Bạn đang xem bài viết Các Giải Pháp Ô Nhiễm Môi Trường Trong Dài Hạn. được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay, trước tình hình ô nhiễm quá nghiêm trọng ở một số nơi khiến cho các công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm hơn. Công tác bảo vệ và cải tạo môi trường đang đứng trước những thách thức đáng lo ngại như: những thách thức giữa việc bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế, thách thức giữa công tác tổ chức và năng lực quản lý những công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng áp dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại vào việc quản lý và cải tạo môi trường.
Đưa môi trường trở về trạng thái ban đầu của nó, thách thức giữa các cơ sở hạ tầng, các kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với một khối lượng chất thải thải ra môi trường đang ngày càng tăng lên; thách thức giữa nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó, vấn đề nan giải đó là nâng cao ý thức của người dân để bản thân họ tự có ý thức tự bảo vệ môi trường sống của họ.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật vấn đề về bảo vệ môi trường.
6 giải pháp được đề xuất.
Trước những yêu cầu cấp bách về các vấn nạn về môi trường, chính phủ và nhà nước cũng như công ty thông cống nghẹt Minh Đức đã đề ra các mục tiêu để giải quyết các vấn đề cải tạo và quản lý môi trường như sau:
Thứ hai là cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới các cơ chế quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng với môi trường. Khắc phục tình trạng suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng của môi trường. Đồng thời, tiến hành thực hiện tốt chương trình trồng rừng,có biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên.
Chúng ta cần xác định rõ bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người dân trong xã hội. Không thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng vào các tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường, cấm nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, cấm tuyệt đối không được triển khai các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, gây hại đến sức khỏe con người.
Tuyên truyền để nâng cao ý thức tự bảo vệ môi trường của người dân.
Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với viêc bảo đảm sự an toàn không gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái. Chú trọng phát triển kinh tế xanh và thân thiện với môi trường. Tiến hành nghiên cứu và phát triển phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”. Tăng cường sự hợp tác quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường là công tác của toàn xã hội.
Thứ ba, coi trọng yếu tố môi trường trong việc tổ chức các cơ cấu kinh tế đất nước, tiếp cận được các xu thế tăng trưởng bền vững và đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với sức chịu tải của môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển của đất nước. Chúng ta không nên làm mọi thứ để đạt được sự tăng trưởng mà bỏ qua các hậu họa, những ảnh hưởng của nó đến môi trường. Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.Ngược lại việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng phải hòa hợp với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, tránh các vấn đề mâu thuẫn trong hai quá trình này.
Thứ tư, tiến hành các hoạt động dự báo, cảnh báo kịp thời và chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, toàn xã hội cùng chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn. Đồng thời, hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn và tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với những biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ năm, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị các cơ sở pháp lý cho việc ứng phó với biến đối khí hậu theo một hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Môi trường, thành lập các văn bản pháp luật có tính thống nhất với các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục và loại bỏ tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới. Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và đề xuất sửa đổi các quy định về thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường theo hướng không báo trước để đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, giám sát chặt chẽ, đúng tình trạng xả thải của doanh nghiệp bên cạnh đó phối hợp với UBND tại các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường tại các khu công nghiệp.
Giải Pháp Hạn Chế Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
Các giải pháp đã triển khai thực hiện
Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp có quy mô xả thải lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục, truyền dữ liệu về cơ quan quản lý môi trường tại địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) và Trung ương (Tổng cục Môi trường). Vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã 3 tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, trong đó có mở rộng các đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục để kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường.
Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật giảm thiểu ô nhiễm không khí như: Quy định về trách nhiệm và một số biện pháp quản lý chất lượng không khí trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh; Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo, giám sát chất lượng môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thứ ba, các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương cũng đã tham mưu và tổ chức thực hiện một số chương trình, đề án như: Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố”.
Thứ tư, trước tình hình gia tăng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT đã có văn bản gửi các Bộ, ngành và 02 thành phố này. Theo đó, đã yêu cầu thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường kiểm soát chất lượng môi trường không khí và xử lý các điểm nóng môi trường không khí. Yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để điểm nóng về ô nhiễm bụi; chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, vận động người dân không đốt rác, rơm rạ sau thu hoạch; tăng cường tần suất quan trắc để kịp thời đưa ra cảnh báo cần thiết đối với người dân; triển khai nghiêm túc Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí.
Thứ năm, các địa phương cũng đã cải thiện từng bước chất lượng môi trường không khí trên địa bàn. Ví dụ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ từ việc ban hành các chỉ thị, quy định và tổ chức các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát các nguồn thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp.
Thứ sáu, hoạt động quan trắc chất lượng không khí tại các đô thị lớn trong thời gian qua để cung cấp thông tin cảnh báo chất lượng không khí tới người dân, cộng đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ở cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang triển khai chương trình quan trắc môi trường không khí tại 03 vùng Kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam; một số chương trình quan trắc của các Bộ, ngành. Ở cấp địa phương, chương trình quan trắc môi trường, trong đó có môi trường không khí cũng được triển khai định kỳ hàng năm. Hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động cũng đã đầu tư phát triển khá mạnh mẽ cả ở trung ương và địa phương. Các số liệu quan trắc chất lượng không khí cũng đã được công bố trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử.
Giải pháp trong thời gian tới
Để kiểm soát được chất lượng không khí tại của Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo Chính phủ đề xuất các giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên trong Quyết định số 985a/QĐ-TTg; xây dựng, ban hành quy định và hướng dẫn kỹ thuật về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hướng dẫn về đánh giá, xác định, kiểm kê và kiểm soát nguồn thải bụi PM10 và PM2.5.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu chủ dự án các công trình đầu tư xây dựng phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động thi công, xây dựng.
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, đưa các điều khoản sửa đổi về bảo vệ môi trường không khí, giám sát, kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường không khí trong sửa đổi Luật bảo vệ môi trường năm 2014; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; thiết lập các hàng rào kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng, thiết lập được mạng lưới các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục đủ lớn, đảm bảo cho việc quan trắc, thu nhận, truyền dẫn số liệu giúp các cơ quan quản lý có thể theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo được chất lượng môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn; đa dạng hoá phương thức công bố thông tin về chất lượng môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh/thành phố kiểm soát chặt nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn do giao thông; quản lý chất lượng phương tiện giao thông, đặt biệt là kiểm soát được khí thải của ô tô, xe máy; có biện pháp xử lý hiệu quả bụi và tiếng ồn phát sinh từ phương tiện giao thông, tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị bền vững, quy hoạch hợp lý các tuyến giao thông đô thị, tăng mật độ cây xanh, áp dụng các biện pháp giảm tắc nghẽn giao thông, giảm thiểu tiếng ồn đô thị, v.v….;
Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong công tác lập và phê duyệt quy hoạch; kiểm soát chặt hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành chính thức, nhất là các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như nhiệt điện than, xi măng, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da,…;
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND các tình/thành phố kiểm soát khí thải, bụi và tiếng ồn do hoạt động xây dựng tại các thành phố lớn, đặc biệt là khu vực xây dựng các khu dân cư cao tầng; kiểm soát, quản lý chặt nguồn phát sinh bụi, tiếng ồn từ công trình xây dựng bao gồm cả các công trình xây dựng trong giao thông (đường sắt đô thị, đường trên cao); nghiên cứu, sử dụng vật liệu chống ồn để xây dựng đường xá, tường cách âm, chống ồn tại các công trình xây dựng;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh/thành phố kiểm soát các hoạt động xử lý phụ phẩm, sản phẩm thải sau thu hoạch đảm bảo được xử lý an toàn, đúng quy định; làm tốt công tác tuyên truyền với người nông dân đốt chất thải, phụ phẩm nông nghiệp đúng quy định bảo vệ môi trường;
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Phát huy vai trò then chốt trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý, giám sát chất lượng không khí, thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg.
Chú trọng phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm môi trường không khí; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, phương tiện giao thông vận tải, phát triển đô thị trong phạm vi từng địa bàn và kịp thời ứng phó, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.
Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm xe phương tiện cá nhân, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư xây dựng thêm nhiều không gian xanh trong các đô thị. + Đầu tư và duy trì hệ thống quan trắc chất lượng không khí đảm bảo cập nhật chính xác và công bố thường xuyên thông tin chất lượng không khí trên địa bàn. Rà soát, chấn chỉnh tình trạng công bố thông tin không đáng tin cậy về môi trường không khí; hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn thông tin chính thống.
Ô Nhiễm Môi Trường Và Biện Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường
Khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nguy hiểm như hiện nay, nó gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến tới sức khỏe của con người. Để cho mọi người có cái nhìn thực tế về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta như nào? và các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm môi trường là gì?
Đầu tiên chúng ta phải biết được ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường chính là hiện tượng môi trường tự nhiên sống xung quanh chúng ta bị gây bẩn. Khi môi trường của chúng ta bị ô nhiễm dẫn tới những tính chất hóa học, sinh học cũng như vật lí của môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu gây ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe của con người chúng ta và cả những sinh vật sống xung quanh. Mà nguyên nhân chính mang đến sự ô nhiễm môi trường chính là là hoạt động sinh sống và làm việc của con người. Và ngoài ra ô nhiễm môi một phần nhỏ cũng do một số hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng đến như: Núi lửa, song thần,….
2. Những loại ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường xung quanh bị ảnh hưởng xấu cho nên, ô nhiễm môi trường cúng có rất nhiều loại khác nhau. Những ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm không khí, hay ô nhiễm nguồn nước đây là những môi trường bị ô nhiễm gây nên ảnh hưởng xấu nhất đến tình trạng sức khỏe của con người.
Hiện tượng này là do những hậu quả của con người gây ra, chính chúng ta chính là tác nhân chính gây ảnh hưởng đến các nhân tố trong hệ sinh thái.
Môi trường đất chính là môi trường sống căn nhà của con người và gần như tất cả các sinh vật sống trên trái đất. Do đó môi trường đất mà bị ô nhiễm thì đó chính là một vấn đề rất nguy hại.
Xả rác bừa bãi
Nước thải chưa qua xử lí
Sử dụng quá nhiều thước trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm đất tự nhiên có thể do nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Mắc nhiều bệnh về da, các bệnh ung thư,…
Ảnh hưởng đến sinh thái: Khiến cho nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống.
Chúng ta phải tuyệt đối không được xả nước thải, chất thải hay các chất bẩn trực tiếp ra môi trường.
Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng ít phân khoáng
Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp và lâm ngư kết hợp
Thúc đẩy việc tuyên truyền, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
Sử dụng các biện pháp sử lí chất độc hại ra khỏi đất.
Ô nhiễm môi trường nước chính là hiện tượng biến đổi các tính chất có trong nước chúng khiến cho tính chất vật lí, tính hóa học, sinh học có trong nước bị biến đổi đi mà những biến đổi này mang tính tiêu cực ảnh hưởng xấu tới sinh sống và sức khỏe của người dân. Những chất lạ rơi xuống nước có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước và khiến nguy hiểm cho những sinh vật sống trong nước.
Các loại hóa chất nguy hiểm bị đổ ra biển và các khu vực nước lớn.
Các chất thải bị người dân và các xí nghiệp, nhà máy đổ trực tiếp ra biển hay sông ngòi mà chưa qua bất kì quy trình xử lí nước thải nào.
Các loại chất bảo vệ thực vật, thuốc sâu còn dư thừa ngấm vào đất vào đi xuống các mạch nước ngầm.
Nước thải sinh hoạt của người dân bị đổ ra các ven sông ngay gần đó.
Hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm: Các chất thải chưa qua xử lí có chứa rất nhiều các chất độc gây nguy hiểm, và chứa các chất như Asen, Flo, phèn. Những chất này nếu được tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ khiến cho thần kinh, sắc tố da, tim mạch, đường ruột bị ảnh hưởng xấu, hay thậm chí là các tế bào ung thư sẽ dần hình thành.
Kinh tế suy giảm: Khi nguồn nước chúng ta bị ô nhiễm các sinh vật sẽ bị giảm do không có môi trường sống khiến cho nhất là những người dân ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn về thu nhập, và những nơi canh tác hoa màu và trồng trọt sẽ thiếu đi lương nước sạch để cung cấp cho tưới tiêu khiến cho việc chăn nuôi trồng trọt không đạt đươc chất lượng cao.
Giống như các vấn nạn tiêu cực khác chúng ta vẫn cần nâng cao ý thức của người dân lên để giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Nhà nước nên thắt chặt và đưa ra nhiều luật để giúp bảo vệ nguồn nước hơn.
Các cơ quan chức năng nên thường xuyên giám sát và đôn đốc về kiểm tra tình hình của các công ty.
Sử dụng các hệ thống lọc để loại bỏ mọi chất cặn bẩn, chất độc hại trước khi xả ra môi trường.
Ô nhiễm môi trường không khí:
Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí chính là sự biến đổi các thành phần trong không khí hoặc bắt đầu có những thành phần khác bay vào không khí dẫn đến việc không khí không được sạch, có thể gây ra mùi khó chịu hoặc gây giảm thị lực của người khiến cho tầm nhìn không được ở mức tối đa của mắt.
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là nút thắt vô cùng lớn của nước ta, cho đến thời điểm hiện tại tháng 8/2019 thì Nước ta đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đang là nơi có không khí bị ô nhiễm nhất trên thế giới vượt qua cả Trung Quốc điều này là thật sự báo động. Không chỉ nước ta tất cả các nước trên thê giới cũng coi đây chính là một mối nguy hiểm rất lớn mà họ muốn loại bỏ.
Do con người khai thác quá tải lượng than đá, đàu mỏ, khí đốt hàng năm.
Các nhà máy xí nghiệp hàng ngày thải ra không khí một lượng lớn các chất thải sinh hoạt, các chất thải này chứa rất nhiều các chất độc và gây ô nhiễm cho không khí.
Một phần cũng lo do lượng lớn các khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông hàng ngày, đặc biệt là xe gắn máy và ô tô.
Không khí bị ô nhiễm khiến cho việc hô hấp của chúng ta bị gây ảnh hưởng.
Gây ra những cơn mữa axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu rừng và những cánh đồng.
Gây ra hiệu ứng nhà kính.
Tầng ozon của chúng ta bị thủng khiến cho không khí chúng ta sẽ bị thiếu.
Ô nhiễm một số môi trường khác
Ngoài 3 hiện tượng ô nhiễm môi trường ở trên chúng ta cũng có thể nhắc đến việc còn có một số loại ô nhiễm môi trường khác mà chúng ta không hay nhắc đến ví dụ như: ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn,…
Ô nhiễm ánh sáng là việc xâm lấn ánh sáng, ánh sáng giao thoa thiên văn, ánh sáng sáng quá mức.
Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm những tiếng ồn như: tiếng ồn máy bay, tiếng ồn các nhà máy công nghiệp, xưởng xí nghiệp, tiếng ồn giao thông đi lại.
Ô nhiễm phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX đây cũng là một loại ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng, do quá trình sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại vũ khí hạt nhân..
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường:
Người dân phải được hiểu biết về sự nguy hiểm về những hành động của mình về việc gây ô nhiễm môi trường: không được vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.
Hạn chế sử dụng các chất bảo quản, thuốc sâu,…
Thúc đẩy và hoàn thiện các chính sách về pháp luật để bảo vệ môi trường.
Học tập và xây dựng những biện pháp bảo vệ môi trường chuẩn quốc tế.
Nên thường xuyên thanh tra và kiểm tra môi trường.
Các nhân viên phụ trách vấn đề môi trường cần hoàn thiện bản thân và thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức bản thân.
Đẩy mạnh việc đầu tư các trang thiết bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Tích cực cho người dân trồng cây và trồng rừng phủ kín đồi chọc.
Chôn lấp và xử lí rác thải một cách chuẩn khoa học.
Sử dụng các loại năng lượng từ thiên nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện,…
Tái chế các loại rác thải.
Sử dụng những sản phẩm hữu cơ cho chăn nuôi.
Sử dụng điện hợp lý tiết kiệm.
Hạn chế sử dụng túi nilon thay vào đó sử dụng các loại túi giấy dễ phân hủy.
Các Biện Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Vì vậy, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn. Trong khi các trang trại chăn nuôi chỉ có 20% được xây dựng tại các khu tập trung, còn 80% được xây dựng xung quanh khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Tăng nguy cơ dịch bệnh cho gia súc và con người, vì vậy việc phòng chống ô nhiễm môi trường luôn đi đôi với việc phát triển của ngành chăn nuôi. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1. Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra (kg/con/ngày) là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2, do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20-24 triệu mĐể xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng hộ, từng mô hình chăn nuôi mà các hộ có thể sử dụng các biện pháp xử lý khác nhau như: Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại: Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng nuôi, mật độ và bố trí, sắp xếp các dãy chuồng nuôi, xây dựng công trình xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, trồng cây xanh. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí COXây dựng hệ thống hầm biogas: Việc xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là 1 biện pháp mang lại tác dụng rất lớn. Nguồn phân hữu cơ sau khi đưa vào bể chứa được phân hủy hết làm giảm thiểu mùi hôi, ruồi muỗi và ký sinh trùng hầu như bị tiêu diệt hết trong bể chứa này. Bên cạnh đó sử dụng hầm biogas còn có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi tạo ra khí CH4 phục vụ việc đun nấu thắp sáng; tiết kiệm được tiền mua chất đốt. Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín: Phân chuồng sau khi được lấy ra khỏi chuồng nuôi cần đánh thành đống. Trong quá trình đánh đống, phân được rải từng lớp một (mỗi lớp khoảng 20 cm) rồi rải thêm một lớp mỏng tro bếp hoặc vôi bột, cứ làm như vậy cho đến hết lượng phân có được. Sau cùng, sử dụng bùn ao hoặc nhào đất mịn với tạo thành bùn để trát kín, đều lên toàn bộ bề mặt đống phân. Cũng có thể sử dụng các tấm ny long, bạt để phủ kín. Làm được như vậy, trong quá trình ủ sẽ giảm thiểu các loại khí (COKích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18mĐiều chỉnh thành phần trong khẩu phần ăn: Bà con có thể thử nghiệm 3 công thức phối trộn, với các kết quả thu được quả thử nghiệm, họ đã chọn bài thuốc có ký hiệu là CP2, bài thuốc đã cho hiệu quả tốt nhất có thành phần như sau: Mạch nha (25%), sơn trà (15%), thần khúc (20%), sử quân (5%), xa tiền (5%), ngưu tất (30%). Sử dụng chế phẩm CP2 với liều lượng 1.000g CP2/1 tấn thức ăn hỗn hợp cho nuôi lợn thịt sẽ cho khối lượng tăng trọng/ngày cao hơn đối chứng là 4,42%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn 9,58%; chi phí thức ăn/kg tăng trọng giảm 7,89%. Đối với chăn nuôi lợn nái nuôi con, sử dụng CP2 với liều lượng như trên cho kết quả: Đã góp phần làm giảm đáng kể mùi hôi của chuồng nuôi lợn; ở chuồng nuôi lợn thịt, hàm lượng NHỞ chuồng nuôi lợn nái sinh sản, NHPhân và nước tiểu của lợn được thu để đánh giá mức độ phát xạ NH 3) xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO 2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO 2 và thải khí O 2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng. 2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu), lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh: Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản): Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường. Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước), cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) là các loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm. Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khỏe và nổi trên mặt nước. 2, NH 3, CH 4) thoát ra môi trường. Đồng thời, trong quá trình ủ có hiện tượng sinh nhiệt, do vậy các mầm bệnh (trứng, ấu trùng, vi khuẩn, nấm) sẽ bị tiêu diệt, nhờ vậy các mầm bệnh sẽ bị hạn chế phát tán, lây lan. Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tùy ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Sử dụng Zeolit, dung dịch điện hoạt hóa Anolit, các chế phẩm sinh học (EM): Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường… được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Zeolite được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng để tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt.Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân huỷ chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất. Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng. Sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anôlít: Viện Công nghệ Môi trường phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW1, Viện Chăn nuôi quốc gia… đã nghiên cứu và khảo nghiệm thành công khả năng sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít làm chất khử trùng trong chăn nuôi.Dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến như một chất khử trùng hiệu quả cao và “thân thiện với môi trường”. Dung dịch này có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản, sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi. 3 và diện tích bề mặt 36m 2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Trong thời gian này, lượng phốt pho trong nước giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD 5 .
Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD 5 giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn. Ngoài ra, dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi. Các kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Anôlít trên hiện trường sản xuất, chăn nuôi gia cầm. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân hủy, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột cho vật nuôi. Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái: Trong vài năm gần đây, một số nước cũng như ở Việt Nam đang phát triển một hình thức chăn nuôi mới, đó là chăn nuôi trền nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích. Hình thức chăn nuôi này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót lên men. Thay vì nuôi các vật nuôi trên nền xi măng hoặc gạch cứng, người ta đã nuôi các con vật nền chuồng bằng đất nện, sâu hơn mặt đất, trên nền chuồng rải một lớp đệm lót dày 60 cm và trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch hỗn hợp các vi sinh vật có ích. Đệm lót thường là các nguyên liệu thực vật như mùn cưa, trấu, thân cây ngô và lõi bắp ngô khô nghiền nhỏ. Bình thường, đệm lót sinh thái có thể sử dụng được trong 4 năm. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trong chuồng nuôi đệm lót sinh thái, vật nuôi có thể ăn men vi sinh vật có trong đệm lót sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt so với sản phẩm làm ra từ chăn nuôi thông thường, đồng thời người chăn nuôi có thể tiết kiệm được 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. 3 giảm 41,30% và hàm lượng H 2S giảm 44,44% so với lô đối chứng. 3 giảm 45,26%, H 2S giảm 43,90% so với lô đối chứng.Một nghiên cứu khác đã cho lợn vỗ béo ăn 4 khẩu phần ăn khác nhau: KP1 dựa trên cơ sở là ngũ cốc ; KP2 dựa trên cơ sở các phụ phẩm nông nghiệp ; KP3 dựa trên cơ sở sắn củ và KP4 dựa trên cơ sở là bột củ cải đường. 3. Các kết quả thu được đã cho thấy: Với các khẩu phần ăn khác nhau đã làm cho pH của hỗn hợp phân và nước tiểu của lợn, tương ứng với 4 khẩu phân trên là 8.90, 8.80, 8.83 và 8.07 (P,0.001) và mức thoát NH 3 ra môi trường tương ứng là 32.7, 30.1, 31.1 và 17.12 mmol (P,0.001).
Hệ số tương quan thu được giữa pH của hỗn hợp thải và lương NH 3 thoát ra là r = + 0.83. Như vậy rõ ràng có thể điều chỉnh thành phần của khẩu phần ăn ở lợn để làm giảm pH của hỗn hợp thải, nhờ đó mà có thể giảm thiểu sự thoát NH 3 ra môi trường.
Nguồn: TW Hội Nông dân Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Giải Pháp Ô Nhiễm Môi Trường Trong Dài Hạn. trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!