Xu Hướng 5/2023 # Bảo Vệ Môi Trường Biển Hướng Tới Sự Phát Triển Bền Vững # Top 7 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bảo Vệ Môi Trường Biển Hướng Tới Sự Phát Triển Bền Vững # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bảo Vệ Môi Trường Biển Hướng Tới Sự Phát Triển Bền Vững được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngành Du lịch đã ban hành Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu là đến năm 2020, du lịch biển trở thành ngành động lực của nền kinh tế biển Việt Nam, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Có thể thấy, các hoạt động kinh tế biển đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia và dự kiến đến năm 2020 sẽ đóng góp khoảng 53-55% GDP của Việt Nam; trong đó du lịch biển dự kiến sẽ đóng góp khoảng 60% tổng thu từ du lịch toàn quốc với 06 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, các cảng du lịch được hình thành và đi vào khai thác, thu hút được 22 triệu lượt khácH du lịch quốc tế và 58 triệu lượt khách nội địa… Tuy mang lại nhiều lợi ích như tăng trưởng kinh tế và giao lưu văn hóa, tạo việc làm cho lao động địa phương nhưng hoạt động du lịch cũng đóng vai trò khá lớn làm suy thoái môi trường ven biển. Đồng thời, chính ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học biển lại tác động trở lại, kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế biển, biểu hiện đặc biệt rõ rệt đối với du lịch biển. Hệ thống xử lý vệ sinh kém; ô nhiễm môi trường sẽ làm giảm đi sức thu hút khách du lịch. Do vậy, việc bảo vệ môi trường biển, đảo hướng tới sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước cũng như của ngành Du lịch.

Những thách thức Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng về mặt môi trường đối với phát triển du lịch biển Đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển có xu hướng suy giảm

Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam năm 2010, môi trường nước mặt lục địa vùng ven biển đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do ô nhiễm đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông. Môi trường nước biển ven bờ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu như COD, Amôni (N-NH 4), dầu vượt quá quy chuẩn QCVN 10:2008 đối với nước biển ven bờ. Tại nhiều vùng cửa sông như Cửa Lục, Đồ Sơn, Ba Lạt, Rạch Giá,… hàm lượng N-NH 4 đã vượt quá quy chuẩn Việt Nam đối với nước biển ven bờ cho nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thuỷ sinh.

Sự cố môi trường biển ngày càng gia tăng

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế vùng ven biển không ngừng gia tăng qua các năm. Theo số liệu thống kê, lượng chất thải rắn phát sinh toàn dải ven biển năm 2009 là 14,03 triệu tấn (Báo cáo Hiện trạng môi trường biển 2010). Vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức.

Quản lý môi trường biển ở Việt Nam Hệ thống chính sách, pháp luật

Nghiên cứu ở nhiều khu du lịch biển cho thấy, việc quản lý vệ sinh môi trường tại các khu du lịch vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu lao động thu gom rác, việc bố trí các thùng chứa rác và bảng hướng dẫn bỏ rác ở các khu du lịch chưa hợp lý hoặc còn quá ít. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải, không ít du khách vứt rác tùy tiện và những người bán hàng rong không thu nhặt thức ăn thừa khách vứt trên bãi cát… đã gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu, điểm du lịch. Ngoài ra, công tác quy hoạch phát triển du lịch ở nhiều địa phương không theo kịp yêu cầu phát triển, dẫn đến nhiều dự án được triển khai nhưng chưa đánh giá hết được tác động đến tài nguyên môi trường, do đó không có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học về biển cao thể hiện qua sự đa dạng về hệ sinh thái và thành phần loài của khu hệ sinh vật biển với các dạng điển hình như: rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển,… Các hệ sinh thái trên có chức năng bảo vệ bờ biển, chống xói lở, duy trì quá trình sinh sản và ươm giống thủy sinh vật. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của con người và tai biến thiên nhiên trong thời gian gần đây đã và đang gây ra ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái này. Đặc biệt là các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đang bị suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Theo thống kê, diện tích rừng ngập mặn đã suy giảm một cách rõ rệt, năm 1943 cả nước có khoảng 408.500 ha, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 209.741 ha, giảm gần 50%. Các thảm cỏ biển cũng đang trong tình trạng tương tự, ước tính diện tích bị giảm khoảng 40-60% trong thời gian qua (Báo cáo Hiện trạng Môi trường biển 2010). Theo các nhà nghiên cứu, chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngư dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ (được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm) ở nhiều bãi biển ở nước ta như Phan Thiết, Tuy Phong…

Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường biển a) Cấp Trung ương

Sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam, do lượng tàu bè qua lại lớn. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2009 có trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu. Các vụ tai nạn này đã đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và môi trường (Báo cáo Hiện trạng Môi trường biển năm 2010). Ngoài ra, các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh cá, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với thiết bị máy móc lạc hậu và không lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở biển nước ta. Sự cố tràn dầu và thải dầu cặn vẫn tiếp tục xảy ra nhiều, đôi khi trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường biển.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh ven biển được xác định là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo trên địa bàn địa phương, trong đó có môi trường biển. Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, năm 2010, Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BNV-BTNMT ngày 05/11/2010 hướng dẫn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Chi cục Biển và Hải đảo là cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở cấp địa phương.

Như vậy, việc qản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo là nhiệm vụ đa ngành, cần có sự bắt tay vào cuộc của các ngành du lịch, thương mại, giao thông vận tải… Các giải pháp bảo vệ môi trường cần được thiết kế phù hợp với đặc trưng của từng ngành và điều kiện thực tiễn của từng địa phương.

– Bên cạnh các chính sách về bảo vệ môi trường biển, đảo nói chung, cần nghiên cứu, xây dựng Chương trình bảo vệ môi trường biển trong lĩnh vực du lịch nhằm cụ thể hóa các hoạt động bảo vệ môi trường biển của ngành, đồng thời tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường đã và đang triển khai thực hiện vào một kế hoạch chung mang tính thống nhất, có định hướng rõ ràng.

– Phát triển du lịch biển theo chiều sâu, phù hợp với các định hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng mô hình làng du lịch nghỉ dưỡng biển theo tiêu chí đẳng cấp, sang trọng nhằm thu hút khách cao cấp, phát triển song song với các khu du lịch biển, ven biển khác.

– Phát triển du lịch sinh thái biển, đa dạng hóa các loại hình du lịch và chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển đặc thù, chất lượng cao, bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tiễn tại từng địa phương như du lịch thể thao biển, sinh thái biển, chữa bệnh,…

– Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án du lịch sinh thái, du lịch biển và các đơn vị áp dụng công nghệ môi trường;

– Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá về các sản phẩm du lịch biển, hệ thống nhà hàng, khách sạn,… thân thiện với môi trường; đưa yếu tố môi trường vào trong việc đánh giá các sản phẩm và dịch vụ du lịch biển.

Giải pháp về hạ tầng du lịch biển gắn với bảo vệ môi trường

Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

– Kiểm soát việc xây dựng các công trình du lịch ven biển theo đúng quy hoạch, tránh tình trạng các công trình xây dựng nằm ngoài quy hoạch, thiếu hệ thống xử lý nước thải, chất thải…

– Các cơ sở dịch vụ du lịch phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa vào hệ thống thải chung; các đơn vị phải có thùng rác nắp đậy và thực hiện phân loại chất thải rắn.

– Khuyến khích và dán nhãn du lịch môi trường cho những doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch, tăng cường trồng cây xanh tại các cơ sở kinh doanh du lịch, tạo cảnh quan sinh thái phát triển hình thức du lịch sinh thái, gắn liền bảo vệ môi trường với hình ảnh du lịch biển Việt Nam.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển trong ngành du lịch tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính là những người làm công tác du lịch, người dân địa phương và khách du lịch. Tùy vào đặc trưng của từng nhóm đối tượng mà có các nội dung tuyên truyền phù hợp.

Các giải pháp khác

– Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.

– Tăng cường tập huấn về thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng các chế tài xử phạt hay khuyến khích bảo vệ môi trường những người làm du lịch biển, đảm bảo họ là những người gương mẫu trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn những người khác bảo vệ môi trường.

– Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường biển dưới nhiều hình thức cho khách du lịch;

PGS.TS. Bùi Cách Tuyến

– Nâng cao nhận thức cho cộng đồng cư dân sống ven biển, trên đảo về bảo vệ môi trường cũng như giúp cải thiện sinh kế và xoá đói giảm nghèo; huy động họ tham gia vào các loại hình du lịch sinh thái…

– Tăng cường nhân lực về môi trường trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các khu du lịch biển;

– Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong bảo vệ môi trường biển giữa các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường địa phương, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ sở du lịch;

– Xây dựng và phổ biến các mô hình bảo vệ môi trường tại các khu du lịch biển.

(Nguồn: Tạp chí Du lịch)

Tăng Cường Bảo Vệ Môi Trường Để Phát Triển Bền Vững

Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Thứ hai – 09/11/2020 16:00

2.230

0

 

 

 

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định: “Huy động các nguồn lực xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, đây là tầm nhìn có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ đảm bảo cho tỉnh phát triển trong giai đoạn hiện nay mà phát triển mạnh mẽ vào những giai đoạn tiếp theo và để đảm bảo cho phát triển bền vững , một trong những yếu tố quan trọng là phải chú trọng bảo vệ môi trường.

Lai Châu thực hiện tái định cư gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường và phát triển bền vững không phải bây giờ chúng ta mới đề cập, các nhiệm kỳ trước Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định. Đây là vấn đề rất quan trọng, phù hợp với sự phát triển không phải chỉ của tỉnh ta mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới và của cả nước. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là tạo nguồn lực để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường chính là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 

Quốc tế đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững và đều có sự thống nhất, đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: (1) phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế); (2) phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm); (3) bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. 

Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của địa phương, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa và quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh về bảo vệ môi trường được nâng lên. Công tác bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm triển khai thực hiện, đến nay tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, nhất là các công trình thủy điện trên địa bàn theo phương châm: vừa khai thác tốt tiềm năng thủy điện, vừa đảm bảo môi trường; hiện nay trên địa bàn tỉnh có 19 công trình thủy điện đang được vận hành, phát điện với tổng công suất lắp máy trên 2.200 MW, tổng sản lượng điện sản xuất giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 27,95 tỷ Kwh, đóng góp trên 50% nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao thu nhập từ rừng cho nông dân (chi trả môi trường rừng). Quản lý tốt việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; phòng tránh lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Đang từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp và phòng, chống ô nhiễm môi trường. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực, các tiêu chí về môi trường được chú trọng triển khai thực hiện khá hiệu quả. Vấn đề môi trường đô thị, nông thôn được quan tâm; chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được các cấp, các ngành và người dân thực hiện; các địa phương đã quan tâm đầu tư hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thực hiên tốt các hoạt động quan trắc môi trường, điều tra, thống kê các nguồn nước thải vào lưu vực sông các sông trên địa bàn (sông Đà, sông Nậm Mu, sông Nâm Na). Hiện nay 100% rác thải y tế, 94% rác thải sinh hoạt tại đô thị được thu gom, xử lý; 61% số xã đã thu gom tập trung rác thải sinh hoạt; 8/8 huyện, thành phố có bãi chôn lấp rác thải. Tỉnh đã tiếp nhận và quản lý, xử dụng hiệu quả 02 trạm quan trắc giám sát nguồn nước trên biên giới tại xã Ka Lăng (Mường Tè) và Ma Ly Pho (Phong Thổ)…

Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ sở và một bộ phận người dân về môi trường và bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng chặt phá rừng; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng thiếu bền vững, thậm trí còn vi các quy định của phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản. Chất lượng một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa bền vững, nhất là tiêu chí về môi trường một số xã vẫn còn thấp. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững (năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng trên diện tích đất). 

Công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế. Việc quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nguy hại; rác thải, chất thải sản xuất nông nghiệp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ mới chủ yếu tập trung ở khu vự đô thị, chưa có hoặc rất ít hoạt động dịch vụ, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn. Môi trường sống của một bộ phận nhân dân vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn bị ô nhiễm. Các dự án điều tra cơ bản về môi trường, cơ sở dữ liệu môi trưởng phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển còn hạn chế; cơ sở, vật chất, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc kiểm soát hoạt động sản xuất, sả thải của doanh nghiệp có nơi còn hạn chế…

Trước thực trạng trên, để đảm bảo cho tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra “Huy động các nguồn lực xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, vấn đề đặt ra đối với các cấp, các ngành và mọi người dân cần tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, với trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc về ý nghĩa tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, mỗi người dân trong việc quản lý, bảo vệ môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; làm trong sạch, lành mạnh môi trường sống; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thực hiện tốt phương châm trong bảo vệ môi trường “Nói toàn cầu, làm địa phương”; ý thức, hành động của mỗi cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, to lớn trong hoạt động bảo vệ môi trường, quyết định đến sự thành công trong quản lý, bảo vệ môi trường.

Chú trọng phát triển, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; từng bước phát triển, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; nhất là kỹ thuật bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất nông sản sạch nhằm phát triển sản xuất hàng hóa có lợi thế theo xu thế của thị trường. Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới; công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, công nghệ sạch; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tập trung khôi phục và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất; nâng cao năng lực phòng, chống cháy rừng; đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản; việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch và được cấp phép theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ môi trường sống của người dân. Chú trọng phát triển du lịch, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ xây dựng đô thị theo quy hoạch; rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đô thị đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch, nhất là đảm bảo hệ thống cấp nước sạch đô thị và vùng phụ cận, phấn đấu 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị; quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn và phát triển cây xanh ở các đô thị. Quản lý chặt chẽ quy hoạch kiến trúc đối với tất cả các đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường quản lý xây dựng, phát triển các điểm dân cư nông thôn tập trung, khu dân cư thôn bản, không để phát triển tự do, rải rác, khó khăn về hạ tầng thiết yếu; đồng thời coi trọng việc bảo vệ môi trường vùng nông thôn.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cần quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tiếp tục tăng chi ngân sách đảm bảo tỷ lệ 1% ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo vệ môi trường và tăng dần tỷ lệ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giám sát, phản biện xã hội và huy động nguồn lực để bảo vệ môi trường. Tăng cường phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung quốc) trong hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường, nguồn nước qua biên giới. Duy trì hoạt động quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường để dự báo và xử lý kịp thời các vùng, điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thực hiện các dự án điều tra, đánh giá chất thải để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển./.

Tác giả bài viết: Đặng Ngọc

Bảo Vệ Môi Trường Để Tồn Tại Và Phát Triển Bền Vững

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa đã không ngừng phấn đấu, tăng cường mở rộng sản xuất điện, đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện đại để hướng tới sự phát triển bền vững góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng được xã hội quan tâm hơn. Do đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả CBCNV của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa.

Là đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp năng lượng, những thách thức về môi trường rất lớn, nhưng Ban lãnh đạo Công ty đã thành công trong việc xây dựng mô hình Công ty có môi trường xanh – sạch – đẹp.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa không ngừng tìm hiểu để cập nhật ứng dụng, công nghệ xử lý nước thải và khí thải tiên tiến để kiểm soát chặt chẽ thông qua các thiết bị phân tích, giám sát đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

Công ty thường xuyên, tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến cho các công nhân và nhân viên Công ty nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Mỗi người lao động phải có ý thức áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất như: hạn chế in ấn, tăng cường sử dụng giấy hai mặt, vệ sinh nơi làm việc, chăm sóc cây xanh, khơi thông rãnh nước quanh khu vực sản xuất, sử dụng biện pháp tiết kiệm điện… Ngoài ra, Công ty còn phát triển nguồn điện mặt trời, đóng góp một phần vào nguồn năng lượng sạch cho đất nước.

Với phương châm “Trao chất lượng, nhận niềm tin” Công ty đã không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu bằng nỗ lực sáng tạo và lao động của từng nhân viên. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động xã hội cùng cộng đồng vì môi trường xanh – sạch – đẹp, cam kết không vì lợi ích kinh tế mà hủy hoại môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa

Ảnh Hưởng Của Sự Phát Triển Công Nghiệp Tới Môi Trường Và Biện Pháp Bảo Vệ Môi Trường

Ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe cần có biện pháp bảo vệ,

Ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường và biệp pháp bảo vệ môi trường Khói bụi xả vào không khí: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung môi hữu cơ, CO, sulfur dioxide (SO2) và nitơ oxit (NOx). Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu để thúc đẩy, phá hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp bao gồm: ống khói khi lắp đặt phải được  điều tra và xử lý khí thải cho phép xác định tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19/2009/BTNMT..

Nước thải: Chưa được xử lý nước thải gây ra những vấn đề về môi trường, bao gồm: Hồ ngầm của hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm, vận chuyển và phá hoại, và xử lý nước thải và bùn sau, sẽ hủy nó được dùng cho mục đích nông nghiệp suy thoái. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: thu thập trên cơ sở tách biệt, dòng chảy và nước thải công nghiệp thành phố, nước thải và nước muối; xử lý nước thải và chất lượng theo giá trị; phù hợp với hệ thống thoát nước; liên tục lấy mẫu giám sát; widget; lưu tập tin. Ô nhiễm đất tiếp xúc trực tiếp với chất gây ô nhiễm gây ra, khí độc rò rỉ đây. Và nước ngầm nhiễm vào tòa nhà. Đặc điểm của ô nhiễm đất ở trong đất bị ô nhiễm sau khi sự kiện tàn dư trong lâu dài. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: bề mặt vật liệu và nhiên liệu, lưu trữ phù hợp chất gây ô nhiễm ra khỏi container niêm phong; đặt chức đã rò rỉ; với xe tăng và đường ống dẫn ngầm giúp kiểm tra hướng dẫn cài đặt, rò rỉ, bảo vệ Cách (âm cực bảo vệ) và giám sát (physometer); Ô nhiễm biển và ven biển. Yêu cầu / tiêu chuẩn bao gồm: không có giấy phép kinh doanh giấy phép nước thải và chất thải khí thải đổ một hạn chế (dù là từ Ủy ban cho phép nước thải và rác, hay từ bảo vệ môi trường Sở Văn phòng đường xây dựng cho nước mặn), với đường bờ biển của Ủy ban lệnh cấm, và để bảo vệ môi trường ven biển. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại được áp dụng cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả công nghiệp và nông nghiệp.Nếu không xử lý chuyện hay xử lý, lưu trữ, vật liệu độc hại sẽ gây tổn hại sức khoẻ con người và xã hội chúng ta cần có biện pháp bảo vệ môi trường. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: dùng để lưu trữ vật liệu nguy hiểm thực sự cho cơ sở hạ tầng cài đặt sản phẩm chứa chất lỏng, bao gồm cả hiểm nguy hiểm; thiết lập mục tiêu và cách xử lý chất thải được tạo ra, kinh doanh, đề phòng trường hợp khẩn cấp, chờ đã. Chất thải rắn: Chất thải rắn tạo ra, đâu có hoạt động con người, là bởi vài luồng dữ liệu khác nhau, có các tính năng khác nhau.

Xem tin tức về môi trường

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 – (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website:  chúng tôi ;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ; thanhnv93@yahoo.com.vn

 

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Vệ Môi Trường Biển Hướng Tới Sự Phát Triển Bền Vững trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!