Xu Hướng 3/2023 # Chủ Tịch Ubnd Huyện Ký Quyết Định Không Thuộc Thẩm Quyền Của Mình Có Xem Là Quyết Định Trái Luật Không? # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chủ Tịch Ubnd Huyện Ký Quyết Định Không Thuộc Thẩm Quyền Của Mình Có Xem Là Quyết Định Trái Luật Không? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chủ Tịch Ubnd Huyện Ký Quyết Định Không Thuộc Thẩm Quyền Của Mình Có Xem Là Quyết Định Trái Luật Không? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;

4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;

6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

8. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã có sự phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Điều 22).Theo như bạn trình bày thì Quyết định trái thẩm quyền (Quyết định do Chủ tịch UBND huyện ký), nhưng quy định của pháp luật thì thẩm quyền là của Chủ tịch UBND tỉnh, nếu như không có sự phân cấp, ủy quyền từ Chủ tịch UBND tỉnh thì quyết định này đương nhiên là quyết định trái pháp luật.

Trân trọng!

Quyết Định Của Ubnd Thành Phố Cần Thơ Về Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

X20

Số: 44 /2005/QĐ-UB Cần Thơ , ngày 04 tháng 7 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa – Thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT/BVHTT-BNV ngày 21/01/2005 của liên bộ Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin ở địa phương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin và Giám đốc Sở Nội vụ,

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực văn hóa – thông tin thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Bộ Văn hóa – Thông tin; chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, quy hoạch phát triển ngành của Bộ Văn hóa – Thông tin.

3. Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý về lĩnh vực văn hóa, thông tin đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa, thông tin đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về văn hóa, thông tin.

5.Về văn hóa quần chúng, thông tin cổ động, triển lãm:

5.1. Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa, thông tin trên địa bàn thành phố theo quy chế mẫu của Bộ Văn hóa – Thông tin;

5.2. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các lễ hội; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn thành phố;

5.3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, chỉ đạo và hướng dẫn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chịu trách nhiệm là đơn vị thường trực của “Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;

5.4. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thông tin – cổ động, tuyên truyền, triển lãm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn thành phố;

5.5. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, triển lãm tại địa phương; cấp giấy phép triển lãm theo quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin.

6. Về di sản văn hóa:

6.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

6.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:

– Quyết định thành lập bảo tàng cấp thành phố, ban quản lý di tích; công nhận bảo tàng tư nhân; xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng bảo tàng, di tích theo thẩm quyền;

– Phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp thành phố;

– Phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin;

6.3. Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn thành phố;

6.4. Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

6.5. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn thành phố;

6.6. Chịu trách nhiệm thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp thành phố có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;

6.7. Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương theo quy định của pháp luật;

6.8. Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi thành phố; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở địa phương thuộc Bảo tàng thành phố và sở hữu tư nhân.

7. Về thư viện:

7.1. Chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho Thư viện thành phố theo quy định;

7.2. Hướng dẫn việc đăng ký và đăng ký hoạt động thư viện trong thành phố theo quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin;

7.3. Chỉ đạo các thư viện trong thành phố xây dựng quy chế tổ chức hoạt động theo quy chế mẫu của Bộ Văn hóa – Thông tin.

8. Về nghệ thuật biểu diễn:

8.1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa – Thông tin; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

8.2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn phù hợp với quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin; kiểm tra việc thực hiện quy chế và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền;

8.3. Cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn ở trong nước và có yếu tố nước ngoài cho các đối tượng:

+ Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập, ngoài công lập thuộc địa phương;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội không có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã hội, từ thiện ở địa phương;

+ Tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại địa phương.

Giám đốc là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Sở.

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các mặt hoạt động của Sở.

2. Cơ cấu tổ chức:

a. Đơn vị quản lý nhà nước:

+ Văn phòng;

+ Thanh tra;

+ Phòng Quản lý nghiệp vụ văn hóa thông tin;

+ Phòng Xây dựng đời sống văn hóa.

b. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

+ Trung tâm Văn hóa;

+ Thư viện thành phố;

+ Bảo tàng thành phố;

+ Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật;

+ Đoàn Cải lương Tây Đô;

+ Đoàn Ca múa nhạc tổng hợp.

3. Biên chế:

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định số lượng biên chế hàng năm.

– Việc bố trí cán bộ, công chức của Sở phải căn cứ vào nhu cầu, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành.

– Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phê duyệt, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan phù hợp với Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định hiện hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. CẦN THƠ

Nơi nhận: CHỦ TỊCH

– VP Chính phủ

– Bộ Nội vụ, Bộ VHTT

– Bộ Tư pháp

– chúng tôi TT.HĐND và chúng tôi TP (đã ký)

– UBMTTQ TP và các đoàn thể

– VP Thành ủy và các Ban của Đảng

– Sở, Ban, ngành TP

– TT. HĐND và UBND quận, huyện Võ Thanh Tòng

– Lưu TTLT

Поделитесь с Вашими друзьями:

Thẩm Quyền Quyết Định Áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn

(AGO) Hỏi: Trường hợp nào một người vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này? NGUYỄN VĂN TƯ (Khóm Đông An 5, phường Mỹ Xuyên, Long Xuyên)

Trả lời:

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, thời gian áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3 – 6 tháng nhằm quản lý, giáo dục người vi phạm tại nơi cư trú trong trường hợp không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.

Theo Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS).

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 2 lần trở lên trong 6 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Những người quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (theo quy định tại Khoản 2, Điều 98 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Luật gia PHAN NGỌC MINH

(Giám đốc Trung tâm TGPLNN An Giang)

Mẫu Quyết Định Đình Chỉ Việc Xem Xét, Quyết Định Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính

Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số…/2015/NQ-HĐTP ngày… tháng… năm 2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Mẫu quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Số: …../QĐ-TA

………, ngày ….. tháng ….. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………..(2)

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 12 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân;

Sau khi kiểm tra hồ sơ đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thụ lý số ………… ngày ….. tháng….. năm ……;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

……………………………………………………………………………………………….. (3)

Đối với: …………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………

CMND số: …………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: …………………………….

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………

Nơi cư trú: ………………………………………………………………………………………

Con ông: ……………………………………………… và bà: ……………………………….

2. Lý do đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: ….. (4)

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Nơi nhận: – Ghi theo khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh; – Lưu hồ sơ.

THẨM PHÁN

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05

(1) và (2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; cần ghi rõ Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân quận B, thành phố H).

(3) Ghi biện pháp xử lý hành chính bị đề nghị áp dụng.

(4) Ghi rõ lý do đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (ví dụ: Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Tịch Ubnd Huyện Ký Quyết Định Không Thuộc Thẩm Quyền Của Mình Có Xem Là Quyết Định Trái Luật Không? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!