Xu Hướng 6/2023 # Chiến Lược Phát Triển 2022 # Top 15 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chiến Lược Phát Triển 2022 # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Chiến Lược Phát Triển 2022 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chứng khoán

Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, Ban chấp hành trung ương Đảng đề xuất nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của TTCK để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.

Kỳ vọng TTCK nâng tầm vị thế

Nhìn lại sự phát triển giai đoạn 2011 – 2020, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh giá, cơ cấu thị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Quy mô thị trường chứng khoán (TTCK) tăng mạnh từ 19,3% GDP năm 2011 lên 72,6% GDP năm 2019. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, quy mô giảm sâu vào đầu năm nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ, dự báo đạt khoảng 85% GDP trong năm nay. Thị trường vốn, đặc biệt là TTCK phát triển mạnh, trở thành một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, Ban chấp hành trung ương Đảng đề xuất tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu. Đồng thời, quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường, bảo đảm tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống. TTCK cần được nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế, có chính sách khuyến khích phát triển các quỹ hưu trí… 

Định hướng quan trọng trên của Đảng được các chuyên gia, doanh nghiệp nhìn nhận là khẳng định đúng vai trò, vị trí của TTCK trong nền kinh tế, từ đó thị trường sẽ được nâng tầm phát triển.

Trao đổi với Người Đồng Hành, TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc Hội, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, cho rằng định hướng trên của Đảng là một tín hiệu tích cực, đáp ứng trúng nhu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế, của doanh nghiệp, nhà đầu tư. 

“Điều quan trọng là sau khi nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới đây thông qua, thì cần được thể chế hóa, để tạo ra một giai đoạn phát triển nâng tầm cho TTCK”, ông Thanh nói.

Ở góc độ của một tổ chức cung cấp dịch vụ, ông Trần Thiên Hà, Tổng giám đốc Chứng khoán APG đánh TTCK sau 20 năm vận hành đã khẳng định thị trường không chỉ là công cụ hiệu quả của quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, mà đã trở thành kênh dẫn vốn quan trọng. Một lượng vốn rất lớn được huy động cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Điều đó minh chứng cho những lợi ích thiết thực mà TTCK mang lại cho nền kinh tế. Do đó, Đảng đưa ra định hướng nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của TTCK để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế, là khẳng định tính chính danh cho sự phát triển, tiếp tục mở đường cho phát triển TTCK chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Dưới góc nhìn của chuyên gia chứng khoán, ông Nguyễn Văn Mạnh cho rằng, điều quan trọng của định hướng trên là khẳng định vị thế quan trọng của TTCK trong đời sống xã hội, xóa đi những cái nhìn còn lệch lạc, định kiến về TTCK có yếu tố “cờ bạc”. Định hướng của Đảng thể hiện nhận thức và tư duy mới mang tính cơ mở, qua đó tạo tiền đề phát triển nâng tầm cho TTCK trong thời gian tới.

Cách nào “làm to” TTCK?

Định hướng về phát triển TTCK trong giai đoạn 10 năm tới được kỳ vọng thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII dự kiến vào đầu năm 2021.

Sau khi định hướng trên được thông qua, điều quan trọng theo ông Đặng Văn Thanh là Quốc hội và Chính phủ cần khẩn trương thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật thông thoáng, đồng bộ, minh bạch theo hướng tạo ra những dư địa mới cho TTCK phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.

“Yếu tố công bằng và minh bạch đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho TTCK phát triển đạt mục tiêu như đinh hướng của Đảng. Muốn vậy, vai trò giám sát tuân thủ, xử lý các vi phạm có tính răn đe cao của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày càng phải nâng tầm. Trách nhiệm của công ty kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng phải được nâng cao, để góp phần gia tăng tính công bằng và minh bạch cho thị trường…”, ông Mạnh đề xuất.

Nhìn nhận tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam còn lớn, để gia tăng vai trò của thị trường, CEO APG cho rằng, ở nước ngoài, do hoạt động với tư cách là ngân hàng đầu tư nên nhiều công ty chứng khoán sở hữu ngân hàng, ngược với thực tế Việt Nam. Khi các thị trường tiền tệ, tài chính phát triển đạt các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, các công ty chứng khoán ở Việt Nam cũng tiến tới phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư thay vì đa phần hoạt động dưới dạng thuần túy cung cấp dịch vụ chứng khoán như hiện nay. Khi đó các công ty chứng khoán sẽ cạnh tranh sòng phẳng với hệ thống ngân hàng, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp có nhiều hơn cơ hội kinh doanh, cũng như huy động vốn trên các thị trường.

Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục 2011

Một giờ thực hành thí nghiệm của học sinh THPT. Ảnh: Anh Khôi

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với những ai có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Giáo Dục chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của chúng tôi Đặng Bá Lãm (Viện Nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục) về thành tựu và khó khăn khi thực hiện chiến lược giáo dục quốc gia.

1. Giống như các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng có nhu cầu về một chiến lược mới để thay đổi căn bản tình hình thực tế theo chiều hướng tốt, đặc biệt là trong hoàn cảnh có nhiều biến động và nhiều vấn đề bức xúc. Như vậy, bằng việc xây dựng và thực thi chiến lược, chúng ta có thể đưa hệ thống giáo dục đến gần với mục tiêu dài hạn theo “kịch bản” như mong muốn. Chiến lược phát triển giáo dục được phân thành hai loại: Chiến lược tổng thể và chiến lược bộ phận. Mỗi loại chiến lược trên lại được chia ra thành các cấp như: Cấp quốc gia, cấp địa phương và cấp cơ sở. Mối quan hệ giữa chúng là mật thiết và gắn kết chặt chẽ.

Qua 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục ở giai đoạn 2001-2010, ngành giáo dục đã khẳng định được những thành tựu mà trước đó chưa có. Cụ thể là hệ thống giáo dục tại các địa phương đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Không chỉ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài với các chủ trương đúng đắn mà quy mô còn mở rộng cả về số lượng trường lớp và số lượng người học. Song song đó, chất lượng giáo dục cũng đã có những bước tiến vững chắc, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi. Công tác đánh giá thi cử ở từng bậc học đã được đổi mới và khoa học hơn. Công bằng xã hội trong giáo dục từng bước cải thiện với nhiều chính sách và biện pháp đầu tư.

2. Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện chiến lược trên, nhiều yếu kém của ngành giáo dục đã được bộc lộ. Vùng nông thôn, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều trở ngại trong việc duy trì phổ cập giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục và huy động trẻ ra lớp. Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt là ở bậc ĐH còn thấp, phương pháp giáo dục nhìn chung còn lạc hậu và chậm đổi mới. Học sinh còn yếu kỹ năng thực hành, thiếu sáng tạo và tính năng động. Giáo dục còn nặng về hàn lâm và nghiêng về thi cử. Vì thế học sinh còn thiếu hiểu biết thực tế và yếu kém về năng lực giao lưu quốc tế. Trong khi đó, giáo dục thể chất lại thiếu những cú đột phá mạnh mẽ. Mặc dù đã được cải thiện nhưng nhìn chung các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi bậc học. Đặc biệt, nguồn tài chính cho giáo dục chưa đảm bảo, nhất là ở những địa phương khó khăn. Việc quản lý giáo dục còn có khoảng cách lớn với sự phát triển của xã hội và bản thân ngành giáo dục nên chưa có các giải pháp hữu hiệu và triệt để.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng trên? Trước hết xét về tầm vĩ mô, chiến lược phát triển giáo dục mới chỉ có các ban quản lý từng chương trình, dự án cụ thể chứ chưa thành lập được một ban quản lý chung nhằm triển khai toàn bộ các hoạt động thực hiện của chiến lược. Vì thế nên xảy ra tình trạng chỉ đạo các hoạt động thực hiện thiếu sự tập trung và thống nhất. Chậm đổi mới về tổ chức và quản lý giáo dục trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội thay đổi theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế cũng là một “rào cản” vô hình về tư duy. Công tác chỉ đạo, điều hành còn yếu kém, bất cập nên chậm đưa ra những quyết sách đồng bộ ở tầm bao quát. Việc cải cách giáo dục chưa theo kịp bước chân thần tốc của sự phát triển kinh tế – xã hội và luồng gió hội nhập. Nguồn tài chính cho giáo dục còn hạn hẹp và quản lý chưa tốt nên ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động thực hiện chiến lược giáo dục. Những bất cập đó đã gây ra mặt trái mà những ai có trách nhiệm với giáo dục cần phải thẳng thắn nhìn thấy và tìm cách khắc phục trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.

3. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu 4 quan điểm chỉ đạo gồm: Thứ nhất, phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Thứ hai, xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, XHCN, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thứ ba, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với phát triển khoa học và công nghệ. Thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ định hướng XHCN.

Các giải pháp đột phá mà chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đề ra gồm: Đổi mới quản lý giáo dục, phát triển nhân lực ngành giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp và kiểm tra – đánh giá. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư cho giáo dục, tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội. Phát triển khoa học giáo dục, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Có như vậy, đến năm 2020 nền giáo dục nước ta mới được đổi mới căn bản và toàn diện, chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo kỹ năng thực hành được chú trọng đáp ứng mọi nhu cầu nhân lực, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân để từng bước hình thành xã hội học tập.

Mục tiêu cụ thể của ngành giáo dục vào năm 2020: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 10%. Về giáo dục phổ thông: 99% học tin học, 95% học THCS đúng độ tuổi, THPT và tương đương 80%. Trẻ khuyết tật đi học 70%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ĐH và TCCN 70%, đạt 350 đến 400 sinh viên/ vạn dân…

Chiến Lược Phát Triển Các Ngành Công Nghiệp Văn Hóa

Có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về công nghiệp văn hóa đến Việt Nam làm việc.

Hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa

Một giải pháp khác được đưa ra là tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ. Cụ thể, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa.

Đổi mới và phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống như: In ấn, xuất bản, phát hành, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, giải trí, quảng cáo, triển lãm. Tăng cường hợp tác, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, phát thanh và truyền hình, phần mềm và các trò chơi trực tuyến.

Hình thành và phát triển 3 trung tâm công nghiệp văn hóa

Về phát triển thị trường, từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng; phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục của các đơn vị, tổ chức văn hóa nhằm phát triển công chúng, người tiêu dùng về năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng.

Huy động các nguồn lực trong xã hội để hình thành và phát triển 3 trung tâm công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm gắn với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài; có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tham gia và phát triển thị trường quốc tế.

Quyết định cũng đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa cụ thể.

Theo http://baochinhphu.vn

Triển Khai Nhiệm Vụ Đột Phá Về Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Biển

Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 06/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 203/QĐ- TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26/NQ-CP nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 2091/BTNMT-TCBHĐVN trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển quan tâm triển khai một số công việc cấp bách như: Sớm kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo thống nhất thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển ở các địa phương có biển do Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người đứng đầu và tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; thống nhất giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối tham mưu UBND cấp tỉnh trong việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP ở địa phương.

Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP và chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương có biển khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ, ngành, địa phương mình, tập trung và ưu tiên nguồn lực triển khai ngay các đề án, dự án, nhiệm vụ, nhất là các khâu đột phá chiến lược đến năm 2025 được nêu trong Nghị quyết; nghiên cứu lồng ghép các nội dung của Nghị quyết vào trong văn kiện Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 của các địa phương có biển.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiến Lược Phát Triển 2022 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!