Xu Hướng 12/2023 # Cách Làm Một Mở Bài Nghị Luận Xuất Phát Từ Lý Luận Văn Học # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Một Mở Bài Nghị Luận Xuất Phát Từ Lý Luận Văn Học được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có rất nhiều cách viết một Mở bài nghị luận văn học. Xưa nay, học sinh thường đi theo một hướng đi truyền thống là mở bài xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài. Tuy nhiên cách mở bài dễ gây cho người đọc sự nhàm chán và khô khan. Chúng ta có thể có nhiều hướng đi nhưng một trong những hướng đó là đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.

Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học, học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một số mở bài mẫu xuất phát từ những vấn đề văn học trong lý luận văn học nói chung.

1. Mở bài về thơ ca

Đề 1: Phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Hướng dẫn Mở bài:

Mở bài 1: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Có những tác phẩm ra đời để rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trờ thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó phải kể tới “ Tây Tiến “ của Quang Dũng. Trong bài thơ có những vần thơ thật hay và ý nghĩa: (Trích dẫn thơ)

Mở bài 2: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire) Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những bài thơ đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị. “ Tây Tiến” của Quang Dũng là một thi phẩm như vậy. Trong bài thơ có những vần thơ ngân lên khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi: (Trích dẫn thơ)

Đề 2: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Mở bài: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền của cuộc sống  được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy khi đứng trước cửa biển Diêm Điền( Thái Bình), trước muôn ngàn con sóng lớn của đại dương, Xuân Quỳnh đã thổn thức lòng mình và cất lên những vần thơ “ Sóng” đầy xúc cảm. 2. Mở bài văn xuôi

Đề 1: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Mở bài: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu). Văn chương muôn đời luôn phải phục vụ con người, hướng con người tới những giá trị cao cả của cuộc sống. “ Vợ nhặt” của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước nhà. Truyện ngắn đã hướng con người, đặc biệt những con người nghèo khổ tới ánh sáng của ngày mai, giúp họ vững tin hơn giữa giông bão của cuộc đời. Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng – là một hình tượng nhân vật điển hình của nông thôn Việt Nam trong nạn đói.

Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Tnu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Mở bài: “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên) Thơ ca nói riêng cũng như văn chương nói chung phải bắt rễ từ cuộc đời để rồi “ nở hoa nơi từ ngữ”. Mỗi tác phẩm văn chương được ví như tấm gương phản chiếu thời đại. Trong nền văn học Việt Nam, có những tác phẩm văn học ra đời giữa thời kỳ mưa bom bão đạn của dân tộc để rồi trở thành “ những bài ca không bao giờ quên”. Trong số đó phải kể tới “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Truyện ngắn đã phản ánh cuộc nổi dậy của dân làng Tây Nguyên trong những năm chống Mỹ ác liệt và sâu sắc nhất qua cuộc đời nhân vật Tnu.

3. Những nhận định văn học hay dùng làm mở bài

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm” 3. “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp) 4.“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac) 5. “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos) 6.“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma tôp) 7.“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki) 8.“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao) 9.“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu) 10.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly) 11. “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp, của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki) 12.“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.” (Biêlinxki) 13. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng) 14.“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp) 15.“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire) 16.“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng) 17. “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình”. (C.Mac) 18.“Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. (Biêlinxki) 19.“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng) 20. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop) 21. “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine) 22. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu) 23. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi) 24.“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam) 25.”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao) 26.”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao) 28.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly) 29. “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp) 30.“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen) 31. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi. Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên) 32. “Hãy đập vào tim anh – Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe) 33.“Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người cho đến ngày tận thế.” (Hoài Thanh) 34. “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (Sóng Hồng) 35. “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ…” (Chế Lan Viên)

Cách Viết Mở Bài Nghị Luận Văn Học Gây Ấn Tượng

Nếu bạn mở bài bằng cách nêu quê quán, năm sinh, năm mất, cuộc đời của tác giả, cách mở bài này rất rập khuôn và hạn định khả năng của người viết. Thay vì vẫn bắt đầu bằng các thói quen cũ là năm sinh, quê quán, sự nghiệp của tác giả như vậy, bạn hãy mở bài bằng cách dẫn dắt một nhận định của nhà phê bình văn học nào đó về tác giả hoặc bạn nêu quan điểm sáng tác của tác giả đó.

Ví dụ: Khi mở bài đề ” Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng”

Cách 1: Lối mở bài thông thường

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ông sống và hoạt động tại chiến trường Năm Bộ. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đăc sắc tiêu biểu với nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn: Con chim vàng, Người quê hương, Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch… tiểu thuyết có: Đất lửa, Mùa gió chướng, Dòng sông thơ ấu… Ngoài ra còn có một số kịch bản phim lưu trữ trong lòng người như: Một thời đã nhớ.

Truyện ngắn ” chiếc lược ngà” viết vào tháng 9/1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt, ca ngợi tình cảm đồng chí, cha con sâu sắc.

Cách 2: Lối viết theo cách đưa ra một nhận định

Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Văn bản đoạn trích là ở phần giữa câu chuyện, tập trung thể hiện sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu qua những tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng.

Khi bạn mở bài theo cách hai bạn sẽ thể hiện được sự am hiểu kiến thức văn học của bạn về tác giả, những nhận định của những nhà phê bình văn học hay quan niệm sáng tác lúc nào cũng “đúng”, “trúng” và đặc biệt có vần, âm điệu rất dễ đi vào lòng người, thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, điều đặc biệt là bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng về nhà văn cũng như nhà phê bình văn học, bạn phải học thuộc và ghi nhớ tốt các câu nhận định để tránh các trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Chủ đề là các khái quát bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, toàn bài thơ, là mạch chính của toàn bộ tác phẩm. Hình tượng trung tâm có thể là nhân vật chính hay hình tượng mà nhà văn xây dựng lên.

Ví dụ: Bài ” Đồng chí” của Chính Hữu trong ngữ văn 9 tập 2.

Nghe theo tiếng gọi nồng nàn, cháy bỏng trong tim, họ sẵn sàng bước chân vào cuộc đời người lính. Và “Đồng chí” là tất cả những lời thơ mà Chính Hữu muốn ngợi ca sự cao đẹp của tình đồng đội trong kháng chiến họ dành cho nhau.

Cách 2: Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn, hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ lính Chính Hữu.

Cách 3: Tình cảm là thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Nó như dòng nước ngọt ngào chảy dọc trong ống nhựa tắm mát tâm hồn ta, tưới nước cho cái hạt giống tinh thần bên trong ta nảy nở. Thiếu đi cái ngọt ngào của tình cảm, tả sẽ chỉ như cái ống nước rỗng ruột, khô cứng, tâm hồn ta sẽ chẳng khác gì hoang mạc cằn khô nứt nẻ.

Tình cảm trong chiến tranh, trong những mưa bom bão đạn, những khói lửa mịt mù lại càng đáng nhớ hơn, nó thể hiện sự gắn bó, yêu thương không điều kiện, đồng cam cộng khổ vượt qua những chông gai của cuộc chiến. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không gì khác chính là tình đồng chí. Nhà thơ Chính Hữu đã viết về tình cảm cao đẹp ấy, đồng thời tái hiện lài một cách chân thực hình ảnh người lính chống Pháp, qua bài thơ “Đồng chí” của ông.

Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát cao, bao gồm trong đó có sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội, thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định được phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học.

Khi các bạn có thể mở bài bằng lý luận văn học sẽ tạo được ấn tượng rất tốt về phần mở bài, Bởi lý luận văn học rất khô khan và cứng nhắc nếu như vận dụng được thì bài văn sẽ có giá trị cao về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên khi mở bài bằng cách này thì bạn cần đọc qua nhiều bài lý luận văn học hoặc có nghiên cứu về lý luận văn học, có một chút năng khiếu và kỹ năng viết văn.

“Văn học bao đời nay đố kỵ sự trùng lặp nhưng lại không phủ nhận những kế thừa, cách tân giữa các thế hệ cầm bút. Bởi vậy mà thế kỷ XIII, đại thi hào Nguyễn Du đã khóc thương nàng Tiểu Thanh tài hoa mệnh bạc, Tố Hữu tiếc thương cụ Tiên Điền 200 năm sau và đến lượt Thanh Thảo, nhà thơ không khỏi xúc động cúi mình trước Lorca, thi sĩ bất hạnh xứ Tây ban cầm”

Mở bài là cách mở đầu một bài viết, là những nhận định, đánh giá rằng bài viết đó có ấn tượng và độc đáo hay không? Gia sư văn tại nhà tin rằng đó là một số kỹ năng bổ ích giúp bạn cải thiện được khả năng viết văn của mình.

Các bạn thấy bài viết bổ ích vui lòng chia sẻ cho bạn bè, để Thầy (cô) chúng tôi có thêm động lực cho ra những kinh nghiệm bổ ích tiếp theo!

10 Cách Mở Bài Trong Thể Loại Nghị Luận Văn Học

GD&TĐ – Ở trường THPT, đa phần học sinh được dạy hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp. Bài viết này nhằm cụ thể hơn cách mở bài gián tiếp, chia sẻ cùng đồng nghiệp và học sinh trong cách dạy – học làm văn, thể loại nghị luận văn học. (Một số hướng dẫn lí thuyết, tác giả dẫn chứng mở bài mẫu để bạn đọc dễ hình dung hơn).

Một tiết dạy văn ở Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – TPHCM

Cách 9: So sánh. So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Tác dụng của so sánh là giúp người đọc dễ thấy rõ bản chất của vấn đề đang nói trong tương quan với đối tượng khác. Mở bài theo cách so sánh không khó, vì vấn đề của nghị luận văn học trong trường THPT thường là trung tâm của đời sống văn học – tác phẩm.

So sánh hai hoặc hơn hai đối tượng. Cách so sánh nhiều đối tượng đòi hỏi thêm kĩ năng xâu chuỗi, tổng hợp kiến thức của người viết. Người viết có đất để “khoe tài” với kiểu mở bài này. Đó là ưu điểm, nhưng nếu không khéo có thể làm lu mờ vấn đề đang bàn vì đối tượng so sánh nổi bật hơn.

Ví dụ, đề bài “Vẻ đẹp người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II – Hồ Xuân Hương và Thương vợ – Trần Tế Xương?” (Văn học 11).

Mở bài: Cùng thời, cùng rung cảm trước thân phận người phụ nữ đương thời đại, nếu Nguyễn Du thổn thức bên thân phận người phụ nữ tài năng nhưng bạc mệnh, Hồ Xuân Hương quan tâm đến giá trị sống, khát khao hạnh phúc, bản lĩnh sống, thì Trần Tế Xương chủ yếu viết về người vợ trong cuộc sống đời thường. Qua các bài thơ Tự tình Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương, ta thấy rõ vẻ đẹp của người phụ nữ bấy giờ.

Cách 8: Đi từ đề tài. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về tình yêu của Romeo và Juliet qua đoạn trích Tình yêu và thù hận của văn hào W. Shakespeare”?

Mở bài: Tình yêu là đề tài quen thuộc của thi ca. Đến với đề tài quen thuộc mà thể hiện thành công, đó là dấu hiệu của một tài năng. Với “Romeo và Juliet”, W. Shakespeare đã để lại trong lòng độc giả xưa nay, mai này một cái nhìn khác về tình yêu: nó có thể đến từ tận cùng của giới hạn nhưng tình yêu đích thực chẳng có ranh giới nào. Bản bi ca của đôi tình nhân trẻ cho ta hiểu giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.

Cách 6: Đi từ tác giả. Làm sao để cách mở bài trực tiếp từ người sáng tạo tác phẩm vẫn súc tích, học sinh chỉ cần ghi nhớ điểm đặc biệt của nhà văn, nhà thơ. Nếu tác giả có phong cách thì đi từ phong cách của tác giả.

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?”, học sinh có thể viết mở bài như sau: Trong phong trào Thơ Mới, nhắc đến hồn thơ có vẻ kì dị, bí ẩn, đau thương với cảnh thơ kết hợp chất hiện thực xen mộng ảo kì tài không ai không biết đó là Hàn Mặc Tử. Ngoài hàng chục, hàng chục chục bài thơ làm đẹp cho thiên nhiên đất trời bởi trăng vàng trăng ngọc, Hàn thi sĩ còn có một “hòn trăng” rất trăng không mang tên trăng mà mang tên Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là một thi phẩm quen mà lạ. (Câu cuối “Đây là một thi phẩm quen mà lạ” có ý nghĩa như một câu chuyển ý. Muốn biết bài thơ quen mà lạ thế nào, người đọc hãy đọc phần thân bài). Đây là cách chuyển ý rất có duyên.

Cách 5: Đi từ hoàn cảnh sáng tác. Hầu hết các tác phẩm văn chương đều có một “duyên cớ” khiến tác giả không thể không viết. Đi từ hoàn cảnh sáng tác, học sinh chỉ cần khéo léo lồng tên tác giả, tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Cách 4: Đi từ giai đoạn. Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Cách 3: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng. Có nhiều cách để đi từ nhân vật, hình tượng hoặc một câu văn, câu thơ “đinh” của tác phẩm. Nhân vật đối với tác phẩm tự sự, hình tượng/ hình ảnh trong tác phẩm trữ tình có ý nghĩa như những chiếc đinh để tác giả treo lên đó những “lời gửi”.

Cách 2: Đi từ thể loại. Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Ví dụ, đề bài “Ánh sáng trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam?” (Văn học 11). Mở bài có thể là: Truyện ngắn hấp dẫn người đọc không chỉ ở cốt truyện giàu kịch tính, ở nhân vật điển hình cụ thể về hoàn cảnh sống và cụ thể về tính cách, sinh động về diễn biến tâm hồn. Thế nhưng, có nhà văn lại viết truyện ngắn theo một cách thức riêng, chỉ miêu tả những xao động tuổi mới lớn lại có sức nặng tựa ngàn cân.

Đó là lối đi riêng của Thạch Lam trong tập Gió đầu mùa nói chung, truyện Hai đứa trẻ nói riêng. Truyện mong manh những ánh sáng lập lòe của hoàng hôn, của đèn dầu đêm khuya, của đom đóm, của sao trời… nhưng ngời sáng lòng nhân hậu, giàu ước mơ ở hai đứa trẻ. Đối lập với bóng tối, ánh sáng là hình tượng giàu tính biểu tượng và đầy ám ảnh tưởng như vô tình nhưng Thạch Lam đã cố công xây dựng.

Cách 1: Tạo một bất ngờ

Ví dụ bài Nghị luận xã hội, đề bài: “Cảm nghĩ của em về một người em thương yêu nhất?” (Văn học 10), có học sinh giới thiệu về bà ngoại “siêu độc”: Mẹ – tiếng gọi thiêng liêng ấy với con luôn là nắng ấm trong những đêm trường đông giá, mẹ là nơi bình yên cho đời con trong bão tố, mẹ là bóng mát cho con trong dặm trường khô khát, mẹ cho con những yêu thương vô bờ bến như nước ngoài đại dương, như năng lượng của mặt trời, nhưng người em muốn dành cả bài văn này để nói về lại là bà ngoại của em, mẹ em tuyệt vời thế kia, ngoại còn sinh ra cả mẹ cơ mà, làm sao em không yêu cho được.

Mở bài này của học sinh tuy còn lỗi ngữ pháp nhưng giáo viên dễ dàng bỏ qua lỗi nhỏ ấy vì ý tưởng bất ngờ “rất học trò” của em đã là một món quà cho người chấm bài, nên có thể em vẫn dành được trọn điểm phần mở bài. (Để mở bài này trọn vẹn, học sinh chỉ cần bỏ dấu chấm câu đúng chỗ và viết hoa sau dấu chấm).

Kỹ Năng Viết “Mở Bài” Trong Bài Văn Nghị Luận

aaa

Những vấn đề lý luận

Macxim Gorki đã từng kết luận: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường t́m nó rất lâu”.  Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho không ít học sinh cảm thấy khó khăn.

1.Phần “Đặt vấn đề” trong bài nghị luận nhìn từ lý thuyết

1.1. Nội dung cần có trong phần đặt vấn đề

1.1.1. Các yêu cầu

Có rất nhiều chuyên gia văn học đã đề cập khá rõ ràng về (khái niệm) đặt vấn đề trong bài nghị luận. Một số tài liệu tiêu biểu là : Tài liệu hướng dẫn học bộ môn làm văn (Nguyễn Quang Ninh) ; Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu ; Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng Mạnh). Từ việc khảo cứu và đồng nhất các điểm chung của các tác giả có thể đi đến kết luận như sau .

Trong phần đặt vấn đề cần đạt các yêu cầu :

– Nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

– Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.

 

 

Mục đích của mở bài là giới thiệu về vấn đề mà ḿình sẽ viết, thực chất là trả lời câu hỏi: Ở  bài viết này, ḿình định viết về điều gì?

 

1.1.2. Cấu trúc của một mở bài

Cấu trúc của một mở bài gồm 3 nội dung chính và 1 nội dung phụ :

+ Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và phải nêu một cách khái quát. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới. Vấn đề này được nêu ra ở dạng khái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của người đọc. Mở bài có nhiệm vụ thông báo chính xác, rơ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc tiếp cận đề tài được tự nhiên nhất.

+ Nêu giới hạn vấn đề : nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (1đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm…)

+ Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội, dòng văn học ; với trước đó và đương thời… (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể).

1.2.  Cách xác định vấn đề

Xác định vấn đề bàn luận là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Muốn xác định được vấn đề th́ì phải t́ìm hiểu đề bài. Thông thường đề bài có hai dạng:

1.2.1.Dạng nổi (Lộ thiên): Là dạng đề mà các yêu cầu về nội dung, h́nh thức, cách thức, phương hướng, phạm vi, mức độ nghị luận được nêu ra trực tiếp và rõ ràng trong đề bài. Ở đề bài này vấn đề cần bàn luận  đã có sẵn.

Ví dụ 1:  Đề bài: Vai tṛò  của biển  với đời sống nhân loại.

Vấn đề trọng tâm đă được nói rõ ở đề bài đó là khẳng định vai tṛò quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Ví dụ 2 :  Tình yêu với biển đảo quê hương của thanh niên Việt Nam

Vấn đề cần tìm đã rất rõ ràng đó là tình yêu biển đảo của thanh niên Việt Nam.

Lưu ý : Nhiều khi đề có đoạn dẫn rất dài hãy chú ý quan sát để tìm vấn đề được chỉ rõ ngay trong đề. Ở những trường hợp này nhiều đề bài sau khi nêu nội dung (Đoạn trích thơ, văn hoặc nhận định) thường có yêu cầu thí sinh phải làm rõ điều gì đó. Đấy chính là vấn đề cần lý giải.

Ví dụ : Hãy phân tích đoạn Mỵ ở nhà thống lý Pá Tra để thấy được nỗi đau và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ mèo vùng Tây bắc.

Thì vấn đề đã rất rõ : Thể loại phân tích vấn đề để nêu bật 2 nội dung đề yêu cầu : Nỗi đau khổ và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ.

 

1.2.2. Dạng chìm: Là dạng đề trong đó người ra đề không cho dữ kiện rõ về các yêu cầu của nội dung cũng như cách thức, phạm vi…nghị luận. Bởi thế người viết phải phân tích, tổng hợp, khái quát nội dung vấn đề từ chính nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, hoặc tác phẩm, câu trích…

Ví dụ: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam

Đề bài đưa ra một vấn đề “nóng” hiện nay, để làm rõ vấn đề cần có suy nghĩ : biển đảo quê hương hôm nay có vấn đề gì ? Vì sao phải đặt vấn đề đó hôm nay ? trách nhiệm của thanh niên với biển đảo…

 

1.3.Các cách mở bài

– Mở bài trực tiếp có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).

– Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số.

Gs Nguyễn Đăng Mạnh tổng kết : “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.

2. Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế

2.1. Đặt vấn đề (mở bài) trực tiếp

2.1.1.Mở thẳng vấn đề :

– Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.

– Nêu giới hạn vấn đề.

Ví dụ 1a, đề NLXH : Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.

Bài làm : Biển đảo quê hương hôm nay đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ Việt Nam(1)/ Không chỉ bày tỏ tình yêu đối với phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc ; thanh niên cần có những hành động cụ thể nhằm mang sức lực trí lực của mình bảo vệ biển đảo quê hương.

Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) vấn đề tình yêu và hành động vì biển đảo của thanh niên.

Ví dụ 2a, đề NLVH : Phân tích nhân vật Mỵ trong ”Vợ chống Aphủ ” của Tô Hoài.

Bài làm : Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ” (1). Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.

Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề : Mỵ là nhân vật trung tâm trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) bi kịch và sức sống tiềm tàng.

 

2.1.2. Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).

– Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.

– Nêu giới hạn vấn đề.

Ví dụ 1b, đề NLXH : Theo mở bài của đề văn đã thực hiện ở phần trên ta chỉ thêm phần dẫn dắt vào ngay đầu đoạn  do đó VD1a sẽ thay bằng mở bài mới như sau : Biển đảo là một phần không thể tách rời của tổ quốc Việt nam thân yêu từ ngàn xưa + câu1 và câu 2 của VD1a .

Phân tích : như vậy MB mới chỉ thêm câu dẫn làm cho việc giới thiệu mềm mại hơn, sự vào đề giảm tính đột ngột

Ví dụ 2b, đề NLVH- tương tự ta thêm câu dẫn để thành MB mới như sau :

Một trong những thành công của tác phẩm Vợ chồng Aphủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong đó tiêu biểu là nhân vật người phụ nữ miền núi + Đoạn MB trong VD1a.

 

2.2. Đặt vấn đề (mở bài) với Nghị luận văn học theo cách gián tiếp

 

Các học sinh chỉ việc sử dụng  theo công thức :

Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa.

Lưu ý : sau đoạn dẫn thì 3 nội dung còn lại không nhất thiết phải xếp theo trình tự như đã nêu trên.

2.2.1. Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả

Yêu cầu : Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu.

VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.1.

Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ông có  tập Truyện Tây Bắc mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chống A phủ + MB2a.

2.2.2. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).

VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.2.

Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới ; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài +Mb2a

 

2.2.3. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)

Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.

VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.3.

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài + Mb2a.

2.2.4. Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của một tác giả.

Yêu cầu : Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề đã xác định được làm điểm tựa để phát triển tiếp.

VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.4.

Khi nhận định  về nhân vật Mỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “ Mỵ là linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ.”+ Mb2a. 

2.2.5. Đoạn dẫn dựa vào xuất xứ và những thông tin khác về tác phẩm

VD thêm đoạn dẫn vào ví dụ 2a để có 1 mở bài gián tiếp theo cách 2.2.5.

Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi + Mb2a.

3. Những lời khuyên với học sinh.

– Việc ứng dụng, để dễ hiểu chúng tôi chỉ lấy 1 ví dụ dạng phân tích nhân vật của Nghị luận văn học. Thực tế đề thi sẽ có rất nhiều vấn đề Ví dụ : Hình ảnh người phụ nữ trong văn học sau cách mạng tháng 8 ;Hình ảnh người phụ nữ ; và  đề về tác phẩm văn học, đoạn tác phẩm văn học…

Thêm ý kiến

Cách Sử Dụng Những Câu Lí Luận Văn Học Dùng Làm Văn Nghị Luận Hay

08 Tháng 11, 2023

Sử dụng những câu lí luận văn học dùng làm văn sẽ giúp bài viết của em trở nên đặc sắc hơn. Lối viết không bị rập khuôn mà thay vào đó là lối dẫn dắt thú vị, thu hút độc giả ngay từ lần đọc đầu tiên. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng biết sử dụng câu lí luận văn học một cách phù hợp.

Em đã hiểu thế nào là lí luận văn học chưa? Lý luận văn học được hiểu là một bộ môn nghiên cứu văn học trên bình diện lý thuyết khái quát cao. Trong đó có sự nghiên cứu bản chất về sáng tác văn học, các chức năng xã hội, thẩm mĩ của nó. Bên cạnh đó, bộ môn này còn xác định được phương pháp luận, phân tích văn học.

Khi các em có thể sử dụng những câu lí luận văn học dùng làm văn sẽ khiến bài viết trở nên đặc sắc hơn. Bài viết cũng nâng cao được giá trị về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, để sử dụng hợp lí em cần đọc nhiều bài viết có lí luận văn học. Ngoài ra thì cũng cần một chút năng khiếu, kĩ năng hành văn.

Một số câu lí luận văn học tiêu biểu như:

– “Thơ chính là tâm hồn.” của M.Gorki.

– “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma,là Quỷ…”- Chế Lan Viên.

Hướng dẫn vận dụng những câu lí luận văn học dùng làm văn nghị luận

Kiến thức về lí luận văn học nằm ở phần nào trong một bài NLVH?

” Xuân Diệu đã từng nhận xét ” Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ta cũng như thơ của chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn. Thơ của chúng tôi chỉ đạp cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thù mới có chìa khóa. Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ”. Thật vậy! Thơ Tố Hữu là tiếng lòng ngân vang của một lí tưởng cộng sản, của cách mạng, của nong sông gấm vóc. Bởi thế, các sáng tác của Tố Hữu như một “cuốn biên niên sử bằng thơ’ song hành với những biến cố lịch sử của dân tộc. Việt Bắc là một trong những bài thơ như thế”.

Có một nhà văn từng nhận ra rằng “Nghệ thuật nằm ngoài định luật băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Thi phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm nghệ thuật trường tồn như vậy. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948, khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác. Tại hội nghị toàn quân ở Cù Lao Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổi mà hào hùng ấy đã rung lên các dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài thơ “Tây Tiến”.

Từ ví dụ trên em có thể thấy việc lồng ghép những câu lí luận văn học dùng làm văn khiến bài viết hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Điều quan trọng là em phải đọc nhiều, tích lũy được những câu lí luận văn học hay. Tham khảo các bài viết khác để biết cách hành văn.

➡️ Những câu lí luận văn học hay về các tác phẩm văn xuôi lớp 12

Tuyển tập các bài nghị luận văn học hay xuất hiện trong đề thi và lời giải chi tiết

Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn bao gồm tuyển tập các bài nghị luận văn học. Những dạng bài hay xuất hiện trong đề thi THPT QG. Sách sẽ chỉ cho em cách sử dụng những câu lí luận văn học dùng làm văn. Đồng thời phân tích chi tiết hướng làm và có bài viết mẫu tham khảo. Không những thế, cuốn sách luyện thi THPT Quốn gia môn Ngữ văn này còn hệ thống đầy đủ kiến thức trọng tâm. Các phần kiến thức bám sát với cấu trúc đề thi. Nội dung bài học chia theo 4 chương:

– Chương 1: Đọc hiểu tác phẩm văn học.

– Chương 2: Làm quen với nghị luận văn học dạng đề kiên kết.

– Chương 3: Chuyên đề đọc hiểu.

– Chương 4: Chuyên đề nghị luận xã hội.

Điều đặc biệt là kiến thức được bày dưới dạng sơ đồ tư duy. Các em sẽ dễ dàng tiếp cận, tăng tốc ghi nhớ bài học nhanh hơn. Chưa hết, các lí lẽ phân tích được thể hiện trong bảng cho em cái nhìn tổng quát, nắm gọn nội dung.

Đạt điểm cao môn Văn thực sự không phải là điều quá khó khăn. Các em chỉ cần sở hữu sách luyện thi THPT Quốc gia của CCBook. Học theo lộ trình đã vạch ra sẵn, điểm 8+ chắc chắn sẽ nằm trong tay em.

Hàng nghìn sĩ tử 2K1- đối thủ của em đã sở hữu cuốn sách bổ ích trên. Em còn chờ gì mà không đem sách về dốc sức ôn luyện, hạ gục kì thi THPT QG.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt sách nhanh nhất hãy:

5 Cách Mở Bài Văn Nghị Luận Ấn Tượng Lấy Lòng Ban Giám Khảo

14 Tháng 05, 2023

Mở bài quá dài dễ gây mất cân đối với bài văn, còn nếu mở bài quá ngắn sẽ không diễn đạt được hết ý. Một mở bài hay là mở bài ngắn gọn, súc tích, nêu rõ được nội dung vấn đề và đảm bảo tính sáng tạo.

“Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật…. của nhà văn/nhà thơ…”

Theo lối đối lập này, các em có thể áp dụng cho dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ với các tác phẩm như: Vợ nhặt; Chiếc thuyền ngoài xa; Vợ chồng A – Phủ…

” Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực. … của nhà văn/ nhà thơ… là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy”.

Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.

Mở bài văn nghị luận theo cách gián tiếp

” Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ… lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật… trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc”.

Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo lối tương liên

Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.

“Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…”

Và nhân vật… được phác họa như….”

Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

Mở bài văn nghị luận theo cách trực tiếp

Rất rõ ràng, mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là các em đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời”.

Bài viết cùng chuyên mục:

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Một Mở Bài Nghị Luận Xuất Phát Từ Lý Luận Văn Học trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!