Bạn đang xem bài viết Cấu Tạo &Amp; Công Dụng Của Máy Biến Áp 1 Pha được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cấu tạo và công dụng của máy biến áp 1 pha – Máy biến áp 1 pha chính là một hệ thống biến đổi cảm ứng điện từ sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện áp này chuyển thành dòng điện xoay chiều có điện áp khác. Công dụng của máy biến áp 1 pha đó là có tính năng giúp tăng hay giảm điện áp trong mạng lưới điện trong gia đình. Nhờ chức năng đó nên là loại máy biến áp 1 pha rất có ích ở việc gia tăng thời gian dùng của tất cả sản phẩm điện khác trong cùng mạng lưới điện và được lắp đặt và sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Như vậy, trong mạng lưới điện ở trong các hộ gia đình thì nhớ lắp đặt máy biến áp ở thời điểm nào? Nếu bắt buộc có thì sản phẩm máy biến áp công suất gì là hợp lý?
Đầu tiên, người tiêu dùng cần xem xét điện áp trong nhà mình. Nếu thấy chúng không ổn định, tất cả thiết bị trong hệ thống không thể hoạt động theo đúng công suất của chúng, bóng đèn lúc tắt lúc sáng… lúc đó hệ thống điện của gia đình tốt nhất nên sử dụng thêm sản phẩm máy biến áp.
Căn cứ vào thông số về sông suất hoạt động của các chủng loại máy biến áp hiện tại thì công suất máy biến áp 1 pha thích hợp cho mạng lưới điện trong các hộ gia đình nhất. Nếu sử dụng máy biến áp 1 pha chắc chắn giúp gia đình bạn giảm hao phí điện năng và duy trì mạng lưới điện trong nhà luôn được vận hành thuận lợi.
1. Máy biến áp 1 pha – Cấu tạo và tính năngCó hai phần:– Mạch từ: Lõi được làm từ thép gồm một số lá thép kỹ thuật điện (có một lớp cách ly điện ở bên ngoài) và đã được kết lại thành một khối thống nhất có tác dụng dẫn từ cho máy biến áp.– Dây quấn: Được chế tạo từ dây điện từ có phủ một lớp cách điện. Thiết kế máy biến áp 1 pha thông thường gồm 2 dây quấn; dây nối với nguồn chính là phần dây quấn sơ cấp phần còn lại dây để lấy điện ra ngoài chính là dây quấn thứ cấp.
2. Máy biến áp 1 pha và các chú ý khi lắp đặt– Trong quá trình lắp đặt thiết bị máy biến áp, bất kể chủng loại nào thì người sử dụng cũng phải ghi cụ thể công suất và thông tin về điện áp. Với thiết bị máy biến áp 1 pha thì phần vỏ máy biến áp nhớ ghi ký hiệu màu sơn của pha tương ứng.– Dùng loại máy biến áp ở trong nhà thì cửa phòng chỗ lắp đặt máy biến áp nên làm bằng vật liệu không bị cháy, các lỗ thông hơi, lỗ luồn cáp ra vào phòng lắp đặt thiết bị máy biến áp đều phải được dọn dẹp thường xuyên nhằm mục đích ngừa các loại động vật chui ra chui vào.
Cấu Tạo Cột Sống Người (Cấu Tạo, Số Đốt, Chức Năng…)
Hiểu biết cơ bản về giải phẫu và các chức năng của cột sống là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cột sống. Tham khảo bài viết để biết thêm một số thông tin cơ bản về cột sống người.
Cột sống là gì, có bao nhiêu đốt?
Cột sống hay còn được gọi là xương sống là một bộ phận quan trọng ở động vật có xương. Cột sống là sự kết hợp của các xương riêng biệt gọi là đốt sống. Các đốt sống tạo thành một ống sống có nhiệm vụ bao quanh và bảo vệ tủy sống.
Cột sống bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau. Cột sống là cơ quan hỗ trợ chính cho cơ thể, giúp cơ thể đứng thẳng, uốn cong và xoắn.
Cấu tạo cột sống người
Cột sống (hay xương sống) bao gồm các đốt sống, đĩa đệm, hệ thống tủy sống – dây thần kinh và hệ thống gân – dây chằng – cơ bắp.
1. Đốt sống (xương)
Các đốt sống là 33 xương riêng lẻ đan xen với nhau để tạo thành cột sống. Các đốt sống được đánh số và chia thành các khu vực: Đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng và xương đuôi. Các đốt sống có cấu tạo và chức năng riêng biệt như:
Đốt sống cổ là phần trên cùng của Cột sống. Cột sống cổ có 7 đốt sống, được đánh số từ C1 đến C7 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống này bảo vệ thân não và tủy sống, hỗ trợ hộp sọ và tạo ra một loạt các chuyển động đầu, cổ.
Đốt sống ngực bao gồm 12 đốt sống được ký hiệu từ T1 – T12 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống ngực thường to và khỏe mạnh hơn các đốt sống ở cổ, có nhiệm vụ ổn định lồng ngực và bảo vệ nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể.
Đốt sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 – L5 theo chiều từ trên xuống dưới (một số người có thể có 6 đốt sống lưng). Cột sống thắt lưng là bộ phận kết nối Cột sống ngực và xương chậu. Đây là đốt sống lớn nhất và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Các đốt sống thắt lưng hỗ trợ các chuyển động uốn cong, di chuyển thắt lưng. Tuy nhiên, đốt sống thắt lưng không thể xoay linh hoạt như đốt sống cổ.
Xương cùng nằm bên dưới đốt sống thắt lưng cuối cùng (L5). Xương cùng bao gồm 5 đốt xương, được đánh số từ S1 – S5 hợp nhất thành một hình tam giác.
Xương đuôi bao gồm 5 đốt xương bổ sung, hợp nhất với nhau. Xương đuôi hỗ trợ sự gắn kết cho dây chằng và cơ bắp của sàn chậu.
2. Đĩa đệm
Đĩa đệm là những miếng đệm tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống và có tác dụng giảm áp lực lên các khớp xương. Đĩa đệm được cấu tạo từ các bộ phận như:
Nhân nhầy: Là một bao hoạt dịch, trong suốt không có màu. Nhân nhầy có tính ngậm nước cao, khi có lực tác động nhân nhầy thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống, giúp phân tán lực và hỗ trợ bảo vệ Cột sống.
Bao xơ: Là phần bọc bên ngoài và có chức năng bảo vệ nhân nhầy.
Tấm sụn tận cùng: Có tác dụng bảo vệ sụn và các đốt sống và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
3. Tủy sống và hệ thần kinh
Tủy sống dài khoảng 18 inch và có độ dày bằng ngón tay cái, xuất phát từ não đến đốt sống thắt lưng và được bảo vệ bởi các đốt sống. Tủy sống là đường truyền thông tin từ não đến các bộ phận của cơ thể, kiểm soát chuyển động và chức năng cơ quan.
Bất kỳ tổn thương nào đối với tủy sống đều có thể dẫn đến mất chức năng cảm giác và vận động cơ thể. Ví dụ, một chấn thương ở vùng ngực hoặc vùng thắt lưng có thể gây ra mất vận động và cảm giác của chân và thân. Chấn thương ở vùng cổ có thể gây mất cảm giác và vận động của cánh tay và chân.
4. Dây chằng, gân và cơ bắp
Dây chằng và gân là các dải sợi của mô liên kết gắn vào xương. Dây chằng kết nối hai hoặc nhiều xương với nhau và giúp ổn định khớp. Gân gắn cơ vào xương có nhiều kích thước khác nhau và hỗ trợ chuyển động của các khớp.
Hệ thống cơ bắp của xương sống rất phức tạp. Các cơ trong xương sống cung cấp hỗ trợ và ổn định xương sống và hỗ trợ quá trình uốn, xoay hoặc mở rộng cột sống.
Đường cong của Cột sống
Nhìn từ phía trước, một cột sống khỏe mạnh sẽ thẳng và kéo dài từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, nhìn từ bên cạnh, một Cột sống trưởng thành có đường cong hình chữ S tự nhiên và được chia thành bốn đường cong khác biệt. Vùng cổ và lưng thấp (thắt lưng) có đường cong lõm nhẹ trong khi vùng ngực và vùng xương chậu có đường cong lồi nhẹ. Các đường cong xương sống hoạt động giống như một lò xo cuộn để giảm sóc, duy trì sự cân bằng và hỗ trợ quá trình chuyển động của Cột sống.
Chức năng của Cột sống
Ba chức năng chính của xương sống là:
Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh:
Đây là chức năng quan trọng nhất Cột sống. Các đốt sống hoạt động như một màng bảo vệ cấu trúc của cơ thể, bao gồm nội tạng, tủy sống và các dây thần kinh. Tủy sống chuyển các thông điệp từ não đến cơ thể và điều khiển mọi hoạt động của cơ thể người.
Nếu các đốt sống rời khỏi vị trí ban đầu sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh Cột sống. Điều này có thể gây ra rối loạn chức năng và dẫn đến các cơn đau cũng như một loạt các triệu chứng khác.
Cung cấp hỗ trợ cấu trúc và cân bằng để duy trì một tư thế thẳng đứng:
Không có xương Cột sống, bạn sẽ không thể đứng thẳng. Các đốt sống cho phép cơ thể bạn cân bằng và duy trì tư thế thẳng đứng.
Cho phép cơ thể chuyển động linh hoạt:
Cột sống cho phép cơ thể uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện tất cả các chuyển động của cơ thể. Do đó, không có Cột sống, cơ thể sẽ cứng như một khúc gỗ, không thể chuyển động linh hoạt.
Cột sống là một cấu trúc đặc biệt rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra xương sống thường xuyên để tránh các chấn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến xương sống.
Cấu Tạo Của Tai Người
Tai hay hệ thống tiền đình ốc tai là một cơ quan phức tạp, ngoài nhiệm vụ nhận cảm giác âm thanh (phần ốc tai), còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể (phần tiền đình). Về cấu tạo giải phẫu, tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Tai ngoài
Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.
Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.
Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.
Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.
Tai giữa
Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.
Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.
Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.
Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.
Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.
Tai trong
Cấu tạo tai trong bao gồm:
Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.
Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.
Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
Cấu Tạo – Sinh Lý Da
CẤU TẠO – SINH LÝ DA
I. ĐẠI CƯƠNG.
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.
Da có chức năng: Bảo vệ, điều hòa nhiệt độ, bài tiết, dự trữ chuyển hóa, tạo Keratin và melanin, cảm giác, miễn dịch, ngoại hình.
Cấu trúc da gồm 3 lớp:
– Lớp biểu bì (Thượng bì): ở ngoài cùng.
– Lớp trung bì: ở giữa.
– Lớp hạ bì: ở trong cùng.
II. CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC DA.
1. Lớp biểu bì:
– Trung bình dày khoảng 0,2mm. Độ dày khác nhau từng vùng, dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.
– Lớp biểu bì có 4 lớp từ ngoài vào trong là: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay & lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.
+ Lớp sừng:
Khi bạn nhìn vào da ai đó, là bạn đang nhìn vào lớp ngoài cùng của lớp biểu bì (lớp sừng) gồm những tế bào phản xạ được ánh sáng. Khi lớp ngoài cùng mịn màng, nó sẽ phản xạ ánh sáng đồng đều, vì vậy da bạn trông đồng nhất và sáng hơn so với lúc sần sùi.
Các tế bào ở lớp ngoài cùng (lớp sừng) có chứa yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF), giúp giữ ẩm cho da. Cơ thể bạn phản ứng lại môi trường khô bằng cách sản xuất nhiều NMF hơn, nhưng phải mất vài ngày mới sản xuất kịp, vì thế da bạn trở nên khô trước khi có sự trợ giúp của NMF. Đó là lý do tại sao việc dưỡng ẩm cho da bạn trong điều kiện thời tiết khô là rất quan trọng.
+ Lớp giữa: Các tế bào lớp giữa của lớp biều bì giải phóng ra các chất lipid tạo thành môi trường chất béo (các lá lipid) bao quanh tế bào giúp da giữ nước. Các ngón tay, ngón chân có ít lá lipid hơn cẳng chân nên không giữ nước tốt như cẳng chân, vì thế sau khi nhúng lâu trong nước, ngón tay và ngón chân bạn trông nhăn nheo, còn cẳng chân thì không. Da bạn nứt nẻ trong mùa đông vì lipid bị làm cứng lại do thời tiết lạnh, chúng không đủ mềm dẻo để thích nghi kịp thời khi vận động. Mục đích của những chất dưỡng ẩm tốt nhất là làm tăng những lipid quan trọng này, giúp giữ ẩm cho da.
+ Lớp trong cùng của lớp biểu bì gồm các “tế bào mẹ”, được gọi là tế bào đáy, là tế bào sản sinh ra tất cả các tế bào da còn lại.
Quá trình sừng hóa (Vòng đời tế bào):
– Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thường mất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, quá trình sứng hóa càng kéo dài – diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo, bề mặt da trông sần sùi hơn. Quá trình sừng hóa của trẻ em diễn ra nhanh và liên tục, nên da trẻ em lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.
– Nếu quá trình sừng hóa diễn ra chậm, lớp sừng sẽ ko tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này gọi là sừng hóa quá độ.
– Ngược lại nếu sừng hóa diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là sừng hóa không hoàn toàn.
Ứng dụng quá trình sừng hóa để chăm sóc da:
– Để có làn da sáng, chúng ta cần loại bỏ lớp sừng chết cũ để lớp da mới có cơ hội phô bày lên bề mặt da. Cách tốt nhất là chúng ta cần tẩy tế bào chết cho da 1-3 lần/tuần để ngăn sự sừng hóa quá độ.
– Để quá trình sừng hóa được diễn ra nhanh nhằm trẻ hóa cho làn da, thì cần chống nắng kĩ khi ra nắng, cung cấp đầy đủ cả lượng dầu và lượng nước cho da, massage da mặt 1-2 lần/tuần để kích thích lượng máu trên da được tuần hoàn.
a. Lớp đáy: có 1 lớp
– Là lớp dưới cùng của biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy diễn ra liên tục.
– Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.
– Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.
Melanin và sắc tố da:
Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các chị cần che chắn kĩ khi ra nắng, dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tác nhân gây hại của tia UV đến làn da.
b. Lớp gai
– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì
– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.
c. Lớp hạt
Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.
d. Lớp sừng
– Có từ 10-20 lớp.
– Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.
– Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factor) và chất béo Ceramide, có chức năng hoạt động như một rào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của các sinh vật lạ vào cơ thể.
2. Lớp trung bì.
– Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì.
– Lớp trung bì được chia thành: lớp đầu nhũ và lớp lưới.
– Quá trình sung hóa của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm.
– Ngoài ra, trong lớp trung bì còn có các cơ quan trực thuộc da như: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi.
– Trong lớp này có các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi. Các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).
Lớp trung bì và vấn đề chống lão hóa cho da:
Lớp biểu bì làm da trông sáng và mềm mại, nhưng nếp nhăn xuất hiện là do sự thay đổi ở lớp trung bì. Mục tiêu “chống nếp nhăn” là ngăn chặn sự mất đi của collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) – đây là 3 thành phần quan trọng của lớp bì, chúng giảm đi theo độ tuổi hoặc khi da bị viêm. Các sản phẩm kem chống lão hóa trên thị trường bảo là có chứa 3 thành phần này giúp bổ sung, trẻ hóa cho da, nhưng thật sự các thành phần trong kem dưỡng không thể nào thấm sau được đến tận lớp trung bì để mà cải thiện nếp nhăn vì phân tử của chúng quá lớn.
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ chống lão hóa tương đối hiệu quả là sử dụng các sản phẩm kích thích da tự sản xuất ra collagen, elastin và HA. Đó là các sản phẩm chứa Retinol, vitamin C và copper peptide.
Việc uống collagen cũng giúp cải thiện phần nào da lão hóa, nhưng do khi uống vào cơ thể, các collagen sẽ phân bố đều khắp các bộ phận của cơ thể, chứ không chỉ tập trung vào da, nên nếu uống collagen các chị cần phải uống thường xuyên và lâu dài thì mới thấy được sự cải thiện.
3. Lớp hạ bì.
– Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.
– Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.
– Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và phụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.
III. SINH LÝ DA.
1. Tính giữ nước của da.
Với da dầu, da bạn trông bóng và bạn nên tránh những sản phẩm gây cảm giác nhờn. Bạn dễ bị trứng cá và nổi mụn hơn so với loại da khô. Những người da khô thường nhận thấy da họ có cảm giác khô, có màu xám và sần sùi. Da sẽ dầu hay khô phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của Hàng rào da (các lớp tế bào sừng ngoài cùng giúp da giữ ẩm) và sự sản xuất dầu (bã dầu) của da. Hàng rào da giống như bức tường gạch, trong đó các viên gạch ( là các tế bào) được bao xung quanh bởi vữa ( là các lá lipid). Các thành phần độc hại, thời tiết lạnh và khô có thể làm hỏng các lipid này, gây ăn mòn vữa, từ đó “các viên gạch” không còn được vững chắc nữa. Nhiều tác nhân bên ngoài như: các chất tẩy rửa, acetone, clo, và các chất hóa học khác, thậm chí ngâm da trong nước lâu có thể làm hại hàng rào bảo vệ da. Hàng rào bảo vệ da có thể bị khuyết do các nguyên nhân về gen. Các thành phần chính của hàng rào da gồm: ceramide, acid béo, cholesterol, và một số thành phần lipid khác. Các thành phần này phải có tỷ lệ phù hợp để giữ cho da không thấm nước. Hàng rào da suy yếu sẽ dẫn đến việc da khô và nhạy cảm. Da khô da là do nước bên trong bay hơi ra ngoài. Da nhạy cảm da do hàng rào không ngăn được các chất kích thích bên ngoài xâm nhập vào bên trong da. Khôi phục hàng rào da bằng các sản phẩm chăm sóc da thích hợp sẽ giúp điều trị nhiều vấn đề của da. Chế độ ăn uống cung cấp các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu như các acid béo thiết yếu và cholesterol là cần thiết để phục hồi lại hàng rào da. Thiếu dinh dưỡng có thể làm suy yếu khả năng khôi phục và tái thiết hàng rào da, vì thế nhiều người uống các thuốc làm giảm cholesterol thường bị khô da.
Sản xuất dầu, Da có nhiều tuyến bã tiết ra dầu. Trong dầu chứa các thành phần như các este nền, triglyceride và squalene. Các thành phần lipid này tạo nên lớp màng phủ bề mặt da giúp giữ ẩm bên trong da. Khi việc sản xuất dầu tăng lên sẽ gây ra da dầu. Việc sản xuất dầu có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, stress, nội tiết và gen. Một nghiên cứu trên 20 cặp anh em sinh đôi cùng trứng và khác trứng cho thấy rằng lượng dầu ở anh em sinh đôi cùng trứng là giống nhau trong khi ở anh em sinh đôi khác trứng lại khác nhau đáng kể. Kết quả kiểm tra O/D (dầu/khô) trong bảng hỏi sẽ chỉ ra da bạn là dầu hay khô, mức độ nặng hay nhẹ, và các vấn đề về da mà bạn gặp phải, từ đó có cách giải quyết các vấn đề đó.
2. Tính nhạy cảm của da.
Da khỏe có một hàng rào da vững chắc giúp ngăn các tác nhân gây dị ứng và các chất kích thích xâm nhập. Trừ phi bị cháy nắng gây nóng rát da, da khỏe hiếm khi bị tê buốt, đỏ, hoặc trứng cá nên loại da này có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm mà không bị phản ứng. Tuy nhiên, điều bất lợi là nhiều sản phẩm lại không đủ mạnh để có thể xâm nhập được vào hàng rào da “dày” này và tạo ra hiệu quả. Da nhạy cảm chiếm hơn 40% dân số, hàng rào da ở loại da này yếu hơn nên dễ bị phản ứng. Rất nhiều sản phẩm được sản xuất cho da nhạy cảm, tuy nhiên có 4 nhóm da nhạy cảm khác nhau, nên sự lựa chọn các liệu pháp điều trị và các sản phẩm chăm sóc da phải phù hợp với nhóm da của bạn.
Nhóm trứng cá: bị trứng cá, mụn đầu đen, hoặc mụn đầu trắng.
Nhóm trứng cá đỏ: bị đỏ bừng mặt theo cơn (cơn đỏ bừng mặt); hoặc da mặt đỏ thường xuyên và nhạy cảm với nhiệt nóng.
Nhóm tê buốt: bị tê buốt hoặc nóng da.
Nhóm dị ứng: bị đỏ da, ngứa và tróc vảy.
Tất cả các nhóm da này có điểm chung là: tình trạng viêm.Vì thế, tất cả các liệu pháp điều trị loại da nhạy cảm đều hướng đến việc giảm viêm và loại trừ các nguyên nhân gây viêm.
Cấu Tạo Và Chức Năng Tim
Về phương diện giải phẫu, tim người cũng như tim động vật bậc cao được chia thành bốn buồng: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái nhận máu tĩnh mạch; thất phải và thất trái bơm máu vào động mạch. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất. Sau khi sinh, ống Botal ở vách liên nhĩ dần đóng lại vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 11, lỗ Botal đóng hẳn sau 6 tháng đến một năm. Từ đó tim gần như người trưởng thành. Ðộ dày các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống. Trung bình tỉ lệ bề dày thành thất trái/thất phải ở sơ sinh là 1,4/1; ở 4 tháng đến 6 tháng tuổi là 2/1 và ở 15 tuổi là 2,76/1. Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.
Hướng chảy của máu được xác định bởi sự hiện diện của các van tim. Các van tim là những lá mỏng, mềm dẻo. Gồm có:
+ Van nhĩ thất: ngăn giữa nhĩ và thất, bên trái có van hai lá, bên phải có van ba lá. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất.
+ Van tổ chim: giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, van động mạch phổi ở giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch.
Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van. Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ thất về nhĩ (Hình 3.2 và 3.3).
Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Ðó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ có một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, chúng hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích. Tế bào cơ tim được cấu tạo bởi các nhục tiết, chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin). Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, các chất dễ dàng khuếch tán nhanh giữa tế bào cơ tim và mao mạch (hình 1). Ở trẻ nhỏ hệ thống cơ tim còn yếu do đó khi có sự tăng gánh nặng của tim dễ dẫn đến suy tim.
Hệ thống nút là một cấu trúc đặc biệt cao, gồm các tế bào mảnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, có tính hưng phấn cao, chúng tạo thành hệ thống dẫn truyền, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền này đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ. Hệ thống nút (hình 3.4) gồm có:
– Nút xoang (nút Keith-Flack): nằm ở thành tâm nhĩ phải, chỗ tiếp giáp với tĩnh mạch chủ trên. Nút xoang phát xung khoảng 80-100 nhịp/phút và là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sợi giao cảm và sợi của dây phó giao cảm (dây X).
– Nút nhĩ-thất (nút Aschoff-Tawara) phân bố ở dưới lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải, tại nền của vách nhĩ thất, ngay dưới xoang vành. Nút nhĩ-thất phát xung khoảng 40-60 nhịp/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X.
– Bó His: các sợi của bó này bắt nguồn từ lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải đi từ nút nhĩ-thất tới vách liên thất, rồi chia làm hai nhánh phải và trái.
Nhánh phải tiếp tục đi xuống phía phải vách liên thất, chia thành những nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim thất phải gọi là mạng Purkinje. Nhánh trái đi qua vách liên thất, chia một nhánh phía trước mỏng, nhỏ và một nhánh phía sau, dày, rồi chia thành mạng Purkinje để đến nội tâm mạc thất trái. Bó His phát xung 30-40l/phút, chỉ nhận sợi giao cảm.
– Hệ phó giao cảm: các sợi phó giao cảm xuất phát từ hành não, từ nhân vận động của dây X, đi xuống hai bên cổ, dọc động mạch cảnh chung. Dây X nhánh phải chi phối nút xoang và dây X nhánh trái chi phối nút nhĩ-thất. Các sợi phó giao cảm chủ yếu đến cơ nhĩ.
– Hệ giao cảm: xuất phát từ tủy sống cổ, lưng đến hạch giao cảm, đến đáy tim theo mạch máu lớn, sau đó phân thành mạng vào cơ tim, thường theo sau mạch vành. Hóa chất trung gian là norepinephrin, làm tăng tần số nút xoang, tăng tốc độ dẫn truyền và tăng lực co bóp.
Thần kinh phó giao cảm làm giảm tần số nút xoang, giảm tốc độ dẫn truyền qua trung gian acetylcholin. Tác dụng của hai hệ này trái ngược nhau, nhưng có tác dụng điều hòa để đảm bảo cho sự hoạt động tim.
Các đặc tính sinh lý của cơ tim
Do cấu tạo đặc biệt nên cơ tim có những đặc tính sinh lý cơ bản sau:
Tim gồm hai loại tế bào cơ
+ Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động, đó là các tế bào nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng Purkinje
+ Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút, đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến cho tim mang tính tự động, đặc tính này không có ở cơ vân. Các hoạt động điện trong tim sẽ dẫn đến sự co bóp của tim. Sự rối loạn hoạt động điện của tim sẽ đưa đến rối loạn nhịp. Do tính hợp bào của cơ tim, nên tim hoạt động theo qui luật ”tất cả hoặc không”. Sự kích thích một sợi cơ nhĩ nào đó, sẽ gây một hoạt động điện qua khối cơ nhĩ, tương tự như vậy đối với cơ thất. Nếu bộ nối nhĩ-thất hoạt động tốt, điện thế sẽ truyền từ nhĩ xuống thất. Khi tác nhân kích thích đủ mạnh đưa điện thế trong màng tới ngưỡng, cơ tim co bóp ngay tới mức tối đa. Dưới ngưỡng đó cơ tim không phản ứng gì, tim cũng không co bóp mạnh hơn được.
Thuộc tính này có ở tất cả hai loại sợi cơ tim. Ðiện thế động lan truyền dọc sợi cơ tạo thành một làn sóng khử cực. Sóng này có thể so sánh với sóng mà chúng ta quan sát được khi ném một hòn đá xuống nước. Vận tốc dẫn truyền xung động khác nhau giữa các vùng của tim. Ở trạng thái sinh lý, xung động từ nút xoang vào cơ nhĩ với vận tốc vừa phải, 0,8-1m/s. Sự dẫn truyền chậm lại 0,03-0,05m/s từ tâm nhĩ qua nút nhĩ-thất. Sau đó, vận tốc tăng lên trong bó His (0,8-2m/s) và đạt rất cao trong mạng Purkinje: 5m/s. Cuối cùng chậm lại khi đi vào các sợi cơ thất, với vận tốc 0,3-0,5m/s. Như vậy, sự dẫn truyền xung động từ nút xoang phải mất 0,15s để bắt đầu khử cực các tâm thất.
Ở các giai đoạn khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài. Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ tuyệt đối. Nó giúp tim không bị rối loạn hoạt động bởi một kích thích ngoại lai. Ðây là cơ chế bảo vệ vô cùng cần thiết, giúp cho cơ tim không bị co cứng như cơ vân; một sự co cứng của tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn và tử vong. Ở pha 3, khi điện thế trong màng tăng đến -50mV, sợi cơ tim bắt đầu đáp ứng với các kích thích, tuy còn yếu, đó là thời kỳ trơ tương đối.
Ở trạng thái sinh lý, nút xoang tự động phát ra các xung động theo một nhịp điệu đều đặn với tần số trung bình 80 lần/phút. Tiếp đó, hai tâm nhĩ được khử cực đầu tiên, nhĩ phải trước nhĩ trái, đồng thời lan tới nút nhĩ-thất theo những bó liên nút. Sự dẫn truyền trong nút nhĩ-thất chậm hẳn lại để cho hai nhĩ có thời gian co bóp xong. Sự trì hoãn này có thể bị rút ngắn bởi sự kích thích của hệ giao cảm và kéo dài bởi dây X.
Xung động tiếp tục theo hai nhánh của bó His vào mạng Purkinje với vận tốc lớn, do đó những sợi cơ thất được khử cực trong vòng 0,08-0,1s (thời gian của sóng QRS trên điện tâm đồ). Mỏm tim được khử cực trước đáy tim, do đó nó co bóp trước đáy tim, giúp dồn máu từ mỏm lên phía đáy và tống máu vào các động mạch.
Như vậy nút xoang phát xung động với tần số cao nhất, còn gọi là nút tạo nhịp của tim, nó luôn giữ vai trò chủ nhịp chính cho toàn bộ quả tim. Trong những trường hợp bệnh lý, nút nhĩ-thất hoặc cơ nhĩ, cơ thất cũng có thể tạo nhịp, dành lấy vai trò của nút xoang, đứng ra chỉ huy nhịp đập của tim, được gọi là ổ ngoại vị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Tạo &Amp; Công Dụng Của Máy Biến Áp 1 Pha trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!