Bạn đang xem bài viết Cần Xây Dựng Chính Sách Để Thích Ứng Với Quá Trình Già Hóa Dân Số được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hội thảo chia sẻ “Báo cáo xây dựng chiến lược quốc gia toàn diện thích ứng với GHDS Việt Nam 2020-2030, tầm nhìn đến 2035” do Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức ngày 21/12/2018 tại Hà Nội.
Cần có hướng tiếp cận toàn diện hơn để thích ứng với GHDS
Ông Lê Bạch Dương trợ lý Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA tại Việt Nam cho biết, già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Chúng ta cần chuyển hướng trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ và hạnh phúc. Đồng thời, già hóa không chỉ là giải quyết các vấn đề của NCT. Chẳng hạn, phụ nữ thường phải chăm sóc NCT trong gia đình và với số NCT ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc cũng tăng cao thì cũng gây khó khăn nhất định cho người chăm sóc trong gia đình. Do đó, Việt Nam cần có hướng tiếp cận toàn diện hơn để thích ứng và đáp ứng nhu cầu của toàn bộ dân số, chuẩn bị cho một xã hội già trong tương lai.
Định hướng sửa đổi Luật NCT, hệ thống trợ giúp xã hội đã được ông Đoàn Hữu Minh, trưởng phòng Công tác xã hội (Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH) thông tin tại Hội thảo. Theo đó, sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Luật NCT và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật NCT sửa đổi, bổ sung. Dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thiện dự thảo Luật để trình Chính phủ, Quốc hội.
Ông Minh cho biết, nội dung sửa đổi Luật sẽ hoàn thiện nhóm chính sách tạo điều kiện để NCT còn khả năng lao động được tham gia làm việc, phát huy vai trò NCT theo thông điệp của Liên hợp quốc “Nghỉ hưu nhưng không nghỉ làm việc”; tiếp tục hoàn thiện nhóm chính sách khuyến khích xã hội hóa chăm sóc và phát huy vai trò của NCT; Bổ sung nhóm chính sách phát triển công tác xã hội đối với NCT; mở rộng đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo hướng giảm độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội đối với NCT xuống 75 tuổi, ưu tiên NCT ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và người có hoàn cảnh khó khăn; cải cách hành chính gắn với ứng dụng CNTT trong giải quyết chính sách an sinh xã hội đối với NCT.
Tại hội thảo, thông tin về đề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho hay, đến năm 2025, 100% NCT hoặc người thân trực tiếp chăm sóc NCT biết thông tin về GHDS, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT và các kiến thức chăm sóc sức khỏe NCT; 80% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; 90% NCT bị bệnh được tiếp cận dịch vụ; 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; 100% bệnh viện TƯ, tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) có tổ chức lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là NCT; 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình, cộng đồng; tăng ít nhất hai lần số NCT cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc, không có người trợ giúp tại nhà và có điều kiện chi trả được chăm sóc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung so với năm 2016.
Ông Lê Bạch Dương cho rằng, việc xây dựng chính sách đối với GHDS cần áp dụng hướng tiếp cận trên cơ sở đảm bảo quyền và bình đẳng giới cho toàn bộ dân số. “Việc xây dựng một chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với GHDS sẽ giúp Việt Nam có một khung chính sách mạnh mẽ và hiệu quả cho phát triển bền vững trong tương lai. Chính sách này cần nhìn nhận NCT là một nguồn lực cho phát triển, do đó chính sách cần hướng tới phát huy nguồn lực của NCT chứ không chỉ coi NCT như những người thụ thưởng các dịch vụ xã hội tự động”, ông Dương nói.
HÒA THANH
Thích Ứng Với Già Hóa Dân Số
Cụ thể, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho người cao tuổi sống và phát huy vai trò người cao tuổi. Bảo đảm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên. Xây dựng xã hội có ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Xây dựng chương trình rèn luyện, nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật để người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ xã hội để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người cao tuổi. Cơ quan Thống kê Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dân số công bố các thông tin, số liệu về già hóa dân số, dân số già. Chính phủ báo cáo Quốc hội về quá trình già hóa dân số, tác động của già hóa dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, định kỳ 2 năm một lần.
Biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi
Dự thảo nêu rõ, khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc, các tổ chức, cá nhân tạo điều kiện làm việc cho người cao tuổi phù hợp với điều kiện, sức khỏe người cao tuổi. Khuyến khích các đối tượng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Nhà nước có chính sách trợ cấp cho người cao tuổi có điều kiện kinh tế khó khăn, không có nguồn thu nhập. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ cho người cao tuổi có điều kiện kinh tế khó khăn.
Để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi, theo dự thảo, sẽ tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và thực phẩm độc hại không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi. Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe cho người cao tuổi. Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở để người cao tuổi khám, chữa các bệnh không lây nhiễm và các bệnh thông thường khác tại y tế cơ sở. Đồng thời, xây dựng và phổ biến các mô hình chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dài hạn tại cộng đồng và cơ sở tập trung cho người cao tuổi.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồng và gia đình.
Bảo vệ quyền của người cao tuổi
Theo dự thảo, Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo, học tập cho người cao tuổi; đào tạo nghề cho những người chuẩn bị bước vào tuổi già để chuẩn bị cho cuộc sống về già. Phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, hàng hóa, dịch vụ, chương trình rèn luyện thể dục, thể thao, công trình công cộng, giao thông công cộng phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi.
Khuyến khích gia đình sống nhiều thế hệ; thiết kế nhà ở theo mô hình đa thế hệ.
Nước ta chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng (số lượng người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc) từ năm 2007. Dự báo, thời kỳ dư lợi dân số này sẽ kéo dài khoảng 34 năm và kết thúc vào khoảng năm 2041./. Theo chinhphu.vn
Ứng Phó Với Già Hóa Dân Số
Tính đến ngày 1-4-2019, quy mô dân số của Việt Nam đạt 96,2 triệu người, trong đó có khoảng 62 triệu người trong độ tuổi lao động.
Ông bà và các cháu trong một gia đình tham gia hoạt động dành cho gia đình. Ảnh: H. Dung
Mặc dù vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng các chuyên gia nhận định, Việt Nam là một trong 10 nước trên thế giới có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất.
* Phát huy lợi thế “dân số vàng”
Đồng Nai hiện có gần 3,1 triệu dân, đứng thứ 5 cả nước. So với 10 năm trước, dân số trong tỉnh tăng gần 611 ngàn người. TP.Biên Hòa là địa phương có số dân đông nhất với hơn 1 triệu người. Tiếp đến là huyện Trảng Bom (349,2 ngàn người), huyện Nhơn Trạch (260,5 ngàn người), huyện Long Thành (hơn 246 ngàn người). Những địa phương có dân số đông do tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút lượng lao động nhập cư lớn. Ngược lại, những địa phương vùng sâu, vùng xa, ít khu công nghiệp lại có dân số thấp.
Già hóa dân số hay còn gọi là giai đoạn dân số đang già là tình trạng dân số có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên.
Người dân các tỉnh, thành khác nhập cư vào Đồng Nai phần lớn đang trong độ tuổi lao động. Điều này giúp Đồng Nai có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng yêu cầu về nhân công của các doanh nghiệp nói riêng và các ngành sản xuất khác nói chung.
GS-TS.Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường đại học kinh tế quốc dân) cho hay, với hơn 63% dân số có độ tuổi từ 15-64, Việt Nam đang có ưu thế lớn để phát triển kinh tế, bởi lực lượng lao động này có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề. Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, lực lượng lao động trẻ có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao rất cần thiết.
Tuy nhiên, theo GS-TS.Nguyễn Đình Cử, nếu Việt Nam không có những giải pháp để khai thác lợi thế này thì lợi thế sẽ mất đi. Thay vào đó, quá trình già hóa dân số sẽ đến sớm hơn và Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
* Cần thêm nhiều chính sách với người cao tuổi
Tính đến nay, cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,4% dân số cả nước, tức là đang trong giai đoạn già hóa dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên.
Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỷ lệ người cao tuổi tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người. Dự kiến, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân thì có 1 người cao tuổi.
Lý giải nguyên nhân của việc già hóa dân số nhanh, bà Nguyễn Kim Tuyến, Phó chi cục trưởng Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho rằng, nhiều địa phương, trong đó có Đồng Nai hiện chưa đạt được mức sinh thay thế cần phải có. Tức là mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chưa sinh đủ 2 người con để thay thế mình thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, mức sinh thay thế ở nhiều nơi rất thấp. Không những thế, tâm lý ngại sinh con của nhiều cặp vợ chồng trẻ cũng khiến mức sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều gia đình hiện nay chỉ muốn sinh 1 con để chăm sóc và nuôi dạy cho tốt.
GS-TS.Nguyễn Đình Cử cho biết, theo điều tra quốc gia về người cao tuổi, người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của người cao tuổi. Đa số người cao tuổi nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ. Vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn.
Mặc dù số lượng người cao tuổi đang tăng lên hằng năm nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta còn hạn chế. Tại tuyến Trung ương mới chỉ có một bệnh viện lão khoa. Còn ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, vấn đề này chưa được đầu tư tương xứng. Người cao tuổi đi khám, chữa bệnh thường ở các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế mà chưa có bệnh viện chuyên về lão khoa.
Ngoài vấn đề sức khỏe, vấn đề đời sống vật chất của người cao tuổi cũng đang gặp nhiều khó khăn. Mới chỉ có hơn 3 triệu người cao tuổi được hưởng lương hưu, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Còn lại khoảng 8 triệu người cao tuổi khác chủ yếu sống nhờ vào con cháu hoặc sống neo đơn.
“Các nhà hoạch định chính sách cần có những định hướng để phát triển, tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, có cơ chế phối hợp công – tư trong cung ứng dịch vụ đối với người cao tuổi. Trong đó, mô hình liên kết giữa trường đào tạo khối ngành Y với cơ sở y tế và trại dưỡng lão cần được quan tâm đẩy mạnh” – GS-TS.Nguyễn Đình Cử đề xuất.
Hạnh Dung
Ứng Phó Với Thực Trạng “Già Hóa Dân Số”
Các chuyên gia về dân số khẳng định, nếu chúng ta không kịp thích ứng, không có mô hình chăm sóc người cao tuổi (NCT) phù hợp, sẽ rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc chăm sóc và tạo điều kiện sống tốt nhất cho NCT là trách nhiệm của xã hội, cộng đồng, gia đình; đặc biệt trở nên cần thiết trong một xã hội bước vào thời kỳ dân số già.
Ngày 6/9, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HelpAge) đã tổ chức buổi tọa đàm “Tiến tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Việt Nam”. Buổi tọa đàm được tổ chức hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10/2019 nhằm trình bày thực tiễn tình hình già hóa dân số; quyền y tế và tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn dân cho NCT; công tác chăm sóc và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho NCT cũng như các chính sách và tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT.
Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh chóng.
Tốc độ “già hóa” chưa từng có
Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 với tỷ lệ NCT chiếm 10% dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Tính đến tháng 8/2018, cả nước có 11.313.200 NCT, chiếm khoảng 11,95% trong tổng dân số. Theo dự báo đến năm 2038, NCT chiếm 20% tổng dân số. Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng, trong khi còn nhiều người đang sống ở mức nghèo, cận nghèo…
BS.Vũ Đình Huy – Chuyên gia tư vấn – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: NCT chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong hầu hết các xã hội. Hiện nay, chỉ có Nhật Bản có tỷ lệ người già vượt quá 30%, nhưng đến 2050, hầu hết các nước không chỉ châu Âu, Bắc Mỹ, mà còn Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Chi lê, Thái Lan và Việt Nam đều đạt đến con số này. Do đó phải cân nhắc đến việc chăm sóc sức khỏe cho NCT nếu muốn đạt tham vọng “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” của WHO và mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau” của Liên hợp quốc.
Bệnh tật kép, tăng nhanh số người có bệnh không lây nhiễm
Tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình đạt 73,4 nhưng nhiều NCT có sức khỏe kém, trung bình có 3-4 bệnh, rất ít NCT được khám bệnh định kỳ (27,5%), đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, thường chỉ khi bị bệnh nặng mới đi khám, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Bệnh tật NCT có xu hướng bệnh tật kép, chuyển từ lây nhiễm sang không lây nhiễm và mạn tính như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, hen suyễn,… phải điều trị suốt đời, dẫn tới chi phí chăm sóc cao.
NCT Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, đời sống vật chất của NCT Việt Nam còn nhiều khó khăn. Nếu trước đây, có 72,3% NCT sống với con cháu (chỗ dựa quan trọng cho NCT), thì nay do xu hướng quy mô gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 60%. Vẫn còn tới 68% NCT (chủ yếu sống ở nông thôn) không có tích lũy, không có lương và trợ cấp. Sự biến đổi này tạo ra thách thức lớn, đòi hỏi phải xây dựng chính sách chăm sóc NCT dựa trên cộng đồng và các nhân tố khác thay thế gia đình.
Về vấn đề chăm sóc NCT, hệ thống y tế – lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của NCT. Cả nước mới có 1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương; gần 100 bệnh viện tỉnh có khoa lão nhưng điều kiện trang thiết bị chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng.
Tại buổi tọa đàm, theo các chuyên gia, thích ứng với già hóa dân số cần được coi là một vấn đề ưu tiên và đòi hỏi phải có các biện pháp kịp thời để chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai không xa. Sự phân biệt tuổi tác khiến NCT thường có cảm giác tiêu cực, thấy bản thân kém hiệu quả, có nguy cơ gia tăng bệnh tật và dễ bị cô lập, tổn thương về mặt xã hội. Do đó, để già hóa một cách tích cực, điều quan trọng là phải chấm dứt được sự phân biệt tuổi tác; tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức, giáo dục giới trẻ để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực đối với NCT.
Thúy Huyền
Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Xây Dựng Chính Sách Để Thích Ứng Với Quá Trình Già Hóa Dân Số trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!