Xu Hướng 12/2023 # Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Nhôm Chi Tiết Nhất # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Nhôm Chi Tiết Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cốp Pha Nhôm là một loại cốp pha cao cấp hiện nay với ưu điểm siêu nhẹ và đem lại độ chính xác cao cùng với đố là sao khi đổ bê tông đem lại bề mặt bê tông nhẵn và rất đẹp. Chính vì thế nên Cốp Pha Nhôm là một loại ván khuôn có giá thành khá đắt đỏ cho nên chưa nhiều nhiều chia sẽ về biện pháp thi công cốp pha nhôm. Bài viết này kèm với video Cốp Pha Việt sẽ chia sẽ Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Nhôm Chi Tiết Nhất .

Cốp Pha Nhôm là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Cốp Pha Nhôm (Aluminum formwork) là một loại ván khuôn được sử dụng làm khuôn đúc bê tông phổ biến hiện nay mà nguyên liệu chính để sản xuất là hợp kim nhôm với ưu điểm siêu nhẹ và không bám dính bê tông.

Cốp pha nhôm còn có các tên gọi khác là coppha nhôm, coffa nhôm hoặc cốt pha nhôm ứng dụng phổ biến trong đổ dầm, đà, sàn và các cấu kiện bê tông yêu cầu độ chính xác cao trong xây dựng.

Cốp pha nhôm có nguồn gốc từ Euro Form là một loại cốp pha có dạng tấm bằng thép có mặt tại Mỹ vào những năm 1960. Sau đó 10 năm cho đến năm 1970 chuyên gia Canada W.J Malone đã cho ra đời những tấm ván khuôn đầu tiên với nguyên liệu từ hợp kim nhôm đầu tiên trên thế giới.

Từ lúc này Cốp pha nhôm đã được áp dụng nhiều trong xây dựng giúp mang lại hiệu quả thiết thực giảm chi phí về tiền bạc cũng như nhân công và đảm bảo chất lượng công trình. Vì có quá nhiều ưu điểm nổi bật kể từ đó có rất nhiều công ty xây dựng lớn đã bắt đầu đặt những lô hàng cốp pha nhôm đầu tiên và từ đó Cốp pha nhôm phát trển cho đến hiện nay.

Ưu điểm nổi bật của Cốp Pha Nhôm hiện nay

Với ưu điểm sản phẩm từ hợp kim nhôm bao gồm các nguyên tố như : đồng, thiếc, silic, mangan, và magie. Và 2 hợp kim nhôm được dùng làm Cốp Pha Nhôm phổ biến nhất đó là 6061 và 6063 giúp loại cốp pha này nhẹ, bền, và có tính linh hoạt cao.

Cụ thể 1 mét vuông cốp pha nhôm chỉ tầm từ 20kg cho đến 27kg dễ dàng di chuyển và khả năng tháo lắp linh hoạt, Ngoài ra ưu điểm nổi bật của cốp pha nhôm là khả năng tái sử dụng cao vởi hợp kim nhôm là một nguyên liệu cực kỳ chắc chắn và chịu sự va đập tốt.

Nhược điểm của Cốp Pha Nhôm

Đi cùng với ưu điểm thì cốp pha nhôm cũng có 1 số nhược điểm như giá thành khá cao, phạm vi ứng dụng còn hạn chế, khó sữa chữ và thay thế nếu thiết kế sai, đòi hỏi nhà thầu có đủ năng lực quản lý và giám sát để tận dụng tối đa tiện ích của loại ván khuôn này.

Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Nhôm Chi Tiết Nhất

Để tận dụng hết ưu điểm của cốp pha nhôm trong xây dựng tôi sẽ chia sẽ cho các bạn biện pháp thi công cốp pha nhôm chi tiết nhất qua bài viết này.

Bước 1 : Đo lường lại vị trí lắp cốp pha và vệ sinh mặt đất

Bước 2 : Kiểm tra lại cốt thép trước khi lắp cốp pha

Bước 3 : Bắt đầu lắp cốp pha cột vách, khi lắp cốp pha các bạn cần chuẩn bị đủ số lượng tấm cốp pha cần sử dụng sau đó phải lăn dầu và nhớt nhằm hạn chế bám dính bê tông sau này, sau đó bị bắt đầu lắp cốp pha vách từ vị trí góc, hoàn thành tất cả các mặt sau đó sử dụng chốt pin là phụ kiện của cốp pha nhôm để liên kết.

Bước 5 : Lắp kẹp 5 vuông lên thành cốp pha, kẹp 5 vuông dùng để gác thanh hộp 5 vuông lên để chống đỡ thành cốp pha, việc chống đỡ cốp pha chúng ta sử dụng cây chống xiên.

Ngoài ra biện pháp thi công công pha dầm sàn bằng cốp pha nhôm cũng tương tự việc thi công vách các bạn có thể xem kỹ qua video ở trên.

Tóm lại ở bài viết này Cốp Pha Việt đã chia sẽ cho anh chị toàn bộ những kiến thức cần biết về loại ván khuôn này cũng như biện pháp thi công cốp pha nhôm chi tiết và mới nhất. Xin cảm ơn anh chị đã đọc bài viết này.

Mọi Chi tiết liên hệ để được tư vấn nhiều hơnCông ty TNHH Phụ kiện và Cốp Pha ViệtĐịa chỉ : 19A Nguyễn Văn Bứa, Xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Hồ Chí MinhHotline : 0937 626 579 – 0967 84 99 34 (Zalo)Facebook : https://www.facebook.com/copphaviet/Chỉ đường : Tại ĐâyBản Quyền Thuộc Về : Giàn Giáo Cốp Pha Việt

Công Thức Cách Tính Cốp Pha Cột? Biện Pháp Thi Công Cốp Pha?

Để đảm bảo hệ thống cột của công trình được chắc chắn và thi công đúng tiêu chuẩn bạn phải biết đến cách tính cốp pha cột. Việc làm này đòi hỏi sự chính xác và nhanh chóng nếu muốn công trình hoàn thành sớm. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và an toàn khi xây dựng.

Nhắc đến quá trình định hình khối bê tông là đang gọi tên thiết bị . Chúng còn đóng vai trò chịu lực khi bê tông đang ở trạng thái lỏng chưa cứng. Công trình có chịu lực và bền vững hay không phụ thuộc vào các thiết kế trụ cột này.

Cách tính cốp pha cột như thế nào là chính xác nhất?

Trước khi đi vào tính toán việc lắp đặt cốp pha cần phải sắp xếp theo quy trình nhất định. Sau đó sử dụng công thức tính cốp pha cột để có sự điều chỉnh phù hợp:

Tính chiều cao cốp pha: cốp pha = chiều dài dầm – chiều cao sàn. Tiết diện cột phải lớn hơn dầm và cột cần tính hết chiều dài.

Tính tiết diện cốp pha: Tính toán tiết diện cột phải nhỏ hơn tiết diện dầm. Lấy chiều dài trừ đi chiều cao của dầm và sàn tính đến hết mép dưới dầm sẽ ra kích thước của cột.

Tính xà gồ và thanh chống: Nắm rõ tải trọng của cốp pha sàn và trọng lượng của xà gồ.

Tìm hiểu về cốp pha cột định hình dùng trong xây dựng hiện nay?

Cốp pha đóng vai trò quan trọng khi quyết định hàng loạt yếu tố trong xây dựng. Đó điển hình là thời gian thi công, chi phí và chất lượng công trình có tốt hay không.

Cốp pha cột định hình được dùng trong giai đoạn đầu của thi công xây dựng. Chúng góp phần thiết thực trong việc tạo hình phần thân của công trình. Với cấu tạo gọn nhẹ và đơn giản thiết bị này mang đến hiệu quả tuyệt đối khi sử dụng.

Hiện nay có 2 loại cốp pha định hình thông dụng là:

Cốp pha cột tròn: Thiết bị chuyên dùng cho xây dựng dân dụng, công nghiệp… Chúng phát huy tác dụng tốt nhất khi định hình bê tông tại cột và vách.

Cốp pha cột vuông: Được cấu tạo từ 4 tấm thép liên kết với nhau bằng các chốt sâu tạo thành hình vuông kín. Chúng giúp quá trình đổ bê tông thuận lợi và trơn tru nhất có thể. Khoảng trống chừa trên đầu để ghép cốp pha dầm và dễ vệ sinh sau khi sử dụng.

Cách đóng cốp pha cột?

Tìm hiểu về cách tính cốp pha cột là điều quan trọng. Ngoài ra, cách đóng cốp pha đúng cách là điều không phải ai cũng nắm vững. Trong khi đó chúng có rất nhiều hình dáng khác nhau nên cần nắm chắc với dễ dàng thực hiện. Muốn đạt được hiệu quả công việc cao nhất bạn hãy nhớ rõ những nguyên tắc sau đây:

Xác định tim ngang và tim dọc của cột, vạch mắt cắt của cột lên mặt nền, sàn.

Làm cữ dựng ván khuôn bằng cách cố định chân cột và những đệm gỗ trong khối móng.

Tiến hành dựng các mảng phía trong rồi với dựng các mảng phía ngoài.

Tiếp đến đóng đinh liên kết 4 mảng lại với nhau, đồng thời dùng các gông để nêm chặt.

Sử dụng dây để kiểm tra độ thẳng của cột và tim, neo giữ giúp cho cột luôn thẳng đứng.

Nếu cột có kích thước lớn nên dựng trước một mặt hoặc dựng cốp pha 3 mặt.

Tiến hành gông chặt các mặt còn lại khi cốt thép đã được lắp dựng xong.

Đối với dầm khẩu độ < 2m sẽ tháo dỡ sẽ là 7 ngày

Dầm khẩu độ từ 2 – 8m thời gian tháo dỡ là 10 ngày

Tư vấn về biện pháp thi công cốp pha hữu hiệu!

Nếu bạn đang gặp khó khăn về cách tính cốp pha cột trong thi công xây dựng? Hoặc chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu cho nguồn vốn đầu tư hãy liên hệ cho công ty Phúc Nguyên. Chúng tôi tự hào là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn trong công tác thi công cốp pha.

Từ đó tự tin giải quyết mọi vấn đề trong thi công cốp pha cột. Đồng thời, hướng đến mục tiêu tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Hãy nhấc máy và gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để nhận những tư vấn có giá trị.

Cùng với đó, công ty đang là đơn vị cung cấp các loại cốp pha đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thi công ở những công trình lớn nhỏ, giúp bạn an tâm hơn trong quá trình thi công.

Bài viết khác:

Hướng Dẫn Quy Trình Thi Công Cốp Pha Nhôm

Cốp pha nói chung đều phải có kích thước, các bộ phận phù hợp với biện pháp thi công. Trong ngành xây dựng như hiện nay có rất nhiều hệ coppha và mỗi hệ coppha đều có những đặc điểm khác nhau làm cho năng suất thi công khác nhau, hiệu quả của công trình và chi phí cũng khác nhau. So với các loại coppha khác thì coppha nhôm có thể nói là có nhiều ưu thế để phát triểu ở thị trường xây dựng Việt Nam. Vậy bạn hiểu về cốp pha nhôm là gì? Lợi ích của nó ra sao và quy trình thi công cốp pha nhôm như thế nào?

1. Cốp pha nhôm là gì? Tại sao phải thi công cốp pha nhôm thay vì các loại cốp pha khác?

Cốp pha nhôm là các vật liệu cốp pha được sản xuất và chế tạo bằng hợp lim nhôm có cường độ cao và được liên kết với nhau để tạo nên khung công trình. Quy trình thi công cốp pha nhôm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng đặc biệt với công trình nhà cao tầng.

Trong ngành xây dựng hiện nay có rất nhiều hệ coppha có thể kể đến như: coppha gỗ tự nhiên, coppha gỗ công nghiệp, coppha thép, coppha composite, coppha nhôm… Mỗi hệ coppha đều có những đặc điểm riêng nhưng điển hình cốp pha nhôm sẽ tạo nên năng suất thi công, hiệu quả công trình và tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp cũ.

Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhà thầu chính là việc đúc bê tông yếu tố quyết định tiến độ thi công coogn trình. Chất lượng, mỹ quan và giá thành công trình phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố này. Với sự thay đổi của công nghệ và vật liệu ghép coppha hiện nay đã và đang tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng.

Chúng ta đã từng biết đến ghép coppha truyền thống bằng các thanh gỗ, vật liệu tận dụng và phên cót để làm coppha, tiến bộ hơn là dùng các thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau để tạo thành mặt phẳng lớn rồi đến coppha định hình (chế tạo sẵn theo kích thước tiêu chuẩn) ra đời. Đây thực sự là một bước đột phá trong quá trình thi công. Với cop pha nhôm định hình thì việc thi công cốp pha rút ngắn được thời gian hơn do lắp ghép đơn giản, đảm bảo chất lượng bê tông tốt và mỹ quan bề mặt.

Ưu điểm vượt trội của cốp pha nhôm

– Có trọng lượng nhẹ hơn các loại coppha thông thường (khoảng +/- 20kg/1m2)

– Không bị han rỷ nên tăng thời gian bảo quản và giảm đáng kể chi phí bảo quản.

– Giá trị thu hồi cao: Giá trị thu hồi của hệ ván khuôn nhôm rất cao khi các tấm phi tiêu chuẩn thành phế thải và bán lại cho nhà sản xuất có thể lên tới 20%.Cốp pha nhôm có thể được sử dụng nhiều lần với chi phí sử dụng trung bình thấp: Hệ thống cốp pha nhôm với thiết kế tiêu chuẩn và thi công theo đúng quy trình, một bộ ván khuôn có thể được sử dụng hơn 120 lần với chi phí sử dụng giảm đáng kể.

– Thi công thuận lợi và hiệu quả: Việc lắp ráp cốp pha nhôm đơn giản và thuận tiện; Trọng lượng trung bình là 23-26kg / m2. Nó có thể hoàn thành lắp ráp bằng tay mà không cần bất kỳ máy trợ giúp. (Thông thường, công nhân xây dựng chỉ cần một cái cần cẩu hoặc một cái búa nhỏ để lắp ráp và tháo dỡ). Một nhân viên lắp ráp có tay nghề có thể lắp đặt 25-35 m2 / ngày (so với cốp pha gỗ, cốp pha nhôm không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải đào tạo đơn giản cho công nhân xây dựng trước khi lắp đặt).

– Tiết kiệm thời gian xây dựng: Hệ thống ván khuôn nhôm là một hệ thống lắp ráp nhanh và rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí quản lý. Một bộ ván khuôn có thể xây dựng một tầng trong 5 ngày theo quy trình xây dựng.

– Ứng dụng: Ứng dụng cốp pha nhôm thích hợp vào tất cả các vị trí như tường, sàn, cột, dầm, cầu thang, cửa sổ, tấm nổi

– Không có rác xây dựng tại chỗ: Tất cả các bộ phận của cốp pha nhôm đều có thể tái sử dụng và không có rác thải tại chỗ sau khi gỡ bỏ ván khuôn để đảm bảo môi trường xây dựng an toàn, sạch sẽ và gọn gàng.

– Tính linh hoạt: Ván khuôn nhôm có các kích thước tiêu chuẩn khác nhau và linh hoạt để lắp ráp theo yêu cầu của các công trình tương ứng. Chỉ có 15-20% vật liệu không phải là tiêu chuẩn cần phải được thay thế để sử dụng lại ván khuôn cho một công trình mới và giúp giảm chi phí.

– Độ ổn định cao, khả năng chịu lực cao: Tất cả các bộ phận của hệ ván khuôn nhôm được lắp ráp lại với nhau bằng các liên kết chốt và la giằng cùng sự hỗ trợ của các thanh gông. Một khi hệ thống được lắp ráp, nó sẽ được tạo thành một hệ hoàn chỉnh với độ ổn định rất tốt và khả năng chịu lực cao.

– Hệ thống hỗ trợ thuận tiện: Phương pháp xây dựng truyền thống của công nghệ xây dựng ván khuôn như sàn, thường đòi hỏi phải có khung đầy đủ với chi phí cao hơn, trong khi các thanh chống cho hệ ván khuôn nhôm tương đối ít (khoảng cách giữa mỗi cột chống đỡ độc lập là 1050mm) Không gian làm việc lớn hơn, công nhân tiếp cận và vật liệu vẫn chuyển dễ dàng hơn.

Nhược điểm của cốp pha nhôm

– Nhược điểm lớn nhất và nổi bật nhất của cốp pha nhôm là giá thành cao hơn so với các loại cốp pha thông thường. Việc giá thành hệ thống cốp pha nhôm cao có thể nói là do hiện nay đa số coppha nhôm được nhập từ nước ngoài. Nếu nước ta có thể sản xuất được thì việc ứng dụng nó sẽ làm năng suất thi công cao hơn nữa, đẩy tiến độ công trình hơn nữa.

– Mỗi công trình thi công cốp pha đã có sẵn form cho từng vị trí và một vị trí là duy nhất nên chỉ cần mất một form nào đó cũng khá phức tạp và tốn kém để tìm vật liệu thay thế vị trí đó nên yêu cầu công tác quản lý chặt chẽ.

2. Hướng dẫn quy trình thi công cốp pha nhôm

Ngày 1: Công tác thép tường, cột.

– Lắp đặt cốt thép cho tường, cột và các thiết bị ngầm.

– Đánh dấu tim cốt và kiểm tra mức cân bằng mặt sàn.

– Tháo dỡ cốp pha vách tầng dưới và vận chuyển lên khu vực tầng trên để tiếp tục lắp đặt.

Các mục cần kiểm tra:

– Kiểm tra đường tiêu chuẩn và kích thước của tường.

– Kiểm tra lại tình trạng cốp pha vách sau khi tháo dỡ, cần vệ sinh sạch bê tông trên bề mặt cốp pha để tái sử dụng.

– Kiểm tra số lượng và ký hiệu ghi trên cốp pha vách của từng khu vực.

Ngày 2: Công tác cốp pha vách.

– Lắp ráp hệ cốp pha vách(Wall) và cốp pha dầm(Beam) cho công trình.

– Lắp ráp cầu thang.

Các mục cần kiểm tra:

– Kiểm tra độ thẳng đứng của lưới thép.

– Kiểm tra các thiết bị lắp đặt ngầm.

– Kiểm tra tính ổn định của các thanh chống, gia cố đã đảm bảo chưa.

– Kiểm tra số lượng phụ kiện lắp ráp.

– Kiểm tra lắp ráp cốp pha tại các khu vực đặc biệt của công trình.

– Kiểm tra lắp ráp cốp pha tại các chi tiết của hệ.

– Kiểm tra các khoảng hở sau khi lắp ráp cốp pha vách.

Ngày 3: Công tác cốp pha sàn.

– Lắp ráp hệ xương chống đỡ cho cốp pha sàn.

– Lắp ráp và quét dầu lên cốp pha sàn.

– Vận chuyển lưới thép sàn lên sau khi lắp đặt xong cốp pha sàn.

Các mục cần kiểm tra:

– Kiểm tra cao độ của sàn.

– Kiểm tra khe hở sau khi lắp ráp.

– Kiểm tra liên kết với hệ cốp pha vách.

– Kiểm tra vị trí các thiết bị ngầm, ống thoát nước.

Ngày 4: Công tác thép sàn.

– Lắp đặt cốt thép sàn, lắp đặt thiết bị điện và các thiết bị ngầm khác.

Các mục cần kiểm tra:

– Kiểm tra độ ổn định của hệ khung trước khi đổ bê tông.

– Kiểm tra độ thẳng đứng và cao độ của hệ.

– Kiểm tra chiều cao mặt sàn bê tông.

Ngày 5: Công tác đổ bê tông.

– Hoàn tất 4 bước trên và dọn vệ sinh mặt bằng chuẩn bị đổ bê tông.

– Đổ bê tông và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.

Các mục cần kiểm tra:

– Kiểm tra lại hệ cốp pha của công trình sau khi đổ bê tông.

– Kiểm tra độ phẳng của bề mặt bê tông.

– Kiểm tra các khu vực đặc biệt(cầu thang, cửa, thang máy…).

3. Sự cố xảy ra trong quy trình thi công cốp pha nhôm tại công trường

Như bất kỳ hình thức coppha nào, dùng nhôm cũng phát sinh những sự cố hi hữu nếu không giám sát chặt chẽ quá trình thi công.

a. Đứt gãy La (Tie) khi dùng coppha nhôm

Như đề cập trong nhiều bài trước, chịu lực chính trong hệ coppha vách nhôm là TIE. Nên một khi thành phần này không đảm bảo, sự cố không thể không tránh khỏi. Có nhiều loại tie la, bằng nhôm hoặc thép không gỉ cường độ cao (ở VN đang phổ biến La bằng thép cường độ cao).

Tải trọng tiêu chuẩn (chịu kéo) thường ở 13.3 KN (tùy thuộc vào nhà sản xuất). Khi chất lượng, hoặc chịu tải không đúng qui định, nhiều khả năng bị đứt gãy. Tuy nhiên, sự cố không phụ thuộc hoàn toàn vào sức chịu tải này, ngoài ra phương án thiết kế không đúng tiêu chuẩn, tốc độ đổ bê tông, nhiệt độ bê tông, kích thước vách,…cũng ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, phải có phương án thiết kế đúng chuẩn, chất lượng ti la phải được kiểm định và tính toán chính xác.

b. Bê tông tràn tại chiếu nghỉ cầu thang lắp coppha nhôm

c. Nở bê tông cạnh biên công trình

Điểm yếu khó khắc phục được của coppha nhôm chính là không thể tự ngăn cản áp lực đẩy ngang ở thành trên biên công trình. Đặc biệt là những cấu kiện trên cùng như Kicker. Chỉ liên kế chốt được 3 cạnh, trong khi đó cạnh trên cùng tự do. Trường hợp tương tự cho vị trí lõi thang máy nhưng có thể khắc phục bằng cách chống đạp qua lại giữa các phương song song. Tuy nhiên, biện pháp này không thể áp dụng cho vị trí outside. Khi đổ bê tông, áp lực xô ngang có thể làm đầu kicker dao động. Kết quả là mép biên bị nở ra vài cm.

Theo kinh nghiệm của mình công trường và đơn vị thiết kế đã áp dụng một số biện pháp như:

– Giảm kích thước tie la trên cùng 5mm.

– Bắt ti angle xỏ từ kicker (thành biên) chéo xuống tấm bên trong.

– Khoan ti giằng giữa kicker với tấm sàn bên trong.

– Kéo đầu kicker bằng thép d8 hàn vào thép sàn.

d. Nở sàn không thể lắp coppha nhôm

Hiện tượng này thường hay gặp đối với mặt bằng có diện tích sàn rộng (sàn phẳng chịu lực, sàn ứng lực trước,..). Khi lắp coppha full sàn gặp tình trạng hệ sàn bị nở hoặc không lắp được những tấm cuối cùng. Có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất xuất phát từ công tác vệ sinh ván khuôn. Sau nhiều tầng thi công, coppha bị bám bẩn bê tông giữa các cạnh, khi liên kết các cấu kiện sẽ không còn kín khít và dẫn đến sai số, nhiều tấm như vậy, tỉ lệ sai số tăng cao.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều tấm tận dụng cũ, hoặc cấu kiện gia công có độ chính xác không cao cũng ảnh hưởng không nhỏ. Công tác thi công, bảo quản và độ giãn nở của nhôm cũng góp phần vào sự cố này.

Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Móng Hiện Đại Vững Trãi

Yêu cầu kĩ thuật biện pháp thi công cốp pha móng trong công trình

Để có được 1 công trình hoàn hảo từ đầu đến cuối thì mọi chi tiết phải được thiết kế tỉ mỉ và cẩn trọng nhất. Dù là chi tiết nhỏ cũng không thể làm cho qua vì những chi tiết nhỏ là những bộ phận tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn trở nên đặc biệt hơn với những ngôi nhà xung quanh. Bên cạnh đó sẽ có rất nhiều yếu tố khiến gia chủ phải đau đầu, và việc làm móng nhà sao cho chắc chắn nhất cũng là vấn đề để mọi người suy nghĩ. Nhưng mọi thắc mắc sẽ được giải quyết thông qua bài viết về biện pháp thi công cốp pha do chúng tôi sẽ đưa ra ngay bây giờ.

Yêu cầu:

– Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.

– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

– Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước tránh lấy cán bị cong vênh sẽ làm ảnh hưởng đến công trình.

– Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.

– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

– Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.

– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

* Thi công ván khuôn móng:

– Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng của từng mẫu biệt thự đẹp khác nhau. Các thanh chống chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bêtông.

– Đối với móng cọc (cọc ép hoặc cọc khoan nhồi) có thể dùng gạch cháy làm ván khuôn để xây đài móng và giằng móng.

– Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.

Hình ảnh 1: Biện pháp thi công cốp pha móng hữu ích

Hình ảnh 2. Biện pháp thi công cốp pha móng hiệu quả

Và đi đôi với móng nhà là dầm móng, đối với dầm móng được đổ bê tông khối liền kề với nhau. Ván dầm móng được lắp đặt như sau:

– Trước khi lắp dựng ván khuôn tiến hành dùng máy thủy bình dẫn cốt chuẩn của công trình vào các cột đã đổ bê tông để lấy cốt cao độ của đáy đà.

– Đầu tiên tiến hành trải ván đáy đà trước sau đó tiến hành tấm ván thành và dùng nẹp gỗ giữ chân (a=300) để định ví trí kích thước hình học giữ ổn định cho ván khuôn đà.

– Đóng các con bọ giữ đáy đà và rải hệ thống dầm đỡ ván khuôn sàn (bằng sắt hộp 50×100) khoảng cách a=500 dùng sắt hộp 50×100 làm chống đứng liên kết các dầm đỡ sàn với dàn sắt hộp 50×100 đã trải sẵn trên giàn giáo sắt.

– Sau khi lắp dựng ván khuôn đà dùng máy kinh vĩ máy thủy bình thước đo kẻ vuông để kiểm tra bằng phẳng tim cốt kích thước của các cấu kiện.

Hình ảnh 3: Biện pháp thi công cốp pha móng

Để có thể có được hệ thống móng cũng như cột nhà vững chắc và vuông vắn thẳng tắp là nhờ vào công tác thực hiện biện pháp thi công cốp pha móng này. Với kiểu cách thiết kế kiên cố mọi công trình dường như không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài như những mẫu biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ mà cấu tạo cũng đẹp theo đúng kiểu kiến trúc.

Ván khuôn cột: Đầu tiên để có thể dựng được cốp pha ta phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn theo ý của mình. Bên cạnh đó phải đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột, cách bố trí này vừa giúp biện pháp thi công cốp pha móng được thực hiện nhanh hơn. Khi gia công thì gia công từng mặt, tùy theo diện tích của từng loại cột mà ghép các mảng lại với nhau. Khâu cuối cùng là dùng gông cố định lại tránh việc bị xê dịch méo mó, khoảng cách giữa các gông tầm khoảng 50cm.

Cách lắp ghép:

– Vạch mặt cột lên chân sàn hoặc nền nơi cần thực hiện biện pháp thi công cốp pha móng.

– Ghim khung cố định chân cột lại bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ sao cho chắc chắn nhất.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp gông nệm chặt, các bước phải được thực hiện đúng quy trình để tránh sai sót, rủi ro.

– Kiểm tra lại lần cuối trước khi đổ bê tông, có thể dùng thước đo trong công trình hoặc quả dọi kiểm tra độ thẳng đứng của cột.

HÌnh ảnh 4; Biện pháp thi công cốp pha móng hiện đại

Hình ảnh 5: Biện pháp thi công cốp pha móng đẹp

– Xác định tim dầm

– Rải ván lót để đặt chân cột

– Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột rồi sau đó cố định 2 cột chống lại để có thể chắc chắn hơn đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.

– Rải ván dáy dầm trên xà đơc cột chống chữ T cố định 2 đầu bằng các giằng

– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu bông

– Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng như thiết kế mà kiến trúc sư đưa ra.

Hình ảnh 6: Thực tế về biện pháp thi công cốp pha móng

Với biện pháp thi công cốp pha móng thì các bạn hoàn toàn yên tâm với mọi công trình. Khi ở trong ngôi nhà có một hệ thống móng vững chắc như vậy chúng ta luôn có cảm giác an toàn. Bởi vì sao vì ngôi nhà là công trình gắn bó với chúng ta cả đời và nhiều hơn nữa là của con cháu chúng ta sau này nên mọi thứ chắc chắc và an toàn vẫn được đưa lên hàng đầu. Tôi tin rằng bài viết này đã phần nào giải đáp được 1 số điều mà bạn chưa kịp tìm hiểu và bạn có thể tham khảo một số kiểu thiết kế quán karaoke đẹp tiết kiệm chi phí.

Thông tin xin liên hệ: 0988030680

Tài Liệu Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Bàn Cho Sàn Nhà Cao Tầng

1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Tên đề tài: Biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng Phần mở đầu  Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao kéo theo sự đô thị hóa mạnh mẽ, kết quả là hàng loạt các dự án trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng và siêu cao tầng ra đời. Đây cũng là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với ngành xây dựng của chúng ta, là làm sao nắm bắt được công nghệ xây dựng hiện đại, thi công nhanh, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động. Vì vậy các giải pháp xây dựng với công nghệ thi công mới được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều, biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng là một trong những giải pháp công nghệ đáp ứng được các nhu cầu đó. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi lựa chọn biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng. Đây là biện pháp mang tính hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu xây dựng hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn trong suốt quá trình thi công.  Mục tiêu: Tìm hiểu về các loại cốp pha thi công nhà cao tầng, cấu tạo và cách thi công lắp dựng cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng.  Phạm vi nghiên cứu: Các loại cốp pha thi công nhà cao tầng, đặc biệt là cốp pha bàn trong thi công sàn nhà cao tầng.  Phương pháp nghiên cứu: Dựa theo các công trình thực tiễn đã và đang thi công tại Việt Nam và các tiêu chuẩn và tài liệu hiện hành. Phạm vi nghiên cứu tập chung vào các giải pháp kỹ thuật an toàn trong thi công. 2 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN CÁC LOẠI CỐP PHA SỬ DỤNG THI CÔNG CHO NHÀ CAO TẦNG 1.1 Sơ lược các loại cốp pha thường sử dụng thi công nhà cao tầng Ta có thể phân loại cốp pha sử dụng thi công cho nhà cao tầng theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là phân loại theo vật liệu chế tạo và theo cách sử dụng chúng. 1.1.1 Theo vật liệu chế tạo – Theo vật liệu chế tạo có các loại sau:       Cốp pha làm từ gỗ xẻ. Cốp pha làm từ gỗ công nghiệp. Cốp pha kim loại. Cốp pha bê tông cốt thép. Cốp pha gỗ thép kết hợp. Cốp pha sản xuất từ chất dẻo. 1.1.1.1 Cốp pha làm từ gỗ xẻ a. Đặc điểm cấu tạo – Cốp pha gỗ xẻ được sản xuất từ các tấm ván gỗ có chiều dầy từ 2,5 đến 4cm. Gỗ dùng sản xuất cốp pha là loại gỗ thuộc nhóm VII, VIII. Các tấm gỗ này liên kết với nhau thành từng mảng theo kích 3 thước yêu cầu, mảng cốp pha 2 được tạo từ các tấm ván, nẹp gỗ và các đinh liên kết. 1 60-70cm Hình 1.1: Mảng cốp pha gỗ xẻ 1 – Tấm gỗ xẻ; 2 – Nẹp gỗ; 3 – Đinh liên kết 3 Hình 1.2: Hình ảnh cốp pha gỗ xẻ. b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Có thể cắt và lắp ghép theo hình dáng và kích thước của cấu kiện. – Chi phí thấp. + Nhược điểm: – Số lần sử dụng lại ít (3  7 lần). – Dễ bị hư hỏng. – Mất nhiều công để lắp ghép. – Do những hạn chế về độ phẳng của bề mặt từng tấm và khi tổ hợp nhiều tấm nhỏ, cộng thêm với việc kích thước, hình dạng không đồng đều nên nhìn chung mỹ quan khối đổ không được đảm bảo. – Ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường (dùng gỗ để xẻ thành cốp pha). c. Phạm vi ứng dụng 4 – Trước kia khi chưa có nhiều các loại cốp pha (cốp pha gỗ công nghiệp, cốp pha kim loại, cốp pha nhựa…), thì cốp pha gỗ xẻ được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng nhưng hiện nay do sự phát triển của công nghệ xây dựng và yêu cầu bảo vệ môi trường thì nó chỉ được dùng ở các công trình vừa và nhỏ. Trong tương lai thì cốp pha gỗ xẻ sẽ không được sử dụng nữa. 1.1.1.2 Cốp pha làm từ gỗ công nghiệp a. Đặc điểm cấu tạo – Cốp pha gỗ công nghiệp được sản xuất chế tạo trong nhà máy (gỗ dán, gỗ ván ép) với các loại kích thước cơ bản: 1,2  2,4m; 0,4  1,2m; 0,3  1,2m; 0,3  1,5m; 0,22  1,2m; 0,22  1,5m; 0,2  1,2m có chiều dầy từ 1 đến 2,5cm. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt hàng theo kích thước yêu cầu. – Gỗ dán hoặc gỗ ván ép kết hợp với các sườn gỗ hoặc sườn kim loại tạo thành mảng cốp pha có độ cứng lớn. 1 1 2 3 2 Tấm cốp pha cột Tấm cốp pha tường Hình 1.3 : Tấm cốp pha 1- Gỗ dán (ván ép) 2- Sườn 1- Gỗ dán (ván ép) 2- Sườn dọc 3-Sườn ngang 5 Các loại VK gỗ CN VK cột Hình 1.4 : Ván khuôn gỗ công nghiệp 6 VK sàn b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Thi công nhanh, việc lắp đặt tháo dỡ cũng dễ dàng  giảm chi phí gia công trên công trường. – Số lần luân chuyển nhiều. – Không bị cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn  chất lượng bê tông tốt hơn. + Nhược điểm: – Khi gặp nước cốp pha gỗ công nghiệp có thể bị trương nở và nhanh hỏng. c. Phạm vi ứng dụng – Cốp pha gỗ công nghiệp có thể được sử dụng cho tất cả các công trình xây dựng. loại lớn sử dụng cho các tấm tường, vách, sàn. Loại nhỏ sử dụng cho dầm và cột. 1.1.1.3 Cốp pha kim loại a. Đặc điểm cấu tạo 7 + Cốp pha kim loại  thép – Gồm các tấm mặt sản xuất từ thép đen dầy từ 1 đến 2mm được hàn với các thanh thép dẹt có kích thước tiết diện 2  5mm để làm sườn kích thước phổ biến: 55 x 50 x 100, 180, 200, 300; 55 x 900 x 1000, 1200, 1500, 1800mm. – Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa (móc kẹp) thông qua các lỗ khoan dọc theo các sương nằm trên chu vi các tấm khuôn . 1 – Lỗ để liên kết sườn các tấm khuôn khi đặt cạnh nhau 2 – Lỗ nhỏ để liên kết bằng đinh với nẹp gỗ 1 3 – Lỗ để liên kết chốt, tăng cứng cho bề mặt cốp pha 2 Cốp pha thép, sườn và mặt đều bằng thép tấm mỏng 2 3 1 1 – Lỗ để liên kết các tấm khuôn 2 – Mặt tấm khuôn 3 – Sườn tấm khuôn 4 4 – Lỗ để xuyên thanh giằng Hình 1.5 : Ván khuôn kim loại Cốp pha thép , sườn bằng thép hình , mặt bằng thép tấm mỏng (a) (b) Hình 1.6 : Tấm cốp pha góc a – Tấm cốp pha góc trong b – Tấm cốp pha góc ngoài 3 8 Chốt LK Hình 1.7: Đặc trưng kỹ thuật cốp pha thép. + Cốp pha kim loại  nhôm – Gồm các tấm lá nhôm hàn với sườn thép hộp. – Các tấm khuôn được liên kết với nhau bằng các khóa (móc kẹp) thông qua các lỗ khoan dọc theo các sương nằm trên chu vi các tấm khuôn. Hệ số luân chuyển cao hơn so với cốp pha kim loại  thép. 9 Hình 1.8: Cốp pha nhôm b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Hệ số luân chuyển cao. – Khả năng chịu lực lớn. – Thi công lắp ghép nhanh. – Cho chất lượng bê tông tốt. + Nhược điểm: – Chi phí chế tạo cao. – Trọng lượng nặng. c. Phạm vi ứng dụng 10 – Cốp pha kim loại thường được sử dụng cho các công trình lớn. Dùng để lắp ghép ván khuôn cho các cấu kiện như cột, dầm, sàn, tường, vách… 1.1.1.4 Cốp pha bê tông cốt thép a. Đặc điểm cấu tạo – Cốp pha bê tông cốt thép được sản xuất trong nhà máy bằng các loại vật liệu là bê tông đá nhỏ bên trong có cốt thép thường dầy từ 60 đến 100mm và mác bê tông thường lớn hơn mác bê tông của sàn. Hình dáng của tấm có thể là hình chữ nhật, hình thang, kích thước được xác định theo tính toán để đảm bảo phù hợp với sức nâng của cần cẩu, độ bền của tấm trong quá trình thi công không bị gẫy khi cẩu vào vị trí và đảm bảo sự làm việc của tấm với phần bê tông để sau như một khối thống nhất theo sơ đồ kết cấu ban đầu. Mặt tiếp giáp giữa mặt trên của tấm và phần bê tông đổ sau không bị trượt qua nhau. – Mặt trên của tấm cốp pha bê tông (mặt tiếp giáp với phần bê tông đổ sau) tuyệt đối không được xoa nhẵn, mà phải tạo nhám và có các gân bê tông để tạo lực dính bám với bê tông đổ sau. Mặt dưới của tấm có thể xoa nhẵn vì nó có thể là trần nhà. – Cốt thép trong tấm được chia làm mấy loại như sau: + Lưới thép đặt trong tấm có cấu tạo như lưới thép của bản sàn và được xác định theo yêu cầu. + Thép chờ là thép cấu tạo thường bố trí vòng quanh chu vi của tấm để neo lưới cốt thép trên trong tấm vào phần sàn bê tông đổ sau. + Râu thép có thể coi như các móc cẩu, nhưng khi đã vào vị trí thì nó được coi như thép giá để định vị khoảng cách giữa hai tấm lưới thép. + Thép gia cố giữa các móc cẩu… b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Nó vừa có chức năng làm cốp pha vừa là một bộ phận của kết cấu công trình  giá thành của công trình giảm. + Nhược điểm: – Chỉ sử dụng được một lần. c. Phạm vi ứng dụng – Được sử dụng cho các công trình bán lắp ghép (Công trình áp dụng tại Việt Nam: Khách sạn Opera Hiltơn, khu nhà chung cư Trung Hòa Hà Nội, nhà làm việc khoa Pháp văn Đại học Sư phạm Hà Nội…). 1.1.1.5 Cốp pha gỗ thép kết hợp a. Đặc điểm cấu tạo 11 – Cốp pha gỗ thép kết hợp có sườn bằng thép, còn các tấm mặt được sản xuất từ gỗ dán hoặc ván ép. b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Cốp pha gỗ thép kết hợp dễ dàng thay thế tấm mặt. – Số lần dùng lại nhiều  giá thành hạ. – Thi công lắp ghép nhanh, cho chất lượng bê tông tốt. + Nhược điểm: – Tấm mặt làm bằng gỗ dán hoặc ván ép nên khi gặp nước có thể bị trương nở và nhanh hỏng. 1.1.1.6 Cốp pha sản xuất từ chất dẻo a. Đặc điểm cấu tạo – Các bộ phận cơ bản của cốp pha chất dẻo là: tấm khuôn, chốt, khóa, bu lông. Tấm cốp pha chất dẻo được ghép với nhau thành các mảng có kích thước lớn hơn và hình dạng phong phú, khi kết hợp với các sường bằng thép hay gỗ sẽ cho khả năng chịu lực lớn. – Cốp pha chất dẻo có kích thước khác nhau từ 100mm, đến 2000mm, dày 50mm. Liên kết tốt với hầu hết các hệ xương đỡ phía sau. Chúng có bố trí các vị trí để liên kết tấm cốp pha với khung bằng vít từ trên xuống rất chắc chắn, nhanh mà không cần dùng nhiều phụ kiện rất thuận lợi để tạo mảng làm tường, cột,đà… 12 Hình 1.9: Cốp pha sản xuất từ chất dẻo b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Kích thước đa dạng. – Lắp dựng và tháo dỡ nhanh, trọng lượng nhẹ. – Khả năng chịu lực lớn. – Luân chuyển được nhiều lần, giá thành rẻ. – Cho chất lượng cấu kiện bê tông tốt. 13 – Sau khi tháo tạo nhám trên bề mặt bê tông làm tăng khả năng bám dính giữa bê tông và các lớp trát. c. Phạm vi ứng dụng – Hiện nay cốp pha chất dẻo được sử dụng rất rộng rãi, sử dụng tốt cho tất cả các kết cấu: cốp pha sàn, tường, cột, dầm, móng… Rất tốt khi sử dụng làm mặt cho cốp pha trượt. 1.1.2 Theo phương pháp sử dụng – Theo phương pháp sử dụng, cốp pha sử dụng thi công cho nhà cao tầng gồm có các loại sau:    Cốp pha định hình. Cốp pha bay. Cốp pha bàn. 1.1.2.1 Cốp pha định hình a. Đặc điểm cấu tạo – Được gia công chế tạo thành từng tấm theo một sô kích thước điển hình, sử dụng lại cho nhiều cấu kiện khác nhau. – Chúng có thể được chế tạo theo các kiểu sau: * Khung thép mặt gỗ dán. * Cốp pha thép. Hình 1.10: Cốp pha tường Hình 1.11: Cốp pha góc tường 14 Hình 1.12: Cốp pha liên kết mảng Hình 1.13: Cốp pha cột b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Sử dụng được cho nhiều dạng cấu kiện. – Tháo lắp, vận chuyển dễ dàng, tốn ít công chế tạo, kinh tế. – Khi tháo dỡ giữ được nguyên hình. + Nhược điểm: – Trọng lượng bản thân lớn. c. Phạm vi ứng dụng – Được sử dụng cho các loại cấu kiện như tường, cột, sàn, dầm… 1.1.2.2 Cốp pha bay a. Đặc điểm cấu tạo – Cốp pha bay là loại cốp pha tấm lớn đúc sẵn nhưng được thiết kế chế tạo và tổ chức sản xuất ở trình độ cao. – Cấu tạo cốp pha bay gồm: ván sàn, hệ thống giá đỡ, hệ thống điều chỉnh và dịch chuyển ngang. Ván sàn có thể là kim loại hay gỗ dán. Hệ thống đỡ là khung không gian gồm các thanh xà gỗ và cột. Ván sàn được liên kết chặt với xà gỗ, cột chống được gắn thiết bị nâng hạ và bánh xe di chuyển. Khi bê tông sàn đạt cường độ yêu cầu, điều chỉnh cơ cấu nâng hạ để cốp pha tách cốp pha ra khỏi bê tông sàn và hạ thấp xuống, 15 nhờ các bánh xe hoặc các thiết bị trượt mà dễ dàng đẩy cả hệ thống cốp pha ra khỏi khu vực đổ bê tông. – Cốp pha bay được đưa lên tầng trên bằng cần cẩu. Hình 1.14: Cốp pha bay b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Thi công lắp ghép nhanh và đơn giản giúp giảm chi phí. – Cho chất lượng bê tông tốt, bề mặt phẳng nhẵn. – Thời gian luân chuyển nhanh. – Độ bền cao. + Nhược điểm: – Chi phí đầu tư ban đầu lớn. – Đòi hỏi trình độ thiết kế chế tạo và tổ chức ở trình độ cao. c. Phạm vi ứng dụng – Áp dụng cho các công trình cao tầng có các ô sàn điển hình. 1.1.2.3 Cốp pha bàn a. Đặc điểm cấu tạo – Cấu tạo của cốp pha bàn gồm hệ cột chống không gian có cơ cấu điều chỉnh chiều cao(chân giáo và đế điều chỉnh độ cao), đà đỡ (đà dọc và đà ngang), ván sàn. 16 Hình 1.15 : Cốp pha bàn 17 b. Ưu nhược điểm + Ưu điểm: – Có cấu trúc đơn giản, dễ tháo lắp, thi công nhanh đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tiết kiệm chi phí. – Thay đổi vị trí linh hoạt trên mặt bằng. – Thời gian luân chuyển nhanh. – Độ bền cao. + Nhược điểm: – Chi phí đầu tư ban đầu lớn. c. Phạm vi ứng dụng – Được sử dụng trong thi công sàn điển hình của các công trình cao tầng. 1.2 Khái quát biện pháp thi công cốp pha bàn cho sàn nhà cao tầng – Cốp pha bàn là một loại ván khuôn định hình cỡ lớn chuyên dùng trong thi công đổ bê tông sàn và nó được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng, tòa nhà chọc trời, nhà xưởng công nghiệp cao tầng, công trình ngầm. 1.2.1 Cấu tạo cơ bản của các loại cốp pha bàn + Cốp pha bàn được cấu tạo từ các bộ phận chính sau: -Ván lát -Hệ thống các thanh đà đỡ bao gồm có các thanh đà dọc và các thanh đà ngang, các thanh đà đỡ này là các loại cấu kiện dạng thanh định hình( có thể là chữ I, chữ C, chữ T hoặc có thể là tổ hợp từ 2 trong số các loại trên để nâng cao khả năng chịu lực.) được làm bằng các loại vật liệu như thép và nhôm. -Hệ thống chân giáo làm bằng các loại cấu kiện dạng thanh định hình( ống tròn hay dạng ống hộp…) được làm bằng các loại vật liệu như thép hoặc nhôm. -Đế điều chỉnh độ cao, nhờ bộ phận này mà hệ thống chân giáo có thể điều chỉnh được độ cao cho phù hợp trong quá trình thi công cũng như tháo lắp. -Hệ thống các thanh giằng chân giáo giúp định vị và tăng ổn định giữa các chân giáo. -Hệ thống công xôn sàn công tác: hệ thống này để công nhân có thể đi lại trong quá trình thi công. Tất cả các bộ phận của cốp pha bàn đều được sản xuất trong nhà máy. Quá trình lắp ráp có thể là được thực hiện trong nhà máy rồi dùng xe vận chuyển đến công trường hoặc cũng có thể lắp ráp tại công trường. 18 19 Hình 1.16: Cốp pha bàn 1.2.2 Khái quát biện pháp thi công cốp pha bàn cho nhà cao tầng +Sau khi được vận chuyển đến công trường, cốp pha bàn sẽ được vận chuyển lên công trình bằng sự trợ giúp của khung vận chuyển và cần trục hoặc có thể dùng hệ thống dây móc treo để vận chuyển cốp pha. Công việc này khá đơn giản vì cốp pha được vận chuyển trực tiếp từ trên xe vận chuyển lên công trình mà chỉ cần 2 đến 3 công nhân. Có 3 cách để vận chuyển cốp pha lên mặt bằng thi công của công trình: -Cách thứ nhất là xếp các tấm cốp pha chồng lên nhau sau đó dùng dây cáp và cần trục vận chuyển lên mặt bằng thi công. 20 -Cách thứ hai là lắp ráp các tấm cốp pha thành một hệ thống có diện tích lớn sau đó cũng dùng dây cáp và cần trục vận chuyển lên mặt bằng thi công. Hình 1.17 : Cẩu lắp cốp pha bàn bằng cần trục -Cách thứ ba là bố trí lắp đặt 1 hệ thống vận thăng chuyên dụng để vận chuyển cốp pha bàn. Hình 1.18 : Vận chuyển cốp pha bàn bằng vận thăng +Khi cốp pha đã được vận chuyển lên mặt bằng thi công thì chúng sẽ được di chuyển đến đúng vị trí và lắp ghép lại với nhau theo đúng kích thước sàn. Việc di chuyển chúng trên mặt bằng thi công là khá đơn giản, chỉ cần 1 công nhân với sự trợ giúp của xe đẩy. Xe đẩy giúp dịch chuyển các đơn vị ván khuôn bàn trên cùng một tầng đến đúng vị trí. Các đơn vị cốp pha được điều động một cách nhanh chóng vào vị trí.

Biện Pháp Thi Công Kè Đá Học Chi Tiết Nhất

Kè đá hộc là gì?

Kè hay là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sóng. Và một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi xây dựng kè là đá hộc.

Đá hộc là loại đá rất chắc chắn và có màu xanh sẫm. Đá học có hai loại là kích thước nhỏ dùng để trộn vữa và loại đá lớn thường hay ứng dụng làm bờ kè.

Đá hộc có kích thước có kích thước lớn và nặng nên rất thích hợp bố trí ở các bờ kè. Biện pháp thi công kè đá hộc ở bờ sông, kè đê hay bờ biển hiện nay rất phổ biến. Với kết cấu khác nhau, đá hộc kết hợp với vữa sẽ tạo nên kết cấu bền vững, mang lại tính thẩm mỹ cao, đặc biệt rất bền vững.

Chuẩn bị thi công kè đá hộc

Căn cứ vào hiện trạng mặt bằng thi công phía đơn vị thi công sẽ đưa ra biện pháp tổ chức thi công và tiến độ thi công cụ thể. Tùy vào vị trí và thời điểm thi công, đơn vị thi công sẽ bố trí vật liệu và thiết bị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, các bạn cần chuẩn bị nguồn nước cho quá trình thi công và sinh hoạt. Nguồn nước phục vụ thi công cần được xử lý đúng yêu cầu.

Biện pháp thi công kè đá hộc Thi công bóc lớp hữu cơ bề mặt phạm vi công trình.

Đầu tiên cần xác định phạm vi, diện tích các mặt cắt chuẩn bị đào. Tiến hành bóc lớp địa chất số 1 đất hữu cơ, lớp phong hóa bề mặt để tiến hành đào đất. Tiến hành đào đất theo thiết kế đã phê duyệt.

Đóng cọc tre trên phạm vi xây chân khay

Tre luôn là vật liệu số 1 để xử lý móng công trình.Đầu tiên cần cắm biên, mốc xác định phạm vi và khoảng đóng cọc tre. Đóng cọc tre cần tiến hành so le, đóng từ ngoài vào trong hoặc đóng dạng hoa mai.

Đổ bê tông lót chân khay

Đầu tiên cần gia công và lắp đặt ván khuôn. Sau đó tiến hành thi công bê tông lót. Tiếp đến cần bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ ván khuôn. Lưu ý bê tông được thi công liên tục để đảm bảo không có mạch ngừng. Bê tông được đầm bằng đầm bàn và hoàn thiện bằng thủ công.

Thi công xây chân khay, mái kè

Vận chuyển vật liệu đến gần vị trí thi công bằng máy đào. Tiếp đến tiến hành trộn vữa và xây đá. Vữa được trộn theo đúng cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy, trước khi trộn vữa phải kiểm tra thiết bị máy móc đã đảm bảo an toàn cho quá trình thi công chưa.

Tiến hành đắp cát và đất đầm chặt theo quy định

Việc đắp đất thường xuyên được kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra các thông số như độ ẩm, độ chặt,… bao giờ đạt các tiêu chuẩn cho phép thì mới tiến hành nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công.

Tiến hành rải lớp đệm đá dăm lót.

Căn cứ vào khối lượng vào chiều dày theo thiết kế mà ta bố trí lực lượng cũng như khối lượng vật tư cho phù hợp để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ và tăng chất lượng đá dăm lót.

Xây mái kè theo thiết kế

Trong biện pháp thi công kè đá hộc, vữa phải được trộn đúng theo cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy trộn. Dựa vào thiết kế, phần mái kè sẽ được thi công hoàn thiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Thi Công Cốp Pha Nhôm Chi Tiết Nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!