Xu Hướng 5/2023 # Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Vì Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Giải Pháp Của Chúng Ta Sẵn Có Ở Thiên Nhiên # Top 6 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Vì Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Giải Pháp Của Chúng Ta Sẵn Có Ở Thiên Nhiên # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Vì Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Giải Pháp Của Chúng Ta Sẵn Có Ở Thiên Nhiên được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(TN&MT) – Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 là “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên” (“Our solutions are in nature”) kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, đóng góp cho bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Chung tay bảo tồn

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân kêu gọi mọi người dân “Hãy chung tay đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học” thông qua sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về đa dạng sinh học; gìn giữ các tri thức bản địa về bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ

“Chúng tôi tin tưởng và mong rằng, tất cả mọi người cùng chung tay hành động, nỗ lực xây dựng và giữ gìn Ngôi nhà chung – Trái đất xanh của chúng ta thì chắc chắn hệ sinh thái phát triển được cân bằng và tạo nên sự phát triển bền vững cho nhân loại”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, hưởng ứng Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, ngày 22 tháng 4 năm 2020, Bộ TN&MT đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Ban – ngành đoàn thể Trung ương và địa phương; UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, tiếp cận hệ sinh thái trong quá trình xây dựng các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và trong việc áp dụng các giải pháp công trình để có hiệu quả và bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững; phổ biến các mô hình, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả để nhân rộng.

Những nỗ lực quản lý

Chia sẻ những nỗ lực của Bộ TN&MT, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, thời gian qua Bộ đã có nhiều hoạt động để đẩy mạnh bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Thành quả rõ thấy nhất là hệ thống các Khu bảo tồn được thành lập. Hiện cả nước có 173 Khu bảo tồn với tổng diện tích hơn 2.500 ha, gồm 33 vườn quốc gia; 66 Khu dự trữ thiên nhiên; 18 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 Khu bảo vệ cảnh quan (tăng 7 Khu bảo tồn so với năm 2015 với tổng diện tích tăng thêm gần 73.260 ha).

“Gần đây nhất, Bộ TN&MT phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế đã triển khai thành công việc thành lập 2 Khu bảo tồn đất ngập nước là Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) và Phá Tam giang – Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên – Huế)”, Thứ trưởng thông tin.

Bên cạnh việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, Bộ TN&MT cũng kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm soát việc buôn bán, tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp và phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại; xây dựng và trình Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về loài ngoại lai xâm hại và Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách để quản lý động vật hoang dã trong tình hình mới.

Nước ta có 9 khu Ramsar với tổng diện tích hơn 120.000 ha; có 10 Khu bảo tồn biển đã được thành lập với tổng diện tích gần 188.000 ha; có 9 khu vực được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với tổng diện tích hơn 4,2 triệu ha. Trong năm 2019, Bộ TN&MT đã xây dựng hồ sơ đề cử và được Ban Thư ký ASEAN công nhận thêm 4 Vườn di sản ASEAN, nâng tổng số Vườn di sản ASEAN của Việt Nam thành 10 khu

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân hy vọng, thời gian tới, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tiếp tục được chú trọng tổng thể ở cấp quốc gia đến từng địa phương. Bởi đa dạng sinh học chính là giá trị quý báu của tự nhiên, góp phần to lớn trong đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân; duy trì nguồn gen của vật nuôi, cây trồng; là nguồn nhiên liệu, dược liệu quý… là cơ sở tạo lập phát triển bền vững trong tương lai.

(TN&MT) – Ngày 22/5, tại Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UNDP Việt Nam đã khởi xướng tổ chức Diễn đàn đối tác về Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái. Diễn đàn có sự tham gia của ông Nguyễn Văn Tài – Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ông Phạm Anh Cường – Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học, ông Đỗ Xuân Lân – Đại diện Bộ NN&PTNT; ông Michael Croft – Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Việt Nam và ông Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Cùng dự Toạ đàm còn có đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học và các cơ quan truyền thông.

Các Giải Pháp Của Chúng Ta Sẵn Có Ở Thiên Nhiên

Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã. Theo newbig5.com

Nếu khi xưa thuật ngữ “Big 5” dùng để chỉ 5 loài động vật hoang dã có giá trị nhất trong trò chơi săn bắn của con người những năm 1800 thì giờ đây “New Big 5” đã ra đời với một ý nghĩa nhân văn hơn cả: tôn vinh và bảo tồn các loài động vật hoang dã.Dự án 💖 New Big 5 💖 được sáng lập bởi Graeme Green, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh. Theo đó anh cùng các nhiếp ảnh gia và nhà bảo tồn động vật đã tổ chức bình chọn toàn cầu từ tháng 4/2020 để tìm ra loài động vật mà công chúng tò mò và muốn được chiêm ngưỡng đa chiều qua ảnh chụp nhiều nhất. Và kết quả thắng cuộc đã thuộc về loài voi 🐘, sư tử 🦁, hổ 🐅 khỉ đột 🦍 và gấu Bắc cực. Năm loài động vật mang tính biểu tượng này sẽ trở thành các “đại sứ toàn cầu”, đại diện cho những loài động vật hoang dã khác đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.Thật tuyệt khi giờ đây chúng ta không còn săn bắn động vật hoang dã bằng súng mà thay vào đó là đi săn bằng máy ảnh phải không nào. Hi vọng dự án sẽ phần nào khiến cộng đồng chú ý và có trách nhiệm hơn với những gì đang xảy ra trong thế giới động vật hoang dã.Theo newbig5.com

Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Ở Việt Nam

Bài Thuyết TrìnhBộ Môn : Đa Dạng Sinh HọcGVHD: Th.S Văn Hồng ThiệnNhóm TH: Nhóm 6MLHP : 210518301 DANH SÁCH NHÓMĐề TàiBảo tồn đa dạng sinh học ở Việt NamTổng quan đề tài– Kết luận và kiến nghị.

Khái quát sự đa dạng sinh học tại Việt Nam và những thực trạng hiện nay. – Nguyên nhân suy giảm và Biện pháp bảo tồn.– Mục tiêu của việc bảo tồn.Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới vùng giáp cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Khái quát sự đa dạng sinh học tại Việt Nam và những thực trạng hiện nay. Các kiểu rừng phân bố tại Việt NamBiểu đồ thể hiện hệ thống các loài động vật phân bố ở Việt NamLoài linh trưởng ở Việt NamSự có mặt, sự tồn tại và phát triển của các quần thể Linh trưởng phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng. Chính vì vậy, thú Linh trưởng được coi là sinh vật chỉ thị đối với chất lượng rừng còn tốt.H1. Vooc Đầu Trắng H3. Chà vá chân đenH2. Vooc đen Hà TĩnhPhản ánhẢnh hưởngMối liên hệ giữa loài Linh Trưởng và RừngHiện nay, loài Linh trưởng Việt Nam đều đang bị đe doạ ở các mức độ khác nhau:1234Mức độ đe dọa tăng dầnSự giảm sút độ che phủ và chất lượng của rừngDiện tích rừng toàn quốc đã giảm từ chỗ năm 1943 chiếm 41% thì đến năm 1991 chỉ còn 28% tổng diện tích cả nước, trong đó chỉ còn 10% là rừng nguyên thủy. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng, giảm từ 95% đến 17% trong vòng 48 năm. Ở nhiều tỉnh độ che phủ còn lai rất thấp, ví dụ ở Lai Châu chỉ còn 7.88%, ở Sơn La 11.95% và ở Lào Cai 5.38%.

Mục Tiêu Của Việc Bảo TồnTìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái.H4. Tê giác bị cắt trộm sừng bởi con người.Hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp đối với chúng.H5. Tê giác Java – Loài được khẳng định là hiện diện tại VQG Cát TiênSinh học bảo tồn ra đời vì các khoa học ứng dụng truyền thống không còn đủ cơ sở để giải thích những mối đe dọa cấp bách đối với đa dạng sinh học.H6. Nạn phá rừng tăng làm mất nơi ở của nhiều loàiH7. Nạn săn bắt thú rừng bừa bãi làm cho nhiều loài bị tuyệt chủng.Nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản,… chủ yếu quan tâm đến vấn đề xây dựng các phương pháp quản lý một số ít các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh. Những khoa học này thường không đề cập đến việc bảo vệ tất cả các loài có thể có trong các quần xã sinh vật, hoặc chỉ đề cập như là vấn đề không quan trọng.Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học.Sinh học bảo tồn khác với các khoa học khác ở chỗ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu.H8. Chà Vá Chân NâuCác hình thức bảo tồn đa dạng sinh họcBảo tồn nguyên vị ( Insitu Conversation )– L b?o v? t?i noi lồi dang s?ngH9. Sếu đầu đỏ – Loài đang được bảo tồn nguyên vị– Ch tr?ng d?c bi?t l cc lồi cy c? truy?n v hoang d?iH10. Cây SưaH11. Cây Cẩm Lai– Lo?i hình ph? bi?n l xy d?ng cc khu b?o t?nH12. Khu Bảo Tồn TN Xuân Thủy( Nam Định )H13. Khu Bảo Tồn ĐNN Láng Sen ( Long An )Bảo tồn nguyên vị có 3 mức độ (Brian Groombridge, 1992)Bảo tồn chuyển vị ( Exsitu Conservation)Động VậtThực VậtVườn ThúTrang trại nuôi động vậtThủy cungCT nhân giống động vậtVườn thực vậtVườn cây gỗNgân hàng giống- gene1234123Bảo Tồn Chuyển Vị Động Vật– Bảo tồn các vi khuẩn qúy hiếm, có giá trị đối với con người.– FAO có dự án 5 năm bảo tồn nguồn gen động vật dài 5 năm (1982 – 1987).H14. Lợi Khuẩn Lactobaccillus casei ShirotaH15. Nuôi cấy tế bào gốc nhung hươuH16. Nhân bản động vật bằng công nghệ tế bào gốcHiểu biết ĐDSHBảo TồnTăng sử DụngKhảo sát phân vùng địa lí sinh họcĐặc điểm Hình Thái Phân LoạiĐánh giáNông nghiệpTham giaNghiên cứu tiến hóaDi truyềnTác động của con ngườiEx situHST tự nhiênHST trong NNNgân hàng geneSinh lý hạtTái sinhNgân hàng Gene ở hiện trườngQuản lýChi phí thấpKĩ thuật mớiPhát triểnNC KT – XHQL trang trạiQL TN & MTXĐ & giảm các đe dọaQL HST T.NhiênKhôi Phục loài có KH khôi phụcCS và phân chia bình đẳngCung cấp giốngCung cấp thông tinTham gia lai tạoQL các vật liệu di truyềnBảo Tồn Chuyển Vị Thực VậtVườn Thực VậtVườn thực vật (Botanic Garden): Có khoảng 1500 vườn thực vật trên thế giới nhưng chỉ có khoảng 800 vườn có bảo tồn cây.H17. Các vườn thực vật Vườn Cây GỗH18. Các cây gỗ trong Vườn Cây GỗNgân hàng giống – geneNgân hàng gen ở thực địa (Field Gene Bank) : là một vùng đất mà trong đó các loài cây sưu tập được trồng để lưu trữ tính đa dạng di truyền để có nguyên liệu có sẳn để phục vụ công tác lai tạo, nghiên cứu ….Thường áp dụng cho cây lâu năm, cây bụi mà không có đủ để bảo tồn trong tự nhiên mà cần thời gian lâu mới thu hoạch giống (thường cây LN)H19. Các loại hạt giống quý được lưu trữH20. Các loại hạt giống quý được lưu trữH21. Các loại hạt giống quý được lưu trữSự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt.Nguyên nhân suy giảm và Biện pháp bảo tồn.H22. Rừng bị tàn phá để lấy gỗ.Chiến tranh cũng là những nguyên nhân làm rừng của Việt Nam bị thu hẹp lại nhanh nhất. H24. Những cánh rừng trụi lá ở Việt Nam.

H23. Máy bay đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến tranh.

Nguyên nhân quan trọng nữa gây nên sự tổn thất đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, đó là sự mâu thuẫn giữa cung và cầu. H25. Khi cung < cầu Sinh thái bị phá hoại nặng nềTài nguyên thiên nhiên thì có hạn mà nhu cầu của con người thì ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống cho dân số tăng nhanh, và mặt khác là mức độ tiêu dùng của mỗi người cũng tăng lên không ngừng.H26. Ngà voi bị khai thác quá mứcH27. Mật gấuH28. Sừng tê giácCon người đốt rừng làm nương, rẫy trên các sườn dốc và cũng đã gây tác động đáng kể vào việc thu hẹp diện tích rừng ở nhiều nơi.H29. Nạn phá rừng ngày càng tăngCháy rừng cũng là nguyên nhân làm diện tích rừng cũng như sự đa dạng bị suy thoái.H30. Những cánh rừng bị cháyBiện pháp bảo tồn.

Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững

ThienNhien.Net – An ninh môi trường là một thành tố của an ninh quốc gia. Việc không đảm bảo an ninh môi trường có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh. Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước rất nhiều thách thức về môi trường như: biến đổi khí hậu, tranh chấp nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới… Do đó, cần đưa ra giải pháp nhằm làm giảm nhẹ các nguy cơ đe dọa an ninh môi trường, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.

An ninh môi trường là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này, trong đó, một số nhà nghiên cứu trong nước cho rằng an ninh môi trường là trạng thái ổn định và bền vững của môi trường có thể đáp ứng các điều kiện sống cơ bản của con người như cung cấp nơi ở, cung cấp năng lượng và nguyên liệu, khả năng chấp nhận chất thải, cung cấp thông tin khoa học và cung cấp các tiện nghi môi trường. Đây là một định nghĩa đúng nhưng chưa đủ bởi bên cạnh sự ổn định các điều kiện của môi trường đáp ứng điều kiện sống an toàn và bền vững của con người, an ninh môi trường còn bao hàm cả việc phát triển khoa học công nghệ an toàn, khoa học công nghệ “sạch”, đáp ứng đủ máy móc thiết bị để xử lý toàn bộ rác thải, khí thải, chất độc hại thải ra khỏi môi trường…

Như vậy, an ninh môi trường cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức có sự tác động qua lại giữa con người với môi trường và môi trường với con người chứ không chỉ là tác động một chiều. Trong đó, chiều thứ nhất có thể được hiểu theo định nghĩa nêu trên – tức là trạng thái ổn định các điều kiện của môi trường đáp ứng điều kiện sống an toàn và bền vững của con người và chiều thứ hai chính là sự tác động an toàn của con người ngược trở lại môi trường (ở đâychính là ý thức giữ gìn môi trường sống của con người).

Riêng với Việt Nam, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra một cách mạnh mẽ đã và đang làm thay đổi đáng kể điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, hệ lụy của quá trình phát triển đánh đổi môi trường cũng nảy sinh nhiều tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Theo Báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát môi trường năm 2014, cả nước hiện có hơn 300 khu công nghiệp, hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và khoảng hơn 2.000 làng nghề rải rác ở nhiều địa phương, tuy nhiên có đến 70% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; hơn 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý nước thải; hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khoảng 55 – 70% số doanh nghiệp không chấp hành quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; 98% doanh nghiệp có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt chuẩn môi trường; 100% doanh nghiệp thải khí không có thiết bị xử lý chất độc hại. Đó là chưa kể đến một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải y tế hàng ngày, thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh vẫn tồn lưu ở nhiều nơi đang cần được xử lý. Ngoài ra, việc nhập khẩu chất thải dưới danh nghĩa phế liệu vào Việt Nam cũng có xu hướng ngày càng gia tăng, trong đó có các loại phế liệu độc hại như: ắc quy chì, tàu cũ… hay việc săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm, chặt phá rừng vẫn diễn biến phức tạp và gay gắt tại rất nhiều địa phương.

Có thể nói, sự tác động thái quá của con người vào môi trường tự nhiên đang làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và gây ra không ít sự cố đáng tiếc về môi trường như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu, ô nhiễm…

Giải pháp đảm bảo an ninh môi trường

Quản lý an ninh môi trường là một trong những giải pháp căn cơ nhất giúp phòng ngừa, ngăn chặn các loại hình tội phạm về môi trường, các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và góp phần quản trị rủi ro về môi trường. Tuy nhiên, để quản lý an ninh môi trường tốt, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về môi trường và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường, trong đó, trước hết cần rà soát, loại bỏ những quy định không phù hợp, chưa đầy đủ hoặc gây cản trở hoạt động của cơ quan bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, cần tập trung nghiên nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo, khắc phục hậu quả thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thêm nữa, cần làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật về môi trường, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm về môi trường; thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, trong đó cần đẩy mạnh việc quản lý, sử dụng và chia sẻ công bằng nguồn nước xuyên biên giới nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh môi trường.

TS. Nguyễn Trung Kiên, Học viện An ninh nhân dân

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Vì Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Giải Pháp Của Chúng Ta Sẵn Có Ở Thiên Nhiên trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!