Xu Hướng 12/2023 # Biện Pháp Sóng Đôi Và Đòn Bẩy Trong Miêu Tả Vân, Kiều # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Sóng Đôi Và Đòn Bẩy Trong Miêu Tả Vân, Kiều được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề bài: Anh chị hãy phân tích biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Vân, Kiều

Bài làm

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được coi là một trong những tác phẩm suất sắc về mặt nghệ thuật và nội dung. Và một trong những đoạn thơ hay nhất với nhiều biện pháp nghệ thuật chính là 24 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Thông qua những câu thơ lục bát Nguyễn Du cũng thể hiện sự nâng niu, trân trận trọng đối với những người phụ nữ thời xưa.

Trước tiên để hiểu hết về nghệ thuật trong 24 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Vân, Kiều thì có lẽ chúng ta cần nói đến nghệ thuật họa trong tranh cổ. Đó là nghệ thuật vẽ cái tinh của sự vật ví như vẽ long phụng thì phải vẽ đôi mắt có hồn, vẽ mua thu thì phải có lá vàng… Hiểu rõ nghệ thuật này Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh về hai “ả tố nga” bằng ngôn từ. Để mỗi câu thơ như lắng đọng tô vẽ trong lòng người đọc để khi gấp sách lại chúng ta vẫn còn vương vấn.

Đầu tiên tác giả nêu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Vân Kiều.

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Mai cốt cách , tuyết tinh thần,

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”

Hai chị em Vân Kiều đã hiện ra không chỉ với vẻ đẹp về ngoại hình mà còn vẻ đẹp về tình thần. Đó là cốt cách như cây “mai” tinh thần trong sáng thuần khiết như tuyết. Hai chị em với vẻ đẹp khác nhau nhưng vẫn ” mười phân vẹn mười”. Trên cái nền thô sơ ấy, Nguyễn Du đã lần lượt để các nhân vật của mình hiện ra. Đầu tiên là Thúy Vân.

” Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Bằng thủ pháp ước lệ nhân hóa cùng hệ thống ngôn từ chọn lọc Thúy Vân đã hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất tinh túy nhất của trời đất: : Hoa, trăng, ngọc, mây, tuyết. Cách miêu tả này khiến người đọc say đắm trước vẻ đẹp mà tạo hóa trao cho Thúy Vân: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa nhưng trăng sáng. Và trên khuôn mặt đó chính là đôi mắt ngài thật đẹp. Không chỉ nói về vẻ đẹp bên ngoài mà tiếng cười nói đoan trang lánh lót của nàng như đang vang đến tai người đọc. Rõ ràng nàng đã mang một vẻ đẹp phúc hậu đoan trang một vẻ đẹp chinh phục được những người xung quanh và thiên nhiên. Đến mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua, tuyết trắng muốt phải nhường nước da của nàng.

Chúng ta có cảm tường nhu vẻ đẹp của Thúy Vân đã là nhất. Nhưng dù khẳng định rằng ” mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ” . Chị xinh mà em cũng xinh! Nhưng thực tế đại thi hào đã sử dụng Thúy Vân như một điểm tựa, bế phóng, đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp ở Thùy Kiều.

” Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Đọc câu thơ trên ta có thể thấy rằng vẻ đệp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang, cái đẹp chinh phục lòng người. Thì ở Kiều lại là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Một vẻ đẹp kiêu sa đài các mà người khác chỉ có thể ngắm nhìn từ xa. Trong bức tranh thứ 2 miêu tả về Kiều tác giả đặc biệt chú ý đến đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nó ẩn dấu những gì tinh túy nhất của con người. Ông đã miêu tả rằng mắt nàng xanh như làn nước hồ mùa thu, đôi long mày mềm mại thanh tú như vẻ đẹp của núi mùa xuân. Chỉ bằng câu thơ này thôi chúng ta đã thấy được một tuyệt sắc giai nhân.

Nhưng cũng chính trong cách miêu tả vẻ đẹp của hai chị em này Nguyễn Du là khéo léo sử dụng thuật nhân tướng học. Để dự đoạn về số phận và tương lại của hai chị em. Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang nên số phận nàng sẽ không vất vả long đong. Còn “làn thu thủy” của Kiều đã dự đoán về số phận nghiện ngã mà nàng phải đối diện trong tương lại. Và để làm rõ hơn ý này miêu tả sắc đẹp của Vân thì Nguyễn Du sử dụng các từ ” mây thua” “tuyết nhường” còn ở kiều đó ” hoa ghen” “liễu hờn”. Vậy là Kiều mang một sắc đẹp khác thường một vẻ đẹp mà thiên nhiên tuyệt sắc phải ghen tỵ thì chắn chắn sẽ không có nhiều điều may mắn.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều, cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh:

” Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Nguyễn Du khi miêu tả kiều đã sử dụng những từ ngữ như: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân. Vời nhan sắc và trí tuệ như vậy làm chúng ta nhớ lên cậu ca dao xưa của cha ông.

“Một vừa hai phải ai ơi,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.”

Chính Nguyên Du cũng thừa nhận rằng chính tài sắc của nàng sẽ là ngọn doi quất xuống người nàng. Để từ đầy nang chìm đắm trong 15 năm gian khổ.

Miêu tả nhân vật là một trong những biệt tài của Nguyễn Du . Có lẽ ngàn năm sau cũng chưa nói hết cái hay, cái đẹp ngòi bút của đại thi hào. Bằng bút pháp nghệ thuật sóng đôi, đòn bẩy Nguyễn Du đã làm nổi bật lên hai tuyệt sắc giai nhân trong làng thơ cổ. Và đó cũng là những vần thơ thể hiện sự thương cảm của Nguyễn Du đối với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn ngày xưa nhưng luôn gặp phải những số phận bất hành trở.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Vân, Kiều

Anh chị hãy phân tích biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Vân, Kiều

Anh chi hay phan tich bien phap song doi va don bay trong mieu ta van, kieu

Phân tích biện pháp sóng đôi và đòn bẩy trong miêu tả Vân, Kiều

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!

✅ Bài 15: Đòn Bẩy

A. Lý thuyết

2. Tác dụng của đòn bẩy

– Dùng đòn bẩy có thể làm giảm hay làm tăng lực tác dụng lên vật.

+ Muốn lợi về lực thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O 1.

Ví dụ: Khi nâng một vật bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng P của nó. Khi đó ta được lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi.

+ Muốn lợi về đường đi thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O 2, khi đó cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực.

II. Phương pháp giải

– Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

– Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O 1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O 2.

Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F 1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F 2 là chỗ tay cầm mái chèo.

Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F 1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F 2 là chỗ tay cầm xe cút kít.

2. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi

– Xác định vị trí của điểm tựa O.

– Xác định điểm O 1.

– Xác định điểm O 2.

– So sánh khoảng cách OO 2 với OO 1. Nếu:

B. Trắc nghiệm Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác

B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước

D. Quyển sách nằm trên bàn

Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật? Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan B. Cân đồng hồ

Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn

B. nhỏ hơn, nhỏ hơn

C. lớn hơn, lớn hơn

D. lớn hơn, nhỏ hơn

Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kéo B. Cái kìm

C. Cái cưa D. Cái mở nút chai

Bài 8: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

⇒ Đáp án B

Bài 9: Hai bản kim loại đồng chất tiết diện đều có cùng chiều dài = 20 cm và cùng tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau d1 = 1,25d2. Hai bản được hàn dính lại ở một đầu O và được treo bằng sợi dây. Để thanh nằm ngang người ta thực hiện biện pháp cắt một phần của thanh thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt. Bài 10: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.

FB.AB = P.GA

Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lý Nhân Vật Trong Đoạn Trích “Trao Duyên” Truyện Kiều

“Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Chỉ hai câu thơ mà Nguyễn Du đã dựng lên đượ cmootj không khí, một cảnh ngộ đặc biệt. Lời nói cảu Kiều với Vân không còn là ngôn ngữ thông thường của chị nói với em trong một gia đình gia giáo nền nếp nữa. Những chứ “cậy” chứ không phải “nhờ” đặc biệt là sự khẩn khoản em “ngồi lên” cho chị “Lạy rồi sẽ thưa” đã tạo nên một không khí trang trọng đặc biệt mở đầu cho một tình huống tâm lsy hết sức phức tạp. Bằng những lời lẽ vừa khẩn khoản vừa thiết tha, Kiều đã tự hạ mình xuống tư thế của người luỵ phiền, van lơn cầu khản chính đứa em ruột của mình.

Kiều hiểu được gánh nặng Kiều sắp trao cho em và càng hiểu sâu sắc hơn tình thế khó xử của Vân.

Cái điều mà Kiều muốn thưa với Vân chính là bi kịch tình yêu tan vỡ của mình và tha thiết cầu khẩn Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng. Lời tâm sự cảu Kiều không dài dòng nhưng đã nói được đầy đủ cả sự việc, cả lý kẽ và tình cảm của mình, nhằm cái mục đích chủ yếu là dọn một con đường của trái tim đến với trái tim. Kiều đã lay đông ở Vân tình cảm chị em máu mủ, ruột thịt:

“Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ, thay lời nước non”

Kiều còn việc cả cái chết của mình ra để nói lên sự toại nguyện nếu được Vân nhận lời thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:

“Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành, vừa thuyết phục, vừa thiết tha vừa ràng buộc đưa Vân đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Nàng Kiều của Nguyễn Du tỏ ra sắc sảo mặn mà cả trong bi kịch đau đớn nhất của mình.

Song, nàng Kiều trong đoạn Trao duyên cũng như trong suốt Truyện Kiều không giản đơn chỉ là một con người hành động vì một mục đích nào đó. Nàng Kiều của Nguyễn Du còn luôn luôn sống với những tâm tư, tình cảm thầm kín của mình. Nguyễn Du đã thâm nhập vào thâm cung nội tâm của nhân vật, miêu tả nàng Kiều với tất cả những trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp như là một con người có thật ở ngoài đời. Kiều khẩn thiết nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng cũng không thể giấu giếm nỗi đau không cùng (Giữa đường đứt gánh tương tư) của mình, không che giấu tình cảm sâu nặng của mình đối với Chàng Kim (‘Kể từ khi gặp Chàng Kim – Khi ngày quạt ước khi đêm hẹn thề”)

Mượn cả đến cái chết để nói lên sự thanh thản của mình nếu như Vân nhận lời nối duyên với Chàng Kim, vậy mà khi trao những kỷ vật cho Vân, Kiều lại thấy mình mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều trao mà lòng Kiều như còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình:”Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung”

Biết bao giằng xé đau đớn, chua chát trong hai chữ “của chung” đầy phi lý ấy. Khẩn khoản van nài em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiều lại thấy mình như kẻ bị mất người, coi mình như người mệnh bạc. Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiểu thêm đau đớn.

Giở những kỷ vật trao cho Vân, Kiều như sống lại với những kỷ niệm cũ. Sự hiện diện của những kỷ vật càng gợi lên sự tương phản giữa hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ với sự chia li đau đớn trong hiện tại. Lời hẹn ước thế bôi mới hôm nào, thoắt cái đã thành chuyện của ngày xưa, của quá vãng. Sự cảm nhận của thời gian có màu sắc tâm lý ấy đã tô đậm thêm nỗi đau đớn của nàng Kiều khi ý thức sâu sắc được sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.

Cố níu giữ tình yêu khi trao kỷ vật trong thế giới hiện tại chưa đủ, Kiều còn cố níu một lần nữa trong tương lai ở thế giới bên kia. Song, cái thế giới của mai sau, của linh hồn cũng không hơn gì thế giới của hôm nay, của cuộc đời thực. Vẫn là lời của Kiều tâm sự, cầu khẩn với Vân tưởng như những lời từ thế giới bên kia vọng về, mà sao vẫn thấm đầy nước mắt.

“Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Dạ đài cách mặt, khuất lời Rảy xin chén nước cho người thác oan”

Dẫu đã sang thế giới bên kia nhưng linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn còn mong muốn, khao khát qua những làn gió nhẹ, hiu hiu trở về gặp lại người yêu. Vẫn khao khát nhận được sự đồng cảm của con người nơi trần thế. Từ lúc tâm sự, giãi bày thuyết phục Vân nhận lời trao duyên đến lúc trao kỷ vật rồi đến khi sống trong thế giới của hồn oan, Kiều càng ngày càng đau xót nhưng cũng ngày càng quyết liệt cố giữ tình yêu của mình bằng mọi cách. Thật quả là: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” Bản chất thuỷ chung son sắt với tình yêu đã làm cho nàng Kiều, ngay cả khi đã hoá thân vào hồn oan cũng tỏ ra rất người, rất trần thế.

Nguyễn Du, bằng cảm quan hiện thực của mình đã không trình bày cảnh trao duyên một cách đơn giản, sự việc này tiếp nối sự việc kia, mà biết dừng lại ở cái ” bây giờ” cái cá biệt, không lặp lại của thời gian và không gian để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật. Nàng Kiều, cuối cùng, quay lại về với chính lòng mình, tột cùng đau đớn khi ý thức sâu sắc về bi kịch trong hiện tại của mình. Sự tan vỡ tình yêu là có thật, là không có gì cứu vãn nổi. Dồn dập những hình ảnh, những từ ngữ: “Trâm gẫy bình tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”, “phận bạc như vôi” đã nói lên thật thấm thía, đầy xót xa thương về nỗi đau nàng Kiều. Bi kịch của nàng Kiều lại càng sâu sắc khi trước hiện tại,nàng vẫn không thôi khao khát hạnh phúc tình yêu.

“Bây giờ trâm gẫy bình tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ai ân”

Đến đoạn cuối, Kiều như quên hẳng là đang nói với Vân mà như đang nói với chính mình. Bi kịch tình yêu tan vỡ lên tới tột đỉnh, Kiều thốt lên những tiếng kêu xé lòng:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chành từ đây!”

Tên Chàng Kim vang lên hai lần trong một câu thơ, vừa tha thiết, vừa xiết bao trân trọng. Câu thơ cuối là một lời than, lời tự trách mình. Bước ngoặt tâm lý này thật bất ngờ nhưng lại rất hợp lý, bị quy địn bởi chính logic tính cách của Kiều. Nàng Kiều sống hết mình trong nỗi đau tột cùng của mình, nhưng trước sau vẫn là con người giàu lòng vị tha. Kiều ân cần, chu đáo với chằng Kim nhưng vẫn cho rằn mình là người đã phụ chàng. Kiều quên nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác. Kiều thương Chàng Kim hơn cả chính mình. Kiều không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, chỉ một chữ “phụ” thôi mà đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha của nàng Kiều.

Đoạn Trao duyên về hình thức được trình bày như là lời tâm sự, giãi bày của Kiều với Vân, tứ là bằng ngôn ngữ đối thoại. Hình thức đối thoại ấy, rõ nhất là ở mấy câu thơ đầu, nhưng càng ngày cành mờ nhạt dần. Sự thật, cả đoạn thơ chỉ thấy ngôn ngữ của Kiều, không thấy lời đáp lại của Vân. Hình thức đối thoại được dần dần chuyển thành hình thức độc thoại nội tâm. Ngòi bút bậc thầy câm lý của Nguyễn Du đã niêu tả tâm lý Thuý Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận amwts cảnh trao duyên chứ không phải được nghe thuật lại cảnh này.

Vanhoc365.com

1/ Tín Hiệu Thẩm Mỹ “Hoa” Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

2/ Hồ Xuân Hương – Mời Trầu: Tấm Lòng Son Giữa Dòng Đời Đen Bạc

3/ Vẻ Đẹp Cổ Điển Và Tinh Thần Hiện Đại Của Bài Thơ Chiều Tối _ Hồ Chí Minh

Nghệ Thuật Miêu Tả Trong Đoạn Trích Cảnh Ngày Xuân. Trích Truyện Kiều Của Nguyễn Du .

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một tác phẩm hay, độc đáo, rất tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ngay sau đoạn tả tài, tả sắc của chị em Thúy Kiều. Qua đoạn thơ, Nguyễn Du dựng lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, sống động. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp bút pháp tả và gợi với những chi tiết mang tính ước lệ mà vẫn vô cùng chân thực, giàu tính chất tạo hình và biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt để miêu tả khung cảnh ngày xuân.

Trước hết là bốn câu thơ đầu, với nghệ thuật chấm phá độc đáo tả ít gợi nhiều, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhẹ nhàng, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn. Dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận chạy ra xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.

Đến sáu câu thơ cuối, bằng nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”, Nguyễn Du đã miêu tả thời điểm kết thúc của ngày hội xuân thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đây vừa là tả thực, lại vừa nhuốm màu tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Cảnh vật như trở nên nhạt dần đều, cái khung cảnh rộn rã, náo nức, tưng bừng lúc sáng sớm ngày xuân đã phải nhường chỗ cho sự tĩnh lặng, yên ả. Không gian xuân co gọn lại theo ánh sáng của bầu trời hoàng hôn chứ không mở ra rộng lớn, mênh mông, vô tận như ở bốn câu thơ đầu. Tất cả đều thu nhỏ trong bước chân của người ra về. Phong cảnh thì “thanh thanh” nhẹ nhàng, dòng nước tiểu khê thì uốn quanh “nao nao” và chiếc cầu “nho nhỏ” thì “bắc ngang” cuối ghềnh. Cảnh thực đẹp, rất giàu chất thơ, chất họa, phảng phất một nỗi buồn lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng của lòng người. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người của Nguyễn Du.

Skkn Sử Dụng Các Biện Pháp Tu Từ Trong Văn Miêu Tả

Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o thÞ XÃ UÔNG BÍ TRƯỜNG tiÓu häc bẠCH ĐẰNG

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ

Người dạy: Lê Thị Tuyết Líp: 5B N¨m häc: 2008 – 2009

Uông Bí, Ngày 25 tháng 4 năm 2009

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ

I. Lý do chọn đề tài:

Sáng kiến kinh nghiệm

2

Mỗi một môn học đều có mục đích nhất định. Mục đích của môn học được đề ra do đặc trưng của môn học chứ không phải đơn thuần là do ý đồ giáo dục. Mục đích học tiếng Việt là để giúp học sinh sử dụng đúng, thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp và trong tư duy. Môn văn là một môn học mang tính tổng hợp nhằm trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu đúng các vấn đề trong văn học, bao gồm: Tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học. Có nghĩa là góp phần tạo được khả năng khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn học trong tiếp nhận cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn khoa học các hiện tượng văn học, đồng thời hình thành khả năng phát triển và phát sinh văn bản nói và viết. Đó chính là mục đích và nhiệm vụ của môn tập làm văn. Môn học này giúp học sinh có những khả năng cần thiết để làm một bài văn. Môn tập làm văn là một môn học đòi hỏi có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải học tất cả các môn tiếng Việt và văn. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, việc vận dụng kiến thức của môn văn và môn tiếng Việt vào môn tập làm văn còn hạn chế, khi làm văn các em thường mắc các lỗi như: Sai kiểu bài, bố cục chưa rõ ràng, câu viết sai, thiếu thành phần, dùng từ sai nên dẫn đến kết quả làm bài văn không hay, không hấp dẫn sinh động. Ở lớp 5, các em được làm quen với loại văn miêu tả. Để làm tốt loại văn này đòi hỏi các em phải có khả năng quan sát thực tế bằng các giác quan, từ đó cảm nhận được thực tế sau đó tái hiện lại trong bài văn của mình. Việc dùng từ ngữ trong bài văn miêu tả cũng rất quan trọng. Bài văn có hay, hấp dẫn hay không, phần lớn phụ thuộc vào các biện pháp tu từ. Đặc biệt là từ tượng hình, tượng thanh, từ có tính biểu cảm. Chính vì vậy mà tôi đã đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả” mục đích tìm tòi để rút ra cho mình phương pháp tốt nhất khi dạy môn tập làm văn, cụ thể là loại văn miêu tả với việc sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc… (từ tượng hình, tượng thanh). II. Mục đích nghiên cứu:

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

3

Nghiên cứu phương pháp dạy và học môn tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Góp phần soi sáng phương pháp giảng dạy môn tập làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: – Nghiên cứu, áp dụng thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp tu từ trong kiểu bài văn miêu tả. – Đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong dạy học môn tập làm văn nói chung với việc sử dụng các biện pháp tu từ trong kiểu bài văn miêu tả nói riêng. IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng: Học sinh lớp 5 gồm 29 học sinh. 2. Phạm vi: Nghiên cứu phương pháp dạy học thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Thời gian thực hiện: năm học 2008 – 2009. V. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp quan sát, trắc nghiệm thực tế. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, trao đổi đồng nghiệp. VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 1. Ý nghĩa khoa học: Như ở trên tôi đã trình bày, môn tập làm văn là môn học hướng học sinh tới nhiệm vụ là hình thành và phát triển khả năng sinh văn bản (nói và viết). Nó giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm bài văn. Ở bậc tiểu học các em được làm quen với dạng bài văn miêu tả. Đặc trưng của kiểu bài này là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì các em có những bài viết hay đúng quy tắc, chân thật và có những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, gia đình và xã hội. 2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần soi sáng phương pháp giảng dạy môn tập làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

4

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm, qua những buổi dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi thấy là kiểu bài văn miêu tả đa số các em nắm được bố cục của thể loại bài văn viết khá rõ ràng… có nhiều chi tiết miêu tả hợp lý. Nhưng bài văn của các em mới chỉ đúng mà chưa hay, trong bài có đề cập đến các biện pháp tu từ nhưng chỉ mờ nhạt, đôi chỗ còn chưa hợp lý. Trong bài văn miêu tả, việc sử dụng các từ láy, biện pháp so sánh rất quan trọng nhưng kỹ năng đó của các em lại rất yếu nên bài văn thường tẻ nhạt chưa có sự sáng tạo, do đó bài văn không có hồn làm người đọc cảm thấy chán. Ngay từ đầu năm học tôi vẫn quen cho học sinh làm bài để khảo sát chất lượng học sinh, bám sát từng đối tượng học sinh và phân loại như: Lớp 5 B của tôi chủ nhiệm có tất cả 29 học sinh với đề bài tập làm văn là: “Hãy tả hình dáng, tính tình một cô giáo đã dạy em từ những năm học trước” Sau khi chấm bài tôi đã phân loại được học sinh như sau: XẾP LOẠI

SỐ BÀI

TỈ LỆ (%)

Giỏi

3

10,34

Khá

9

31,04

Trung bình

11

37,93

Yếu

6

20,69

Sau một tháng giảng dạy tôi ra một bài tập thứ hai: “các em hãy tả hình dáng và nhưng nét ngây thơ của em bé đang tuổi tập nói, tập đi” và tôi nhận thấy bài làm của học sinh có phần tiến bộ hơn. Trong tổng số bài của học sinh có một bài văn của em Linh viết như sau: “Thu Hà là một em bé khau kháu nhất xóm, khuôn mặt rất đầy đặn, Thu Hà hay chập chuạng sang nhà em vì hai nhà sát vách nhau. Đôi má bầu bĩnh của em lúc nào cũng hồng đỏ chon chót như xoa một lớp phấn mỏng. Hai mắt đen nhấp nhánh như hai hạt nhãn. Đôi chân tròn lẳn nung núc thịt. Mỗi lần bế em, Thu Hà nhảy nhót lên, mừng rỡ sà vào lòng em…”. Toàn bài viết của em Linh miêu tả có khoảng 185 từ, trong đó có 18 từ láy, từ tượng hình và từ tượng thanh. Mức độ sử dụng các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh của em Linh như vậy là khá cao. Nhưng thật đáng tiếc những từ tượng hình, tượng thanh mà em Linh sử dụng lại không phù hợp, thiếu chính xác. Những lỗi mà em Linh mắc phải là những lỗi rất phổ biến mà tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát nghiên cứu giảng dạy. Đó cũng chính là những lỗi phổ biến của học sinh lớp tôi. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

5

Sở dĩ có tình trạng trên là do khi học các phân môn khác của môn tiếng Việt như: Tập đọc, chính tả, từ ngữ… chủ yếu môn từ ngữ kết quả còn thấp kém. Các em nắm kiến thức chưa sâu, nhiều từ ngữ các em còn hiểu sai nghĩa nêm không sử dụng đúng chỗ. Khi giảng dạy môn tập làm văn, giáo viên thường chú trọng lý thuyết, chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng, đặc biệt là các buổi quan sát thực tế. Việc học thường được diễn ra theo một quy trình: Thầy giảng – trò nghe rồi bắt trước theo thầy, áp dụng một cách máy móc những điều thầy giảng trên lớp, học sinh chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình và vì không có những buổi thâm nhập vào thực tế nên các em chỉ được quan sát bằng hình thức tưởng tượng lại bài học. Đó cũng là một hạn chế khi làm bài, hạn chế khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Sáng kiến kinh nghiệm

6

1. Trong quá trình giảng dạy, tôi sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay, cho học sinh đọc và yêu cầu học sinh thống kê những từ tượng hình, tượng thanh, gợi tả trong đoạn văn đó. Ví dụ: Em hãy tìm những từ tượng thanh, tượng hình, gợi tả trong đoạn văn sau: “Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ suối đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.” (Buổi sáng mùa hè trong thung lũng – Tiếng Việt lớp 5, tập hai). Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu các em học sinh xác định được từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn mà còn giúp các em học tập được cách miêu tả và sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả. Ở bài tập này, hầu hết các em phát hiện được các từ tượng hình, tượng thanh trên cơ sở đó tôi phân tích để học sinh thấy rõ tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong bài tập đó. Tiếp theo bài tập ấy tôi đưa ra một bài tập khác nhằm kiểm tra việc nắm bắt những điều mà tôi vừa phân tích và giảng giải ở trên xem khả năng hiểu bài của các en đến đâu. Ví dụ: Cô có một loạt các từ tượng hình, tượng thanh sau: Phành phạch, lanh lảnh, rì rầm, lanh canh, í ới… hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh khu phố nơi em ở vào buổi sáng khi mọi người thức dậy đi làm. Với bài tập này giúp các em phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. 2. Trong qua trình giảng dạy, tôi ra các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các từ tượng hình, tượng thanh trong văn miêu tả. Ví dụ 1: Tìm một số từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh để miêu tả màu da, đôi mắt, giọng nói, tiếng cười. – Từ miêu tả màu da: Đỏ đắn, trắng trẻo, xanh xao, hồng hào… – Từ miêu tả đôi mắt: Hiền hậu, tinh tường, (đen) lay láy… – Từ miêu tả giọng nói: Ồm ồm, lanh lảnh, khàn khàn, sang sảng… Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

7

Sáng kiến kinh nghiệm

8

rờn ấy, nhoi ra những chùm nụ be bé. Gặp mưa bụi li ti, những chùm nụ nở hoa. Hoa xoan nhỏ cánh trấu, tim tím, trăng trắng vừa nở lại vừa rụng phơi phới trong mưa xuân. Từ những kinh nghiệm ấy tôi luôn luôn chú ý đến phương pháp “tổ chức cho học sinh quan sát”. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh đến tận nơi để quan sát đối tượng trước khi miêu tả và coi đó là nguyên tắc khi giảng dạy văn miêu tả. Chỉ trên cơ sở thu nhận trực tiếp các nhận xét, các ấn tượng cảm xúc về sự vật, hiện tượng thì cảm xúc mới nảy sinh. Có như thế thì bài viết mới có cảm xúc thực sự. Khi đưa học sinh quan sát thực tế, vai trò hướng dẫn của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên nên hướng dẫn các em chọn vị trí quan sát như thế nào để thuận lợi nhất, khi quan sát được điều gì cần phải ghi nhận ngay, giáo viên phải cho học sinh làm bài thu hoạch ngay sau khi quan sát. Ví dụ 2: Có một đề văn như sau: “Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng đẹp trời”. Để giúp cho các em làm tốt bài tập này. Theo tôi nên cho học sinh đi thăm cánh đồng vào buổi sáng. Trước khi đi tôi phổ biến cách để học sinh quan sát và ghi nhận thông tin, khi quan sát được bằng cách đưa ra một loạt những câu hỏi để các em trả lời các câu hỏi đó, như: – Từ xa em thấy cánh đồng lúa đang chín như thế nào? – Lại gần em thấy ruộng lúa sao? Khóm lúa, bông lúa, hạt lúa như thế nào? – Khi mặt trời lên cao quang cảnh cánh đồng lúa ra sao? – Bên phải, bên trái cánh đồng lúa có gì đáng chú ý? Trong lúc quan sát tôi khéo léo gợi mở để các em có thể phát huy sự hiểu biết, vốn ngôn ngữ, kết hợp với khả năng liên tưởng cảm xúc để cho việc quan sát tốt hơn. Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi thực hiện cách thức “bút chì cầm tay ghi chép tại hiện trường”. Ở lớp 4 tả cái cặp, các em có thể quan sát ngay tại lớp và tả. Nhưng lên lớp 5, các em phải tả bà, tả mẹ, tả buổi chào cờ… thì không thể quan sát đối tượng trực tiếp được mà các em phải sử dụng hồi ức của mình, phải huy động những hiểu biết, những nhận xét, những cảm xúc đã có trong ký ức của mình về đối tượng miêu tả để làm bài văn. Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn nhận bằng cách gợi nhớ để giúp các em làm bài khi miêu tả. Bài văn miêu tả sẽ tốt, sẽ thành công khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

9

chỉnh. Nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật các em sẽ viết được bài một cách chi tiết, hoàn chỉnh có sự lựa chọn. Trong các tiết học này, tôi luôn sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em dần hồi tưởng lại sự vật mà bài văn miêu tả yêu cầu tả. Ví dụ 1: “Thầy cô giáo là những người luôn gần gũi các em, giúp đỡ các em để các em có thêm những tri thức mới mẻ về cuộc sống xã hội. Em hãy tả thầy cô giáo”. Đối với bài tập này tôi sử dụng một hệ thống câu hỏi mở rộng sau: – Cô giáo em là người như thế nào? (Thái độ, cử chỉ, lời nói, hình dáng…). – Khi miêu tả cô nên dùng từ ngữ nào để tả cho sát với thực tế? Ví dụ 2: Bài văn miêu tả hình dáng bà. Dùng câu hỏi so sánh: – Hình dáng của bà có giống cô giáo trong bài trước không? – Nên dùng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả một cách chính xác và phù hợp (hình dáng, cử chỉ như thế nào là gây ấn tượng và phù hợp nhất). Cứ như vậy, mặc dù dùng hồi ức, tưởng tượng, các em vẫn có thể có đầy đủ những các tư liệu chính xác về đối tượng miêu tả. Những chi tiết ghi nhận được tại chỗ trước đó sẽ trở lại với các em và rõ ràng là gây ấn tượng. 4. Phương pháp rút kinh nghiệm bài làm của mình, của bạn. Phương pháp này không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy môn văn nhất là môn tập làm văn. Khâu này được thể hiện rõ nét nhất trong tiết trả bài. Để có một tiết trả bài hiệu quả tôi tiến hành chấm bài. Khi chấm bài tôi đọc kỹ từng câu từng đoạn để phát hiện cái đúng, cái hay, chỗ sai, chỗ dở của học sinh rồi phân thành từng loại: tốt, khá, trung bình, yếu. Để thuận lợi cho việc nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu bài làm của từng đối tượng cũng có sự khác nhau. – Khá giỏi: Yêu cầu kết cấu bài phải chặt chẽ, gọn, câu văn phải có sự sáng tạo, liên tưởng. – Trung bình: Yêu cầu bài làm đúng, bố cục đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng. – Yếu: Có thể châm trước về bố cục và câu. Phân loại bài như vậy rồi tôi tiến hành chữa lỗi câu ngay từ khi trả bài. Qua bài làm của học sinh, tôi thấy các em thường mắc lỗi sai lớn nhất là câu không đủ thành phần thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ: Ví dụ: “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Có hình chữ nhật vuông vắn”.

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

10

Câu đúng sẽ là: “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Nó (chiếc cặp) có hình chữ nhật vuông vắn”. Câu thiếu thành phần vị ngữ: Ví dụ: “Lòng dũng cảm của chú Công an và con ngựa”. Ở câu này ta phải sửa như sau: Thêm thành phần vị ngữ vào câu hoặc cấu tạo lại hoàn toàn cả câu: “Chú Công an và con ngựa đều dũng cảm”. Cũng có khi các em viết câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: “Trên cánh đồng làng chạy dọc theo sông Hồng”. Để sửa câu này ta phải bỏ từ “Trên”. Ngoài những lỗi về câu còn có những lỗi về cách sử dụng từ chưa hay, chưa sát thực. Ví dụ: Để tả hình dáng một em bé có học sinh viết: “Bé Hoa có dáng người béo mập.”. Trong trường hợp này tôi đưa ra câu hỏi để các em thấy sử dụng từ “béo mập” làm cho bài văn không hay, nên thay từ “béo mập” bằng từ “mập mạp” thì câu văn sẽ hay hơn. Như vậy trong tiết trả bài các em sẽ nhận ra các thiếu sót ở bài làm của bạn cũng như của mình để rút kinh nghiệm và làm bài sau tốt hơn. IV. KẾT QUẢ

Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy việc sử dụng các biện pháp trên (4 biện pháp) đã đem lại kết quả khá rõ rệt. Từ chỗ bài làm của học sinh còn nghèo nàn, có chỗ từ ngữ sử dụng chưa chính xác, không sát thực, bố cục không rõ ràng, bài sơ sài, câu văn thiếu sinh động, thiếu hấp dẫn. Nay bài làm của các em đã có những câu văn miêu tả hay với việc sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, các biên pháp tu từ, dù chưa đạt được đến mức thành thạo, nhuần nhuyễn nhưng đã có sự sáng tạo linh hoạt, câu văn mượt mà có hình ảnh, có cảm xúc. Làm tốt các biện pháp trên tôi còn đạt được một mục đích nữa là giúp các em học môn tiếng Việt nhanh hơn, dễ hiểu hơn, các em yêu thích bộ môn hơn. Trong văn miêu tả các biện pháp tu từ nói chung, từ tượng hình, tượng thanh nói riêng giữ một vài trò quan trọng vì chúng có ưu thế trong việc khắc họa hành động, hình dáng, mầu sắc, đặc điểm, âm thanh… của đối tượng được miêu tả. Nếu sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh một cách linh hoạt, sáng tạo thì bài văn miêu tả sẽ trở nên hấp dẫn, gần gũi với người đọc. Môn tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức của cả văn và tiếng Việt. Học văn và tiếng Việt tốt sẽ giúp cho bài văn có nhiều hình ảnh, tư liệu, lập luận đưa ra sẽ chính xác và chặt chẽ.

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sáng kiến kinh nghiệm

11

Để có kết quả tốt trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi luôn coi trọng phương pháp đã trình bày ở trên, các biện pháp đó đã giúp cho quá trình giảng dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng của tôi có hiệu quả hơn. Cụ thể:

XẾP LOẠI

TRƯỚC KHI VẬN DỤNG BIỆN PHÁP

SAU KHI VẬN DỤNG BIỆN PHÁP

Số bài

Tỉ lệ (%)

Số bài

Tỉ lệ (%)

Giỏi

3

10,34

7

24,13

Khá

9

31,04

15

51,74

Trung bình

11

37,93

7

24,13

Yếu

6

20,69

0

0

Sáng kiến kinh nghiệm

12 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Lê Thị Tuyết

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

Sử Dụng Các Biện Pháp Tu Từ Trong Văn Miêu Tả

Sáng kiến kinh nghiệm

TRƯỜNG tiÓu häc b ẠC H ĐẰNG

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Người dạy: Lê Thị Tuyết

Líp: 5 B

N¨m häc: 200 8 – 200 9

Giáo viên: Lê Thị Tuyết – Trường Tiểu học Bạch Đằng

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ

I. Lý do chọn đề tài:

Mỗi một môn học đều có mục đích nhất định. Mục đích của môn học được đề ra do đặc trưng của môn học chứ không phải đơn thuần là do ý đồ giáo dục. Mục đích học tiếng Việt là để giúp học sinh sử dụng đúng, thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp và trong tư duy. Môn văn là một môn học mang tính tổng hợp nhằm trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu đúng các vấn đề trong văn học, bao gồm: Tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học. Có nghĩa là góp phần tạo được khả năng khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn học trong tiếp nhận cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn khoa học các hiện tượng văn học, đồng thời hình thành khả năng phát triển và phát sinh văn bản nói và viết. Đó chính là mục đích và nhiệm vụ của môn tập làm văn. Môn học này giúp học sinh có những khả năng cần thiết để làm một bài văn.

Môn tập làm văn là một môn học đòi hỏi có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải học tất cả các môn tiếng Việt và văn. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, việc vận dụng kiến thức của môn văn và môn tiếng Việt vào môn tập làm văn còn hạn chế, khi làm văn các em thường mắc các lỗi như: Sai kiểu bài, bố cục chưa rõ ràng, câu viết sai, thiếu thành phần, dùng từ sai nên dẫn đến kết quả làm bài văn không hay, không hấp dẫn sinh động.

Ở lớp 5, các em được làm quen với loại văn miêu tả. Để làm tốt loại văn này đòi hỏi các em phải có khả năng quan sát thực tế bằng các giác quan, từ đó cảm nhận được thực tế sau đó tái hiện lại trong bài văn của mình. Việc dùng từ ngữ trong bài văn miêu tả cũng rất quan trọng. Bài văn có hay, hấp dẫn hay không, phần lớn phụ thuộc vào các biện pháp tu từ. Đặc biệt là từ tượng hình, tượng thanh, từ có tính biểu cảm. Chính vì vậy mà tôi đã đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả” mục đích tìm tòi để rút ra cho mình phương pháp tốt nhất khi dạy môn tập làm văn, cụ thể là loại văn miêu tả với việc sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc… (từ tượng hình, tượng thanh).

II. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu phương pháp dạy và học môn tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Góp phần soi sáng phương pháp giảng dạy môn tập làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Nghiên cứu, áp dụng thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp tu từ trong kiểu bài văn miêu tả.

– Đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong dạy học môn tập làm văn nói chung với việc sử dụng các biện pháp tu từ trong kiểu bài văn miêu tả nói riêng.

IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

2. Phạm vi: Nghiên cứu phương pháp dạy học thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Thời gian thực hiện: năm học 200 8 – 200 9 .

V. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp quan sát, trắc nghiệm thực tế. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, trao đổi đồng nghiệp.

VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Như ở trên tôi đã trình bày, môn tập làm văn là môn học hướng học sinh tới nhiệm vụ là hình thành và phát triển khả năng sinh văn bản (nói và viết). Nó giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm bài văn. Ở bậc tiểu học các em được làm quen với dạng bài văn miêu tả. Đặc trưng của kiểu bài này là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì các em có những bài viết hay đúng quy tắc, chân thật và có những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, gia đình và xã hội.

2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần soi sáng phương pháp giảng dạy môn tập làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm, qua những buổi dự giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi thấy là kiểu bài văn miêu tả đa số các em nắm được bố cục của thể loại bài văn viết khá rõ ràng… có nhiều chi tiết miêu tả hợp lý. Nhưng bài văn của các em mới chỉ đúng mà chưa hay, trong bài có đề cập đến các biện pháp tu từ nhưng chỉ mờ nhạt, đôi chỗ còn chưa hợp lý.

Trong bài văn miêu tả, việc sử dụng các từ láy, biện pháp so sánh rất quan trọng nhưng kỹ năng đó của các em lại rất yếu nên bài văn thường tẻ nhạt chưa có sự sáng tạo, do đó bài văn không có hồn làm người đọc cảm thấy chán.

Ngay từ đầu năm học tôi vẫn quen cho học sinh làm bài để khảo sát chất lượng học sinh, bám sát từng đối tượng học sinh và phân loại như: Lớp 5 B của tôi chủ nhiệm có tất cả 29 học sinh với đề bài tập làm văn là:

“Hãy tả hình dáng, tính tình một cô giáo đã dạy em từ những năm học trước”

Sau khi chấm bài tôi đã phân loại được học sinh như sau:

“Thu Hà là một em bé khau kháu nhất xóm, khuôn mặt rất đầy đặn, Thu Hà hay chập chuạng sang nhà em vì hai nhà sát vách nhau. Đôi má bầu bĩnh của em lúc nào cũng hồng đỏ chon chót như xoa một lớp phấn mỏng. Hai mắt đen nhấp nhánh như hai hạt nhãn. Đôi chân tròn lẳn nung núc thịt. Mỗi lần bế em, Thu Hà nhảy nhót lên, mừng rỡ sà vào lòng em…” .

Toàn bài viết của em Linh miêu tả có khoảng 185 từ, trong đó có 18 từ láy, từ tượng hình và từ tượng thanh. Mức độ sử dụng các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh của em Linh như vậy là khá cao. Nhưng thật đáng tiếc những từ tượng hình, tượng thanh mà em Linh sử dụng lại không phù hợp, thiếu chính xác. Những lỗi mà em Linh mắc phải là những lỗi rất phổ biến mà tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát nghiên cứu giảng dạy. Đó cũng chính là những lỗi phổ biến của học sinh lớp tôi.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sở dĩ có tình trạng trên là do khi học các phân môn khác của môn tiếng Việt như: Tập đọc, chính tả, từ ngữ… chủ yếu môn từ ngữ kết quả còn thấp kém. Các em nắm kiến thức chưa sâu, nhiều từ ngữ các em còn hiểu sai nghĩa nêm không sử dụng đúng chỗ.

Khi giảng dạy môn tập làm văn, giáo viên thường chú trọng lý thuyết, chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng, đặc biệt là các buổi quan sát thực tế. Việc học thường được diễn ra theo một quy trình: Thầy giảng – trò nghe rồi bắt trước theo thầy, áp dụng một cách máy móc những điều thầy giảng trên lớp, học sinh chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình và vì không có những buổi thâm nhập vào thực tế nên các em chỉ được quan sát bằng hình thức tưởng tượng lại bài học. Đó cũng là một hạn chế khi làm bài, hạn chế khả năng tưởng tượng phong phú của học sinh.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Ngay từ đầu vào lớp một các em đã được học tiếng Việt, chương trình này được nâng cao dần trong bậc tiểu học. Đây là nội dung giáo dục ngôn ngữ thật sự mà xưa nay đã được đưa vào trong trường để giảng dạy thông qua môn tiếng Việt. Cần xây dựng một chương trình dạy giao tiếp, sơ đồ giao tiếp. Trong tiếng Việt có rất nhiều thành ngữ so sánh hay sử dụng những phương pháp ẩn dụ, hoán dụ, từ tượng thanh, tượng hình, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày sẽ phù hợp với sáng tạo nghệ thuật văn chương. Chúng ta đều biết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, các em còn đang trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Dù giáo viên có cố gắng rất nhiều trong việc hướng dẫn tổ chức quan sát đối tượng miêu tả, dù các em có quan sát kỹ đến mấy nhưng do vốn từ còn nghèo nàn nên các em cũng chỉ biết đưa vào bài làm hàng loạt chi tiết quan sát được, chưa biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu chính xác, chưa biết sử dụng các từ ngữ sát thực tế, phát huy tối đa tác dụng của những từ tượng thanh, tượng hình làm cho bài văn của mình thêm phần hấp dẫn, sinh động có sức gợi tả, gợi cảm.

Để cung cấp thêm vốn từ cho học sinh, trước tiên người giáo viên phải tiến hành dạy tốt các tiết từ ngữ, ngữ pháp… đặc biệt là các kiểu bài: “Cung cấp từ ngữ và luyện tập từ”.

Khi giảng dạy từ ngữ, ngữ pháp tôi thường dùng các phương pháp quy nạp, diễn dịch, đặc biệt là phương pháp quy nạp. Từ ngữ, các đơn vị lời nói nằm trong vốn ngôn ngữ tiếng Việt mà học sinh đưa ra, giáo viên có thể giúp học sinh quy nạp kiên thức, phân loại nó thành mô hình (mẫu). Các em có thể đặt lại câu theo mẫu đó với việc sử dụng nhiều từ tượng thanh và từ tượng hình khác nhau.

Ngoài ra có thể giúp học sinh tăng thêm vốn từ ngữ tôi đã có một số phương phá p sau:

1. Trong quá trình giảng dạy, tôi sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay, cho học sinh đọc và yêu cầu học sinh thống kê những từ tượng hình, tượng thanh, gợi tả trong đoạn văn đó.

“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.

Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ suối đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.”

(Buổi sáng mùa hè trong thung lũng – Tiếng Việt lớp 5, tập hai).

Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu các em học sinh xác định được từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn mà còn giúp các em học tập được cách miêu tả và sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả. Ở bài tập này, hầu hết các em phát hiện được các từ tượng hình, tượng thanh trên cơ sở đó tôi phân tích để học sinh thấy rõ tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong bài tập đó.

Tiếp theo bài tập ấy tôi đưa ra một bài tập khác nhằm kiểm tra việc nắm bắt những điều mà tôi vừa phân tích và giảng giải ở trên xem khả năng hiểu bài của các en đến đâu.

Với bài tập này giúp các em phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng của mình.

2. Trong qua trình giảng dạy, tôi ra các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt các từ tượng hình, tượng thanh trong văn miêu tả.

Tìm một số từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh để miêu tả màu da, đôi mắt, giọng nói, tiếng cười.

– Từ miêu tả màu da: Đỏ đắn, trắng trẻo, xanh xao, hồng hào…

– Từ miêu tả đôi mắt: Hiền hậu, tinh tường, (đen) lay láy…

– Từ miêu tả giọng nói: Ồm ồm, lanh lảnh, khàn khàn, sang sảng…

– Từ miêu tả nụ cười: Khúc khích, khanh khách, ha hả, tủm tỉm…

Sửa lại những từ ngữ dùng sai trong đoạn văn sau:

“Dáng người mẹ đậm đà, da đen lay láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt mẹ đầy đặn và có phúc. Dưới cặp lông mày thanh thản đôi mắt của mẹ tôi mở to thao láo. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi và sáng sủa biết bao”.

Có thể sửa lại là:

“Dáng người mẹ đậm đà, da đen lay láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt mẹ đầy đặn và phúc hậu. Đôi mắt mẹ mở to dưới cặp lông mày thanh thanh. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi và thân thiết biết bao”.

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Em hãy tìm một số từ tượng hình, từ tượng thanh để diễn tả kiểu đi, kiểu chạy khác nhau?

(Đi lò dò, đi hối hả, đi khệnh khạng, đi tất tưởi… chạy thuăn thuắt, chạy phăng phăng, chạy lạch bạch, chạy tình thịch…) .

Mục đích của kiểu bài này làm phong phú vốn từ của học sinh, đặc biệt là tập dùng các từ tượng hình, tượng thanh có tính chất gợi tả, tạo hình ảnh sinh động.

3. Tổ chức cho học sinh quan sát:

Phương pháp này hình thức tốt nhất để phát huy khả năng ngôn ngữ của học sinh, phát huy trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo tinh tế của các em.

Từ thực tế nghiên cứu giảng dạy tôi thấy những câu văn hay là những câu văn được quan sát thực tế một cách tinh tế, tỉ mỉ.

Ngoài vườn, trên các lối xóm, cây xoan gầy thân mốc trắng dơ lên những cách tay đen đủi, trơ trụi đã trổ từng túm lá tơ. Trong những đám lá nhỏ xanh rờn ấy, nhoi ra những chùm nụ be bé. Gặp mưa bụi li ti, những chùm nụ nở hoa. Hoa xoan nhỏ cánh trấu, tim tím, trăng trắng vừa nở lại vừa rụng phơi phới trong mưa xuân.

Từ những kinh nghiệm ấy tôi luôn luôn chú ý đến phương pháp “tổ chức cho học sinh quan sát”. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh đến tận nơi để quan sát đối tượng trước khi miêu tả và coi đó là nguyên tắc khi giảng dạy văn miêu tả. Chỉ trên cơ sở thu nhận trực tiếp các nhận xét, các ấn tượng cảm xúc về sự vật, hiện tượng thì cảm xúc mới nảy sinh. Có như thế thì bài viết mới có cảm xúc thực sự.

Khi đưa học sinh quan sát thực tế, vai trò hướng dẫn của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên nên hướng dẫn các em chọn vị trí quan sát như thế nào để thuận lợi nhất, khi quan sát được điều gì cần phải ghi nhận ngay, giáo viên phải cho học sinh làm bài thu hoạch ngay sau khi quan sát.

Có một đề văn như sau:

“Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng đẹp trời”.

Để giúp cho các em làm tốt bài tập này. Theo tôi nên cho học sinh đi thăm cánh đồng vào buổi sáng. Trước khi đi tôi phổ biến cách để học sinh quan sát và ghi nhận thông tin, khi quan sát được bằng cách đưa ra một loạt những câu hỏi để các em trả lời các câu hỏi đó, như:

– Từ xa em thấy cánh đồng lúa đang chín như thế nào?

– Lại gần em thấy ruộng lúa sao? Khóm lúa, bông lúa, hạt lúa như thế nào?

– Khi mặt trời lên cao quang cảnh cánh đồng lúa ra sao?

– Bên phải, bên trái cánh đồng lúa có gì đáng chú ý?

Trong lúc quan sát tôi khéo léo gợi mở để các em có thể phát huy sự hiểu biết, vốn ngôn ngữ, kết hợp với khả năng liên tưởng cảm xúc để cho việc quan sát tốt hơn.

Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi thực hiện cách thức “bút chì cầm tay ghi chép tại hiện trường”. Ở lớp 4 tả cái cặp, các em có thể quan sát ngay tại lớp và tả. Nhưng lên lớp 5, các em phải tả bà, tả mẹ, tả buổi chào cờ… thì không thể quan sát đối tượng trực tiếp được mà các em phải sử dụng hồi ức của mình, phải huy động những hiểu biết, những nhận xét, những cảm xúc đã có trong ký ức của mình về đối tượng miêu tả để làm bài văn.

Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn nhận bằng cách gợi nhớ để giúp các em làm bài khi miêu tả. Bài văn miêu tả sẽ tốt, sẽ thành công khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh. Nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật các em sẽ viết được bài một cách chi tiết, hoàn chỉnh có sự lựa chọn.

Trong các tiết học này, tôi luôn sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em dần hồi tưởng lại sự vật mà bài văn miêu tả yêu cầu tả.

“Thầy cô giáo là những người luôn gần gũi các em, giúp đỡ các em để các em có thêm những tri thức mới mẻ về cuộc sống xã hội. Em hãy tả thầy cô giáo”.

Đối với bài tập này tôi sử dụng một hệ thống câu hỏi mở rộng sau:

– Cô giáo em là người như thế nào? (Thái độ, cử chỉ, lời nói, hình dáng…).

– Khi miêu tả cô nên dùng từ ngữ nào để tả cho sát với thực tế?

Bài văn miêu tả hình dáng bà.

Dùng câu hỏi so sánh:

– Hình dáng của bà có giống cô giáo trong bài trước không?

– Nên dùng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả một cách chính xác và phù hợp (hình dáng, cử chỉ như thế nào là gây ấn tượng và phù hợp nhất).

Cứ như vậy, mặc dù dùng hồi ức, tưởng tượng, các em vẫn có thể có đầy đủ những các tư liệu chính xác về đối tượng miêu tả. Những chi tiết ghi nhận được tại chỗ trước đó sẽ trở lại với các em và rõ ràng là gây ấn tượng.

4. Phương pháp rút kinh nghiệm bài làm của mình, của bạn.

Phương pháp này không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy môn văn nhất là môn tập làm văn. Khâu này được thể hiện rõ nét nhất trong tiết trả bài. Để có một tiết trả bài hiệu quả tôi tiến hành chấm bài. Khi chấm bài tôi đọc kỹ từng câu từng đoạn để phát hiện cái đúng, cái hay, chỗ sai, chỗ dở của học sinh rồi phân thành từng loại: tốt, khá, trung bình, yếu. Để thuận lợi cho việc nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu bài làm của từng đối tượng cũng có sự khác nhau.

– Khá giỏi: Yêu cầu kết cấu bài phải chặt chẽ, gọn, câu văn phải có sự sáng tạo, liên tưởng.

– Trung bình: Yêu cầu bài làm đúng, bố cục đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng.

– Yếu: Có thể châm trước về bố cục và câu.

Phân loại bài như vậy rồi tôi tiến hành chữa lỗi câu ngay từ khi trả bài. Qua bài làm của học sinh, tôi thấy các em thường mắc lỗi sai lớn nhất là câu không đủ thành phần thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ:

Ví dụ : “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Có hình chữ nhật vuông vắn”.

Câu đúng sẽ là: “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Nó (chiếc cặp) có hình chữ nhật vuông vắn”.

Câu thiếu thành phần vị ngữ:

“Lòng dũng cảm của chú Công an và con ngựa”.

Ở câu này ta phải sửa như sau: Thêm thành phần vị ngữ vào câu hoặc cấu tạo lại hoàn toàn cả câu: “Chú Công an và con ngựa đều dũng cảm”.

Cũng có khi các em viết câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ : “Trên cánh đồng làng chạy dọc theo sông Hồng” .

Để sửa câu này ta phải bỏ từ “Trên”.

Ngoài những lỗi về câu còn có những lỗi về cách sử dụng từ chưa hay, chưa sát thực.

Trong trường hợp này tôi đưa ra câu hỏi để các em thấy sử dụng từ “béo mập” làm cho bài văn không hay, nên thay từ “béo mập” bằng từ “mập mạp” thì câu văn sẽ hay hơn.

Như vậy trong tiết trả bài các em sẽ nhận ra các thiếu sót ở bài làm của bạn cũng như của mình để rút kinh nghiệm và làm bài sau tốt hơn.

Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy việc sử dụng các biện pháp trên (4 biện pháp) đã đem lại kết quả khá rõ rệt. Từ chỗ bài làm của học sinh còn nghèo nàn, có chỗ từ ngữ sử dụng chưa chính xác, không sát thực, bố cục không rõ ràng, bài sơ sài, câu văn thiếu sinh động, thiếu hấp dẫn. Nay bài làm của các em đã có những câu văn miêu tả hay với việc sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, các biên pháp tu từ, dù chưa đạt được đến mức thành thạo, nhuần nhuyễn nhưng đã có sự sáng tạo linh hoạt, câu văn mượt mà có hình ảnh, có cảm xúc. Làm tốt các biện pháp trên tôi còn đạt được một mục đích nữa là giúp các em học môn tiếng Việt nhanh hơn, dễ hiểu hơn, các em yêu thích bộ môn hơn.

Trong văn miêu tả các biện pháp tu từ nói chung, từ tượng hình, tượng thanh nói riêng giữ một vài trò quan trọng vì chúng có ưu thế trong việc khắc họa hành động, hình dáng, mầu sắc, đặc điểm, âm thanh… của đối tượng được miêu tả. Nếu sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh một cách linh hoạt, sáng tạo thì bài văn miêu tả sẽ trở nên hấp dẫn, gần gũi với người đọc.

Môn tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức của cả văn và tiếng Việt. Học văn và tiếng Việt tốt sẽ giúp cho bài văn có nhiều hình ảnh, tư liệu, lập luận đưa ra sẽ chính xác và chặt chẽ.

Để có kết quả tốt trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi luôn coi trọng phương pháp đã trình bày ở trên, các biện pháp đó đã giúp cho

quá trình giảng dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng của tôi có hiệu quả hơn. Cụ thể:

Nhìn vào bảng đối chiếu so sánh trên cho thấy khi áp dụng phương pháp mới thì chất lượng tăng lên rõ rệt. Cụ thể:

– Điểm yếu từ 6 bài giảm xuống còn 0 bài.

– Điểm giỏi từ 3 bài tăng lên 7 bài.

Thật khó có thể đưa ra một mô hình khuôn mẫu chung cho phương pháp giảng dạy môn tập làm văn nói chung và lại càng khó hơn khi tìm ra khuôn mẫu cho từng kiểu bài nói riêng bởi vì “Văn học là nhân học”, phải tùy vào nội dung cảm nghĩ, tùy khả năng, sở trường diễn đạt của người viết.

Đã từ lâu việc dạy môn tập làm văn là một việc làm khó, gây không ít lúng túng cho giáo viên khi dạy phân môn này vì hầu như ở các lớp 1, 2, 3 các em chỉ được rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, trong khi đó khả năng viết đoạn văn lại là quan trọng nhất vì đoạn văn là cơ sở, là thành tố cấu trúc bài văn thì các em chỉ được học sơ qua nên việc làm văn còn nhiều hạn chế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Sóng Đôi Và Đòn Bẩy Trong Miêu Tả Vân, Kiều trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!