Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Thi Công Ép Cọc Bê Tông Cốt Thép, Mẫu Sơ Đồ Ép Cọc Phổ Biến được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ép cọc bê tông cốt thép là hình thức thi công được nhiều gia đình, chủ thầu xây dựng lựa chọn bởi những tiện ích và hiệu quả trong xây dựng mà phương pháp này mang lại. Việc nắm bắt biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép sẽ giúp chủ đầu tư, nhà thầu có phương án tốt nhất cho công trình trong suốt thời gian thi công.
Biện pháp thi công ép cọc bê tông
1. Chuẩn bị bản vẽ thi công ép cọc bê tông
Để biện pháp thi công tiến hành một cách hiệu quả thì buộc chủ đầu tư, chủ thầu phải có được bản vẽ chi tiết phương pháp và có các thông số kỹ thuật cụ thể với công trình đó. Nhà ở và các dự án như trường học, khách sạn, cơ quan đều có từng loại cọc bê tông với những kích thước khác nhau, và vì thế, bản vẽ thi công ép cọc cũng khác nhau.
* Sơ đồ chạy dài
Sơ đồ chạy dài thường thích hợp với các công trình khi đóng những cọc dưới những móng băng liên tục, có chiều dài lớn như trường học, khách sạn,…và gần một hay vài hàng cọc chạy dài song song.
M Ở bản vẽ ép cọc bê tông này, thứ tự cọc đi từ giữa ra xung quanh. Nếu đóng ngược lại đi từ ngoài vào trong thì đất ở giữa sẽ bị nén chặt dẫn đến việc đóng các cọc ở giữa sẽ gặp khó khăn. Và sơ đồ khóm cọc áp dụng khi đóng những cọc dưới móng cột độc lập hay trong các móng trụ cầu.
* Sơ đồ ruộng cọc
M Đối với sơ đồ trên, thứ tự đóng lấy hàng giữa đóng theo hàng ra hai bên, và nếu ruộng cọc lớn, nên phân ra các khu vực để đóng. Bản vẽ thi công ép cọc theo sơ đồ ruộng cọc áp dụng khi đóng những cọc dưới móng bè hay cọc để gia cố nền.
2. Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc bê tông
Để việc tiến hành thi công ép cọc bê tông trở nên dễ dàng trước tiên mỗi công trình cần chuẩn bị mặt bằng tốt. Mặt bằng phải đảm bảo không bị vướng móng, khô ráo và không có sự rò rỉ của nước.
Đối với những công trình có mặt bằng khó xử như nhà trên phố hay nhà ở nơi tập trung dân cư đông đúc, thì chủ nhà nên thuê đơn vị phá dỡ để thi công phá công trình và tiến hành múc móng theo đúng thiết kế yêu cầu. Lưu ý nếu công trình có nước thì buộc phải hút nước và đổ cát cho khô ráo để việc ép cọc có thể thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
3. Tổ chức đội ngũ công nhân tiến hành ép cọc bê tông
Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân phải đảm bảo các trang thiết bị cần thiết như mũ bảo vệ, áo lưới có phát quang, chân đi giày tránh tình trạng trong khi thi công bị ảnh hưởng đến an toàn lao động. Đặc biệt các công nhân luôn có trách nhiệm và tinh thần nỗ lực khi làm việc để kết quả đạt cao nhất và thời gian thi công trở nên nhanh chóng.
4. Thiết bị máy móc ép cọc bê tông
Đối với thiết bị máy móc cần đảm bảo số lượng đầy đủ trong khi thi công vì nếu bị thiếu sẽ mất thời gian phải đi mua làm ngắt quãng thi công. Thêm vào đó, máy móc phải có đầy đủ giấy tờ trong khi thi công để đảm bảo tính an toàn.
5. Chuẩn bị vật tư đến nơi thi công ép cọc bê tông
Các vật tư khi đưa đến nơi thi công phải đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng, cần có sự kiểm tra xem cọc có bị vỡ hay sai kích thước hay không. Hơn nữa để tiện cho việc máy móc dễ lấy vật liệu thì cọc bê tông và các vật tư nên tập kết gần chỗ thi công.
6. Tiến hành thi công ép cọc bê tông theo đúng kế hoạch
Đầu tiên để việc thi công được diễn ra đúng như thiết kế ban đầu thì bên chủ đầu tư cần bắn tim cốt cho bên ép cọc để từ đó bên ép cọc dựa các vị trí đó mà ép đúng theo bên giao thầu. Vì nếu không có sự chuẩn bị trước các vị trí cọc sẽ lệch nhau, không đạt được kết quả như đã đề ra.
Trong quá trình ép, các kỹ sư hoặc nhà thầu luôn kiểm tra đồng hồ để đảm bảo lực ép đạt đúng trong thiết kế thì dừng tránh tình trạng thừa cọc và thiếu cọc. Đối với công trình dân dụng có thể tiến hành việc ép thử cọc để đảm bảo cọc đạt tải tấn như trong bản thiết kế và qua đó có thể tổ hợp cọc ép đại trà. Ngược lại các công trình dự án thì thường thử tĩnh 2 tim đến 3 tim cọc để tính toán được khối lượng cọc để lên dự toán cho công trình và thời gian thử thường kéo dài 5-7 ngày.
Nhìn chung, ép cọc bê tông móng nhà là quy trình phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu bạn không có kinh nghiệm cho việc này, tốt nhất nên tìm đến các đơn vị tư vấn và thi công ép cọc bê tông chuyên nghiệp. Xaydungpro tự hào là đơn vị thi công ép cọc bê tông uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội.
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Ép Cọc Bê Tông Cốt Thép
HẠNG MỤC: CUNG CẤP VÀ THI CÔNG BTCT DỰ ÁN ĐỈA ĐIỂM : PHUỜNG XUÂN TẢO-BẮC TỪLIÊM-HÀ NỘI I. BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC MÓNG (ÉP NEO) ĐẨUTƯ: KHU ĐỔ THI TAY HỔ TÂY
Thi công ép cọc móng của cồng trình gói thầu cung cấp và thi công cọc dự án nhà ở thấp tầng lô A1TT1 được thiết kế cọc có thiết diện 250mm x250mm, chiều dài của đoạn cọc 6m nối chồng lên nhau.
Đoạn C1 (Cọc mũi) có chiều dài là 6 m.
Đoạn C2, ( Cọc thân) có chiều dài là 6 m.
Tổng chiều dài cọc ép theo thiết kế là 12m
Ngoài ra cọc còn được ép âm1,2m so với cốt đất tự nhiên.
– Thiết bị được lựa chọn để ép cọc phải thoả mãn các yêu cầu:
Lực nén ( danh định) lớn nhất của máy ép không nhỏ hơn 1,3 đến 1,4 lần lực nén lớn nhất theo yêu cầu của thiết kế.
Lực nén của kích (xi lanh) phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tác dụng đến trên mặt cọc ép, khi ép ôm, không gây lực ngang khi ép.
Chuyển động của píttông kích phải đều và khống chế được tốc độ ép.
Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo.
Thiết bị ép cọc phải bảo đảm điều kiện vận hành theo đúng qui định về an toàn lao động khi thi công.
Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép tối đa của thiết bị.
Chọn máy ép loại CA 046/ 2007
Máy có 2 xi lanh thuỷ lực có đường kính là <190mm X 2 ), tiết diện s = 490 Cm2
Hành trình của xylanh là 900 mm
Lực ép máy có thể thực hiện được tối đa là 60 tấn (Nếu địa tầng tốt để giữ được(neo)
Năng xuất máy ép là 60m/lka
– Dây chuyền ép cọc gồm:
01 máy ép thuỷ lực CA 046/ 2007, Pgh = 60 tán
01 máy hàn điện 14 KW.
Trước khi tiến hành thi công cọc, chúng tôi xuất trình với kỹ sư giám sát bên A lý lịch máy gổm cố:
Lý lịch máy ép có xác nhận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyến, có đặc tính bao gồm.
Lưu lượng dầu dẫn trên máy bơm (Líự phút).
áp lực bơm dầu lớn nhất (kg/cm2)
Hành trình píttông của kích (mm)
Diện tích đáy píttông (kg/cm2)
– Công tác chuẩn bị, ép thí nghiệm.
Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu do cục đo lường tiêu chuẩncấp.
– Thi công ép cọc đại trà.
Toàn bộ mặt bằng ép cọc đã được kiểm tra kỹ lưỡng, phải phá và rọn hết các chướng ngại trên không và dưới mặt nền, khoan phá bê tông tạo các lỗ để quay neo, san lấp tạo mặt bằng thi công bằng phẳng.
Định vị tim cọc:
Đây là công việc rất quan trọng vì vậy được chú ý đặc biệt, lúc đoạn cọc đầu tiên khi bắt đầu ép xuống. Nếu đoạn cọc này bị nghiêng sẽ dẫn đến toàn bộ cọc bị nghiêng. Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục cọc phải thẳng đứng và nằm trong một mặt phẳng. Mặt phẳng này phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang độ nghiêng của cọc phải <= 1%.
Ép cọc đại trà
Phương án tổng quát:
– Phương pháp ép cọc.
Cọc được ép bằng phương pháp ép trước, ta chọn phương án ép cọc đến độ sâu thiết kế, hoặc thiết kế quy định. Phương pháp này thi công ép cọc dễ dàng nếu mặt bằngrộng rãi và bằng phảng, nhưng phải tiến hành ép âm để hạn chế cọc thừa do địa chất khổng đổng đểu. Nếu công trình có tầng hầm nôn khi ép âm phải dùng cọc dẫn.
cắm neo vào các vị trí cần thiết gần các đài cọc, để khai thác tối đa sức chịu tải khi lực nén lên đầu cọc.
Chỉnh máy cho các đường trục của cọc cùng vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang. Mặt phẳng chuẩn nằm ngang phải trùng vối mặt phẳng đài cọc sai số khổng quá 5%.
Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định khi có tài và khổng tải
– Ép đoạn mũi cọc Cl:
Đưa cọc vào giá. Kiểm tra lại vị trí trước khi ép.
Đoạn cọc Cl là đoạn cọc quan trọng nhất, nó quyết định chất lượng trong thi công ép cọc. Vì vậy cần thi công hết sức cẩn thận và ép từ từ.
Khi cọc đã xuống đều thì điều khiển tăng dần áp lực để cọc cắm sâu vào đất nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 2 cm/ giây.
Lắp và ép nốt các đoạn tiếp theo (C2 và C3…) được hàn theo chi tiết mối nối cọc trên bản vẽ kết cấu.
Hai đầu của đoạn C2, C3 được chỉnh sửa cho thật phẳng và lắp vào máy.
Mặt tiếp xúc giữa hai đoạn cọc (C1 với C2, C2 với C3…) phải bằng và khít, đảm bảo hai đọan cọc nối không bị chuyển vị, mới tiến hành hàn.
Tiến hành ép cọc C2, C3Khi lực ép tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phảilớp đất cứng hoặc bị vật cục bộ, cần phải giảm tốc độ nén để cọc có khả năng đi vào lớp đất cứng hơn hoặc kiểm tra dị vật xử lý và giữ lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép, tốc độ gia tải của cọc C2 <= 2cm/giây.
Theo thiết kế đĩnh cọc chưa phá, được ép tối độ sâu thiết kế quy định so với cốt đất tự nhiên, phải chế tạo cọc dẫn.
– Kết thức ép, cọc phảỉ thoả mãn được hai điều kiện sau:
Rút cọc dẫn lên bằng bản thân thiết bị ép.
Đạt độ sâu tối thiểu do thiết kế quy định (theo bản vẽ chính thức của thiết kế sau khi đã có kết quả nén tĩnh cọc thí nghiệm).
– Chú ý:
Đạt áp lực ép tối đa theo thiết kế quy định đến điểm dừng là 40tấn.
Các cọc trong một đài phải ép theo kiểu cuốn chiếu và rích rắc. từ đầu đến cuối hoặc từ trong ra ngoài.
1.3. Ghi chép quá trình ép cọc:
Thứ tự ép các đài cọc chấp hành theo sơ đồ di chuyển của máy ép cọc, tránh hiệu ứng của cọc với đất nền, đảm bảo an toàn cho nên móng và các công trình lân cận.
– Sự cố có thể xảy ra khi ép cọc:
Khi ép cần ghi chép các giá trị lực ép vào sổ nhật ký theo dõi ép cọc liên tục trên suốt chiều dài cọc cho đến khi kết thúc.
Cọc nghiêng khỏi vị trí thiết kế:
Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật hoặc do mũi cọc chế tạo không chínhxác.
Biện pháp xử lý: Dừng ngay việc ép cọc, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu gặp vật cản cần có biện pháp đào hoặc phá bỏ rồi căn chỉnh lại vị trí và tiếp tục ép cọc.
– Công tác nghiệm thu ép cọc
Sau khi ép xong một cụm cọc, dịch chuyển máy sang vị trí mới. Tiến hành ép tiếp theo quy trình trên.
Sau khi hoàn thành ép cọc toàn công trình, các bên A, B và tư vấn giám sát tiến hành kiểm tra nghiệm thu tại công trình theo đúng quy định nghiệm thu XDCB.
Hồ sơ nghiệm thu gồm có:
Chứng chỉ vế máy ép cọc.
Nhật ký ép cọc.
Mặt bằng hoàn công
II. KẾT LUẬN:
Biên bản nghiệm thu công trinh
Bằng biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công móng cọc chuyên ngành, đã thi công nhiểu các công trình lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với kinh nghiệm lâu năm, có đội ngữ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, phương pháp tổ chức thi công tối ưu. Đơn vị thi công ép cọc bê tông 24Hchúng tôi sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ với chất lượng tốt, an toàn cao và giá thành hợp lý.
Biện Pháp Ép Cọc Bê Tông Cốt Thép Được Ưa Chuộng
Biện pháp ép cọc bê tông cốt thép chi tiết
Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
Định vị vị trí và cốt cao ? 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực, sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ? 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi công đến biến dạng của bản thân công trình. Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là 3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.
2 Công tác ép cọc bê tông
Công tác chuẩn bị biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
a.Chuẩn bị mặt bằng thi công: +Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc bê tông,đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải bằng phẳng không ghồ ghề lồi,lõm. + Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân ,chỉnh . +Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật. +Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất,kết quả xuyên tĩnh…. + Định vị và giác móng công trình
2.2.Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật. Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1? so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm
2.3.Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép Quá trình ép cọc bê tông trong hố móng gồm các bước sau:
a.Chuẩn bị: – Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng. -Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc bê tông. -Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế. -Chất đối trọng lên khung đế. -Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.
b. Quá trình thi công ép cọc bê tông:
Bước 1: ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng. Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm. Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng. Khi 2 mặt masát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s. Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.
Bước2: Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế (ép đoạn cọc trung gian C2): Khi đ* ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 . Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng. Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn. Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1 ?.Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động. Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s. Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s. Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đ* gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
Trong quá trình ép cọc bê tông, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.
Yêu cầu đối với biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
– Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén. – Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít. – Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế. – Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế. – Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.
Bước 3: ép âm Khi ép đoạn cọc cuối cùng(đoạn thứ 4)đến mặt đất,cẩu dựng đoạn cọc lõi(bằng thép) chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế.đoạn lõi này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho cọc khác.
Bước 4: Sau khi ép xong một cọc,trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép cọc bê tông trên móng thứ nhất ,dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng thứ hai. Sau khi ép xong một móng , di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 đ* được đặt trước ở hố móng thứ chúng tôi đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.
Kết thúc việc ép xong một cọc:
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả m*n hai điều kiện sau: + Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định. + Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s. Trường hợp không đạt hai điều kiện trên , phải báo cho chủ công trình và cơ quan thiết kế để xử lý. Khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở kết luận xử lý. Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1? ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ). Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát , vỉa sét cứng… Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút. Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pep)max .
c. Sai số cho phép : Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế , độ nghiêng của cọc không quá 1% .
d.Thời điểm khoá đầu cọc: Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt do thiết kế quy định. Mục đích khoá đầu cọc để Huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình. Đảm bảo cho công trình không chịu những độ lún lớn hoặc lún không đều. – Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ : + Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế . + Trường hợp lỗ ép cọc bê tông không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải sửa chữa độ côn, đánh nhám các mặt bên của lỗ cọc. + Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót. + Đặt lưới thép cho đầu cọc. – Bê tông khoá đầu cọc phải có mác không nhỏ hơn mác bê tông của đài móng và phải có phụ gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02 – Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m.
e. Báo cáo lý lịch ép cọc bê tông . Lý lịch ép cọc bê tông phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau : – Ngày đúc cọc . – Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc . – Chiều sâu ép cọc bê tông , số đốt cọc và mối nối cọc . – Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất. – áp lực hoặc tải trọng ép cọc bê tông trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc bê tông , đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm. – áp lực dừng ép cọc bê tông. – Loại đệm đầu cọc. – Trình tự ép cọc bê tông trong nhóm. – Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc bê tông theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng. – Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.
Biện Pháp Ép Cọc Bê Tông
Sau khi định vị được chính xác tim cọc, tiến hành thi công các cọc thí nghiệm theo đúng vị trí đã được chỉ định.Cọc thí nghiệm được mua sẵn hoặc thi công theo bản vẽ thiết kế từ các Nhà sản xuất chuyên nghiệp.
1. Ép cọc thí nghiệm:Sau khi định vị được chính xác tim cọc, tiến hành thi công các cọc thí nghiệm theo đúng vị trí đã được chỉ định.Cọc thí nghiệm được mua sẵn hoặc thi công theo bản vẽ thiết kế từ các Nhà sản xuất chuyên nghiệp. Cọc thí nghiệm phải có đầy đủ lý lịch, các chứng chỉ thí nghiệm, biên bản nghiệm thu đủ tiêu chuẩn mới được đem vào sử dụng.
2. Biện pháp thí nghiệm nén tĩnh cọc:Chuẩn bị thí nghiệm :– Chỉ được phép thử tải trọng tĩnh sau khi đã ép cọc ít nhất là 7 ngày để phục hồi cấu trúc đất.– Đầu cọc thí nghiệm có thể được cắt bớt hoặc nối thêm nhưng phải được gia công để đảm bảo các yêu cầu:+ Khoảng cách từ đầu cọc đến dầm chính phải đủ để lắp đặt kích và thiết bị đo+ Mặt đầu cọc được làm bằng phẳng, vuông góc với trục cọc, nếu cần thiết phải gia cố thêm để không bị phá huỷ cục bộ dưới tác động của tải trọng thí nghiệm.+ Cần có biện pháp loại trừ ma sát phần cọc cao hơn cốt đáy móng nếu thấy có ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm.– Kích phải đặt trực tiếp trên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc.
– Hệ phản lực phải lắp dặt theo nguyên tắc cân bằng đối xứng qua trục cọc, đảm bảo truyền tải trọng dọc trục. Đồng thời phải tuân thủ một số quy định như: gối kế tải ổn định, các dầm chính phải liên kết cứng với nhau, khi cẩu lắp phải nhẹ nhàng để tránh xung lực, dụng cụ kẹp đầu cọc phải được bắt chặt vào thân cọc.
– Khoảng cách lắp dựng thiết bị được quy định theo tiêu chuẩn TCXD 269:2002
Quy trình gia tải:– Tải trọng thí nghiệm Pgh do thiết kế quy định, dự kiến bằng 200% tải trọng thiết kế– Tăng tải trọng lần lượt theo các cấp tải trọng do tư vấn quy định (Thường bằng 0.1Pgh, khi đến gần tải trọng giới hạn thì mỗi cấp chỉ tăng 0.05 Pgh)– Sau mỗi lần tăng tải trọng cần ghi các trị số lún trên dụng cụ đo lún. Thời gian và số lần ghi lúc ở mỗi cấp tuân theo quy trình thí nghiệm.– Khi độ lún trong 30 phút cuối với nền đất cát 60 phút với nền đất sét mà không quá 0.1mm thì có thể tăng cấp tải trọng. Quá trình tăng tải trọng phải làm liên tục không gián đoạn ngay khi quá trình thí nghiệm phải làm dài ngày.– Chỉ ngừng đặt tải khi tải trọng đã tăng đến cực hạn– Các dấu hiệu thể hiện tải trọng đã tăng đến cực hạn:+ Tổng độ lún đầu cọc vượt qua 40mm và độ lún của giai đoạn sau lớn hơn hay bằng 5 lần độ lún của giai đoạn trước.+ Trường hợp độ lún của giai đoạn sau mới chỉ vượt quá 2 lần độ lún của giai đoạn trước nhưng sau 24 giờ vẫn chưa ngừng lún.– Để xác định biến dạng đàn hồi của đất và cọc sau khi đến tải trọng giới hạn cần giảm tải– Theo từng cấp, mỗi cấp giảm bằng hai lần cấp đã tăng. Nếu số lần giảm tải lẻ thì giảm cấp đầu bằng một cấp tăng tải. Sau mỗi lần giảm tải ghi các trị số trên dụng cụ đo.Xử lý kết quả thí nghiệm:Tuân theo các quy định của Tiêu chuẩn TCXD 269:2002
* Bố trí hệ thống cấp điện cho máy ép cọcHệ thống điện thi công phục vụ công tác ép cọc được bố trí đầy đủ, được cấp từ tủ điện tổng của công trường bao gồm :– Cầu dao phục vụ riêng cho máy ép cọc, nếu dùng Atomat thì phải lắp Atomat 200A trở lên thì mới đủ cấp điện cho máy ép .– Ánh sáng để phục vụ thi công.* Bố trí phân đoạn thi công:Tuỳ theo khối lượng cọc, chúng tôi sử dụng số lượng máy ép cọc tương ứng. Khi đưa máy ép vào công trình phải có chứng chỉ đồng hồ và kiểm định máy ép.Trong bản vẽ biện pháp đã thể hiện sơ đồ ép cọc trên thực tế được định vị tới từng vị trí đầu cọc. Trình tự ép cọc được chúng tôi chọn bảo đảm quy trình kỹ thuật, rút ngắn quá trình di chuyển máy và không làm cho đất bị chèn vào những vị trí bất lợi.
* Nghiệm thu cọc:Trước khi ép, tất cả các cọc đều được nghiệm thu về các tiêu chí kỹ thuật. Nếu cọc nào bị nứt, gãy trong quá trình vận chuyển, cẩu lắp phải loại bỏ ngay. Toàn bộ các chứng chỉ vật liệu, các biên bản nghiệm thu về coffa, cốt thép, kết quả thử mẫu bê tông phải được trình lên Chủ đầu tư trước khi ép.Sau khi ép xong toàn bộ cọc Nhà thầu sẽ cùng với Chủ đầu tư và Tư vấn tiến hành nghiệm thu cọc, cơ sở để nghiệm thu là :– Bản vẽ thiết kế cọc– Biên bản nghiệm thu cọc trước khi thi công (Cốp pha, cốt thép, bê tông)– Nhật ký theo dõi quá trình đúc cọc– Thí nghiệm nén mẫu bê tông cọc– Mặt cắt địa chất móng– Đối chiếu với quy phạm về sai số cho phép để nghiệm thu.
3. Kết luậnBằng biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công móng cọc chuyên nghiệp, đã thi công nhiều các công trình lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với kinh nghiệm lâu năm, có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, phương pháp tổ chức thi công tối ưu, sẽ hoàn thành khối lượng thi công đúng tiến độ với ” Chất lượng là hàng đầu“.
Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Thi Công Ép Cọc Bê Tông Cốt Thép, Mẫu Sơ Đồ Ép Cọc Phổ Biến trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!