Xu Hướng 4/2023 # Biện Pháp Cưỡng Chế Trong Tố Tụng Hình Sự Là Gì ? # Top 13 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Biện Pháp Cưỡng Chế Trong Tố Tụng Hình Sự Là Gì ? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Biện Pháp Cưỡng Chế Trong Tố Tụng Hình Sự Là Gì ? được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong các văn bản pháp luật, thời kì từ năm 1945 đến năm 1954, nhưng chỉ là những quy định đơn lẻ về việc áp dụng các biện pháp đó. Thời kì từ năm 1954 đến năm 1975, pháp luật tố tụng hình sự đã đề cập các nguyên tắc chung về thủ tục bắt, giam, tha, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật và thư tín của kẻ phạm pháp. Điều 27, Điều 28 Hiến pháp năm 1959 đã quy định về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của công dân. Kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự quy định về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Theo đó, các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được chia thành ba nhóm: 1) Nhóm biện pháp ngăn chặn gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, được quy định tại Chương VI của Bộ luật tố tụng hình sự với tên gọi “Những biện pháp ngăn chặn”; 2) Nhóm biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ như khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, được quy định tại các Chương XII, XIII Bộ luật tố tụng hình sự; 3) Nhóm biện pháp bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng và các biện pháp áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên toà, được quy định rải rác tại nhiều chương khác nhau của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tùy thuộc vào yêu cầu của việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Tố Tụng Hình Sự

I. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

II. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

3. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

III. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung khác theo quy định. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định như khi bắt người.

6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.

Các Biện Pháp Điều Tra Tố Tụng Đặc Biệt Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2022

Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là một phần mới được quy định thêm vào trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trước đây, những biện pháp này cũng đã được thực hiện trên thực tế tuy nhiên căn cứ pháp lý lại nằm ở các Luật khác như: Luật an ninh quốc gia, Luật công an nhân dân, Luật phòng chống ma túy… Các quy định này chỉ mang tính chất chung mà chưa cụ thể các vấn đề về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng. Đặc biệt các thông tin, tài liệu thu thập được chưa được xem là nguồn chứng cứ pháp lý trong vụ án hình sự. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có những bổ sung hợp lý về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để khắc phục những tồn tại này

Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm những biện pháp sau: Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật và thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Cơ sở áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Đối với biện pháp này chỉ có thể áp dụng sau khi khởi tố vụ án, và có những căn cứ như sau:

-Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền.

-Tội phạm có tổ chức khác thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng

Người có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.

Thủ tục áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

-) Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là không quá 2 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định áp dụng. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

-) Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn hủy bỏ quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong các trường hợp sau đây: Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan điều tra; có vi phạm trong quá trình áp dụng; không cần thiết phải áp dụng nữa.

Điều Kiện Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Tố Tụng Hình Sự

Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất và

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Theo Điều 121 BLTTHS 2015 thì

Do đó điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh bao gồm:

là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, được tòa án xem xét áp dụng biện pháp bảo lĩnh căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, và có thể áp dụng thay thế biện pháp tạm giam thì có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can bị cáo.

+ Đối với cá nhân: Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc

+ Đối với tổ chức: Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. . Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Thứ ba thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh:

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;

Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!

Liên kết ngoài tham khảo

Cập nhật thông tin chi tiết về Biện Pháp Cưỡng Chế Trong Tố Tụng Hình Sự Là Gì ? trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!