Bạn đang xem bài viết Các Nước Đang Phát Triển Gặp Khó Khăn Trong Năm 2022 Do Chi Phí Vốn Vay Tăng Và Giá Dầu Và Giá Hàng Hóa Giảm được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lãi suất tại Hoa Kỳ có khả năng tăng sẽ đe dọa giảm dòng vốn và gây biến động thị trường tài chính tại các nước đang phát triển
WASHINGTON, Ngày 10/6/2015 – Các nước đang phát triển đang đối mặt với một loạt các thách thức nghiêm trọng trong năm 2015 như chi phí vốn vay đe dọa sẽ tăng trong khi giá dầu và giá hàng hóa sắp bước vào một đợt suy giảm mới và làm cho năm nay trở thành năm thứ 4 liên tiếp đáng thất vọng về tăng trưởng kinh tế, theo Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới mang tên Triển vọng Kinh tế Toàn cầu vừa được công bố hôm nay.
Hệ quả là các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng trưởng 4,4% năm nay, có khả năng tăng lên 5,2% năm 2016 và 5,4% năm 2017.
“Các nước đang phát triển từng là cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu sau thời kỳ khủng hoảng, nhưng nay đang phải đối mặt với một môi trường kinh tế khó khăn hơn”, ông Jim Yong Kim, chủ tịch Ngân hàng Thế giới nói. “Chúng tôi sẽ làm mọi việc để giúp đỡ các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, giúp họ có được sức đề kháng tốt hơn để có thể kiểm soát quá trình chuyển đổi một cách an toàn nhất có thể. Chúng tôi tin rằng những nước đầu tư vào giáo dục, y tế, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo việc làm thông qua nâng cấp hạ tầng sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm tới. Các khoản đầu tư đó sẽ giúp hàng trăm triệu người tự mình vượt qua đói nghèo”.
Lãi suất tại Hoa Kỳ dự đoán sẽ tăng làm cho vốn vay càng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước mới nổi và các nước đang phát triển trong vài tháng tới. Quá trình này dự đoán sẽ diễn ra tương đối suôn sẻ do kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi và lãi suất tại các nền kinh tế lớn khác cũng ở mức khá thấp.
Nhưng báo cáo cũng nêu các rủi ro đáng kể khác xung quanh vấn đề này. Cũng như năm 2013 khi thông báo đầu tiên về quá trình bình thường hóa chính sách tại Hoa Kỳ đã gây náo loạn trên thị trường tài chính, đợt tăng lãi suất do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chủ trì lần đầu tiên kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể sẽ châm ngòi cho một đợt biến động thị trường và giảm luồng vốn chảy vào các thị trường mới nổi tương đương 1,8 điểm phần trăm so với GDP, Báo cáo cho biết.
“Nền tảng kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển một cách chậm chạp, nhưng chắc chắn. Trung Quốc đã khôn khéo thoát khỏi ổ gà và đạt mức tăng trưởng 7,1%; Brazil, hiện đang bị tai tiếng về vụ hối lộ, không được may mắn như vậy và đang tiếp tục tăng trưởng âm. Năm nay Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% và đây sẽ là năm đầu tiên Ấn Độ dẫn đầu các nền kinh tế lớn trên biểu đồ tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới. Khoảng tối còn lại trên bức tranh tăng trưởng đó chính là khả năng nâng lãi suất tại Hoa Kỳ sớm muộn sẽ xảy ra,” ông Kaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Phó Chủ tịch cao cấp Ngân hàng Thế giới nói. “Điều đó sẽ hạn chế luồng vốn và làm tăng chi phí vốn vay. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu đã phân tích toàn bộ các hệ quả của việc nâng lãi suất đối với các nước đang phát triển.”
“Nếu các thị trường mới nổi không thực hiện các chính sách cẩn trọng nhằm đối phó tốt với bất ổn tài chính và bất ổn từ bên ngoài thì họ sẽ gặp khó khăn đáng kể khi phải đối phó với cơn bão thắt chặt chính sách của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và các hệ quả đi kèm khác,” ông Ayhan Kose, Giám đốc Viễn cảnh Phát triển, Ngân hàng Thế giới, nói.
Nhiều nước đang phát triển phụ thuộc nặng vào xuất khẩu hàng hóa vì vậy giảm giá dầu và các mặt hàng chiến lược càng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các nước này. Tuy các nước nhập hàng hóa được hưởng lợi từ lạm phát thấp, áp lực tài khóa thấp, và chi phí nhập khẩu thấp, nhưng giá dầu thấp cũng chỉ góp phần tăng cường mức độ hoạt động kinh tế một cách chậm chạp do nhiều nước bị thiếu điện, dịch vụ giao thông, tưới tiêu và các dịch vụ hạ tầng cơ bản khác một cách triền miên; ngoài ra còn một loạt các yếu tố khác như bất ổn chính trị; và hạn hán và lũ lụt gây ra bởi thời tiết bất thuận.
Kinh tế Brazil hiện đang bị ảnh hưởng bởi mức độ lòng tin thấp và lạm phát cao dự tính sẽ giảm 1,3% trong năm 2015, tức là 2,3 điểm phần trăm so với mức tháng Giêng. Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng của giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt dự đoán sẽ giảm 2,7%. GDP của Mexico dự báo sẽ tăng trưởng 2,6% trong khi hoạt động kinh tế khởi sắc tại Mỹ và giá dầu giảm sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Trung Quốc đang điều hành quá trình làm chậm tăng trưởng kinh tế một cách cẩn trọng dự đoán sẽ giảm đà tăng trưởng nhưng vẫn đạt mức cao là 7,1% trong năm nay. Tại Ấn Độ, một nước nhập khẩu dầu, kết quả cải cách đã giúp giữ vững lòng tin và giá dầu giảm đã góp phầm giảm nhẹ mức độ tổn thương, qua đó tạo cơ sở đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2015.
Một kết quả phân tích đặc biệt trong báo cáo cho thấy các nước thu nhập thấp, trong đó nhiều nước phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa và đầu tư, rất dễ bị tổn thương trong điều kiện hiện nay. Khi giá hàng hóa tăng mạnh trong những năm 2000 các nền kinh tế này đã phát triển mạnh nhờ khai thác kim loại, khoáng chất, đầu tư vào khai thác tài nguyên và tăng cường xuất khẩu. Nhưng viễn cảnh giá hàng hóa thấp còn kéo dài có lẽ sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách phải chuyển hướng từ dựa trên sản xuất kim loại và khoáng chất sang các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác. Vì vậy cần ưu tiên các chính sách tạo khoảng đệm để có thể chuyển hướng và thực hiện cải cách nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong các ngành phi tài nguyên.
“Sau bốn năm với thành tích tăng trưởng đáng thất vọng, các nước đang phát triển vẫn chưa lấy lại được đà cũ,” ông Franziska Ohnsorge, Chủ biên báo cáo nói. “Mặc dù điều kiện tài chính thuận lợi nhưng sụt giảm tăng trưởng vẫn kéo dài tại nhiều nước đang phát triển bị gây ra bởi thiếu hụt các dịch vụ trong nông nghiệp, ngành điện, giao thông, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế cơ bản khác. Chính vì vậy mà tái cơ cấu càng trở nên cấp thiết.”
Ngược lại, hồi phục kinh tế đã trở lại tại các nước thu nhập cao. Khu vực châu Âu và Nhật Bản tăng trưởng đã tăng trở lại, kinh tế Hoa Kỳ mở rộng tuy xuất phát còn hơi yếu vào đầu năm. Các nước thu nhập cao sẽ tăng trưởng 2% năm nay, sau đó tăng lên 2,4% năm 2016 và 2,2% năm 2017. Dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 2,8% năm nay, 3,3% năm 2016 và 3,2% năm 2017. [1]
Nhiều mối rủi ro vẫn đang đe dọa viễn cảnh tăng trưởng các nước mới nổi và đang phát triển. Trong khi một số rủi ro đang giảm đi, ví dụ kinh tế khu vực châu Âu và Nhật Bản bị đình trệ, thì lại xuất hiện các rủi ro mới. Đúng lúc lãi suất tại Hoa Kỳ rục rịch tăng thì hệ số tín nhiệm các thị trường mới nổi lại bị mu lờ dần, nhất là đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các rủi ro khác gồm gia tăng biến động trên thị trường tài chính và dòng vốn bị giảm. Nếu đồng đô-la Mỹ tăng giá quá mạnh sẽ dẫn đến làm giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, và sẽ tác động tiêu cực lên các đối tác thương mại của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Xem toàn văn báo cáo và các bộ số liệu đăng tại www.worldbank.org/globaloutlook
[1] Nếu tính dựa trên trọng số giá trị sức mua (PPP) năm 2010 thì tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 3,4% năm 2015, 4,0% trong năm 2016 và 4% năm 2017.
Tóm tắt các khu vực
Tình hình Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương dự tính sẽ giảm nhẹ mức tăng trưởng xuống còn 6,7% trong năm 2015 và duy trì mức đó trong hai năm tới. Mức tăng trưởng đó cũng thể hiện kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm nhưng lại được bù lại đôi chút bởi tăng trưởng tại các nước còn lại trong khu vực. Tính chung toàn bộ khu vực thì đây là nhóm nhập khẩu thuần dầu lửa nên được hưởng lợi từ giá dầu thấp mặc dù các nước xuất khẩu hàng hoá như Indonesia và Malaysia phải chịu áp lực giá hàng hoá giảm như dầu, khí đốt, than, dầu cọ và cao su.
Tăng trưởng tại Trung Quốc tiếp tục giảm xuống còn 7,1% trong năm nay. Tăng trưởng toàn khu vực (không kể Trung Quốc) dự đoán đạt 4,9% năm nay, sau đó tăng lên 5,4% năm 2016 do cầu bên ngoài tăng – mặc dù tăng trưởng tại Trung Quốc có chậm hơn – giảm bất ổn chính sách tại Thái Lan và giảm áp lực trong nước tại các nước khác.
Châu Âu và Trung Á dự kiến sẽ tiếp tục giảm tăng trưởng xuống còn 1,8% năm 2015 do giá dầu giảm, xung đột địa chính trị, và bị các tác động lan toả khác, trong đó có các tác động từ Nga. Mức độ phục hồi nhẹ tại khu vực châu Âu chỉ bù trừ được phần nào những tác động kể trên.
Tại Nga, dự kiến năm nay kinh tế sẽ bị co cụm 2,7%, sau đó sẽ phục hồi nhẹ năm 2016 do tác động của các chính sách dịch chuyển nền kinh tế sang một môi trường ít phụ thuộc vào giá dầu hơn. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến tăng trưởng đạt 3% trong năm 2015 nhờ chi tư nhân được phục hồi sau các cuộc bầu cử trong tháng 6. Nếu giá dầu tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-17, tình hình địa chính trị không bị xấu đi, và các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục được thực hiện tại các nền kinh tế chính thì tăng trưởng toàn khu vực dự tính sẽ tăng lên mức 3,5% trong giai đoạn 2016-17.
Khu vực Mỹ La-tin và Ca-ri-bê sẽ giảm tỉ lệ tăng trưởng xuống còn 0,4% năm 2015 do khu vực Nam Mỹ còn nhiều khó khăn trong nước, trong đó có một số vấn đề nổi cộm như hạn hán trên diện rộng, thiếu niềm tin nhà đầu tư, và giá hàng hoá thấp.
Tại Brazil, lòng tin của giới kinh doanh và đầu tư bị giáng một đòn mạnh, một phần bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra Petrobras, sẽ dẫn đến hậu quả làm cho nền kinh tế co cụm khoảng 1,3%. Tại Mexico, mức độ lòng tin vẫn còn mỏng manh, mức độ họat động kinh tế tăng nhẹ nhưng chưa đủ mức mong đợi. Đây là hậu quả của giá dầu thấp, kết quả tăng trưởng kém tại Hoa Kỳ trong Q1 và do lương tăng ít. Dự đoán giai đoạn 2016-17 toàn khu vực sẽ tăng trưởng 2,4% do Nam Mỹ sẽ thoát khỏi suy trầm kinh tế và tăng trưởng tại Hoa Kỳ sẽ kéo theo tăng trưởng tại khu vực bắc Mỹ, trung Mỹ và Ca-ri-bê.
Tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, tăng trưởng dự tính sẽ giữ nguyên mức 2,2% trong năm 2015. Giá dầu giảm là một thách thức nghiêm trọng đối với các nước xuất khẩu dầu lửa mà đa số trong số đó còn phải đối mặt thêm với các thách thức nghiêm trọng về an ninh (Iraq, Libya, và Yemen) hoặc có ít dư địa đối phó về kinh tế (Iran, Iraq). Đối với các nước nhập khẩu dầu, hiệu ứng tích cực của giá dầu thấp đã bị bù trừ bởi các tác động lan toả khác từ các nước bất ổn hơn trong khu vực, trong đó có hiện tượng giảm kiều hối và rủi ro về an ninh. Hạn chế về cơ cấu đã tồn tại từ lâu và đã ngăn cản tăng trưởng trong khu vực trong một thời gian dài. Dự báo mức tăng trưởng toàn khu vực sẽ bật lên mức 3,7% giai đoạn 2016-17 nhờ tăng cầu bên ngoài, và tăng cường lòng tin dẫn đến tăng đầu tư tại một vài nước nhập khẩu dầu (Ai Cập, Jordan).
Nam Phi dự tính sẽ duy trì mức tăng trưởng 7,1% năm nay nhờ kinh tế hồi phục theo chu kỳ tại Ấn Độ và mức cầu tăng dần tại các nước thu nhập cao. Giá dầu toàn cầu giảm đã mang lại lợi ích lớn cho khu vực, giúp cải thiện tài khoá và cán cân thương mại, tạo điều kiện cho các cuộc cải cách cần đến trợ giá của nhà nước và giúp giảm nhẹ chính sách tiền tệ.
Tại Ấn Độ, các biện pháp cải cách đang giúp cải thiện lòng tin của giới kinh doanh và đầu tư, và thu hút thêm vốn sẽ đóng góp vào mức tăng trưởng 7,5% năm nay. Tại Pakistan, kiều hối sẽ vẫn ổn định, trong khi khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ vẫn tiếp tục hồi phục. Nhưng mặc dù vậy mức tăng trưởng cũng chỉ ở mức vừa phải do vẫn bị kìm hãm về năng lượng.
Tại khu vực Tiểu Saharan châu Phi, giá dầu thấp đã làm giảm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng tại các nước xuất khẩu hàng hoá (Angola, Nigeria), và cũng làm giảm mức hoạt động kinh tế trong các ngành phi dầu lửa. Tuy Nam Phi được hưởng lợi chính từ giá dầu thấp nhưng tăng trưởng toàn khu vực lại bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu năng lượng, thiếu lòng tin nhà đầu tư, chính sách không ổn định, và chính sách tài khoá và tiền tệ dự tính sẽ bị thắt chặt dần.
Tăng trưởng toàn khu vực dự tính sẽ giảm xuống còn 4,2%, thấp hơn mức dự báo trước đây. Điều đó phản ánh kết quả đánh giá lại tình hình tại Nigeria và Angola sau khi giá dầu giảm mạnh và tình hình cấp điện yếu kém tại Nam Phi. Trong giai đoạn 2016-17, tỉ lệ tăng trưởng sẽ nhích lên một chút do các tác động tiêu cực trên sẽ được bù trừ bởi tăng trưởng tại các nước đối tác thương mại và tăng trưởng tại các nền kinh tế thu nhập thấp trong khu vực. Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương
Nếu không kể Trung Quốc, nơi đang áp dụng các biện pháp giảm dần tăng trưởng xuống còn 7,4% năm 2014, thì hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục giảm trong năm 2015 mặc dù các biện pháp nới lỏng chính sách đã có tác dụng làm chậm lại quá trình suy giảm. Đầu tư vẫn bị hạn chế, các chỉ số về hoạt động chế tạo cũng cho thấy yếu kém, đồng thời qui mô các chương trình kích thích kinh tế cũng thu hẹp dần. Hỗ trợ chính sách, giá dầu giảm, và mức cầu toàn cầu đã bù lại phần nào tác động của suy giảm đầu tư và quá trình dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ cũng góp phần tạo việc làm và tăng mức tiêu dùng.
Trừ Trung Quốc, toàn khu vực dự tính sẽ tăng trưởng 4,7%, thấp hơn mức 5,2% năm 2013. Các yếu kém hồi đầu năm 2014 đã được bù trừ bởi sự tăng tốc mạnh mẽ trong quý cuối năm, lại được hỗ trợ thêm bởi giá dầu thấp và chính sách tiền tệ đi kèm. Thực hiện các dự án công lớn tại Malaysia và Phi-lip-pin cũng góp phần làm tăng tăng trưởng. Giá dầu thấp và tăng cường xuất khẩu góp phần cải thiện cán cân thanh toán, trừ trường hợp các nước xuất khẩu hàng hoá. Tăng cầu trong nước vẫn là yếu tố chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực mặc dù mức cầu bên ngoài thấp và chịu áp lực cạnh tranh do đồng tiền nhiều nước trong khu vực tăng giá.
Viễn cảnh: Tăng trưởng toàn khu vực dự tính sẽ tiếp tục giảm xuống còn 6,7% năm 2015 và giữ ổn định ở mức này trong thời gian sau đó. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục giảm nhưng các nước còn lại trong khu vực sẽ tăng nhờ vào sự phục hồi kinh tế tại các nước phát triển, giá năng lượng thấp, ổn định chính trị được cải thiện, cải thiện thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu, tuy chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ có khả năng sẽ bị thắt chặt. Tại Trung Quốc, tăng trưởng dự báo sẽ đạt 7,1% năm 2015 và 7,0% năm 2016 do áp dụng các chính sách nhằm tăng trưởng ổn định hơn. Tăng trưởng toàn khu vực, trừ Trung Quốc, dự báo sẽ đạt 4,8% năm 2015 và 5,4% năm 2016 nhờ vào động lực từ các nền kinh tế lớn trong ASEAN. Tại Indonesia, tăng trưởng dự báo sẽ giảm xuống 4,7% năm 2015, sau đó sẽ tăng dần nhờ phục hồi đầu tư và xuất khẩu. Tại Thái Lan, GDP dự tính sẽ tăng 3,5% năm 2015, trong đó xuất khẩu tăng nhẹ. Tại Malaysia tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 4,7% năm 2015 do giá dầu thấp làm giảm đầu tư trong ngành dầu khí trong khi đó thì tăng trưởng tín dụng cũng vẫn còn chậm.
Rủi ro: Khả năng xảy ra rủi ro do Trung Quốc giảm tăng trưởng mạnh hơn dự tính vẫn còn, mặc dù xác xuất xảy ra là thấp. Nếu điều đó xảy ra nó sẽ kéo theo các tác động lan toả tiêu cực lên các đối tác thương mại trong khu vực và các nước xuất khẩu hàng hoá.
Do các nền kinh tế trong khu vực là nền kinh tế mở nên chúng sẽ bị tác động mạnh nếu các đối tác thương mại bị suy giảm tăng trưởng hoặc mỗi khi tỉ giá hối đoái thay đổi lớn, kể cả khi đồng đô-la Mỹ tiếp tục tăng giá. Biến động trên thị trường tài chính hoặc đột ngột siết chặt điều kiện cấp vốn sẽ là những nhân tố gây rủi ro lớn. Phục hồi kinh tế thấp hơn mong đợi tại các nước thu nhập cao, nhất là tại Hoa Kỳ, khu vực châu Âu, Nhật Bản và các Nền Kinh tế Công nghiệp mới sẽ kìm hãm thương mại toàn cầu và thương mại khu vực cũng như kim ngạch xuất khẩu của các nước trong khu vực mà 60-90% lượng hàng xuất khẩu được xuất sang các nước thu nhập cao.
Nếu giá nhiên liệu tiếp tục giữ ở mức thấp thì đây sẽ là yếu tố thuận lợi đối với viễn cảnh kinh tế khu vực nhưng giá cả hàng hoá thấp đang cản trở tăng trưởng tại các nước xuất khẩu hàng hoá và các nước này phải tự điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh đó.
Khó Khăn Trong Phát Triển Đảng Viên Tại Các Khu Dân Cư
Ở các khu dân cư, lực lượng đảng viên có vai trò then chốt trong các hoạt động của khu phố, đoàn thể, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Tuy nhiên, tại nhiều chi bộ khu dân cư, việc phát triển Đảng viên đang gặp không ít khó khăn.
Chi bộ khu 7, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì hiện có 65 đảng viên tham gia sinh hoạt thì có 63 đảng viên trên 50 tuổi, chỉ có 02 đảng viên trẻ. 01 đảng viên sinh năm 1995, kết nạp đảng tại trường học và 01 đảng viên sinh năm 1987, do chi bộ cơ quan phường giải thể, chuyển sinh hoạt đảng về chi bộ khu dân cư. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Chuyên – Bí thư Chi bộ cho biết “Hiện nay, tham gia sinh hoạt chính ở chi bộ chỉ có những đảng viên là cán bộ, viên chức, công chức, lực lượng vũ trang, công nhân đã nghỉ hưu. Hàng năm, số lượng đảng viên trong chi bộ có tăng nhưng chủ yếu vẫn là đảng viên chuyển sinh hoạt đảng. Còn đảng viên kết nạp tại khu dân cư từ năm 2015 đến nay hầu như không có”.
Khá hơn chi bộ 7, từ năm 2010 đến nay, chi bộ khu 3, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì đã vận động, giáo dục, tổ chức kết nạp được 10 đảng viên trẻ. Như vậy, trung bình mỗi năm Chi bộ kết nạp được từ 1 đến 2 đảng viên, và cũng có năm không kết nạp được đảng viên nào. Lý giải nguyên do, ông Tạ Văn Mạnh – Bí thư Chi bộ khu 3, phường Vân Cơ cho biết ” Khó khăn lớn nhất trong phát triển đảng ở chi bộ khu dân cư là nguồn đảng viên. Các cháu thanh niên không đi học thì đi làm, không thường xuyên cư trú hoặc tham gia các hoạt động ở khu dân cư nên rất khó theo dõi và đánh giá. Ngoài ra, một bộ phận thanh niên hiện nay cũng chưa có mục tiêu, lý tưởng phấn đấu vào Đảng, đòi hỏi công tác vận động khá nhiều”.
Tính đến tháng 6 năm 2019, Việt Trì có 57 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc và 495 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Từ năm 2014 đến nay, trung bình mỗi năm, thành phố kết nạp được 290 đảng viên. Là địa phương đông dân của thành phố với 20.000 người và 32 chi bộ trực thuộc, Đảng bộ phường Gia Cẩm không quá khó khăn về nguồn đảng viên. Đảng bộ phường luôn hoàn thành kế hoạch đề ra cũng như chỉ tiêu mà Đảng bộ thành phố giao. Ông Hoàng Bá Sơn – Bí thư Đảng ủy phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì cho biết ” Mỗi năm, phường kết nạp được trên dưới 10 đảng viên. Tuy nhiên, tỷ lệ đảng viên được kết nạp ở khu dân cư chỉ chiếm 30% trên tổng số 22 chi bộ khu dân cư. Chúng tôi chủ yếu dựa vào lực lượng ở khối cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang trên địa bàn “.
Dẫu biết ” trắng đảng viên trẻ ” là tình trạng chung nhưng để đảm bảo tính kế thừa trong tổ chức Đảng, mỗi phường, xã, khu dân cư cần phải tăng cường hơn nữa công tác vận động, giáo dục quần chúng ưu tú vào Đảng, kết hợp đổi mới đồng bộ, triển khai quyết liệt các giải pháp tạo nguồn, phát triển đảng. Có như vậy, công tác phát triển đảng ở khu dân cư mới có được những kết quả khả quan hơn trong thời gian tới.
Giảm Chi Phí, Hạ Giá Thành Sản Xuất
(TTV)- Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung, trong tỉnh nói riêng đang gặp nhiều khó khăn do chi phí cao, giá thành không ổn định. Chính vì vậy, các giải pháp giảm chi phí, hạ giá thành đầu vào đang được nhiều hộ chăn nuôi chủ động thực hiện nhằm phát triển chăn nuôi bền vững.
Ngô, khô đậu tương, cám gạo, đậu nành lên men… là những nguyên liệu chính được gia đình bà Đỗ Thị Ngoan, thôn 10, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi lợn trong 2 năm qua.
Thức ăn chăn nuôi lợn trong 2 năm qua của gia đình bà Đỗ Thị Ngoan, thôn 10, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung là ngô, khô đậu tương, cám gạo, đậu nành lên men
Sử dụng các loại thức ăn này giúp đàn lợn của gia đình bà tăng sức đề kháng, chất lượng thịt tốt, giảm được 20% giá thành so với cám công nghiệp. Cộng với các chi phí khác, chỉ cần giá lợn hơi đạt từ 28 nghìn đồng/kg trở lên, gia đình bà đã có lãi.
Bà Đỗ Thị Ngoan Thôn 10, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung: “Gia đình tôi tự chế cám cho lợn ăn vì thấy giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, lơn nhanh lớn; nhà tôi vẫn tiếp tục
làm mô hình này”.
Cho lợn nghe nhạc để ngủ tốt, nhanh lớn…
Dùng thảo dược làm thuốc nhằm giảm chi phí thuốc kháng sinh cho lợn…
Xây ao nuôi cá kết hợp với các loại lương thực để chế biển thức ăn chăn nuôi an toàn…
Đầu tư lò mổ tại nhà và cung ứng sản phẩm thịt đến tận tay người tiêu dùng…
Cho lợn nghe nhạc để ngủ tốt, nhanh lớn.
Đó là cách làm mà gia đình anh Phạm Văn Chiến, thôn 9, xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc đang thực hiện. Mô hình này đã giúp gia đình anh Chiến giảm chi phí đầu vào khoảng 1/4 so với các hộ chăn nuôi khác.
Anh Phạm Văn Chiến Thôn 9, xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc: “Tôi được biết đến gia đình bác ở Miền Nam chăn nuôi lợn an toàn, cho nghe nhạc thấy lợn ngủ tốt, nhanh lớn. Mô hình chăn nuôi bằng thảo dược tôi thấy giảm được phí nhiều, hiệu quả kinh tế cao”
Cùng với các giải pháp giảm chi phí về thức ăn chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi kép kín, người chăn nuôi cũng đang tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc đàn vật nuôi.
Người chăn nuôi đang tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật
trong chăm sóc đàn vật nuôi.
Đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, việc lựa chọn con giống tốt, chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học nhằm kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí thuốc thú y, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm… đang được chú trọng thực hiện. Trong bối cảnh khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), thì việc thực hiện giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi mới có thể giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững và có sức cạnh tranh trên thị trường.
Hương Hạnh- Lê Quang
Lãng Phí Do Tồn Kho Và Biện Pháp Giảm Thiểu Hàng Tồn Kho
Lãng phí do tồn kho có thể làm tốn thời gian và nguồn lực quý giá của doanh nghiệp. Hàng tồn ràng buộc vốn và nếu bạn không quản lý nó một cách hiệu quả, nó sẽ nhanh chóng làm mất cân đối dòng tiền và tệ hơn, nó ngầm thể hiện sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Điều tối quan trọng là tối ưu hóa kiểm soát hàng tồn kho để giúp giảm thiểu lãng phí tồn kho của bạn. Tuy nhiên, trước khi giảm được lãng phí, trước tiên bạn cần hiểu lãng phí này xảy ra ở đâu. Dựa trên các nguyên tắc sản xuất tinh gọn, chúng tôi đã xác định được năm lĩnh vực gây ra lãng phí tồn kho. Từ đó, các công ty có thể tìm ra cách giảm thiều hao phí này để cải thiện lợi nhuận.
1. Sản xuất thừa
Một trong những nguyên nhân chính gây lãng phí hàng tồn kho trong sản xuất là sản xuất quá nhiều hàng hóa hoặc sản xuất chúng trước khi chúng đáp ứng được nhu cầu và được khách hàng đón nhận. Sản xuất quá nhiều hàng hóa có nghĩa là bạn không chỉ phải chịu chi phí cao khi lưu trữ hàng tồn kho, mà bạn còn có thể bị mắc kẹt với số hàng mà bạn không thể bán.
Tránh sản xuất quá mức hàng tồn kho, không nên quá chú trọng vào việc sản xuất nhanh chóng như khách hàng muốn. Hàng tồn kho xuất hiện vừa đúng lúc cho phép bạn giữ lượng hàng tồn kho tối thiểu cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Bạn có thể đặt hàng những gì bạn muốn cho nhu cầu trước mắt và hạn chế sản xuất thừa bằng cách chỉ sản xuất những gì cần thiết, khi cần thiết.
Sự chậm trễ, hay còn gọi là “lãng phí do chờ đợi”, làm tăng chi phí sản xuất và thường xảy ra thông qua việc xử lý tắc nghẽn không hiệu quả, cung cấp thông tin trễ hoặc chậm giao nguyên vật liệu.
Việc tắc nghẽn xảy ra trong một công đoạn của quy trình sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến toàn bộ chuỗi xử lý. Cho dù nhân viên đã hoàn thành các nhiệm vụ trước đo, nhưng việc ngồi không trong khi chờ đợi giao nguyên vật liệu sản xuất gây lãng phí thời gian cho doanh nghiệp.
Giảm thiểu sự chậm trễ bằng cách tự động hóa toàn bộ quy trình bổ sung hàng tồn kho bằng các giải pháp phần mềm thông minh để giao hàng kịp thời. Nhìn vào các khu vực như bố trí nhà máy của bạn để giúp quản lý quy trình sản xuất để đảm bảo tiến độ công việc không được xây dựng giữa các quy trình.
3. Khiếm khuyết hàng tồn kho
Loại bỏ lãng phí hàng tồn kho bằng cách giảm nguyên liệu thô, làm việc theo tiến độ cung cấp thành phẩm. Hàng tồn kho càng đơn giản, gọn gàng thì càng dễ nhận ra và khắc phục các khiếm khuyết khi chúng xảy ra. Hãy đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, điều này giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong khi vẫn duy trì chất lượng ổn định đồng thời giúp giảm lãng phí.
4. Gia công thừa (Over-processing)
Gia công tỉ mỉ và có những chi tiết bổ sung so với yêu cầu của khách hàng có vẻ như một cách tuyệt vời để xây dựng lòng trung thành của họ, nhưng nó có thể nhanh chóng dẫn đến lãng phí tồn kho. Nếu những gì bạn đang làm không làm tăng tính năng, ngoại hình của sản phẩm hoặc cách mà sản phẩm được thị trường tiếp nhận, thì nó thể hiện sự lãng phí hàng tồn kho.
Gia công thừa cũng bao gồm những thoa tác trùng lặp, kiểm tra kép không cần thiết hoặc là đóng gói sản phẩm quá cẩn thận. Có những thao tác không làm nâng cao giá trị hàng lưu kho của doanh nghiệp, Hãy đánh giá lại từng bước trong quy trình gia công của bạn để xác định những công đoạn có thể lược bỏ để giảm thiểu lãng phí một cách hiệu quả.
5. Lãng phí trong vận tải
Sản xuất thừa hàng tồn kho là một yếu tố hàng đầu trong lãng phí trong vận chuyển. Bởi hàng hóa nhiều sẽ làm tăng nhu cầu bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa từ khu vực chức năng sản này sang khu vực chức năng khác trong kho hàng bạn hoặc vận chuyển hàng tồn kho giữa các nhà máy và cửa hàng. Vận tải quá mức làm tăng khả năng thiệt hại hoặc mất mát, và mỗi khi xe tải của bạn không hoạt động tại một bến bốc hàng sẽ gây đình trệ và lãng phí.
Hãy quản lý chặt chẽ tài nguyên để giảm lãng phí hàng tồn kho. Cắt giảm chi phí một cách hiệu quả nghĩa là giảm lãng phí vật liệu trong khi vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm. Điều này bao gồm sử dụng hiệu quả điện, khí đốt, nước và bất kỳ tài nguyên nào khác và sẽ dẫn đến hiệu quả tài nguyên lớn hơn, giảm tác động môi trường và gia tăng lợi nhuận.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Nước Đang Phát Triển Gặp Khó Khăn Trong Năm 2022 Do Chi Phí Vốn Vay Tăng Và Giá Dầu Và Giá Hàng Hóa Giảm trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!