Bạn đang xem bài viết Chức Năng Tinh Thần, Tình Cảm Của Gia Đình được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong nhiều xã hội, các gia đình được coi như những nhóm tình cảm chủ yếu đối với các thành viên của chúng, đem lại cho con người cảm giác an toàn về mặt cảm xúc, cảm giác sở hữu và cảm giác có giá trị. Đối với những thành viên gia đình, có thể đặt ra câu hỏi, nếu như gia đình ta không yêu quý ta? Khi còn trẻ, ta mong muốn cha mẹ, anh chị em và những bà con họ hàng đánh giá cao ta. Sau đó ta mong muốn điều này từ vợ/ chồng hoặc thậm chí từ con cái của ta. Tất nhiên, không phải tất cả các gia đình đều đáp ứng được nhu cầu này cho các thành viên của chúng và hậu quả là khủng hoảng, xung đột, bạo lực, ly hôn, lạm dụng, ngược đãi thành viên, ngoại tình, bỏ nhà ra đi, tự tử. Trong những trường hợp này, người ta sẽ ít nhờ cậy vào sự giúp đỡ về tinh thần của gia đình và gia đình đã không làm tròn chức năng quan trọng và đặc thù của nó là chức năng tinh thần, tình cảm. Nỗi căm hận, oán trách của các thành viên với gia đình sẽ nặng nề hơn với các người dưng trong cùng một trường hợp.
Thời đại nào cũng vậy, hai chữ ” Gia đình” thường được nhắc đến với những gì dịu ngọt nhất. “Tổ ấm “, ” Lạc thú gia đình” là những ngôn từ trong cuộc sống, trong bài hát và trong trái tim của mỗi người. Gia đình là ngọn lửa ấm áp, là chỗ dựa tình cảm cho mỗi con người. Hầu hết chúng ta, khi nghĩ tới gia đình, nói về gia đình vẫn thường hình dung đến những gì êm ấm và hạnh phúc nhất.
Trong cái nhóm nhỏ những con người liên kết với nhau thành gia đình cũng có biết bao nhiêu mối quan hệ không kém phần phức tạp. Tuy vậy, mặc cho đôi lúc những quan hệ gia đình có thể sẽ là cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, có thể sẽ không chỉ là những vấn đề thuần tuý nội bộ mà phải đưa ra xử lý bằng pháp luật và đạo lý ngoài xã hội, nhưng quan hệ gia đình vẫn là những mối quan hệ nặng về tình cảm nhất so với các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ về tình mẫu tử, phụ tử, về tình yêu đôi lứa, tình cảm anh chị em… đã là nguồn cảm xúc vô tận cho biết bao nhiêu sáng tác nghệ thuật. Các nền văn minh trên thế giới có thể là rất đa dạng nhưng đều tôn vinh tình cảm gia đình, dành cho gia đình những chuẩn mực văn hoá tốt đẹp nhất.
Quan hệ gia đình, trước hết là quan hệ của những trái tim, cái quan hệ mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói là : “Có phải duyên nhau thì thắm lại đừng xanh như lá bạc như vôi”. Chính tình cảm gia đình đã tạo cho mỗi cá nhân sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại và vươn tới những thành công trong cuộc đời. Tình cảm gia đình có thể biến “Túp lều tranh với hai trái tim vàng” thành những lâu đài của hạnh phúc, giúp những cặp vợ chồng nghèo khổ có thể “Tát cạn biển Đông”. Khuôn mẫu tình cảm gia đình của bất cứ nền văn hoá nhân đạo nào cũng không phải chỉ là “Những lầu son gác tía chứa đầy của cải nhưng giá lạnh” mà là những gian bếp gia đình lúc nào cũng bập bùng ngọn lửa ấm và đầy ắp tiếng cười. Bởi vậy giá trị cao nhất trong nấc thang về hạnh phúc bao giờ cũng là những giá trị về gia đình, là sự giản dị của cuộc sống “Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”, ” Râu tôm nấu với ruột bầu; Chồng chan vợi húp gật đầu khen ngon”.
Cấu trúc của chức năng tình cảm trong gia đình, chúng ta có thể thấy các dạng quan hệ gia đình được biểu hiện như sau:
Thứ nhất là những tình cảm trong mối quan hệ giữa các thế hệ. Chẳng hạn như tình cảm ông bà đối với con cháu, tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm cô bác chú dì và các cháu…
Thứ hai, những tình cảm trong mối quan hệ giới, đặc biệt là vợ chồng, tình yêu và hôn nhân. Tình cảm vợ chồng bắt nguồn từ tình yêu. Các nền văn minh của nhân loại luôn tôn vinh tình yêu như thứ chất xúc tác không thể thiếu cho một cuộc hôn nhân thành công.
Thứ ba, tình cảm giữa những người cùng một thế hệ như anh em, chị em, anh chị em họ… Người xưa rất coi trọng tình cảm anh em trong gia đình và thường ví nó cũng giống như là chân tay với nhau. Người ta thường lên án mạnh mẽ những kẻ bất nghĩa, tham lam, chỉ vì sự giàu sang và tiền bạc mà bán rẻ tình nghĩa anh em. Nền tảng của quan hệ anh em, chị em là ở mối quan hệ ruột thịt, sự chung huyết thống giữa họ với nhau.
Kim Sơn
Chức Năng Cảm Giác Của Hệ Thần Kinh
CHỨC NĂNG CẢM GIÁCCỦA HỆ THẦN KINHBiên soạn: TS Đào mai LuyếnBộ môn: Sinh lý học*Khái niệm: Cảm giác là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua hệ thống cảm giác. Các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan tác động vào các giác quan thông qua hệ thống cảm giác giúp cơ thể nhận biết được thực tại khác quan.*Phân loại cảm giác (cổ điển):–Cảm giác xúc giác.–Cảm giác thị giác.–Cảm giác thính giác.–
Cảm giác khứu giác.–Cảm giác vị giác.* Phân loại cảm giác (theo chức năng):– Cảm giác cơ học.–Cảm giác hóa học–Cảm giác nhiệt.–Cảm giác âm.– Cảm giác thăng bằng.– Cảm giác nội tạng.– Cảm giác đau.–Cảm giác da.–Cảm giác bản thể.*Bộ phận ngoại vi:CÁC KHÂU TRONG HỆ THỐNG CẢM GIÁCRecepter*Đường hướng tâm: Dẫn truyền xung động từ ngoại vi về trung tâm (dây thần kinh cảm giác). CÁC KHÂU TRONG HỆ THỐNG CẢM GIÁC*Trung tâm:–Trung khu dưới vỏ: Các tế bào tập hợp thành trung khu cảm giác.
–Trung khu trên vỏ:+ Cấp I: phân tích đơn giản , cụ thể.+ cấp II: tổng hợp, khái quát, tinh tế.CÁC KHÂU TRONG HỆ THỐNG CẢM GIÁC*
Bộ phận ngoại vi: Tiếp nhận tín hiệu, mã hóa tín hiệu thành các xung đông điện.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG*Đường hướng tâm: Dẫn truyền các xung động đã được mã hóa từ ngọai vi về trung tâm.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG*Trung tâm: Giải mã. Phân tích. Tổng hợp. Chuyển đến trung khu hành động. Điều chỉnh họat động bộ phận cảm thu bằng đường ly tâm.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG* Khả năng hưng phấn:–Kích thích thỏa đáng: cần rất ít năng lượng–Kích thích không thỏa đáng: cần nhiều năng lượngĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CẢM GIÁC*TQ. cường độ KT với mức độ cảm giác:ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CẢM GIÁC∆I I: cường độ KT đầu. = K ∆I : Cường độ tăng lên. I K: Hằng số. S: Mức độ cảm giác.S = a log R + b R: Cường độ kích thích. a, b: Hằng số*Sự thích nghi của hệ thống và Recepter:–Tùy thuộc vào lọai thụ cảm thể.–Cơ chế: thay đổi ngưỡng kích thích bằng điều chỉnh họat động của các kênh ion.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CẢM GIÁC*Trường thụ cảm:–Tối đa: tất cả các thụ cảm thể liên hệ với nhánh cùng của nơron hứơng tâm.–Tối thiểu: chỉ bao gồm một thụ cảm thể.ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG CẢM GIÁCCẢM GIÁC DATính chất phân đọan của cảm giác da*Bộ phận nhận cảm:CẢM GIÁC XÚC GIÁC THÔ SƠTiểu thể MeissnerTiểu thể Pacini*Đường hướng tâm:–Từ thụ cảm thể đến tủy sống.–Từ tủy sống lên đồi thị.–Từ đồi thị lên vỏ não.CẢM GIÁC XÚC GIÁC THÔ SƠ*Trung tâm:CẢM GIÁC XÚC GIÁC THÔ SƠĐồi thị*Bộ phận nhận cảm:CẢM GIÁC XÚC GIÁC TINH TẾTiểu thể MeissnerTiểu thể Pacini*Đường hướng tâm:–Từ thụ cảm thể đến tủy sống.–Từ tủy sống lên vỏ não.CẢM GIÁC XÚC GIÁC TINH TỀVỏ não*Trung tâm:CẢM GIÁC XÚC GIÁC TINH TỀVỏ nãoCẢM GIÁC NHIỆT*Bộ phận nhận cảm:CẢM GIÁC NHIỆTKrausseRuffini*Đường hướng tâm:–Từ thụ cảm thể đến tủy sống.–Từ tủy sống đến dưới đồi thị.CẢM GIÁC NHIỆT
Chức Năng Cơ Bản Của Gia Đình Là Gì ? Khái Niệm Về Chức Năng Của Gia Đình
Chức năng cơ bản của gia đình là vai trò cơ bản của gia đình mà vai trò đó làm cơ sở cho toàn bộ sự hoạt động và phát triển của gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Chức năng sinh đẻ nhằm tái sản xuất ra con người, nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Nhờ có chức năng sinh để của gia đình mà xã hội không thể bị diệt vong. Chức năng giáo dục nhằm trang bị cho con người những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình nhằm tạo ra những gia đình ấm no. Kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc gia mới hưng thịnh. Trong các chức năng trên, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, gia đình Việt Nam còn có chức năng quan tâm, chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.
Yêu cầu phản tố là gì ? Quy định về yêu cầu phản tố(09/11)
Yêu cầu của đương sự là gì ? Quy định về yêu cầu của đương sự(09/11)
Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ?(09/11)
Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì ?(09/11)
Ý thức pháp luật là gì ? Quy định về ý thức pháp luật(09/11)
Ý thức công dân là gì ? khái niệm ý thức công dân được hiểu thế nào ?(09/11)
Ý chí nhà nước là gì ? Khái niệm ý chí nhà nước hiểu thế nào cho đúng ?(09/11)
Xử phạt vi phạm hành chính là gì ? Quy định về xử phạt vi phạm hành chính(09/11)
Xử lý vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về xử lý vi phạm pháp luật(09/11)
Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là gì ? Quy định về xử lí vi phạm kỷ luật lao động(09/11)
Bộ máy nhà nước là gì ? Khái niệm về bộ máy nhà nước ?
Vi phạm pháp luật là gì ? Quy định về hành vi vi phạm pháp luật
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì ? Quy định về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Từ Bài Ca Dao Dân Ca Những Câu Hát Hay Về Tình Cảm Gia Đình, Em Hãy Trình Bày Cảm Nhận Của Mình Khi Được Sống Trong Vòng Tay Yêu Thương Của Gia Đình
Đề bài: Gia đình là mái ấm yêu thương, nơi nuôi dưỡng những ước mơ cho tương lai của những đứa con. Từ bài ca dao dân ca những câu hát hay về tình cảm gia đình, em hãy trình bày cảm nhận của mình khi được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình.
I. Dàn ý chi tiết 1. Mở bàiGiới thiệu vấn đề: Gia đình là nơi ” chị ngã em nâng”, nơi cánh võng mẹ đưa mỗi trưa hè ôi ả, là mái tóc cha pha sương đông lạnh, là tay bà têm trầu mỗi sáng tinh sương và là cả một khoảng trời yêu thương nơi tôi.
2. Thân bài
Được may mắn sống trong vòng tay ông bà, cha mẹ, câu hát ru, câu chuyện cổ tích
Cảm nhận tình yêu từ gia đình:
Đôi tay thô ráp, mái tóc pha sương, nụ cười hiền hòa, đứa em mắt tròn xeo
Kỉ niệm thời thơ ấu và ngày nay
Thời nghèo khó, lo từng bữa, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô con nằm
Thời nay: Lo cho con ăn học, bữa ăn, giấc ngủ
Đi học xa nhà: Cuộc sống khó khăn, đầy lo sợ
3. Kết bàiCảm nghĩ về gia đình: Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất mà chúng ta có. Gia đình là bệnh viện chữa lành mọi vết thương. Vậy nên, hãy biết trân trọng, gìn giữ và vun đắp sao cho gia đình mình thật hạnh phúc. Trước hết đối với mình hãy cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ” con ngoan trò giỏi” thế là cha mẹ yên lòng rồi.
II. Bài tham khảo“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con.”
Từ xa xưa, trong những câu ca dao, đã nói về tình cảm thiêng liêng của cha mẹ, của gia đình – mái ấm đơn sơ nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Gia đình là nơi ” chị ngã em nâng”, nơi cánh võng mẹ đưa mỗi trưa hè ôi ả, là mái tóc cha pha sương đông lạnh, là tay bà têm trầu mỗi sáng tinh sương và là cả một khoảng trời yêu thương nơi tôi.
Từ khi sinh ra, tôi đã may mắn được sống trong tình yêu thương đùm bọc của ông bà, cha mẹ. Tôi lớn lên dần theo những câu hát ru của bà và những câu chuyện cổ tích của ông. Đó là cả một bầu trời tuổi thơ dữ dội với đầy ắp niềm vui và hoài mộng. Gia đình cũng giống như ngưỡng cửa đầu tiên, nâng đỡ những bước tôi đi và chở che những bước tôi về. Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính những yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là khi bạn cảm nhận được đôi tay thô ráp của cha hằng ngày lam lũ, mái tóc pha sương của mẹ mỗi sớm nắng mưa. Rồi cả những nụ cười hiền hòa trên khuôn mặt đã nhiều hơn những chấm đồi mồi của ông bà. Và rồi mỗi khi ta về, vẫn đó mấy đứa em tròn xoe mắt nhìn ấu yếm cuốn quýt vào tay nữa. Chà! Mái ấm gia đình chẳng đâu có thể có được.
” Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”
“Một tay bế lũ con thơ
Một tay giành lấy mà đưa xuống bùn
Một mai cha yếu mẹ già,
Chén cơm ai xới, kỷ trà ai dâng”
Thời xưa còn nghèo khó, cha mẹ lo cho ta bữa rau bữa cháo, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con nằm. Rồi đi chợ cũng bồng bé con theo. Bây giờ xã hội hiện đại, cha mẹ không mang con đi làm theo được nữa thế nên cha mẹ lại cứ phải lo lắng trăm bề. Nào trường con học, nào là đường con đi, bữa cơm con ăn, giấc ngủ của con.
Thế mà, đôi khi con vô tình không biết được tình yêu thương của cha mẹ, giận dỗi rồi trách móc để mẹ phải lấy roi đánh đòn. Con có biết sau những trận đòn ấy, con đau một mà mẹ đau đến mười. Nhưng mẹ không khóc, mẹ chỉ buồn, chỉ đau khi con không biết yêu thương, biết công ơn cha mẹ lớn lao ra sao. Rồi khi, đi học xa nhà, cơm hàng nước chợ, cha mẹ không ở bên. Cuộc sống cơm áo, gạo tiền bủa vây con bắt đầu mới nghẹn ngào, mới lo sợ mà khóc thét. Con vội chạy về với mẹ, cảnh vật vẫn như xưa mà ” Mẹ đâu mất rôi”.
Đó là những điều tôi mường tượng về gia đình tôi nếu như tôi không biết yêu thương, nếu tôi chọn sống ích kỷ. Tôi sẽ chẳng còn gì cả, chẳng còn mái ấm nâng bước tôi về nữa. Thế nên biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao – nhận ngọt ngào.
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất mà chúng ta có. Gia đình là bệnh viện chữa lành mọi vết thương. Vậy nên, hãy biết trân trọng, gìn giữ và vun đắp sao cho gia đình mình thật hạnh phúc. Trước hết đối với mình hãy cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ” con ngoan trò giỏi” thế là cha mẹ yên lòng rồi.
Gia Đình Là Gì? Phân Tích Các Chức Năng Cơ Bản Của Gia Đình
Các chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng các thế hệ về cả thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng – xã hội và hơn nữa là trở thành những con người lương thiện, sống có ích, có nghĩa, có tình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.Vậy gia đình có những chức năng gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đồi với lĩnh vực pháp luật?
Để hiểu được những vấn đề trên trước hết trước hết ta phải hiểu được khái niệm gia đình là gì?
Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.
Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.
“Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8. Giải thích từ ngữ ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.
Tóm lại Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên các mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.
“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”(5) Gia đình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội.
Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình.
Quan hệ giữa gia đình và xã hội cũng như quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình thông qua việc thực hiện các chức năng của gia đình, do đó trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của xã hội học gia đình. Các nhà xã hội học đã nghiên cứu về gia đình trên các cấp độ cả vi mô và vĩ mô đã cho thấy gia đình có các chức năng cơ bản sau: chức năng kinh tế, chức năng tái sinh sản, duy trì nói giống và chức năng giáo dục.
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.
Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau. Ví dụ:
Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con.
Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới, vì thế nên nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề là con gái. Đến năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so với 121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004). Tỷ số giới tính sẽ vẫn tiếp tục chênh lệch ở mức báo động 119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm 2030.
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.. ”
Mỗi gia đình đều hình thành tính cách của từng thành viên trong xã hội Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể của sự giáo dục. Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thường hình thành ngay từ thời thơ ấu. Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên để lí giải thế giới sự vật, hiện tượng, những khái niệm về cái thiện và cái ác, dạy cho trẻ con hiểu rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của những giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó.
Việt Nam là một quốc gia mang đậm nét đẹp truyền thống về đạo đức và lối sống thuần phong mĩ tục, vì thế nội dung giáo dục của gia đình cũng phải chú ý đến việc giáo dục toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, lối sống, ý thức, cung cách cư xử trong cuộc sống và giáo dục cả về tri thức…
Để chức năng này được thực hiện một cách có hiệu quả thì gia đình phải có phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì nhận sai và sửa chữa chứ đừng vì cái tôi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp không thay đổi. Có nhiều gia đình dạy dỗ con cái bằng những trận đòn roi, những cái bạt tai đến tối mặt mũi.. Liệu đó có phải là biện pháp hiệu quả? Những biện pháp ấy chẳng những không đem lại tác dụng gì mà càng khiến con cái trở nên chai lì, tâm lí tiêu cực và mất đi tình cảm thân thiết, niềm tin vào những người trong cùng một mái nhà.
Thay bằng những trận đòn roi đến nhừ người thì những bậc cha mẹ nên dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹ nhàng, phân tích rõ đúng sai để con trẻ hiểu. Hơn nữa những bậc cha mẹ, ông bà nên là một tâm gương để thế hệ trẻ noi theo. Các thành viên trong gia đình sống thuận hòa, vui vẻ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.
Lại có nhiều những gia đình cha mẹ mải kiếm tiền mà không biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần nên không có thời gian quan tâm sát sao đến con cái khiến chúng trở nên sống buông thả, bị cám dỗ vào những tệ nạn xã hội, có những hành vi đi ngược lại với thuần phong mĩ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc…
Tuy việc giáo dục ở gia đình chỉ là một khía cạnh nhưng đó vẫn là cái gốc, con người sẽ trở nên hoàn thiện hơn khi có sự kết hợp giáo dục cả ở gia đình, nhà trường, xã hội và hơn nữa là ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện từ phía mỗi người…
Thông qua việc thực hiện chức năng giáo dục, gia đình thực sự trở thành cầu nối không thể thay thế được giũa xã hội và cá nhân.
Gia đình là phạm trù lịch sử, biến đổi theo thời gian. Mỗi thời đại lịch sử cũng như mỗi chế độ xã hội đều sản sinh ra một loại gia đình, xây dựng một kiểu gia đình lí tưởng với chức năng xã hội của nó.
Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên tron gia đình.
3. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đối với lĩnh vực pháp luậtXã hội học gia đình là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu hệ thống các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của của sự hoạt động, sự phát triển và sự thay đổi của gia đình với tư cách là hình thức hoạt động của con người, cơ cấu và các chức năng của gia đình trong những điều kiện kinh tế – xã hội và văn hóa cụ thể của xã hội.(7)
Xã hội học gia đình, với tư cách là lĩnh vực chuyên ngành của xã hội học, nghiên cứu các nhân tó bên trong của gia đình. Đó là những nhân tố như quan hệ hôn nhân nhân – huyết thống giữa các thành viên trong gia đình; tình cảm giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái; sự phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình… Xã hội học gia đình cũng nghiên cứu các nhân tố bên ngài của gia đình. Chẳng hạn, mối quan hệ của gia đình với các lĩnh vực khác của xã hội như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, với tổng thể các mối quan hệ xã hội.
Xã hội học gia đình bản thân nó là khoa học xã hội học chuyên biệt nghiên cứu về gia đình. Nó có những quy luật đặc thù riêng song cũng là bộ phận của xã hội học cho nên nó cũng đòi hỏi phải nghiên cứu gia đình một cách tổng thể trong mối quan hệ, sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành cơ cấu của gia đình, chức năng của gia đình đối với bản thân mối quan hệ nội tại của gia đình và mối quan hệ gia đình với mọi quan hệ của xã hội tổng thể.
Hiện thực xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển kéo theo sự biến đổi của các mỗi quan hệ xã hội. Pháp luật cũng phải vận động và phát triển tương ứng với từng giai đoạn lịch sử của xã hội. Nghiên cứu xã hội học gia đình nhằm có những căn cứ đúng đắn để đánh giá cơ cấu, thực trạng mức sống, nhu cầu, sự biến đổi trong cuộc sống của gia đình trong xã hội từ đó đưa ra các chính sách, điều luật phù hợp với xã hội thực tại. Ví dụ như về thời gian phụ nữ được nghỉ sau khi sinh là 4 tháng hay 6 tháng thì hợp lý? Các quy định ưu đãi cho hộ nghèo… Khía cạnh nghiên cứu này mang lại cho chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật sự hiểu biết đầy đủ, chân thực, khách quan về cơ cấu, tình hình thực tế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại… Thông qua việc nghiên cứu, các nhà làm luật sẽ tập hợp lại những nguyện vọng của nhân dân và thể hiện dưới những điều luật mang tính bắt buộc.
Đây cũng là hình thức thu thập thông tin, tài liệu lý luận và thực nghiệm phục vụ cho các dự án luật như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao Động, Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình,Luật Bình Đẳng Giới …và sau này có thể có thêm nhiều luật mới ra đời.
3.2.2 Ý nghĩa của xã hôi học gia đình đối với hoạt động thực hiện pháp luật
“Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quyết định của pháp luật đi vào thức tiễn của cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật”(8) . Trong môi trường gia đình được giáo duc về việc thực hiện pháp luật các chủ thể sẽ có xử sự tích cực hơn trong việc thực hiện pháp luật
Gia đình là trường học đầu tiên của con người. Gia đình cũng cung cấp cho con mỗi thành viên dù ít dù nhiều những kiến thức cơ bản về pháp luật. Hiểu biết pháp luật thì sẽ thực hiện pháp luật và thiêú hiểu biết pháp luật thì sẽ thực hiện pháp luật. Nghiên cứu xã hội học gia đình để thấy được thực trạng bạo lực gia đình như thế nào, trẻ em có được đến trường không, có bị bóc lột sức lao động không…
3.2.3 Ý nghĩa của xã hôi học gia đình đối với hoạt động áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm cá biệt các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.
Gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật của những đứa con. Bố mẹ gương mẫu nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ thì những đứa con cũng noi theo. Bố mẹ coi thường pháp luật thì những đứa con rất dễ bị ảnh hưởng.
3.3 Đối với ý thức pháp luật
“Ý thức pháp luật là thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật (pháp luật trong quá khứ hoặc hiện tai hay trong tương lai). Nó giữ vai trò chi phối tất cả các quá trình điều chỉnh hành vi của con người, bao gồm:
Thứ nhất là về hệ tư tưởng pháp luật: Nghiên cứu xã hội học gia đình để tìm hiểu về sự giáo dục con cái về pháp luật từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiểu biết của nhgười dân về hệ thống luật pháp không chỉ trong nước mà con trên thế giới. Ví dụ như ban hành các chính sách, qui định về giáo dục phải phù hợp với từng địa phương (miền núi ít người khác với đồng bằng, nông thôn).
Thứ hai là về tâm lý pháp luật: Nhờ vào việc nghiên cứu xã hội học gia đình, chúng ta biết được thái độ, tình cảm của người dân đối với hệ thống pháp luật hiện hành đối với cuộc sống gia đình.
Ý thức pháp luật cá nhân: thể hiện thế giới quan pháp lý, thái độ pháp lý của cá nhân. Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật cá nhân là quá tình con người nhận thức, tích lũy những kiến thức về pháp luật và những hiện tượng pháp lý khác.Ý thức pháp luật bị chi phối bởi lập trường giai cấp, hệ tư tưởng thịnh hành trong xã hội, truyền thống dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh sống.
Như vậy, những thói quen, tư tưởng trong gia đình tác động ít nhiều tới ý thức pháp luật mỗi cá nhân. Gia đình truyền thống nặng về tư tưởng nho giáo sẽ khó chấp nhận những điều luật hội nhập với thế giới. Đôi khi những suy nghĩ ấy lại có phần cổ hủ không theo kịp thời đại. Gia đình có lối sống theo kiểu phương đông phóng khoáng lại cảm thấy những điều luật thể hiện mặt truyền thống là rất bất cập và lạc hậu. Gia đình cũng dậy cho chúng ta biết ý thức đúng – sai và phải biết chịu trách nhiệm trước việc làm sai trái. Có thể thấy:”ý thức pháp luật của mỗi ca nhân được hình thành và phát triển trong môi trường sống của họ, qua sự giáo dục trong gia đình, nhà trường…”.
Ý thức pháp luật nhóm: được hình thành dựa trên quan điểm, tình cảm của một số các ca nhân có cùng thái độ, tình cảm với pháp luật, tuy nhiên ở đây gia đình cũng giữ một vai trò không nhỏ trong việc định hướng, hình thành ý thức pháp luật của cá nhân mỗi người.
Ý thức pháp luật xã hội: được hiểu là tổng thể những quan niện tư tưởng của xã hội đõ về pháp luật, trong một xã hội văn minh mà cơ sở là cac gia đình tiến bộ sẽ dẫn đến việc ý thức pháp luật tốt, việc thực hiện pháp luật được chấp hành cách nghiêm chỉnh. Điều này, phụ thuộc vào hiểu biết của mỗi cá nhân ở cả chiều rộng và chiều sâu,” hiểu được pháp luật càng đầy đủ, chính xác sẽ có điều kiện thực hiên chúng một cách nghiêm chỉnh…Ngược lại, không hiểu biết pháp luật, hiểu biết một cách không đầy đủ,không đúng đắn là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật”.
Bất kì một xã hội nào muốn phát triển, ổn định và bền lâu thì rất cần có các gia đình – những tế bào nhỏ của xã hội ấm êm, hạnh phúc và phát triển cả về Đức – Trí – Thể – Mĩ. Nếu các chức năng của gia đình được các gia đình ý thức thực hiện một cách có hiệu quả thì chắc rằng đất nước sẽ ngày càng phát triển toàn diện hơn, nâng cao về đạo đức lối sống, trí tuệ của người Việt.
Xã hội học gia đình với các nghiên cứu thực tiễn từ các nhà khoa học đã khẳng định về vai trò, vị trí và chức năng của gia đình trong đời sống mỗi con người. Và việc nghiên cứu ấy có ý nghĩa thực tiễn đối với pháp luật và thể hiện rõ nhất ở ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, xã hội học gia đình đóng góp một phần quan trọng vào nhận thức, ý thức và hành động của mỗi người từ đó hình thành nên hệ thống các tư duy một cách đúng đắn, mạch lạc mang lại một cuộc sống vui vẻ, hòa hợp và ý nghĩa
Một Số Chức Năng Của Gia Đình Hiện Nay
Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ khác nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ chức có nguyên tắc thành văn hay bất thành văn. Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác an toàn và tình yêu thương” [Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, tr.205].
Các chức năng cơ bản của gia đình– Chức năng tái sản xuất ra con người, tất cả các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội khác không có chức năng này, trừ gia đình. Việc thực hiện chức năng này không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu, mong ước của người vợ, người chồng mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề duy trì tính liên tục của xã hội.
– Chức năng xã hội hoá, giáo dục con cái: Có thể nói, giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn để giúp trẻ thành người. Ngôn ngữ mẹ đẻ, thói quen sinh hoạt gia đình, cách ăn mặc, giao tiếp, cách quan sát, các nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu đều được gia đình hướng dẫn, hướng trẻ theo một nếp sống, truyền thống ổn định. Đây chính là cơ sở đầu tiên và quan trọng bậc nhất để hình thành nhân cách trẻ sau này.
– Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương diện: sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia đình có thành viên làm ở các công ty, nhà nước… chính vì vậy, chức năng kinh tế của gia đình được giảm nhẹ ở khâu tổ chức, sản xuất, nhưng với tư cách là đơn vị tiêu dùng thì tính toán thu chi hàng tháng, hàng năm vẫn là nỗi lo của các chủ gia đình.
– Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình. Đây là chức năng đặc biệt quan trọng trong việc chia sẻ trách nhiệm, tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là một cộng đồng đặc biệt, không một cộng đồng hay tổ chức nào có thể đem lại tình cảm ấm áp, sâu sắc và thiêng liêng như gia đình. Gia đình vừa là nơi nuôi dưỡng cho con người trưởng thành, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió của cuộc đời.
– Chức năng chăm sóc sức khỏe: Mặc dù hiện nay các dịch vụ y tế công cộng đã phát triển tốt, nhưng việc gia đình có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình vẫn hết sức quan trọng, nhất là với người ốm, người già. Chăm sóc sức khoẻ ở đây không chỉ đơn thuần sức khoẻ về thể chất mà còn cả sức khoẻ tinh thần.
Mai Văn Hải (Viện Tâm Lý Học)
Cập nhật thông tin chi tiết về Chức Năng Tinh Thần, Tình Cảm Của Gia Đình trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!