Xu Hướng 4/2023 # Ban Thanh Tra Nhân Dân Không Phải Là Tổ Chức Kiểm Soát, Đối Lập Với Lãnh Đạo # Top 10 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Ban Thanh Tra Nhân Dân Không Phải Là Tổ Chức Kiểm Soát, Đối Lập Với Lãnh Đạo # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Ban Thanh Tra Nhân Dân Không Phải Là Tổ Chức Kiểm Soát, Đối Lập Với Lãnh Đạo được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

LTS: Là người từng làm Trưởng Ban thanh tra nhân dân ở một trường trung học phổ thông trong nhiều năm, thầy giáo Lê Xuân Chiến nêu quan điểm về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức này trong trường học. Theo tác giả, Ban thanh tra nhân dân phải hoạt động “hết công suất” mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chứ không phải chơi không hay làm bù nhìn như nhiều người từng hiểu nhầm. Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Nhân đọc bài ” Thanh tra nhân dân, bù nhìn hay chỗ dựa?” của tác giả Thiên Ấn trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, là người nhiều năm làm Trưởng Ban thanh tra nhân dân ở một trường trung học phổ thông, tôi xin chia sẻ một số quan điểm về nhiệm vụ, chức năng của Ban thanh tra nhân dân trong trường học hiện nay.

Có người nói: ” Mong sao Ban thanh tra nhân dân “thất nghiệp” để trường được “sóng lặng thuyền yên“.

Nói vậy không có nghĩa Ban thanh tra nhân dân không có việc gì để làm, chỉ là ban bệ mang tính hình thức, “mũ ni che tai” để “yên chuyện chung” và “nhàn chuyện riêng”.

Vai trò của Thanh tra nhân dân không chỉ là giám sát, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, viên chức, người lao động.

Ban thanh tra nhân dân không phải là ban “chuyên” chống tiêu cực, cũng không phải là “quan tòa”, càng không phải là tổ chức “kiểm soát”, đối lập với lãnh đạo.

Không ít người hiểu chưa đúng về vai trò của Ban thanh tra nhân dân trong trường học, vội cho đó là tổ chức “hữu danh vô thực”, là “bù nhìn”. Nói vậy là phiến diện, không hiểu đúng bản chất, chức năng của Ban thanh tra nhân dân.

Tất nhiên, để xảy ra chuyện hiểu phiến diện như vậy cũng có một phần lỗi của Ban thanh tra nhân dân khi họ chưa nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, hoặc biết mà không chịu làm, làm cho có.

Nhiệm vụ chính của Ban thanh tra nhân dân là giám sát việc thực hiện Nghị quyết của đơn vị do Hội nghị cán bộ, viên chức đề ra. Vậy Ban thanh tra nhân dân giám sát những gì?

Căn cứ Nghị định 99/2005/NĐ-CP, ngày 28/7/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;

Căn cứ Hướng dẫn số 469/HD-CĐN ngày 22/10/2009 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam Về việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân trong trường học có thể cụ thể hóa như sau: – Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường (đề ra trong Hội nghị cán bộ, viên chức).

Với chừng đó nhiệm vụ, Ban thanh tra nhân dân phải hoạt động “hết công suất” mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ban thanh tra nhân dân không phải chơi không hay im lặng, làm “bù nhìn” như một số người hiểu chưa đúng.

Ban thanh tra nhân dân do hội nghị cán bộ, viên chức bầu ra, do Ban chấp hành Công đoàn ra quyết định chuẩn y và chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành Công đoàn.

Ban thanh tra nhân dân không phải là tổ chức độc lập, “tự tung tự tác”, có quyền lực “vô đối”.

Ban thanh tra nhân dân có hoạt động hay không, có thực hiện đúng chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình hay không là do sự lãnh, chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn.

Ban chấp hành Công đoàn phải chịu trách nhiệm trước đoàn viên Công đoàn về hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ chính là giám sát và phản biện. Ban thanh tra nhân dân chỉ thanh tra đột xuất khi có đơn yêu cầu của cán bộ, viên chức, người lao động và được Ban chấp hành Công đoàn giao nhiệm vụ thanh tra.

Còn thanh tra định kỳ thì phải theo kế hoạch của Ban chấp hành Công đoàn (trên cơ sở kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân đã được Ban chấp hành Công đoàn duyệt).

Khi thanh tra, Ban thanh tra nhân dân chỉ có quyền xem xét, kết luận sự việc đúng hay sai; hợp pháp, khách quan hay không; công bằng, dân chủ hay không, sau đó nêu lên quan điểm, kiến nghị của mình đối với lãnh đạo về sự việc mà nhà giáo, người lao động khiếu nại, tố cáo.

Ban thanh tra nhân dân không có thẩm quyền xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Quyền xử lý và giải quyết là của Chủ tịch Công đoàn, Hiệu trưởng.

Khi Chủ tịch Công đoàn, Hiệu trưởng xử lý, giải quyết không thỏa đáng, nhà giáo và người lao động có quyền kiến nghị lên lãnh đạo cấp trên giải quyết, xử lý theo quy định của Pháp lệnh công chức, viên chức.

Về giám sát tài chính, Ban thanh tra nhân dân không phải làm nhiệm vụ kiểm tra tài chính của trường, nhiệm vụ đó đã có kiểm toán của Phòng tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng tài chính huyện, tỉnh.

Ban thanh tra nhân dân chỉ có thể giám sát về việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo và người lao động như:

Khen thưởng, kinh phí hỗ trợ các hoạt động, công tác phí, chế độ ốm đau, thai sản, hiếu hỉ, chế độ khi làm việc ngoài giờ, tăng giờ, việc phân phối quỹ phúc lợi…

Quy trình hoạt động và quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân được quy định như vậy, Ban thanh tra nhân dân không thể vượt quá giới hạn chức năng và quyền hạn của mình.

Ban thanh tra nhân dân không hoạt động như một tổ chức giám sát độc lập, đứng ngoài đoàn thể, mà chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đoàn thể.

Nhà giáo, người lao động có hiểu như vậy thì mới hiểu và chia sẻ với Ban thanh tra nhân dân, mới tránh được sự vội vàng đánh giá Ban thanh tra nhân dân là bù nhìn, hình thức hay là phe cánh của lãnh đạo.

Nếu biết mình là ai và biết mình phải làm gì thì Ban thanh tra nhân dân không bao giờ là “bù nhìn” và chẳng có gì phải ngại va chạm hay sợ lãnh đạo trù dập như không ít người nhầm tưởng.

Công Tác Kiểm Tra Là Một Trong Những Chức Năng Lãnh Đạo Của Đảng

Sau khi Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 14/02/1998 về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt và triển khai nội dung Chỉ thị cho 100% tổ chức cơ sở đảng và trên 90% đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Từ năm 1998 đến nay, cấp uỷ các cấp trong Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành kiểm tra 254 tổ chức Đảng. Nội dung các cuộc kiểm tra gồm 03 nội dung: Một là, kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và cấp uỷ các cấp về phát triển kinh tế – xã hội, công tác xây dựng Đảng, dân vận, an ninh – quốc phòng. Hai là, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng về sản xuất kinh doanh; tài chính, tiền tệ; mua sắm và sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện các chương trình mục tiêu. Ba là kiểm tra công tác cán bộ.

Kết quả phúc tra theo Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 06/6/2003 của Ban Bí thư TƯ Đảng, tỉnh đã phát hiện một số đơn vị chi không đúng nguyên tắc, trái quy định, thu hồi nộp ngân sách hơn 58 triệu đồng. Kết quả kiểm tra theo Chương trình kiểm tra số 131-CTr/TW ngày 11/5/2004, đã phát hiện và thu hồi gần 30 triệu đồng do thu, chi ngân sách sai nguyên tắc tài chính; thu hồi 50,8 triệu đồng sai phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 04 bị can tham ô tài sản nhà nước, thu hồi nộp ngân sách trên 886 triệu đồng.

Bên cạnh công tác kiểm tra, công tác xây dựng Đảng luôn được các cấp uỷ Đảng coi trọng, phương thức hoạt động thường xuyên được đổi mới, đảm bảo giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng. Tính đến ngày 31/12/2006, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn có 403 tổ chức cơ sở Đảng, với 20.297 đảng viên (chiếm 6,7% dân số); số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh hàng năm chiếm tỷ lệ trên 75%, trên 80% tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ.

Kết luận Hội nghị, ông Dương Đình Hân nhấn mạnh: Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trong thời gian tới, BTV Tỉnh uỷ Bắc Kạn sẽ khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của các cấp uỷ Đảng. Thông qua đó, giúp các cấp uỷ Đảng, cán bộ, đảng viên nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của công tác kiểm tra đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh./.

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Lãnh Đạo Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Duyên Hải

1. Chủ tịch UBND thị xã – Trần Trường Giang

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thị xã.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác:

– Tổ chức thực hiện ngân sách thị xã; ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

– Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; công tác thi hành án dân sự; công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ.

– Công tác cải cách hành chính; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền và địa giới hành chính; công tác thi đua, khen thưởng và những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo.

– Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.

d) Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Hội đồng thi đua – Khen thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng ban An toàn giao thông, Trưởng Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách thị xã, Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác.

2. Phó Chủ tịch UBND thị xã – Cao Thị Hồng Gấm

a) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, thông tin.

– Giáo dục và đào tạo.

– Y tế, dân số, bảo hiểm y tế; an toàn thực phẩm.

– Lao động, thương binh và chính sách xã hội, gồm: Việc làm; dạy nghề; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội .

– Các vấn đề về dân tộc, tôn giáo.

– Thay mặt Chủ tịch UBND thị xã phối hợp công tác giữa UBND thị xã với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã và các tổ chức chính trị – xã hội; các sở, ngành tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.

b) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo: Văn phòng Thị ủy và Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân thị xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Trung tâm Y tế; Bảo hiểm xã hội; các tổ chức hội đặc thù; Ủy ban nhân dân xã, phường thuộc lĩnh vực phụ trách.

c) Làm Trưởng Ban Quản lý quỹ an sinh xã hội, Ban Chỉ huy chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân; Ban Chỉ đạo Bảo hiểm y tế toàn dân; làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa (phụ trách chương trình giảm nghèo và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa), Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND thị xã.

d) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND thị xã.

3. Phó Chủ tịch UBND thị xã – Nguyễn Văn Lánh

a) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

– Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị ( gồm: thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước đô thị; vệ sinh môi trường; công viên, cây xanh; chiếu sáng đô thị; rác thải; bếnxe;…).

– Tài nguyên và môi trường.

– Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

– Các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

– Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; khoa học và công nghệ.

– Công nghệ thông tin; công tác thống kê.

– Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án xây dựng trên địa bàn thị xã.

– Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra của cấp có thẩm quyền trên địa bàn thị xã.

– Thay mặt Chủ tịch UBND thị xã phối hợp công tác giữa UBND thị xã với Tòa án nhân dân thị xã và Viện Kiểm sát nhân dân thị xã; các sở, ngành tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.

b) Giúp Chủ tịch UBND thị xã theo dõi, chỉ đạo: Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực thị xã; UBND xã, phường thuộc lĩnh vực phụ trách.

c) Làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thị xã; Trưởng Ban Chỉ đạo vận động phát triển doanh nghiệp, Trưởng Ban Chuyển đổi mô hình quản lý chợ; làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa (phụ trách chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch các hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND thị xã.

d) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND thị xã.

(Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 11/8/2020 của Ủy ban nhân dân thị xã Duyên Hải Về việc phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch signed-quyet%20dinh%20so%201461%20ngay%2011-08-2020.pdf Ủy ban nhân dân thị xã Duyên Hải nhiệm kỳ 2016 – 2021)

Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước Trong Thực Hiện Chức Năng Kiểm Tra, Giám Sát Công Tác Pctn

Thứ nhất, Đảng đã quan tâm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ban hành kịp thời các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, giám sáttrong đấu tranh PCTN. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu của Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN; nhiều quy định, nghị quyết được quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, có tác dụng cảnh báo, phòng ngừa có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kiểm tra, giám sát việc PCTN thành những quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật. Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã quan tâm rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định pháp luật về PCTN. Các văn bản được ban hành đã khắc phục một bước những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật làm phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

Thứ hai, Đảng đã lãnh đạo kịp thời việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN. Các cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban Kiểm tra đã chủ động xây dựng phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra toàn khóa và chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm phù hợp với tình hình, đặc điểm địa phương, đơn vị, chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm, xác định nội dung, đối tượng và tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Ủy ban kiểm tra các cấp thời gian qua đã tham mưu, giúp cấp ủy kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, dễ xảy ra sai phạm. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quan Nhà nước; nghiên cứu đổi mới cách thức kiểm tra, giám sát của cấp ủy để nâng cao khả năng phát hiện các hành vi tham nhũng. Tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh phát hiện và kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm…

Thứ ba, Đảng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN và chỉ đạo sát sao việc xử lý các vi phạm phát hiện qua kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN.Cấp ủy đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tăng cường chỉ đạo, chủ động, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung lựa chọn đối tượng, lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh vi phạm, những vấn đề bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm để tiến hành kiểm tra, giám sát; kết luận, làm rõ nhiều vi phạm, trên cơ sở đó quyết định hoặc đề nghị thi hành kỷ luật nghiêm minh, chính xác, kịp thời đối với nhiều tổ chức và cá nhân vi phạm. Trong nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 55.250 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trong đó kiểm tra 2.957 đảng viên có dấu hiệu về tham nhũng, cố ý làm trái và kiểm tra 263 tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đã thi hành kỷ luật 1.143 đảng viên vi phạm về tham nhũng và cố ý làm trái; giải quyết tố cáo đối với 1.303 đảng viên về tham nhũng và cố ý làm trái và 6 tổ chức đảng có vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó kỷ luật nhiều đảng viên vi phạm. Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35 nghìn đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái(2).

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, nhất là các dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế của các cơ quan Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ nét, được coi là điểm sáng trong công tác PCTN thời gian gần đây. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.

Có thể thấy, qua công tác kiểm tra, giám sát, đã góp phần giải quyết các vụ, việc nổi cộm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm; phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; khắc phục, chấn chỉnh các hạn chế, khuyết điểm; xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; thu hồi tiền, tài sản, đất đai cho Nhà nước. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những chính sách, pháp luật không còn phù hợp hoặc còn thiếu…

Kết quả trên có được là do nhận thức của các cấp ủy đảng về công tác kiểm tra, giám sát đối với việc PCTN ngày càng nâng cao, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng trong PCTN. Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động triển khai các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác đấu tranh PCTN trong Đảng và phát huy vai trò tham mưu, giúp cấp ủy của Ủy ban kiểm tra trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đấu tranh PCTN.

Sự phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các ngành thanh tra, kiểm soát, công an, kiểm toán, ban chỉ đạo PCTN các cấp… ngày càng trực tiếp và hiệu quả, nhất là có cơ chế phối hợp, thông tin nhanh và giảm thủ tục hành chính. Nhiều đơn vị phối hợp đã chủ động cử người tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát, tham dự các hội nghị giao ban, trao đổi vụ việc tạo sự thống nhất hành động tránh chồng chéo.

Bên cạnh đó, trước sức ép của dư luận, các cấp ủy đảng cũng phải chủ động, tích cực tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát công tác PCTN và bản thân các cơ quan Nhà nước cũng nâng cao hơn nữa trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật.

Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, việc tham mưu giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tại các cơ quan Nhà nước còn dàn trải, chưa tập trung vào những nội dung trọng tâm, lĩnh vực phức tạp, dễ phát sinh sai phạm, những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm; chưa tập trung vào cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng. Việc tham mưu giúp cấp ủy kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chủ yếu là kiểm tra chấp hành nên khó phát hiện hành vi tham nhũng.

Thứ hai, sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Nhà nước trong thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc đấu tranh PCTN trên một số nội dung chưa được xác định rõ và phương thức lãnh đạo chưa phù hợp. Một số chủ trương, chính sách của Đảng chưa được đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để uốn nắn, chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số văn bản quy định về PCTN còn mang tính chủ trương, định hướng, chưa tạo cơ sở cụ thể cho các cơ quan Nhà nước thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Các văn bản về chống tham nhũng còn tản mát, chưa tạo được hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, gây khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, việc lãnh đạo tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát về PCTN vẫn còn có trường hợp chưa đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc. Việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới ở một số nơi không có nhận xét, đánh giá, chưa chỉ ra thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức đảng được kiểm tra vẫn khắc phục, sửa chữa, chưa có biện pháp theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng được kiểm tra chấn chỉnh sau kiểm tra nên tác dụng còn hạn chế. Một số nơi vẫn còn tình trạng hữu khuynh, nể nang, né tránh, không công bằng, không xử lý hoặc xử lý không đúng mức. Việc xem xét, xử lý kỷ luật một số cấp ủy, Ủy ban kiểm tra chưa làm tốt công tác thẩm tra, xác minh, chưa xác định đúng nội dung vi phạm, chưa phân tích, đánh giá đúng mức độ tác hại, tính chất, nguyên nhân vi phạm nên việc xử lý kỷ luật chưa thật chính xác..

Thứ tư, việc lãnh đạo xử lý các vi phạm phát hiện qua kiểm tra, giám sát trong đấu tranh PCTN một số nơi vẫn chưa quyết liệt, dứt điểm. Kết quả kiểm tra và xử lý kỷ luật chưa tương xứng với thực tế vi phạm, nhất là vi phạm về tham nhũng. Kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhưng chất lượng, hiệu quả thực hiện còn hạn chế, còn nhiều nơi chưa thực hiện. Một số vụ việc đã kiểm tra nhưng xử lý chậm hoặc xử lý chưa kiên quyết, triệt để, dứt điểm nên chưa tạo được sự đồng tình của đảng viên, nhân dân.

Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguyên nhân do một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thật sự coi kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo nên chưa gắn với quá trình lãnh đạo; chưa xây dựng được chương trình kiểm tra, giám sát cả nhiệm kỳ. Theo đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong tổ chức thực hiện một số nơi chưa sát sao, quyết liệt. Một số nơi người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Nhà nước, đơn vị chưa có quyết tâm cao chống tham nhũng, thậm chí thiếu gương mẫu, nêu gương trong công tác và cả trong đạo đức, lối sống, bao che tham nhũng, trù dập người tích cực chống tham nhũng. Còn hiện tượng nể nang, ngại va chạm, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra ngại thực hiện nhiệm vụ này vì nể nang, nhất là khi kiểm tra cán bộ lãnh đạo. Đối tượng vi phạm thường kém tự giác, không nhận thức đúng vi phạm của mình, còn quanh co đổ lỗi cho khách quan, cho tập thể cho cấp dưới, gây khó khăn cho công tác kiểm tra.

Một nguyên nhân khác phải kể đến là do cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, còn bất cập. Cơ chế xử lý các trường hợp vi phạm không kiên quyết và nghiêm minh xảy ra khá phổ biến ở các cấp, các ngành, có nhiều trường hợp không gắn cơ chế xử lý kỷ luật với xử lý về kinh tế và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát công tác PCTN

– Cần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với việc PCTN và quyết tâm cao của các cấp uỷ, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Với quyết tâm chính trị cao trong PCTN và bằng công tác kiểm tra, giám sát đúng đắn, sáng tạo, cấp uỷ vàỦy ban kiểm tra các cấp hoàn toàn có thể tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ PCTN một cách có hiệu lực, hiệu quả qua một số vụ việc đã dẫn chứng phần trên, dù nhiều khi còn gặp không ít trở lực, cản ngăn, phản kích và đầy cam go, phức tạp.

Công tác kiểm tra, giám sát phải đảm bảo hiệu quả, đặc biệt là kiểm tra dấu hiệu vi phạm về tham nhũng của một số đảng viên có chức, quyền phải có sự lãnh đạo, quan tâm thường xuyên của Ban Thường vụ, thường trực cấp ủy, trong đó vai trò đồng chí Bí thư, Phó Bí thư và sự chỉ đạo tích cực của Uỷ ban kiểm tra cấp trên trực tiếp là những yếu tố hết sức quan trọng, nhất là đối với những vụ việc tham nhũng phức tạp.

– Đảng cần tập trung chỉ đạo rà soát, bổ sung điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc PCTN, trong đó Ủy ban kiểm tra các cấp phải là lực lượng chủ công, nòng cốt trong việc PCTN trong Đảng. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra các cấp; kiện toàn và bảo đảm chất lượng, đủ số lượng để Ủy ban kiểm tra các cấp đủ sức giữ gìn sự trong sạch cua Đảng. Mặt khác, Ủy ban kiểm tra các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đảng, cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

– Cấp ủy tại các cơ quan Nhà nước cần tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vào những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, “gợi ý”, “lót tay”, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cần đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ.

TS. Tạ Thu Thủy Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra Chú thích:

– Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Thường xuyên tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm, dự báo tình hình tham nhũng, cập nhật trong nước, quốc tế, qua đó đề xuất về chủ trương, giải pháp, phương thức đấu tranh thích hợp. Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cử cán bộ nghiên cứu học tập kinh nghiệm PCTN của các nước có kinh nghiệm tốt trong PCTN.

Có thể khẳng định, trong thời gian qua, sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được đổi mới, qua đó vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan Nhà nước trong thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc đấu tranh PCTN./.

(1) Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

(2) Báo cáo số 113-BC/UBKTTW ngày 18/4/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ban Thanh Tra Nhân Dân Không Phải Là Tổ Chức Kiểm Soát, Đối Lập Với Lãnh Đạo trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!