Bạn đang xem bài viết Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền, An Ninh Biên Giới Quốc Gia được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, BÐBP tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh thành công hàng trăm chuyên án lớn, triệt phá nhiều đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Ðấu tranh hiệu quả với các hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới; các hoạt động lợi dụng tuyên truyền đạo trái pháp luật, thành lập “nhà nước Mông”.
Trong công tác đối ngoại, BÐBP tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác hội đàm hai bên biên giới cấp tỉnh, cấp đồn, trạm theo đúng quy định. Duy trì phong trào “kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” và kết nghĩa các đồn, trạm với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước láng giềng, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong thời điểm tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BÐBP tỉnh đã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống; quyết liệt trong công tác tuần tra, kiểm soát, thành lập 60 tổ chốt chặn với 251 cán bộ, chiến sĩ tham gia trên tuyến biên giới.
Dự báo thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường; địa bàn biên giới rộng, địa hình hiểm trở, hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, liều lĩnh với tính chất, quy mô ngày càng lớn; hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, di cư tự do, tuyên truyền, đạo trái pháp luật còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp… sẽ tác động không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, chủ động phối hợp với các lực lượng, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cùng với sự quan tâm đầu tư cho xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới của Ðảng, Nhà nước, BÐBP tỉnh tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật để nhân dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tiếp tục tham gia hiệu quả công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở và phát triển kinh tế – xã hội ở các xã biên giới. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân – dân, phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, kiểm soát xuất, nhập cảnh; tăng cường trao đổi thông tin, tuần tra song phương, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.
Quản Lý, Bảo Vệ Chủ Quyền, An Ninh Biên Giới, Biển Đảo Quốc Gia
Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển đảo, vùng trời của Tổ quốc là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm”; “Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân là nghệ thuật tổ chức, bố trí, sử dụng lực lượng và là một bộ phận trong nghệ thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, trong đó, lực lượng BĐBP là nòng cốt, chuyên trách để tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận biên phòng toàn dân là nhiệm vụ của Đảng, của Nhà nước, trực tiếp là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện có biên giới trong việc xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP cần phải nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng, những yếu tố tác động và thực trạng nền biên phòng hiện nay để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Đặc biệt, phải nắm vững thành phần, mối quan hệ, yêu cầu, nội dung của thế trận biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Bài viết xin đề cập một số nội dung cơ bản trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân trong tình hình mới.
Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở chính trị – nền tảng của thế trận biên phòng toàn dân. Xây dựng nền tảng chính trị ở khu vực biên giới ngày càng vững mạnh có vị trí rất quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, vì đây là “cái gốc”, cái nền tảng của hệ thống cơ sở chính trị ở khu vực biên giới, bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, công an, dân quân, mặt trận, các tổ chức quần chúng ở địa phương. Đây là những nhân tố cơ bản, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của nhân dân các dân tộc, là nơi tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương nói chung và là nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới nói riêng.
Trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân thì điều quan trọng nhất là xây dựng “thế trận lòng dân”, đồng thời phải hết sức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, trước hết là chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị – tư tưởng. Việc hoạch định chính sách đối với lực lượng vũ trang phải tạo được sức mạnh, động lực tinh thần, vật chất, chính sách hậu phương quân đội, hậu phương quốc phòng, an ninh, hoạch định chính sách thời bình phải nghĩ đến thời chiến.
Trong quá trình quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng, an ninh và tạo cơ sở vật chất vững chắc cho thế trận biên phòng toàn dân. Đồng thời, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. BĐBP phải chủ động, tích cực làm tham mưu cho chính quyền địa phương và giúp nhân dân xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí. Đây là vấn đề rất quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Thứ hai, tổ chức bố trí các cụm dân cư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh ở địa phương và tổ chức huy động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới. Trước tình hình hiện nay, cần phải tổ chức lại các cụm dân cư, thực hiện định canh, định cư trên toàn tuyến biên giới, xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh tạo thế và lực mạnh cho thế trận biên phòng toàn dân. Đồng thời tổ chức đưa dân ra biên giới, trong quy hoạch các cụm dân cư phải gắn với xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Đưa dân ra biên giới phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc, ổn định cuộc sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Trong chỉ đạo thực hiện cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương khi đưa dân ra biên giới. Tổ chức đưa dân ra biên giới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là vấn đề chiến lược hết sức quan trọng và cấp bách, có tác dụng trên nhiều mặt đối với việc xây dựng thế trận biên phòng toàn dân.
Do đó, cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau: Tổ chức đưa dân ra biên giới gắn chặt với đầu tư ổn định dân cư tại chỗ, đảm bảo dân sở tại có vững thì dân mới đến có chỗ dựa yên tâm sản xuất. Việc đầu tư ổn định dân cư tại chỗ, trước mắt phải củng cố hệ thống chính trị cơ sở, nhất là các tổ chức Đảng, chính quyền ở các xã bản biên giới; xây dựng củng cố lực lượng dân quân tự vệ, công an vững mạnh làm nòng cốt giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Cơ sở chính trị ở các xã biên giới vững mạnh sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất hết sức to lớn đối với thế trận biên phòng toàn dân, là điều kiện cơ bản để nhân dân ổn định sản xuất, xây dựng cuộc sống mới; đi đôi với việc củng cố hệ thống chính trị cơ sở phải đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó, phải xóa được đói ăn, đói chữ, đói thuốc, đói thông tin… giảm được nghèo, giải quyết được những khó khăn, nhất là khó khăn về cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, thủy điện, trường học, trạm xá, bưu điện, chợ, thông tin liên lạc… tạo thuận lợi cho khu vực biên giới phát triển sản xuất là cơ sở hết sức quan trọng của thế trận biên phòng toàn dân.
Thứ ba, tổ chức bố trí lực lượng quân sự, quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trong mọi tình huống. Tổ chức, bố trí sử dụng lực lượng quân sự, quốc phòng – lực lượng chức năng ở biên giới là yêu cầu rất quan trọng của thế trận biên phòng toàn dân. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở biên giới (quân sự, công an, BĐBP, dân quân tự vệ…) vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về kỹ thuật, chiến thuật đủ sức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, tấn công tội phạm, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Lực lượng vũ trang, vũ khí, phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng và tác chiến phòng thủ.
Cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, bố trí sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cần quan tâm xây dựng các lực lượng chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành (BĐBP, Hải quan, Kiểm dịch…) đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bố trí sử dụng các lực lượng trong thế trận biên phòng toàn dân phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng phát huy tốt sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ biên giới, tác chiến phòng thủ huyện biên giới tạo thành thế trận biên phòng toàn dân liên hoàn, vững chắc vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ biên phòng trong thời bình và tác chiến phòng thủ khi có chiến tranh.
Thứ tư, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận biên phòng toàn dân. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó, quân đội và công an là lực lượng nòng cốt.
Thế trận biên phòng toàn dân là một bộ phận cấu thành nền biên phòng toàn dân, có đặc điểm nổi bật là tổ chức bố trí lực lượng toàn diện, tổng hợp các tiềm lực của đất nước ở khu vực biên giới, vùng biển theo ý định chiến lược quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, lấy chiến lược quốc phòng, an ninh làm nòng cốt. Vì vậy, tổ chức lãnh đạo, chỉ huy điều hành tập trung thống nhất trong phạm vi toàn quốc, trên từng tuyến biên giới, vùng biển, hải đảo ở từng địa phương là nguyên tắc đảm bảo cho thế trận biên phòng toàn dân thực hiện đúng nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Tăng Cường Quản Lý, Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia
(QBĐT) – Quảng Bình có tuyến biên giới đất liền dài trên 222km với 61 cột mốc quốc giới, 1 cọc dấu; bờ biển dài trên 116km, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong những năm qua, chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển của tỉnh luôn được giữ vững. Tuy nhiên, trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng (BP), tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo là nhiệm vụ thiêng liêng có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 5 năm qua, BĐBP tỉnh Quảng Bình đã phát huy tốt vai trò của lực lượng chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ trì bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực biên giới (KVBG); tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng lực lượng BĐBP. BĐBP tỉnh đã chủ trì thực hiện, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, biện pháp công tác BP; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, vùng biển, hệ thống mốc quốc giới; kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội KVBG, cửa khẩu, cảng biển, các cửa lạch; xây dựng nền BP toàn dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Nhận thức sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ công tác BP trong tình hình mới, Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đã tổ chức quán triệt nghiêm túc, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh sát với tình hình, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt và đạt kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực công tác.
Công tác đối ngoại BP với các tỉnh có đường biên giới chung được duy trì nền nếp, thường xuyên, chất lượng và hiệu quả.
Trong đó, các đơn vị trong lực lượng đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu BP; hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và nâng cao trình độ tác chiến, khả năng cơ động chiến đấu của bộ đội.
5 năm qua, các đơn vị BĐBP đã tổ chức hơn 2.660 đợt với hơn 13.700 lượt cán bộ, chiến sỹ (CBCS) tuần tra bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, kiểm soát địa bàn biên giới, vùng biển; phát hiện 3.064 lượt tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển, xua đuổi 504 tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam; ngăn chặn, xử lý 151 người vượt biên trái phép sang Úc. Đặc biệt, trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, BĐBP tỉnh là lực lượng xung kích, nòng cốt trong phòng, chống dịch trên biên giới, cửa khẩu; duy trì thường xuyên 30 tổ chốt/153 CBCS, 37 dân quân nhằm siết chặt quản lý biên giới, kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan qua biên giới.
Bên cạnh đó, BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tiếp nhận, kiểm tra y tế, làm thủ tục nhập cảnh, bàn giao về các địa điểm cách ly 7.555 người Việt Nam nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Cảng Hòn La, Cảng Gianh; tiếp nhận tổ chức cách ly tại cơ sở của BĐBP tỉnh 155 trường hợp, bảo đảm chu đáo, an toàn; ngăn chặn triệt để tình trạng vượt biên, xuất nhập cảnh trái phép và lợi dụng dịch bệnh để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển thiết bị y tế qua biên giới để trục lợi.
Nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đột phá nâng cao hiệu quả công tác trinh sát BP, nắm chắc tình hình nội biên, ngoại biên, trên biển, nhất là hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, vi phạm pháp luật để chủ động đấu tranh, ngăn chặn và xử lý linh hoạt, khôn khéo, dứt điểm các vụ việc phức tạp bảo đảm yêu cầu về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ.
Trong nhiệm kỳ qua, BĐBP tỉnh đã chủ trì xác lập, đấu tranh thành công 29 chuyên án và 14 kế hoạch nghiệp vụ, bắt 52 đối tượng; thu giữ 716.962 viên ma túy tổng hợp (MTTH), 3,3kg MTTH dạng đá, 520,4g heroin, 762,2kg vật liệu nổ, 77 kíp nổ; phối hợp với An ninh tỉnh Khăm Muồn (Lào) đấu tranh 11 chuyên án, bắt giữ 28 đối tượng, thu 478.000 viên MTTH, 1kg MTTH dạng đá, và nhiều tang vật có giá trị khác.
Với quan điểm nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, BĐBP là lực lượng chuyên trách trong bảo vệ biên giới quốc gia, BĐBP tỉnh luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh theo đúng nội dung Nghị định số 77/2010 và Nghị định 03/2019 của Chính phủ, đồng thời tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố chính trị cơ sở KVBG vững mạnh.
Trong nhiệm kỳ, BĐBP đã tăng cường 10 cán bộ tham gia đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2015-2020); 6 cán bộ tăng cường phó bí thư đảng ủy các xã biên giới; 132 đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ bản và 369 đảng viên phụ trách 1.669 hộ gia đình ở KVBG; duy trì hiệu quả 4 mô hình giúp dân trồng lúa nước với tổng diện tích gần 20ha, 5 mô hình chăn nuôi; phát huy hiệu quả của các trạm xá quân-dân y, cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, “Nâng bước em tới trường”, “Ánh sáng vùng biên”… nhờ đó, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố vững chắc, làm thay đổi bộ mặt các thôn, bản trên biên giới, góp phần xây dựng thế trận BP vững chắc.
Trong quản lý, bảo vệ đoạn biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Khăm Muồn và Sa Vẳn Na Khệt (Lào), BĐBP tỉnh thường xuyên thực hiện linh hoạt, hiệu quả công tác đối ngoại BP; duy trì nền nếp, chất lượng các cuộc hội đàm thường niên, đột xuất với Quân sự và An ninh 2 tỉnh của nước bạn; tổ chức ký kết nghĩa giữa 4 đồn BP với các đại đội bảo vệ biên giới, đồn công an cửa khẩu đối diện; thăm, chúc mừng các đơn vị bạn nhân các dịp lễ, tết chu đáo. Thực hiện hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam-Lào, nội dung các biên bản hội đàm, lực lượng bảo vệ biên giới hai bên đã phối hợp tổ chức 66 lần/862 lượt CBCS tham gia tuần tra song phương; đấu tranh thành công 11 chuyên án.
BĐBP tỉnh đã hỗ trợ lực lượng vũ trang 2 tỉnh Khăm Muồn và Sa Vẳn Na Khệt vật chất, trang thiết bị, tặng quà trị giá 465 triệu đồng; hỗ trợ thiết bị y tế phòng, chống dịch trị giá 440 triệu đồng; đỡ đầu 8 cháu học sinh Lào trong chương trình “Nâng bước em tới trường” với số tiền gần 140 triệu đồng; thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân bản Noọng Bua (Bua La Pha, Khăm Muồn) với số tiền 73 triệu đồng. Những hoạt động này đã góp phần củng cố quan hệ đặc biệt với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Trong những năm tới, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh nói chung và địa bàn biên giới nói riêng cơ bản ổn định, phát triển. Tuy nhiên, tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều yếu tố tiềm ẩn phức tạp, khó lường, đòi hỏi nhiệm vụ, công tác BP trong tình hình mới ngày càng kịp thời, toàn diện, hiệu quả cao. Để đáp ứng điều đó, các đơn vị trong toàn lực lượng tiếp tực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, quán triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự-quốc phòng và BP; chủ động làm tốt công tác nắm, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, giải pháp xây dựng KVBG vững mạnh, xây dựng BĐBP tỉnh vững mạnh toàn diện; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Hai là, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác BP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trên biên giới, vùng biển theo đúng chủ trương, đối sách; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với các hoạt động phá hoại của địch và các loại đối tượng; kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội trong mọi tình huống.
Ba là, duy trì nghiêm túc, nền nếp chế độ SSCĐ; tổ chức huấn luyện, luyện tập thuần thục phương án tác chiến bảo vệ biên giới, vùng biển, chiến đấu tại chỗ bảo vệ đồn, trạm biên phòng; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống không để bị động, bất ngờ.
Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả biện pháp công tác trinh sát BP; nắm, dự báo, tham mưu xử lý kịp thời, hiệu quả tình hình vụ việc, đấu tranh trấn áp hiệu quả với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật xảy ra trên biên giới, vùng biển, địa bàn; đầu tư hiện đại hóa cho lực lượng trinh sát kỹ thuật, đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh bảo đảm chặt chẽ, nhanh chóng, thông thoáng, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh.
Sáu là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại BP, xây dựng củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa BĐBP tỉnh với Bộ chỉ huy Quân sự, Ty An ninh 2 tỉnh Khăm Muồn, Sa Vẳn Nạ Khệt; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp tham mưu giải quyết tốt các vấn đề xảy ra trên biên giới, cửa khẩu; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Bảy là, tích cực củng cố, xây dựng thế trận BP toàn dân vững chắc; tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, tiềm lực khu vực biên giới vững mạnh.
Tám là, xây dựng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, các cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất, vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu; CBCS có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao, sức khỏe và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đại tá Trịnh Thanh Bình
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
Xây Dựng Và Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, Biên Giới Quốc Gia
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những nội dung chủ yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiện nay.
Hiểu đúng đủ nội dung của bài Nâng cao lòng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km 2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 84 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị – xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.
2.1: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA.
2.1.1: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
Quốc gia có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó có thể được dùng thay thế cho nhau.
Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm : vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân… và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố 1. Vùng nước thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
2.1.2: Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm :
– Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
– Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình.
– Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
– Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Luật biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2004 xác định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường BGQG phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.
Khu vực biên giớilà vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
2.2.2: Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Do vị trí địa lí và chính trị, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia luôn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thường xuyên, tăng cường và cao.
Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004 xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”. Xây dựng, bảo vệ bao gồm các nội dung sau:
– Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.
– Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
– Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
– Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, huỷ hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho người Việt Nam, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
– Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới. Thực thi quyền lực chính trị tối cao (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên khu vực biên giới ; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người Việt Nam phải được thực hiện ở khu vực biên giới theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam kí kết với các nước hữu quan.
– Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
– Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng. Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
2.3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
– Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kế thừa và phát triển mới Tổ quốc, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong điều kiện mới.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lãnh thổ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành công nếu chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phạm.
– Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới xây dựng nên, mới giữ gìn, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày hôm nay. Nhờ đó mà con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên và phát triển một cách độc lập, bình đẳng với các quốc gia, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam được khẳng định, lưu truyền và phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và BVTQ. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.
Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lí về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
-.Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới …
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
2.2.2: Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam.
Trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.
Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mọi công dân Việt Nam phải :
– Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) nêu rõ: “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời phải luôn nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh, xây dựng ý thức, thái độ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; có những hành động thiết thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm và đầy đủ Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự ; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng”.
2.2.3:Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
– Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối với sinh viên trong Học viện; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại Học viện.
– Sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi Nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tích cực, tự giác, tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế – quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là như thế nào ?
3. Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ? Liên hệ trách nhiệm của công dân ?
Nguyễn Tuấn Anh @ 06:36 21/08/2015 Số lượt xem: 7173
Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Vệ Vững Chắc Chủ Quyền, An Ninh Biên Giới Quốc Gia trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!