giả bài viết: BBT

Nhiệm Vụ Và Chức Năng Của Phòng Công Nghệ

Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng,với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp …đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay.

Bất cứ ai muốn phát triển cao trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình đều cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT). Và hơn thế nữa CNTT là một yêu cầu tiên quyết của nhà tuyển dụng khi tuyển một nhân viên vào làm việc cho cơ quan của mình.

Đặc biệt, đối với người khiếm thị thì CNTT có vai trò rất quan trọng trong công việc cũng như trong đời sống hằng ngày.

Trong học tập, CNTT đã hỗ trợ rất nhiều cho người khiếm thị. Chẳng hạn như: tìm kiếm thông tin tài liệu qua mạng Internet, cập nhật được nhiều tin tức trên mọi lĩnh vực đặc biệt là tìm kiếm sách tài liệu học tập, ghi chép bài bằng máy tính, làm bài thi, bài kiểm tra,…

Trong công việc, CNTT giúp người khiếm thị rất nhiều trong việc văn phòng như: xử lý văn bản, theo dõi thu chi, gửi /nhận thư điện tử,… Hỗ trợ trong việc quản lý cơ sở kinh doanh của cá nhân. Hỗ trợ nhiều công việc hơn cho người khiếm thị thông qua dịch vụ Internet…

Trong cuộc sống, CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ giải trí đa dạng cho người khiếm thị: giao lưu bạn bè (skype, yahoo, facebook,…), nghe nhạc, xem phim, đọc báo, đọc truyện,… giúp cuộc sống của người khiếm thị có nhiều màu sắc hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn,… Đặc biệt, với CNTT giúp họ có một cuộc sống tự lập và hòa nhập.

Nhằm tổ chức các lớp đào tạo thiết thực và hỗ trợ người khiếm thị tốt hơn trong lĩnh vực CNTT , Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp cho người mù Sao Mai đã thành lập bộ phận Công nghệ với nhiều chức năng và nhiệm vụ mới như sau:

Chức năng đào tạo: mở các lớp đào tạo CNTT

Lớp tin học cơ bản

Lớp tin học văn phòng

Lớp tin học xử lý âm thanh – nhạc – video

Lớp tin học thiết kế web

Lớp tin học bảo trì máy móc (phần cứng – hệ điều hành), …

Lớp đào tạo nâng cấp trình độ chuyên môn nhân sự

Chức năng nghiên cứu

Nghiên cứu, nâng cấp và biên soạn lại giáo trình tin học Sao Mai từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, giáo trình chuyên đề

Nghiên cứu các giải pháp di động thay thế cho máy tính truyền thống

Xây dựng cộng đồng sử dụng và phát triển NVDA

Thúc đẩy chuẩn tiếp cận web

Chức năng sản xuất

Phần mềm hỗ trợ: nâng cấp và phát triển bộ đọc tiếng việt, từ điển phát âm, máy tính nói trên nền Windows và Android.

Tạp chí Sao Mai AccessTech với nhiều hình thức: văn bản, Audio, chữ Braille.

Phối hợp với bộ phận hướng nghiệp Xây dựng trang web giới thiệu việc làm cho người khiếm thị

Ứng dụng CNTT trong âm nhạc bao gồm in ấn nhạc nổi, soạn nhạc, xử lý âm thanh

Nghiên cứu giải pháp và xây dựng hệ thống giáo dục và giải trí trực tuyến cho người khiếm thị.

Sản xuất sách nói kỹ thuật số

Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật

Ngoài ra, Phòng Công Nghệ cũng có nhiệm vụ tăng cường kết nối với các đối tác, hội người mù, trường/trung tâm cho/của người khiếm thị trên cả nước nhằm phối hợp hỗ trợ kỹ thuật, giảng dạy, hợp tác và cung cấp dịch vụ.

Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

(Theo Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

I. Vị trí, chức năng

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh là cơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của UBND tỉnh; giúp Chủ tịch UBND tỉnh (bao gồm cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư – lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh.

2. Văn phòng UBND tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND tỉnh ban hành:

a) Quy chế làm việc của UBND tỉnh;

b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh;

c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành:

a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh;

b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh;

3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND tỉnh:

c) Xây dựng, trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;

e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Phục vụ hoạt động của UBND tỉnh:

b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;

c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh;

d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;

b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; HĐND và UBND cấp huyện;

c) Thực hiện nhiệm vụ trước HĐND tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;

d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.

6. Tiếp nhận, xử lý, trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến):

7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh:

a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;

c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;

d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

8. Thực hiện chế độ thông tin:

a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

c) Xuất bản, phát hành Công báo của tỉnh;

d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của UBND tỉnh.

9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:

a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng:

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, công chức Văn phòng – Thống kê xã, phường, thị trấn.

11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:

b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng UBND tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh;

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;

đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng UBND tỉnh;

e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng UBND tỉnh;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Phòng Nv Tdtt trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!