Bạn đang xem bài viết Cải Thiện Mạnh Mẽ Môi Trường Đầu Tư, Tạo Niềm Tin Cho Các Doanh Nghiệp Đến Hà Nội được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Quyền được đưa ra trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về những mục tiêu và giải pháp của Hà Nội về thu hút đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động đến Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong những tháng đầu năm nay, và hiện vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Thưa ông, việc tổ chức hội nghị sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi tại Việt Nam. Trong khi tình hình dịch bệnh còn diễn biến căng thẳng trên thế giới, năm nay, Hội nghị có điểm gì khác so với các năm trước?
Ông Nguyễn Mạnh Quyền: Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị tại ngày 05/6/2020 về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 23 của Ban chấp hành Thành uỷ, Chỉ thị 31 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội; nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn lực, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa giữa các Tỉnh, Thành phố với Thủ đô Hà Nội để khôi phục, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội năm 2020 và cho các năm tiếp theo;
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long- Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, tiếp nối thành công của các Hội nghị xúc tiến đầu tư những năm vừa qua, thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển” vào ngày 27/6/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (số 01 Đại lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Tham dự Hội nghị dự kiến có 1.850 đại biểu, bao gồm lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội; lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận, huyện của Thành phố, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô; 29 đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao, 8 tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế; cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước… Đặc biệt, Hội nghị chào đón hơn 1.200 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp tham dự để nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc đề xuất đầu tư dự án mới trên địa bàn Thành phố. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự, chủ trì và chỉ đạo Hội nghị.
Việc tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển” sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi sẽ là thông điệp mạnh mẽ của thành phố Hà Nội trong kiên trì thực hiện chỉ đạo của Trung ương về thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế- xã hội; khẳng định Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư; kết quả của Hội nghị không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và cả nước trong năm 2020 mà còn cho những năm tiếp theo.
Qua hội nghị, thành phố Hà Nội tiếp tục thể hiện quyết tâm là địa phương tiên phong đi đầu trong hồi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh trong năm 2020; đây cũng giải pháp căn cơ nhằm tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2020, tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.
Các nhà lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn nhấn mạnh giải pháp ưu tiên cho phát triển Thủ đô là tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh để kêu gọi đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Với vai trò là của mình, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đạt được những kết quả gì trong việc tham mưu các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)?
Ông Nguyễn Mạnh Quyền: Sở Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND Thành phố về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã tham mưu trình UBND Thành phố hàng năm ban hành các Kế hoạch và Chỉ thị về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Được sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của Hà Nội đã có cải thiện rõ rệt.
Từ cuối năm 2017, Hà Nội đã đạt và hiện nay đang duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Triển khai mô hình “Cơ quan Đăng ký kinh doanh thân thiện”; triển khai tích hợp 4 dịch vụ tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh để giảm thời gian khởi sự kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo. Năm 2018, Thành phố đã ban hành Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp. Năm 2019, ban hành Đề án chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2019 – 2025. Đã khai trương và vận hành Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp (startupcity.vn).
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thuế, hiện nay chúng tôi đã triển khai việc cấp mã số doanh nghiệp tự động cho doanh nghiệp thành lập mới không quá 30 phút; kê khai thuế qua mạng đạt 98,11%; tỷ lệ tiền thuế nộp điện tử đạt trên 95%; trao đổi thông tin với doanh nghiệp 100% qua thư điện tử.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử đạt 97,3% trên tổng số số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
Thực hiện liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Tổng công ty điện lực Thành phố để giảm thời gian tiếp cận điện năng (theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới).
Bên cạnh cải thiện các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đất đai, vốn, lao động, Thành phố rất chú trọng đến hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV, tăng cường đối thoại chính quyền – doanh nghiệp.
Trong 7 năm liên tiếp từ năm 2012, Chỉ số PCI của Hà Nội duy trì tăng hạng và tăng điểm (trong đó 6 năm liên tiếp – từ 2012 đến 2018, Chỉ số PCI tăng hạng; năm 2019 tăng điểm và giữ nguyên mức xếp hạng). Chỉ số PCI năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố (không thay đổi xếp hạng so với năm trước), tăng 15 bậc so với năm 2015, tăng 42 bậc so với năm 2012. Năm 2019 là năm thứ 2 thành phố Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI. Năm 2019 là năm đầu tiên Chỉ số PCI của Hà Nội có tới 9/10 chỉ số thành phần tăng hạng và giữ nguyên mức xếp hạng (trong đó có 8/10 chỉ số thành phần tăng hạng và 01 chỉ số thành phần giữ nguyên mức xếp hạng).
Kết quả chỉ số PCI năm 2019 đã đạt mục tiêu của Thành phố đề ra là: “Đến năm 2020, Chỉ số PCI của Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước”. Kết quả Chỉ số PCI năm 2019 đã góp phần thực hiện mục tiêu khâu đột phá số 2 của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI là “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô”.
Ông có thể nói rõ hơn về kết quả của chỉ số PCI?
Ông Nguyễn Mạnh Quyền: Có thể nới, kết quả Chỉ số PCI đã ghi nhận sự nỗ lực của Thành phố đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời cũng khẳng định sự quyết liệt, sáng tạo của Thành phố trong chỉ đạo điều hành với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”.
Năm 2020, Hà Nội phấn đấu duy trì Chỉ số PCI trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Thành phố tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, chúng tôi tiếp tục duy trì các chỉ số thành phần có truyền thống xếp hạng tốt của Hà Nội là Chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và chỉ số “Đào tạo lao động”. Đồng thời, duy trì kết quả của Chỉ số “Gia nhập thị trường” là chỉ số đã có sự cải thiện đột phá trong thời gian vừa qua, hiện đang trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số như thiết chế pháp lý, Tiếp cận đất đai, Chi phí không chính thức, Tính minh bạch là các chỉ số có xếp hạng trung bình và 01 chỉ số có xếp hạng thấp (môi trường cạnh tranh bình đẳng) để tiếp tục nâng cao
Tiếp tục cải cách hành chính sâu rộng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tính minh bạch để giảm thời gian, giảm chi phí chính thức và không chính thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi kinh tế do tác động của dịch Covid-19.
Đồng thời, Thành phố chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng đón thời cơ mới, làn sóng chuyển hướng đầu tư ra ngoài Trung Quốc, từ các quốc gia tham gia hiệp định EV-FTA và EV-IPA.
Thành phố tiếp tục triển khai các chính sách về phát triển doanh nghiệp và khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp.
Phát huy tốt hơn vai trò “cầu nối” của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề để các chính sách của Thành phố lan tỏa nhanh chóng đến các doanh nghiệp cũng như Thành phố nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp để có giải quyết, tháo gỡ.
Năm 2020 sẽ tiếp tục đánh dấu sự quyết tâm, quyết liệt của Lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Ngay từ đầu năm, Thành phố đã đưa ra mục tiêu đấu thành lập mới thêm 30.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội kéo theo số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm sút, Sở Kế hoạch và Đầu tư cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu cao nhất về phát triển doanh nghiệp.
Vậy kết quả thu hút đầu tư nước ngoài tính từ đầu năm đến nay, và mục tiêu thu hút đầu tư đến hết năm 2020 sẽ như thế nào? Ông có dự báo gì cho lĩnh thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm tới, các giải pháp thu hút đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng của Hà Nội trong năm nay và những năm tiếp theo?
Ông Nguyễn Mạnh Quyền: Hà Nội dự kiến thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2020, sẽ thu hút được 2.764 triệu USD, trong đó, nhóm đã cấp phép đến ngày 24/6/2020: 1.217 triệu USD. Trong đó: Cấp mới 286 dự án với vốn đầu tư đăng ký 341,3 triệu USD; 79 lượt dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 384 triệu USD; 549 lượt chấp thuận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam với trị giá 490,85 triệu USD.
Một số dự án lớn đã cấp Giấy phép đầu tư là Dự án Nidec Chaun Choung Việt Nam (NĐT Nhật Bản đầu tư qua Đài Loan) – 174,5 triệu USD; Dự án Hanoi Lotte World Aquarium (Hàn Quốc) – 47 triệu USD; Dự án Công trình văn phòng 29 Liễu Giai (Twin Peaks) tăng vốn – 246 triệu USD; Dự án Trung tâm tài chính thương mại và các công trình phụ trợ (TSQ Việt Nam) tăng vốn – 67,5 triệu USD.
Dự kiến tại Hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác Đầu tư và phát triển” trong ngày mai Hà Nội sẽ trao Giấy phép cho 05 dự án, vốn đăng ký 1.547 triệu USD gồm Nhà đầu tư Viking Asia Holdings II Pte. Ltd và Credit Suisse AG mua vốn góp trong Công ty CP Vinhomes trị giá 650 triệu USD; Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây tăng vốn 774 triệu USD; Khu chung cư Quốc tế Booyoung tăng vốn 35,8 triệu USD; Đầu tư xây dựng các công trình Trường mẫu giáo, Tiểu học và Trung học cơ sở Gateway vốn đăng ký 32,5 triệu USD.
Trong 2 năm 2018 và 2019, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI với vốn đăng ký 7,5 tỷ USD (2018) và 8,669 tỷ USD (2019). Năm nay, Hà Nội dự kiến thu hút FDI từ 5-6,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Đứng trước cơ hội và thách thức nêu trên, Thành phố Hà Nội xác định và đề ra chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm thu hút FDI trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 và Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020, cụ thể là tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tin tưởng và lựa chọn đầu tư; quyết liệt cải cách hành chính, xây dựng “chính quyền điện tử” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP.
Thành phố Hà Nội tiếp tục có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài chọn lọc, tập trung kêu gọi các Tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật cao để đầu tư trong các lĩnh vực có tính chất lan tỏa phát triển các thành phần kinh tế khác như kết cầu hạ tầng giao thông, logistics; tập trung đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các trung tâm xử lý số liệu datacenter; chú trọng đầu tư về môi trường, xử lý rác thải. Bên cạnh đó chú trọng đầu tư khu đô thị vệ tinh, khu đô thị thông minh và các hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu giao thương, du lịch (trung tâm thương mại, outlet…).
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
Bàn Giải Pháp Để Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Kinh Doanh
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Korea Land & Housing về nghiên cứu đầu tư và phát triển KCN và KĐT tại KHT Chân Mây – Lăng Cô
Nâng cao các chỉ số PCI của tỉnh
Đặt vấn đề tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cho rằng, trong những năm trở lại đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều động thái quyết liệt trong việc cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan, các tỉnh thành khác đã có các hoạt động cải thiện hiệu quả hơn dẫn đến tỉnh Thừa Thiên Huế tăng điểm nhưng vẫn tụt hạng về vị trí trên bảng xếp hạng.
Năm 2018, điểm số PCI của tỉnh tăng 1,14 điểm nhưng lại giảm 1 bậc so với năm 2017, đứng thứ 30/63 tỉnh/thành, xếp vào nhóm khá của cả nước. Trong 10 chỉ số thành phần thì Huế có 5 chỉ số tăng bậc, trong đó có một số chỉ số đứng đầu như: Chỉ số gia nhập thị trường tăng 25 bậc, xếp thứ 1/63 tỉnh /thành; tính minh bạch tăng 15 bậc, xếp thứ 1/63 tỉnh/ thành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định khẳng định, trong năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm Cải thiện vị trí xếp hạng PCI của tỉnh thuộc vào “Nhóm tốt” hoặc nhóm trên của “Nhóm khá”, phấn đấu nằm trong top dẫn đầu các tỉnh thành trong cả nước. Hiện tỉnh đang phấn đấu có 100% thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo chế độ một cửa, một cửa liên thông tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của các xã, thị trấn; 100% các cơ quan hành chính có hệ thống mạng thông tin nội bộ, các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được giao dịch hoàn toàn dưới dạng điện tử. Phấn đấu đạt 98% doanh nghiệp khai thuế và nộp thuế qua mạng điện tử; 100% hồ sơ khiếu nại, vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết đúng theo thời gian quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại hội nghị cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Với mong muốn tiếp tục Nâng cao các chỉ số PCI của tỉnh, tại hội nghị lần này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mời 2 chuyên gia là ông Đậu Anh Tuấn – trưởng Ban pháp chế VCCI; ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đến chia sẻ những kinh nghiệm cũng như hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp một cách có hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.
Hướng đến cải cách đồng bộ
Từ góc nhìn của chuyên gia, Ông Đậu Anh Tuấn – trưởng Ban pháp chế VCCI đã chỉ ra một số tồn tại chung làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư đối với các địa phương đó là: Việc xin các giấy phép con vẫn diễn ra tương đối phổ biến, và có đến gần một nửa doanh nghiệp gặp khó khăn; tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức khi làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến; trong một số trường hợp, các yêu cầu về chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn cho hàng hóa dịch vụ có thể trở thành rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp;…
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hiện nay việc triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tại các địa phương thực tế là chưa đi vào chiều sâu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương chưa nắm bắt đầy đủ các chỉ số trọng tâm trong kế hoạch hành động về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Để khắc phục điều này, Ông Phan Đức Hiếu đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào 5 nhóm giải pháp chủ yếu đó là: cải thiện môi trường kinh doanh; đơn giản điều kiện kinh doanh; cải cách toàn diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kết nối cổng thông tin điện tử quốc gia; đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; phát triển hệ sinh thái và hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tham gia ý kiến tại hội nghị
Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Kinh Doanh: Kết Quả 2022 Và Dự Báo 2022
PHAN ĐỨC HIẾU – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu QLKT Trung ương
Chia sẻ
Chương trình cải cách nổi bật nhất của Chính phủ trong 20 năm qua
Có thể nói, chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ theo Nghị quyết số 02 là chương trình cải cách nổi bật nhất trong vòng 20 năm vừa qua, thể hiện trên các khía cạnh sau đây.
Thứ nhất, thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ và sự bền bỉ trong cải cách.
Kể từ năm 2014, hàng năm Chính phủ đều ban hành một nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh; tính cho đến nay, Chính phủ đã ban hành 06 Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các Nghị quyết này được ban hành hàng năm với cùng một số 19 và từ năm 2019 được lấy số là Nghị quyết 02 với hàm ý coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ cùng với Nghị quyết 01 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành Nghị quyết chuyên đề khác nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp như: Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hơn một bước yêu cầu về cải cách so với những lần cải cách trước đây, lấy chuẩn mực tốt của khu vực và quốc tế làm đích để hướng tới trong tạo dựng một môi trường thể chế của đất nước.
Nghị quyết 02/NQ-CP đã xác định mục tiêu rất rõ: Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; phấn đấu để môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.
Thứ 3, chương trình cải cách rất toàn diện và được đo lường bằng những tiêu chí thực chất – đó là: cắt giảm thời gian, giảm chi phí trên thực tế và giảm rủi ro cho doanh nghiệp trong tuân thủ pháp luật. Chính nội dung này làm cho các kết quả cải cách thực chất hơn, tác động thực sự tích cực đến thúc đẩy kinh doanh; đồng thời, khắc phục được những hạn chế cố hữu của nhiều cải cách khác là cải cách ‘trên giấy” – nghĩa là tạo thay đổi khung khổ pháp luật nhưng đảm bảo mang lại thuận lợi thực sự trên thực tế.
Cuối cùng, kết quả thành công của cải cách được đánh giá và ghi nhận một cách khách quan bởi các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức độc lập. Kết quả cải cách được so sánh với các quốc gia khác, với tiêu chí tăng, giảm trên bảng xếp hạng toàn cầu. Do đó, tạo một áp lực lớn cho cải cách và đòi hỏi cải cách không chỉ cải thiện so với trước đây mà còn phải cải cách mạnh hơn, nhanh hơn so với quốc gia khác.
Năm 2019, môi trường kinh doanh ghi nhận những chuyển biến tích cực
Việc duy trì tính liên tục, bền bỉ và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp; khuyến khích đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; nhờ vậy chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh được quốc tế ghi nhận cải thiện và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá tích cực. Năm 2019, hầu hết các chỉ số xếp hạng chung của Việt Nam được cải thiện điểm số. Cụ thể là:
– Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá Việt Nam là nền kinh tế có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhất toàn cầu về năng lực cạnh tranh (GCI). Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm) cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Kết quả này đạt được là do 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều bậc.
– Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của nước ta theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tăng 3 bậc với 6/7 nhóm trụ cột tăng điểm.
– Kết quả xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business hoặc EoDB) của Ngân hàng thế giới (WB) cũng ghi nhận năm 2019 Việt Nam tăng 1,2 điểm (từ 68,6 lên 69,8 điểm) với 05/10 chỉ số tăng điểm. Tuy vậy, thứ hạng môi trường kinh doanh của nước ta giảm 1 bậc xếp hạng chung (từ vị trí 69 xuống vị trí 70).
– Năng lực cạnh tranh du lịch theo xếp hạng của WEF tăng 4 bậc (từ vị trí 67 lên vị trí 63) với điểm số tăng nhẹ 0,12 điểm (từ 3,78/7 điểm lên 3.9/7 điểm).
Điều đặc biệt hơn là kết quả cải cách đã có nhiều tác động tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp và được doanh nghiệp ghi nhận. Kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về cảm nhận của doanh nghiệp đối với Nghị quyết 02 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực: Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn trong xin giấy phép kinh doanh có điều kiện giảm xuống còn 34% so với tỷ lệ 42% năm 2018. Điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của VCCI ghi nhận tỷ lệ 54,8% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, giảm hơn 10% so với năm 2015 (66,3% năm 2015) và giảm hơn 5% so với năm 2017 (59,3% năm 2017); quy mô chi trả chi phí không chính thức cũng đã nhỏ đi, khi chỉ có 7,1% doanh nghiệp cho biết phải chi trả trên 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức (năm 2015 là 11,1%).
Có 58,2% doanh nghiệp cho biết tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước địa phương giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp (giảm so với mức cao nhất ghi nhận trong năm 2014 là 65,6%). Năm 2017 có 7,2% doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên, thì năm 2018 chỉ còn là 6,42%. Đặc biệt, chỉ có 10,8% doanh nghiệp/tổng số doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra cho biết nội dung làm việc của các đoàn thanh, kiểm tra là trùng lặp, giảm rất đáng kể so với con số 25,8% của năm 2015 (năm 2016 và 2017 lần lượt là 14,1% và 13,4%).
Cuối cùng, một tác động ít quan sát được nhưng là động lực cho cải cách bền vững chính là các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức ngày càng rõ trách nhiệm và tham gia chủ động, tích cực hơn để cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
Năm 2020 vẫn còn có cả cơ hội và thách thức
Tuy có sự cải thiện nhanh, nhưng năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 27), Thái Lan (thứ 40), Indonesia (thứ 50) và Philippines (thứ 64). Năng lực cạnh tranh du lịch tăng điểm chậm và vẫn có tới 6/14 trụ cột giảm điểm (thể hiện giảm chất lượng). Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của nước ta có xu hướng tăng chậm lại và 4/7 trụ cột giảm bậc trong năm 2019.
Đáng chú ý là Việt Nam có cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh (qua việc tăng điểm), nhưng còn rất ít và chậm; trong khi các nền kinh tế cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn, do đó thứ hạng liên tục giảm trong 2 năm gần đây (mỗi năm giảm 01 bậc). Đơn cử trong ASEAN, Singapore duy trì ổn định vị trí thứ 2 từ năm 2016; Malaysia tăng hạng nhiều và liên tiếp trong hai năm gần đây (qua hai năm tăng 12 bậc); Thái Lan tăng tốc mạnh trong năm 2017 (tăng 20 bậc) và tiếp tục tăng 6 bậc trong 2019; Indonesia sau 3 năm cải thiện mạnh mẽ và liên tục (năm 2017 tăng 42 bậc so với 2014), từ 2018 có xu hướng chững lại; Philippines tăng tới 29 bậc trong năm nay.
Điều này cho thấy các nền kinh tế có xu hướng cải cách nhanh và quyết liệt hơn chúng ta. Trong ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei. Có thể nói, việc đạt mục tiêu đưa môi trường kinh doanh nước ta vào nhóm 4 nước ASEAN đó là một thách thức, đòi hỏi nỗ lực cải cách và giải pháp cải cách phải mạnh mẽ hơn và nhanh hơn không chỉ so với chính chúng ta mà còn phải so với quốc gia khác.
Hà Nội Tăng Cường Các Biện Pháp Cải Thiện Chất Lượng Môi Trường Không Khí
(TN&MT) – UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn số 3074/UBND-ĐT yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp khắc phục hạn chế ô nhiễm, cải thiện AQI trên địa bàn; thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Chỉ thị số 19/CT-UBND. Hàng quý báo cáo kết quả về Sở TN&MT để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Công văn nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát, xử phạt hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, thu gom đốt rác, đốt rơm rạ tự phát,…; đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo không để tồn đọng rác thải trên địa bàn;…
Yêu cầu Sở Xây dựng và các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tưới nước rửa đường, nhất là trong các ngày có AQI ở mức xấu trở lên, nhằm giảm phát tán bụi; yêu cầu các đơn vị vệ sinh môi trường nghiên cứu, cải tiến công nghệ, quy trình phun rửa để đảm bảo tiết kiệm nước và đạt hiệu quả làm sạch cao.
Đồng thời, Sở Xây dựng tăng cường cải tạo hệ thống thu gom nước thải; đôn đốc tiến độ các dự án thu gom và xử lý nước thải; kè hồ nội thành, chống lấn chiếm; cải tạo cảnh quan các hồ điều hòa nâng cao hiệu quả điều hòa vi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, điều kiện sống cho người dân;…
Giao Sở TN&MT nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô hình hóa, dự báo cảnh báo ô nhiễm; đẩy nhanh việc xây dựng ứng dụng phần mềm trên điện thoại công bố công khai AQI nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc theo dõi diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn.
Các lực lượng thanh tra chuyên ngành, Công an thành phố tăng cường kiểm tra giám sát các công trình xây dựng, công tác duy trì vệ sinh môi trường, kiểm soát xe chở vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, rác thải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Sở Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết về “Chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức cá nhân”, trong đó đề xuất nâng mức xử phạt, áp dụng mức chế tài mạnh đủ răn đe đối với từng hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.
Sau một năm triển khai mô hình “Sạch đồng ruộng” tại 243 xã, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng vứt bỏ chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện đã giảm hẳn. Đây là nỗ lực lớn của phụ nữ Thủ đô hướng tới quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo vệ môi trường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cải Thiện Mạnh Mẽ Môi Trường Đầu Tư, Tạo Niềm Tin Cho Các Doanh Nghiệp Đến Hà Nội trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!