Xu Hướng 12/2023 # Bài Văn Của Học Sinh Giỏi :Văn Chương Giúp Ta Trải Nghiệm Cuộc Sống… # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bài Văn Của Học Sinh Giỏi :Văn Chương Giúp Ta Trải Nghiệm Cuộc Sống… được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề bài : Bàn về văn học, Thanh Thảo cho rằng:

“Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “Ra người” hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”.

(Theo nhà văn nói về môn văn, văn học và tuổi trẻ NXBGD 2023)

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại. Hãy làm sáng tỏ.

Bài văn mẫu của học sinh giỏi

Mở bài:

Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nẩy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. Văn học đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, nó như liều thuốc xoa dịu và chữa lành mọi vết thương và nỗi đau. Bàn về văn chương, Thanh Thảo đã cho rằng: ” văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng bức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống ra người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Thân bài Giải thích ý kiến của nhà thơ Thanh Thảo

Cái đẹp chính là văn chương, văn chương là “thứ khí giới thanh cao”, là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.

Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc bởi vì, văn chương luôn thầm lặng đem đến cho người đọc những trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trả hết. Cuộc sống thì luôn ẩn chứa rất nhiều điều mà con người sẽ phải trải qua, trên con đường trưởng thành giúp người đọc trải nghiệm cuộc sống văn chương, khiến người đọc thỏa mãn nhu cầu nếm trải sự sống muôn hình, vạn trạng. Đến với văn học ta không chỉ khám phá nhận thức, hiện thực mà còn có thể cảm nhận hiểu biết tư tưởng, tình cảm, mơ ước, khát vọng của nhân loại và chính mình. Mỗi tác phẩm mà nghệ sĩ viết nên họ đều gửi gắm vào đó những thông điệp tâm tư nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người. Tức là khi nhà văn phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người có tác động tích cực đối với con người. Cuộc đời người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương với tâm hồn mình từ chính điều này và người đọc khi chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn kín tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện ở những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mỹ sâu xa.

Khi người đọc nhận ra được những thông điệp đó sẽ sống ra người hơn, sống tốt hơn. Với tác phẩm văn học sẽ đem lại cho con người niềm vui, trong sáng, thánh thiện làm nền ở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn.

Ý kiến của Thanh Thảo đã khẳng định đặc trưng của văn học và tầm quan trọng của văn học trong đời sống tinh thần con người, văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người, văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con người làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình. Văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện người hơn, sống tốt hơn mà văn học luôn đồng hành với nhân loại có vị trí không thể thay thế được trong đời sống con người.

“Cuộc đời là nơi xuất bản cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu), mỗi tác phẩm văn học đều phản ánh và phác họa đời sống một cách chân thực và sống động, nó được viết lên từ những điều xảy ra trong cuộc sống. Nhưng nhà văn miêu tả hiện thực không phải để vẽ lên những nét vô hồn, không phải chụp ảnh nguyên sĩ lại mọi vật, mọi việc mà nhà văn thực thụ phải biết khai thác những điều thẳm sâu trong mỗi mảnh đời, mỗi số phận con người như nhà văn Bêlinxhi từng nói “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu có miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan. Nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó tác phẩm nghệ thuật chân chính phải để lại trong lòng người đọc sự khắc khoải suy tưởng, bằng việc đào sâu vào đời sống nội tâm của con người. Có như vậy tác phẩm mới có thể giúp người đọc nhìn thấu được những vẻ đẹp tiềm ẩn của nhân vật và những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm khi thưởng thức những tác phẩm có giá trị ta thêm hiểu thêm cảm thông cho những kiếp đời khổ đau thêm yêu thương và trân trọng những điều tốt đẹp đáng quý và hơn cả nó, “nhân tạo hóa con người” giúp ta trở thành người sống tốt sống có ích, là người có trái tim biết yêu thương và nâng niu trân trọng cuộc sống hơn để xây dựng một tác phẩm như vậy.

Chứng minh nhận định của nhà thơ Thanh Thảo qua một số truyện ngắn đã học

Nhà văn phải là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, phải là những người có cái nhìn đầy tinh tường, hầu hết những điều mà con người ta phải trải qua phải chịu đựng để rồi viết về họ, cảm thông cho họ và ca ngợi những điều đáng quý trong phẩm chất của những con người ấy. Thanh Lam và Nam Cao là những nhà văn như thế là những người mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và gây tạo nên những điều tốt đẹp trong lòng người đọc thông q ua các truyện ngắn “hai đứa trẻ”, “Chí Phèo” và “đời thừa” những truyện ngắn tiêu biểu của văn học giai đoạn 1930 đến 1945.

Nhà văn trước hết phải là những người “cho máu” những người có con mắt thấu đời có tấm lòng luôn chan chứa yêu thương, Thạch Lam và nam cao là nhà văn như vậy mặc dù ở hai nhà văn hai phong cách khác nhau nhưng Nam Cao và Thạch Lam đều là những người sống gần gũi, gắn bó với cuộc đời của người dân nghèo, tù túng, bế tắc. Họ luôn dành những gì chân thành nhất, yêu thương nhất cho nhân vật của mình. Nam Cao là nhà văn hiện thực hàng đầu của giai đoạn văn học trước Cách mạng, văn của Nam Cao rất lạnh, phô bày hiện thực, tàn nhẫn và giúp cho nhân vật của mình vùng vẫy để cố gắng sống cho đáng một đời người, còn Thạch Lam lời văn của ông lại nhẹ nhàng, đậm chất thơ truyền tải những cảm xúc mong manh mơ hồ gợi sự sâu lắng trong lòng người đọc, nhờ tài năng của mình cả hai nhà văn đã viết lên những tác phẩm thành công trong đó truyện ngắn “đời thừa”, “Chí Phèo” của Nam Cao và “hai đứa trẻ” của Thạch Lam là những truyện ngắn giúp người đọc trải nghiệm cuộc sống khám phá ra chiều sâu trong tâm hồn con người và giúp ta thêm thấu hiểu và khám phá ra những nguồn sáng soi vào những góc khuất cuộc đời một cách rõ rệt.

Đến với đời thừa của Nam Cao ta đến với xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những bộn bề mưu sinh những kiếp người bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền mà không thể ngóc đầu lên được.

Nam Cao thu thập những nỗi khổ đau bất hạnh của những người trí thức nghèo trong xã hội đó để xây dựng nên hình tượng nhân vật, họ một người có đầy đủ những phẩm chất quý giá của một con người và một nhà văn chân chính nhưng lại phải gánh chịu những nỗi bi kịch cay đắng. Là một nhà văn có những ước mơ cao cả, chính đáng mong muốn mang đến cho đời những tác phẩm đỉnh cao nhưng họ lại gặp bi kịch từ chính công việc của mình. Từ ngày thành lập gia đình với Từ, anh luôn phải trăn trở, lo lắng về vẫn đề cơm áo gạo tiền chạy vậy mưu sinh, từ ý nguyện viết lên những tác phẩm giành giải Nobel thế giới họ bấy giờ phải viết những tác phẩm thời thợt những cuốn văn viết vội, những bài văn mà người ta đọc xong rồi quên ngay tức khắc không để lại chút dấu ấn gì trong lòng người khác. Họ không còn thời gian rảnh rỗi để ngẫm nghĩ tạo nên những tác phẩm đắt giá mà anh chỉ cố gắng viết sao cho thật nhiều bài để được nhiều tiền, để tâm về số lượng hơn chất lượng. Những lúc hiếm hoi ngồi đọc văn thì họ lại bị tiếng khóc tiếng la của bọn trẻ làm mất tập trung, họ cảm thấy mình thật đê tiện, thật bất lương và “đã hỏng đứt rồi”. Anh tự nguyện hi sinh ước mơ, hi sinh công việc của mình để thực hiện theo nguyên tắc sống của bản thân anh.

Có lẽ từ lúc sang sông vòng tay cứu vớt mẹ con từ anh không nghĩ đến cuộc đời mình lại trở nên như thế này vì hoàn cảnh Hộ đành hi sinh nghệ thuật vì đối với anh tình thương là lẽ sống cao nhất là nguyên tắc ở đời của anh dù có hi sinh ước mơ cũng phải là người sống tử tế, sống đàng hoàng, nhưng thật trái ngang tưởng rằng người trí thức đó khi sinh nghề nghiệp thì sẽ đạt được lẽ sống nhưng không chẳng những không thực hiện được lẽ sống của đời mình Hộ còn phải gánh chịu bi kịch đau khổ. Chính bi kịch về nghề nghiệp đã khiến anh chán nản, buồn khổ và gây nên sự phẫn uất trong anh.

Anh đâu ngờ rằng sự hi sinh ước mơ của mình lại là vô nghĩa, hàng ngày vất vả bận rộn con cái lại đông, đã vậy còn hay ốm đau không những là toán tiền cơm áo, gạo tiền nhà. Hộ còn phải chạy vậy để lo tiền thuốc men cho con gánh nặng chồng chất lên vai Hộ thêm vào đó là sự phẫn uất khi những tác phẩm của mình quá nông cạn và hời hợt Hộ trở nên chán nản và tìm đến rượu để giải sầu. Tưởng rằng uống rượu có thể khiến anh vơi đi nỗi uất ức, nhưng không khi say rượu anh trở thành một con người khác, anh đánh đập vợ con không thương tiếc, chửi mắng nói những lời lẽ vô tâm, làm tổn thương vợ mình. Trong cơn say Anh dọa đuổi hết vợ và bọn trẻ ra khỏi nhà, nói con mình chỉ biết ăn với hét, nói vợ mình không làm được gì ra tiền. Cả ngày chỉ biết ngồi ôm con và nói rằng chỉ khổ cái thân thằng này thôi, không những chửi mắng có lần hộ còn đuổi vợ con ra khỏi nhà anh đã cho rằng chính vợ con là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của anh. Bây giờ từ một người đặt tình thương làm nguyên tắc sống của đời mình Hộ trở thành kẻ thô bạo, tàn nhẫn có những lời nói và việc làm khiến chính những người thân yêu nhất của mình bị tổn thương, để rồi khi tỉnh rượu nhận ra hành động tồi tệ của mình. Hộ vô cùng áy náy, xin lỗi vợ con và hứa không tái phạm nữa. Nhưng khi say mọi việc lại đâu vào đấy, Hộ bị cuốn vào vòng tròn luẩn quẩn của sự đau khổ của những bi kịch giày vò khiến anh không có lối thoát ra xã hội tàn nhẫn đã đẩy anh vào con đường tăm tối, muốn cất cánh bay lên nhưng lại bị cơm áo gì sát đất.

Xã hội đó đã vùi dập mơ ước của họ, không cho người trí thức nghèo sống cuộc đời đúng nghĩa mà đẩy họ vào sự bi đát của đói nghèo của thiếu thốn.

Không những viết về người trí thức nghèo bằng trái tim chan chứa, yêu thương khi viết về người nông dân nghèo Nam Cao cũng lập nên những khía cạnh hiện thực hết sức rõ nét và sinh động. Lật những trang văn thấm đẫm cảm xúc của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo ta xúc động trước hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, những bi kịch đắng cay mà nhân vật Chí Phèo phải chịu đựng. Chí Phèo, từ lúc mới sinh ra đã bị thiệt thòi khi không biết cha mẹ mình là ai. Người ta tìm được Chí trần truồng và xám ngắt trong một váy đẹp, bỏ không bên cái lò gạch cũ.

May mắn cho đứa trẻ đáng thương không bị chết mà được một anh đánh ống lươn nhận được rồi đem về cho bà guá mù nuôi, từ ngày nhỏ chí đã phải lang thang đi ở cho nhà này, rồi đi ở cho nhà khác chẳng có lấy một gia đình như bao người lớn lên. Chí bị bắt ở tù và cái độ tuổi tươi xanh nhất của đời người do, cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến, chí bị tước đi quyền làm công dân khi đang còn là một chàng thanh niên trẻ trung khỏe mạnh. Sau 6, 7 năm ở tù khi quay trở về để hòa nhập với xã hội, hắn không còn là một con người lương thiện như trước đây nữa. Cả làng vũ đại ai cũng xa lánh ghét bỏ hắn, ngày hắn ra tù chẳng ai nhận ra hắn là ai, nhà tù thực dân đã dằm nát bộ mặt trước đây của chí bây giờ Hắn như một con quỷ dữ một con vật lạ của Làng Vũ Đại, với ngoại hình gớm chết, cái đầu cạo trọc lóc, hàm răng cao trắng hơn, cái mặt thì câng câng, trên người còn xăm những hình thù kỳ quái. Không những vậy Chí Phèo cả ngày say rượu chửi mắng, rạch mặt ăn vạ gây sự lớn với người khác, làm những việc làm hết sức manh động. Từ một con người lương thiện quanh năm chăm chỉ làm ăn Chí Phèo trở thành một tên lưu manh hóa, một kẻ bị cả làng xa lánh và không bao giờ tôn trọng như một người bình thường.

Sinh ra mang thân xác của con người nói tiếng người, vậy mà Chí Phèo bị xã hội đó trước đi quyền làm người. Sau khi gặp Thị Nở được thị chăm sóc, quan tâm trong trí đã trở trỗi dậy niềm khao khát có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Hắn nhớ lại ước mơ thời trai trẻ của mình, và lấy lên trong lòng ý muốn được hòa nhập lại với xã hội. Hắn muốn được ở chung với Thị Nở nhưng định kiến xã hội quá gay gắt, họ miệt thị những nỗi bất hạnh của người khác hơn là bao dung, thông cảm, vì điều này Thị Nở không được phép lấy một kẻ không cha, không mẹ như Chí Phèo, ngọn lửa hy vọng đang nhen nhóm trong chí đã bị dập tắt không còn chút hy vọng để quay trở lại làm người, tuyệt vọng hụt hẫng và vô cùng đau đớn Chí Phèo đã đến tìm và giết chết Bá Kiến để đại diện cho lớp thống trị đê tiện để trả thù cho mình và cuối cùng hắn tự lấy dao cứa vào cổ kết thúc đời mình kết thúc những đau khổ những bất hạnh của một kiếp người đáng thương Nam Cao đã vạch rõ những lỗ thủng trong sự công bằng và bác ái ở xã hội cũ cho người đọc thấy được một xã hội tàn nhẫn bất công chà đạp lên ước mơ lên quyền sống quyền làm người của những người nông dân nghèo.

Cũng khai thác hiện thực là bối cảnh xã hội những năm 1930 đến 1945 nhưng Thạch Lam lại đưa ta đến với những phiên chợ quê những con phố nhỏ những kiếp người lầm lũi thông qua tác phẩm Hai Đứa Trẻ xuyên suốt Thiên chuyện người đọc bị bủa vây bởi cảm giác buồn trống vắng bởi hiện thực xã hội lúc bấy giờ quá bế tắc chán trường thạch lam không chọn những nơi ồn ã huyên náo những nơi có xung đột có cãi vã để phản ánh xã hội ông chọn một góc phố nhỏ nghèo nàn yên tĩnh trầm lặng để phô bày hiện thực trong âm thầm một con phố huyện nhỏ với phiên chợ cuối ngày Những gian hàng nhỏ những cánh hàng đơn sơ ít ở chợ ở phố huyện nghèo chẳng đông vui tấp nập qua ngòi bút của Thạch Lam từng kiếp người dần dần hiện lên trong nền tối của triều đang tắt nắng đó là những người gánh hàng về muộn là những đứa trẻ nghèo lượm nhặt rác tìm thức ăn đó là bát phở siêu với gian hàng luôn ế ẩm bởi đồ ăn quá đắt tiền là gia đình bác Xẩm bên chiếc chiếu rách là gánh hàng nước bé nhỏ của chị tí và quầy hàng đơn sơ với vài thứ đồ lặt vặt của chị em Liên Họ bán gì họ bán cốc nước chè điếu thuốc lá một chén rượu và vài bánh xà phòng cảnh phố huyện đêm đến cũng thật buồn buồn vì bóng tối bao phủ mọi vật tôi hết cả con đường qua ngõ Trong nền tối đen đó chị Ánh lên những khe sáng hồi sáng Đốm sáng bé nhỏ từ Ngọn Đèn Dầu leo lét của chị em liên từ đền Hoa Kỳ mập mờ của chị tí ánh sáng quá yếu ớt và nhỏ bé khiến đêm tối ở phố huyện thật buồn tẻ và đáng sợ Thạch Lam đã khắc họa nên cảnh sống bế tắc nghèo khổ của những người dân nơi Phố huyện nghèo qua những trang văn giàu chất thơ chất trữ tình qua đó ta thấy được hiện thực cuộc sống tù túng trong đói nghèo lạc hậu không thể cất cánh bay lên những chân trời tươi sáng mà mãi vùng vẫy trong đói nghèo khổ bế tắc.

Đặc trưng của văn học là khám phá ra chiều sâu trong tâm hồn con người và thiên chức của Nhà văn là tìm ra những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người qua việc khắc họa lại hiện thực cuộc sống nhà văn làm toát lên những vẻ đẹp trong tâm hồn con người để cho người đọc thấy được rằng dù trong hoàn cảnh éo le như thế nào con người vẫn luôn giữ được những điều tốt đẹp trong bản chất và luôn là những con người có ý chí nghị lực phi thường không ngừng cố gắng bon chen để đến với cuộc sống tươi sáng hơn.

Đối với Nam Cao, ông luôn cố gắng giữ cho nhân vật của mình dù trong hoàn cảnh nào cũng không được ta hóa hoàn toàn không được mất hết tính người nam cao không nỡ cũng không cho phép nhân vật của mình chịu đầu hàng trước số phận cho dù số phận có đắng cay có nghiệt ngã trong đời thừa nam cao dù để cho họ say rượu đánh đập chửi mắng vợ con nhưng ông vẫn để cho họ nhận ra lỗi sai của mình và tỏ ý được chuộc lại với vợ con xuyên suốt tác phẩm hộ luôn thể hiện bản thân mình là người có ý thức về những việc mình đang làm từ một người say mê lý tưởng hết lòng toàn tâm với văn chương hộ trở thành người viết những thứ vẫn hời hợt nông cạn từ một người lấy tình thương làm lẽ sống hộ lại đánh đập và chửi bới những người thân của mình anh luôn ý thức được hành động tồi tệ của mình đá đỏ mặt nghiến răng đã đau khổ bực tức khi đọc những thứ văn mình viết đã khóc đã day dứt và ân hận vô cùng khi có những hành động thô bạo với vợ rất nhiều lần hộ thể hiện mong muốn vợ con được bữa cơm no có thức ăn ngon và những đứa con của mình sẽ rất sung sướng và ăn thật ngon lành người đọc cảm nhận được hộ là một người tốt một người lương thiện luôn cố gắng vươn lên cho dù cuộc đời có bị vùi dập bị bế tắc.

Không những trong đời thường, mà với một nhân vật vừa đáng ghét vừa đáng thương như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, một kẻ bị coi là con quỷ dữ Nam Cao vẫn khám phá ra được phần con người trong con quỷ đó, ấy là khi chí được Thị Nở bưng cho bát cháo hành nóng hổi, là khi chí ăn những miếng cháo mà mắt rưng rưng lệ. Vì sao vậy? vì hắn xúc động hắn cảm kích bát cháo hành hay chính sự quan tâm của Thị Nở đã làm trỗi dậy phần người lâu nay ẩn sâu trong Chí, hắn nhớ lại giấc mơ thời trai trẻ của mình. Hắn muốn được sống cuộc sống giản dị, bình thường như bao người khác, chồng cày thuê, vợ dệt vải nuôi, tằm cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và trong chí bùng lên ngọn lửa khao khát muốn được quay trở lại làm, người muốn được hòa nhập với xã hội, hắn bày tỏ ý mong được sống chung với Thị Nở, hắn nói những lời nói ngô nghê, ngờ nghệch. ” Giá như thế này mãi thì thích nhỉ? Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”, đến đây người đọc không ngờ một tên lưu manh hung hãn, lại có thể nói ra những lời nói như vậy. Nam Cao đã giúp người đọc khám phá ra “hạt ngọc”, bên trong tâm hồn của con quỷ dữ ấy bằng tất cả tình yêu thương, bằng tấm lòng vị tha sâu sắc của mình Nam Cao đã để cho nhân vật của mình ước mơ, khát khao cho nhân vật của mình được vùng vẫy, được quẫy đạp giành lại công bằng cho đời mình, cho dù kết cục đi than là phải chết, phải trả giá.

Khác với Nam cao, Thạch Lam lại rất bênh vực con người, rất thấu hiểu nổi thống khổ của con người nhưng ông không để nhân vật của mình vùng vẫy, ồn ào, ông để họ âm thầm, bộc lộ ước mơ khát vọng và tâm tư của mình.

Trong khung cảnh đêm tối của Phố huyện nghèo, chị em Liên không giấu được sự buồn chán. Chúng là những đứa trẻ cũng thích được vui chơi, nô đùa nhưng chị em Liên không được như vậy, chúng không được ăn tối, dọn hàng xong ngồi bên chiếc chõng tre ngắm sao trên bầu trời, nỗi buồn tuy không thể hiện qua lời nói nhưng theo ánh nhìn quan sát của Liên với mọi vật ta cảm thấy sự buồn tẻ ghê gớm lắm, thạch lam thấu hiểu được hoàn cảnh này nên đã xây dựng nên chi tiết đoàn tàu đêm từ Hà Nội về để cho người đọc thấy rõ được những khao khát của người dân nơi đây, đoàn tàu đi qua làm huyên náo cả Phố huyện đang tĩnh mịch. Đoàn tàu đi qua là cơ hội cho người dân mưu sinh, mong bán được chút gì đó. Cuối ngày cũng là thứ gây nên khát khao cho người dân nghèo, chị em liên thức đợi tàu, dù buồn ngủ ríu cả mắt không phải vì mong bán được gì đó, mà chỉ vì lý do đơn giản là được ngắm nhìn tàu, ngắm nhìn sự văn minh và sang trọng. Hai chị em nhớ lại những khoảng thời gian ở Hà Nội, được đi chơi bời bờ hồ, được uống những cốc nước lạnh, xanh, đỏ và mơ về Hà Nội đầy ánh sáng với phố xá tấp nập, huyên náo. Đoàn tàu đi qua như ngôi sao băng, vệt ngang qua bầu trời đêm tôi để lại cho người dân nơi đây những tiếc rẻ, những thèm muốn. Qua đó Thạch Lam giúp chúng ta nhìn thấy được những khát khao, mong muốn được đổi đời được sống cuộc sống không đói nghèo, không buồn tẻ, bế tắc của người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Nhà văn chúng tôi từng nói, “văn học là nhân học”, bởi văn chương luôn là thứ ánh sáng kỳ diệu thanh lọc tâm hồn con người, văn chương luôn lai tạo sự sống cho tâm hồn con người giúp con người hiểu thêm hơn những giá trị quý báu ở đời. Từ đó cuộc đời có những công bằng, bác ái hơn, một tác phẩm văn chương thực thụ phải khiến cho người đọc có những suy nghĩ trăn trở về cuộc đời, từ đó làm giàu thêm cho tâm hồn con người giúp tâm hồn con người thêm đẹp, thêm trong sáng. Truyện ngắn đời thừa, Chí Phèo của Nam Cao và hai đứa trẻ của Thạch Lam đã để lại cho ta những suy nghĩ trăn trở về số phận những người nghèo trước cách mạng tháng 8. Họ là những người khổ sở, thiếu thốn về vật chất và đều mang những vết giỗng trong tâm hồn qua các tác phẩm viết cùng một giai đoạn văn học.

Nhưng kiếp đời cay đắng lầm than cứ dần dần hiện ra, họ là người trí thức, tiểu tư sản nghèo với niềm say mê văn chương, say mê công việc nhưng bị áo cơm nghì sát đất không thể cất cánh bay cao, đó là người nông dân nghèo bị ức hiếp bởi giai cấp thống trị, quanh năm lam lũ, cần cù mà rồi vẫn không tránh khỏi sự vùi dập tàn nhẫn, đó là những kiếp lầm lũi, sống cuộc đời buồn tẻ, bế tắc ở những vùng quê nghèo đói, lạc hậu và hơn hết đó là xã hội tàn nhẫn, bất công, xã hội phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, thống trị, bị thống trị, đã chà đạp lên quyền sống quyền mơ ước quyền làm người và xây lên những ngõ cụt cho những số phận lầm than không thể ngóc đầu lên được.

Nam Cao và Thạch Lam đã khiến cho người đọc cảm thấy xót xa, quá tức và phẫn nộ trước hiện thực xã hội đương thời, qua đó các nhà văn đã thay những con người khổ đau ấy, thốt lên những tiếng oán trách đòi quyền lợi, đòi công bằng khám phá ra những vệt sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời, và con người Nam Cao và Thạch Lam trở thành những nhà nhân đạo, những nhà văn được mọi thế hệ yêu mến.

Ý kiến của Thanh Thảo là lời tâm sự chia sẻ của người cần biết, luôn yêu quý và trân trọng văn chương. Chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người, ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó, ngoài ra ý kiến còn bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.

Nghệ thuật cũng là yếu tố cấu thành nên sự thành công cho cả ba tác phẩm, với Nam Cao, ông đã xây dựng thành công nhân vật Hộ trong “Đời thừa” và Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, với nghệ thuật kể truyện phong phú, đối thoại, độc thoại, nội tâm đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn và lời văn sắc lạnh nhưng đầy cảm xúc. Còn Thạch Lam ông không ồn ào như Nam Cao ,truyện ngắn hai đứa trẻ không có cốt truyện, giọng văn tâm tình thủ thỉ, đậm chất thơ đó chính là những nét của phong cách tác giả Nam Cao và Thạch Lam, và những giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy Nam Cao và thạch lam là những nhà văn nổi bật và xuất sắc của giai đoạn văn học 1930 đến 1945.

Kết bài

“Một tác phẩm chân chính là tác phẩm cất lên để xoa dịu những nỗi thống khổ của con người”, đời thừa, Chí Phèo của Nam Cao và hai đứa trẻ của Thạch Lam vừa ca ngợi con người, vừa thấu hiểu cho nỗi đau con người. Bởi vậy nên các tác phẩm đó xứng đáng là những tác phẩm văn học chân chính, tạo chiều sâu trong lòng người đọc và luôn được người đọc trân trọng và nâng niu./.

Phương Pháp Ôn Thi Học Sinh Giỏi Môn Văn

gia su mon van là dành cho bạn. 

Môn văn luôn là một trong những môn chính yếu trong suốt những năm học của học sinh. Phần lớn học sinh đều cho rằng đây là môn học khó dành được điểm cao nhưng vẫn có rất nhiều học sinh bộc lộ năng khiếu thông qua các kì thi cử ở trường và kì thi học sinh giỏi môn văn. Để có thể đạt được kết quả cao ở kì thi học sinh giỏi môn văn – nơi hội tụ rất nhiều bạn trẻ cùng có năng khiếu về bộ môn này như nhau, bạn cần phải có chiến lược và phương pháp ôn thi hiệu quả. Chính điều này sẽ góp phần giúp bạn vượt qua những thí sinh khác và đạt được mục tiêu như ý muốn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về phương pháp ôn thi học sinh giỏi môn văn thì bài viết này củalà dành cho bạn.

 

Cách ôn thi học sinh giỏi môn Văn hay

Cách ôn thi học sinh giỏi môn Văn hay

 

Xác định rõ mục tiêu ôn thi

 

Chúng ta phải thừa nhận tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu khi làm bất kì điều gì đó. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng sẵn điều bạn muốn đạt được. Từ đó, bạn sẽ phải suy nghĩ cách để đạt được mục tiêu lớn ấy và tự động viên bản thân tuân thủ nghiêm ngặt cách thức đó. Đối với môn văn cũng tương tự như vậy. Bạn phải xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu. Nếu bạn chỉ muốn tham gia kì thi này như một trải nghiệm nho nhỏ của bản thân thì bạn sẽ có cách ôn luyện vừa đủ để xem kì thi ấy như một sân chơi bổ ích. Còn nếu bạn xác định mục tiêu là đạt thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi môn văn thì bạn cần nỗ lực ôn luyện và thực sự nghiêm túc trong suốt quá trình này.

 

Ngoài việc xác định rõ mục tiêu, bạn còn cần chia nhỏ mục tiêu lớn ấy thành những mục tiêu chi tiết hơn. Tức là bạn cần có lịch trình để ôn luyện môn văn theo từng tháng, từng tuần, từng ngày. Mỗi cột mốc thời gian tương ứng với một phần kiến thức của môn văn nhất định. Việc chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành kế hoạch ôn thi này. Đồng thời, điều này còn giúp bạn sử dụng thời gian hợp lí và hiệu quả. Tránh tình trạng học dồn vào thời điểm cận thi khiến kết quả thi cử không đạt được như ý muốn và sức khỏe cũng không ổn định. 

 

Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn văn

Kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn văn

 

Xây dựng niềm tin cho bản thân mình

 

Bạn sẽ không thể đạt được thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi môn văn nếu như ngay chính bản thân bạn còn không tin rằng điều ấy sẽ xảy ra. Do đó, điều tiếp theo bạn nên làm là tin tưởng bản thân mình có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, việc tin tưởng vào bản thân còn giúp bạn có thêm sự tự tin và quyết tâm hoàn thành tốt bài thi học sinh giỏi môn văn của mình. Bạn chỉ cần cố gắng hết sức và không bỏ cuộc trong thời gian ôn luyện, cho dù bạn không đạt được thành tích cao đi nữa, bạn dường như đã thành công rồi đấy. 

 

Chăm chỉ, cần cù

 

Chắc rằng bạn đã luôn nghe câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Do đó, phương pháp ôn học sinh giỏi môn văn dù đặc thù như thế nào đi nữa thì vẫn phải đề cập đến sự chăm chỉ, cần cù trong thời gian ôn thi. Theo đó, bạn nên đi học đầy đủ tất cả các buổi ôn luyện để nắm bắt trọng tâm của bài học qua lời giảng của quý thầy cô. Đồng thời, chịu khó dành thời gian hoàn thành các yêu cầu của thầy cô giáo luyện thi cho bạn. Ngoài ra, bạn còn cần tìm thêm sách, báo, truyện, v.v… của nhiều tác giả để mở mang kiến thức cũng như cách hành văn, trau dồi thêm ngôn từ cho mình. Đặc biệt, bạn còn cần phải chăm viết. Thông qua mỗi lần viết, bạn sẽ nhận ra nhiều khuyết điểm trong bài văn của mình. Chẳng hạn về lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, thiếu ý, v.v…

 

Cách học giỏi môn văn tại nhà

Cách học giỏi môn văn tại nhà

 

Học hiểu thay vì học thuộc lòng

 

Những năm gần đây, trong giáo dục đã đề cao tầm quan trọng của sự học hiểu. Mặc dù học thuộc lòng để viết cũng không hẳn là sai nhưng nó khiến bạn chỉ thực sự nhớ về tác phẩm ấy trong một thời gian rất ngắn. Bên cạnh đó, nếu như bạn quên đi bất kì một đoạn văn nào đó trong bài, bạn sẽ rất khó để nhớ tiếp tục các đoạn văn còn lại. Trong khi đó, cuộc thi học sinh giỏi vô cùng áp lực nên sẽ có những giây phút bạn căng thẳng đến mức quên hết những gì đã học thuộc sẵn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên học hiểu vấn đề. Hiểu những chi tiết nhỏ nhặt trong tác phẩm. Chỉ khi bạn thực sự hiểu ý nghĩa của nó, bạn mới thăng hoa trong lúc phân tích tác phẩm ấy. Có như thế, bài làm của bạn mới chính là tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn. 

 

 

Dành thời gian luyện đề thi các năm trước

 

Việc giải đề thi sẽ giúp bạn ước chừng được năng lực của bản thân. Bạn có thể thấy rõ trong khoảng thời gian quy định, bạn có thể hoàn thành được đề thi đến mức độ nào. Ngoài ra, việc tham khảo nhiều đề thi còn giúp bạn nắm được cấu trúc, nội dung cần lưu ý. Dành thời gian luyện đề thi học sinh giỏi sẽ giúp bạn có thêm tự tin và kịp thời bổ sung những kiến thức cần phải tìm hiểu thêm. 

 

Trịnh Hàn Kim Ngọc

 

Phương pháp ôn thi học sinh giỏi môn văn

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Ngữ Văn

Trong cuộc sống, tiếng việt là thứ tiếng phát triển hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp và thẩm mỹ trong xã hội. Tiếng việt là tiếng nói phổ thông của cả nước,tiếng việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà trường nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên việc dạy bộ môn ngữ văn ở THCS còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự biểu đạt trong Tiếng việt rất phong phú và đa dạng . Do đó cần phải có biện pháp để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn.

I. THỰC TRẠNG :

– Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng việt nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lũng cũng, câu văn khó hiểu.

– Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được môn ngữ văn.

– Một số em chưa thật sự yêu thích môn học ngữ văn.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

a. Lập kế hoạch:

1. Trong các tiết dạy giáo viên thường xuyên kiểm tra học sinh để nắm được các em còn yếu về mặt nào : đọc, nói, viết hay diễn đạt trên cơ sở đó để tìm hiểu về lịch sử bản thân của các em.

2. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn ngữ văn trước hết giáo viên cần phải:

+ Nắm được nhiệm vụ môn học này là dạy cho học sinh những hiểu biết về mặt ngôn ngữ học, giúp các em hiểu biết Tiếng việt một cách có ý thức, sử dụng tiếng việt, sử dụng một cách có ý thức và thành thạo trong giao tiếp thông qua các kỹ năng: nói, nghe, đọc ,viết. Từ đó nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực cảm thụ văn học, giúp các em phát triển năng lực, tư duy, trên cơ sở đó giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm đẹp dựa theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.

+ Cơ cấu môn học: gồm 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn

Mỗi phân môn có kiến thức và kỹ năng riêng, nhưng ba phân môn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua việc cung cấp kiến thức văn, tiế`ng việt, tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụnh kiến thức, kỹ năng văn, tiếng việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo.

Đề tài : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN A- MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, tiếng việt là thứ tiếng phát triển hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp và thẩm mỹ trong xã hội. Tiếng việt là tiếng nói phổ thông của cả nước,tiếng việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà trường nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên việc dạy bộ môn ngữ văn ở THCS còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự biểu đạt trong Tiếng việt rất phong phú và đa dạng . Do đó cần phải có biện pháp để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn. B- NỘI DUNG : I. THỰC TRẠNG : - Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng việt nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lũng cũng, câu văn khó hiểu... - Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được môn ngữ văn. - Một số em chưa thật sự yêu thích môn học ngữ văn. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: a. Lập kế hoạch: 1. Trong các tiết dạy giáo viên thường xuyên kiểm tra học sinh để nắm được các em còn yếu về mặt nào : đọc, nói, viết hay diễn đạt trên cơ sở đó để tìm hiểu về lịch sử bản thân của các em. 2. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn ngữ văn trước hết giáo viên cần phải: + Nắm được nhiệm vụ môn học này là dạy cho học sinh những hiểu biết về mặt ngôn ngữ học, giúp các em hiểu biết Tiếng việt một cách có ý thức, sử dụng tiếng việt, sử dụng một cách có ý thức và thành thạo trong giao tiếp thông qua các kỹ năng: nói, nghe, đọc ,viết. Từ đóù nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực cảm thụ văn học, giúp các em phát triển năng lực, tư duy, trên cơ sở đó giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm đẹp dựa theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. + Cơ cấu môn học: gồm 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn Mỗi phân môn có kiến thức và kỹ năng riêng, nhưng ba phân môn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua việc cung cấp kiến thức văn, tiế`ng việt, tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụnh kiến thức, kỹ năng văn, tiếng việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo. 3. Tuân thủ các nguyên tắc dạy học ngữ văn: * Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy: Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Hai lĩnh vực này có quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Thực tế giảng dạy đã chứng minh học sinh nào yếu về tư duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ và ngược lại. Do đó trong quá trình dạy, người giáo viên cần chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy. Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ: tiếng- từ - câu, phải chuẩn bị đầy đủ tạo mọi điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói ( đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài tập làm văn). Giáo viên cần phải tổ chức cho các em tìm hiểu quan sát và ghi chép đầy đủ, phong phú các tư liệu cần thiết trước khi viết hoặc nói. * Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp: Để có thể hoạt động ngôn ngữ điều cốt yếu là các em phải nắm vững được các qui tắc sử dụng tiếng việt như: qui tắc dùng từ , qui tắc viết câu, dựng đoạn và cấu tạo văn bản . Học sinh cũng cần hiểu biết các thao tác cơ bản để tạo lập ra lời nói như: định hướng lời nói, tìm ý chọn ý, xây dựng bố cục lời nói và kích thích sửa chữa lời nói của mình cho phù hợp với chuẩn, đạt hiệu quả giao tiếp. * Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh: Nghĩa là phát huy tính chủ động, năng lực tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết học. Hạn chế và dần dần loại trừ những mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá trình học tập. * Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói: Nói và viết là hai dạng lời nói mang những đặc điểm khác nhau nhưng cũng hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Cần chú ý rèn luyện cho HS cả 2 dạng lời nói này. *Nguyên tắc trực quan trong giờ dạy: Các yếu tố trực quan ở đây là các yếu tố có khả năng tác động lên tất cả các giác quan . Không chỉ là sử dụng các đồ dùng trực quan, các sơ đồ , bảng biểu, tranh ảnh, mà còn là trực quan lời nói bằng băng hình nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. 4 .Tổ chức để học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm khi học các bài học khác nhau của môn ngữ văn: - Khi dạy các văn bản, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các hình thức đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm càng nhanh, càng thạo, càng chính xác, học sinh càng có điều kiện hiểu nội dung văn bản. Đọc diễn cảm và mức độ am hiểu nội dung bài học. Đa số bài tập đều hướng tới rèn luyện cho học sinh ngày càng hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu nội dung bài học. - Tuy nhiên, việc rèn luyện các kỹ năng: Có phần bị hạn chế . Do đó phải sử dụng đúng mức thời gian luyện nói, sử dụng đúng mức các tiết kể chuyện, từ ngữ, tập làm văn để rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh. 5. Kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi: Đố chữ, truyền tin, thi viết chữ đẹp, thi viết đúng các từ ngữ có vần khó, thi kể chuyện, tìm hiểu ca dao, tục ngữ, dân ca 3 miền, tổ chức nói tiếng 3 miền. 6 Đánh giá và cho điểm: Dựa trên các kiểu bài tập giáo viên ra các đề kiểm tra để việc đánh giá bài làm của học sinh đảm bảo tính khách quan, chính xác. kiểm tra đánh giá phải tích hợp được các chuyên môn : văn học, tiếng việt, tập làm văn. Khi kiểm tra đánh giá cần kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Nhờ vậy điểm số mang tính khách quan, bảo đảm sự công bằng và khích lệ học sinh ham học hơn. b. Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm: - Kiểm tra đánh giá học sinh qua từng bài học, từng môn học sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải diễn ra trong cả quá trình dạy học chớ không chỉ vào thời điểm cuối học kỳ. Bài kiểm tra đánh giá phải gắn với thực trang chất lượng của lớp nói chung, cũng như đối với từng các nhân học sinh. - Giữa học kỳ hoặc cuối học kì, em nào còn yếu, giáo viên sẽ điều chỉnh kế hoạch cách thức học tập như tổ chức các hình thức thi đua để giúp học sinh học tốt hơn. c Kết luận: Để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn, giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết , đây là điều cơ bản nhất và quan trọng nhất trong dạy bộ môn đó là những kỹ năng lao động, kỹ năng sống của mỗi thành viên trong xã hội. Cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách để giúp cho các em rèn luyện 4 kỹ năng trên, từ đó tầm nhìn, sự hiểu biết phát triển, làm phong phú vốn sống, tâm hồn các em.

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phát Hiện Và Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Ở Trường Thcs

giáo dục của hệ thống nhà trường phổ thông và cả Đại học. - Là môn khoa học xã hội mang tính nghệ thuật cao nên khi nghiên cứu giảng dạy về văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải có vốn kiến thức, vốn sống, sự nhạy cảm và quá trình làm việc nghiêm túc công phu. - Giảng dạy và bồi dưỡng những kiến thức văn học vừa mang tính qui luật, vừa mang tính xã hội nhưng cũng luôn luôn phải cập nhật thực tiễn, phục vụ cuộc sống để cuộc sống kiểm nghiệm và khẳng định. - Cũng như khi học các môn học khác, để trở thành một học sinh giỏi văn người học chỉ có tâm hồn văn học, năng khiếu văn học thì chưa đủ, muốn thành tài, người học sinh phải có một quá trình học tập miệt mài, kiên nhẫn, có phương pháp học tập phù hợp, có người thầy dạy và bồi dưỡng nhiệt tình với phương pháp tối ưu, hiệu quả. Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng học Ngữ văn trong nhà trường nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trong trường THCS (không chuyên) nói riêng, tôi trình bày SKKN "Phát hiện và bồi dưỡng HSG Ngữ văn ở trường THCS", xin được trao đổi một vài kinh nghiệm của cá nhân cùng các đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy bồi dưỡng tối ưu nhằm đạt hiệu quả trong sự nghiệp trồng người của quê hương, đát nước. II. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS. III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh THCS - Học sinh giỏi Ngữ văn THCS. IV. Giới hạn của đề tài: - Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS. Phần II: Nội dung công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THCS. A. Tình hình và thực trạng việc dạy và bồi dưỡng HSG môn ngữ văn ở trường THCS. I. Đặc điểm tình hìmh. 1. Thuận lợi. * Nhà trường: - Trong những năm gần đây nhà trường cũng như địa phương đều rất quan tâm đến giáo dục, luôn động viên khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong dạy và học. - BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp. - Tập thể HĐSP đoàn kết, Tổ chuyên môn luôn có định hướng, đổi mới phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. * Với giáo viên: - Giáo viên có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết nhiệt tình trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng. * Với học sinh: - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, săn sàng tiếp thu kiến thức mới (đặc biệt là học sinh đội tuyển). 2. Khó khăn. - Đức Bác là xã có nhiều hộ gia đình, phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên sự quan tâm đến con em chưa kịp thời. - Phần lớn học sinh có nhận thức khá giỏi, gia đình đều muốn các em theo học các môn khoa học tự nhiên. - Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, tài liệu tham khảo còn hạn chế. - Học sinh nông thôn ít có điều kiện mở rộng giao tiếp, rèn luyện kĩ năng nói - viết. II. Thực trạng. - Việc học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay không được coi trọng đúng mức khi đặt nó bên cạnh các môn khoa học tự nhiên. Bởi lẽ để trở thành học sinh giỏi văn rất khó. Học văn lại phải viết nhiều, đọc nhiều. Tại đơn vị trường, học sinh giỏi văn ít khi được giải cao. - Mặt khác người học quan niệm: Học văn nói riêng, học các môn khoa học xã hội nói chung chỉ thành đạt trong phạm vi hẹp, ít có cơ hội tìm việc làm theo nguyện như giỏi các môn Khoa học Tự nhiên. - Trong những năm qua, tổ văn nhà trươừng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiéc số học sinh đạt giải cao ở môn văn chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía: Trước hết từ phía người thầy, do phải bám sát việc thực hiện theo phương pháp, chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh nói chung, học sinh giỏi nói riêng, thời gian phụ đạo cũng hạn chế. Về phía học sinh, "Nhân tài" vốn đã hiếm các em lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đạt giải chưa cao. B. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường thcS. I. Phát hiện học sinnh giỏi văn. 1. Thế nào là học sinh giỏi văn? Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh : - Có niềm say mê yêu thích văn chương. - Có tư chất bẩm sinh, tiếp thu nhanh có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo( Có ý tưởng mới trong bài làm) - Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống, có sự hiểu biết về con người và xã hội. - Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. - Có vốn từ Tiếng việt dồi dào. - Nắm chắc các kỹ năng làm bài văn theo các kiểu bài : tự sự , miêu tả, thuyết minh, nghị luận. Đặc biệt là các dạng bài của văn nghị luận . 2. Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn? Từ quan niệm về HSG nói trên, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 6. Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là : Thứ nhất, tìm hiểu kết quả học sinh ở cấp tiểu học. Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh( đặc biệt là của học sinh lớp 6) Như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu cảu học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng chất văn, ccáh nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Những nhược điểm lộ ra ở từng học trò phảI được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu đầy đủmà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo , sâu sắcphải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được năng khiếu học văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ xung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập. II. Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. - Trong những kì thi HSG Tỉnh, huyện, cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề. Đó là một điều bất lợi cho cả thầy và trò chúng tôI. Song dù khó khăn, chúng tôI vẫn phải lập ra một kế hoạch bồi dưỡng tối ưu nhất trong điều kiện thời gian cho phép. Sau khi xây dựng kế hoạch chúng tôi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG theo các yêu cầu: Cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng. Trong đó cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng là khâu quan trọng nhất. 2. Những Kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng. - Kiến thức Ngữ Văn ở chương trình THCS đặc biệt ở lớp 8 bao gồm nhiều kiến thức nhằm nâng cao hứng thú có tính tự nhiên đối với Văn học, những say mê có ý thức và định hướng, hướng nghiệp, bồi dưỡng rèn luyện cảm xúc phong phú có tính bột phát và hướng cảm xúc đó vào cảm xúc lí tính một cách nhuần nhuyễn, bồi dưỡng khả năng táI hiện sự sống thành tư duy hình tượng. Bồi dưỡng khả năng cảm thụ, khả năng phân tích sâu sắc, tinh tế. Bồi dưỡng khả năng nói lưu loát, tự nhiên có sức truyền cảm và tính thuyết phục ( trên cơ sở những kiến thức về ngữ pháp, vốn từ và tu từ). Giúp học sinh biết lập luận, giảI quyết vấn đề mạch lạc rõ ràng, khoa học. Phát huy được những nét sáng tạo, nét riêng thành khả năng phát hiện, vận dụng kiến thức để giảI quyết vấn đề khó. Tạo ra cách nói, cách viết có giọng điệu riêng. Cung cấp kiến thức về văn học sử ở từng giai đoạn, văn học sử về từng tác giả, văn học sử về tác phẩm rồi xâu chuỗi tác phẩm đó vào một hệ thống nhất định * Chú ý: Khi ôn luyện cần ôn tập đầy đủ không luyện tủ kiến thức mà cần khắc sâu những trọng tâm, trọng điểm. Từ đó học sinh liên tưởng toả ra các kiến thức khác khi cần vận dụng. Cụ thể, cần bồi dưỡng những kiến thức sau: 1. Sơ lược về giai đoạn lịch sử - văn học( để học sinh có liên hệ tốt với hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm). 2. Sơ lược về tác phẩm văn học.( để học sinh có cơ sở lí luận tốt khi làm bài). 3. Mối quan hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết. 4. Sức sống của dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích hoặc ca dao. Cách phân tích ca dao ( chọn một số chủ điểm về đất nước, con người, tình nghĩa) 5. Thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua Văn học Trung đại. 6. Chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng yêu nước trong Văn học Trung đại. 7. Hình tượng người nông dân, người phụ nữ, trẻ em trong Văn học hiện thực. 8. Hình ảnh trăng trong thơ. 9. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945( trong thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu). 10. Tình yêu thiên nhiên, tư tưởng nhân nghĩa trong thơ Nguyễn TrãI, Hồ Chí Minh. 11. Bộ mặt Thực dân, phong kiến trong văn học đầu thế kỉ XX. 12. Thơ mới - thành tựu về nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật. 13. Một số đề nghị luận về mối quan hệ giữa văn học và các vấn đề cuộc sống xã hội ( Văn học và tình thương,) 14. Một số đề nghị luận xã hội. 15. Một số đề cảm thụ đoạn thơ. 16. Giới thiệu về tác giả. Những trọng tâm, trọng điểm trên giáo viên cần triển khai thành nhiều chuyên đề nhỏ để bồi dưỡng cho học sinh. Chú ý sắp xếp theo tiến trình lịch sử văn học, theo hệ thống. Giáo viên có thể triển khai thành nhiều đề bài, kiểu bài khác nhau để học sinh làm quen và biết cách giảI quyết triệt để. 3. Các bước rèn luyện kĩ năng làm văn. - Khi tiến hành rèn luyện kĩ năng làm văn, chúng tôI tiến hành các bước sau: a. Lựa chọn hướng ra đề. Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và haysẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh, từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh, tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kĩ năng sẽ trở nên vô nghĩa. Theo dõi hướng ra đề thi HSG các cấp trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ văn chương. Vài ba năm nay, đề thi HSG có xu hướng mở và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Đề thi thường có hai phần kiến thức rõ rệt: - Phần 1: Thường có một câu dưới dạng phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, một đoạn văn trong đó có chứa đựng nhiều phép tu từ và giàu sức biểu cảm. - Phần 2: Thường có một câu với yêu cầu khái quát hoá kiến thức khá rộng về văn học sử giảng văn ở một giai đoạn dài hoặc ở nhiều tác giả, nhiều tác phẩm. Nếu đề có thêm yêu cầu về nghị luận xã hội thường là bài, đoạn văn ngắn thuộc phần 1. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, tôI thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau: - Đề kiểm tra khả năng cảm thụ một đoạn thơ, văn trong tác phẩm văn học. - Đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm. - Đề rèn luyện kĩ năng so sánh văn học. - Đề tổng hợp kiến thức về một vấn đề văn học ở nhiều tác phẩm, nhiều tác giả, một giai đoạn lịch sử. - Đề nghị luận xã hội. b. Rèn luyện kĩ năng phân tích đề: - Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi HSG. Giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề không thấu đáo. - Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm. Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết. c. Rèn kĩ năng lập dàn ý. - Bước đầu tiên trong rèn kĩ năng lập dàn ý tôi thường hướng dẫn học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu: + Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết. + Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài. + sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học. Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25 - 30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh. ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở bài, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý. Kĩ năng này nếu được làm một cách ráo riết và nghiêm túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập. Bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học ở một bài văn HSG. Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề, lập dàn ý khá nhanh và tự tin; có ý thức lập hệ thống luận điểm trước khi viết bài. d. Rèn luyện kĩ năng viết văn. Đây cũng là kĩ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lí, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, học sinh phảI biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của học sinh. Khi giảng dạy và bồi dưỡng các dạng bài văn nghị luận ở chương trình Ngữ Văn lớp 8, nhằm rèn kĩ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành theo các hình thức: + Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa ( khoảng 2, 3 bài/ tuần). + Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian qui định ( 90 - 120 - 180 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát, rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết. Trong kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh, có thực hành viết bài văn cảm nhận một đoạn trích trong tác phẩm, bài văn cảm nhận một vấn đề của tác phẩm hoặc cảm nhận một tác phẩm trọn vẹn về nội dung nghệ thuật. Kĩ năng này phải được tiến hành thường xuyên bằng hình thức ra đề cho các em làm thêm ở nhà, giáo viên tranh thủ chấm bài và chữa kĩ cho các em. e. Chấm và chữa bài: Đối với các em HSG, khi chấm bài, giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh qua từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, triển khai ýPhân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau. C. Thực tế giảng dạy và kết quả thực hiện. Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG Ngữ văn lớp 8 ở trường THCS trong năm học 2010 - 2011 cho thấy: Kết quả bọc tập môn Ngữ Văn được nâng cao rõ rệt. Học sinh nắm được tương đối chắc chắn kiến thức bộ môn Ngữ Văn, vận dụng tương đối thành thạo kĩ năng cảm thụ và làm bài tập làm văn trong chương trình và có nâng cao. Từ việc học tốt bộ môn Ngữ văn đã có tác dụng làm trong sáng đạo đức, nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm cho học sinh. Cụ thể kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Đức Bác năm học 2010 - 2011 như sau: I. Kết quả giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 8: Lớp Kết quả cụ thể Ghi chú Tsố HS T. bình Khá Giỏi TS % TS % TS % 8A 37 1 2,6 29 78,5 7 18,9 8B 35 28 80,0 7 20,0 0 0 Cộng 72 29 40,3 36 50,0 7 9,7 II. Kết quả bồi dưỡng đội tuyển HSG Ngữ Văn 8 năm học 2010 - 2011: ( Được đánh giá qua kì thi chọn HSG Ngữ Văn 8 Huyện Sông Lô) - Tổng số học sinh dự thi: 04 HS. - Tổng số học sinh đạt giải: 04 HS. Trong đó: + Giải Nhất: 01 HS Hoàng Thi Kim Liên. + Giải Nhì: 02 HS : Hoàng Thị Thanh Tâm. Bùi Thị Thùy Linh. + Giải khuyến khích: 01 HS Hoàng Thị Kim Dung. Phần III. Bài học kinh nghiệm. 1. Giáo viên. - Phải say mê chuyên môn, có trách nhiệm cao, chịu khó nghiên cứu tìm tòi tài liệu nâng cao, chủ động kiến thức khi lên lớp, phải biết sử dụng phương pháp linh hoạt. Sau mỗi chuyên đề cần ôn luyện kiểm tra thường xuyên ( kiểm tra miệng, viết để sửa lỗi về câu, cách dùng từ diễn đạt, lập luận). Thường xuyên học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để có kiến thức sâu rộng, phải có tủ sách nâng cao. 2. Học sinh. - PhảI say sưa, chăm chỉ, biết nghe lời giáo viên hướng dẫn,có kiến thức hệ thống, học đến đâu nắm chắc và vận dụng thực hành đến đó. Tập nói, tập viết nhiều để sửa lỗi, đọc nhiều để học tập cách diễn đạt và mở rộng kiến thức, phải suy nghĩ sâu, có sự liên tưởng nhạy cảm, có sáng tạo khi cần thiết. 3. Gia đình - Nhà trường. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất; bố trí đầu tư quĩ thời gian cho thầy trò làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí, cân đối; khen chê kịp thời. PHầN IV. Kết luận. Học văn, " Thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức và cả những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn có HSG, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhạy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công. Đánh giá của Hội đồng Đức Bác, ngày 15/05/2011 Khoa học nhà trường Người viết Trần Thị Thuỷ MụC LụC. Phần I. Đặt vấn đề Trang 1 Cơ sở của đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu. Giới hạn đề tài. Phần II. Nội dung công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG Ngữ Văn ở trường THCS. Trang 3 A. Tình hình và thực trạng việc giảng dạy và bồi dưỡng HSG ở trường THCS. I. Đặc điểm tình hình. II. Thực trạng. B. Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng HSG Ngữ Văn ở trường THCS. I. Phát hiện HSG Văn. II. Bồi dưỡng HSG Văn. C. Thực tế giảng dạy và kết quả thực hiện. I. Kết quả giảng dạy bộ môn. II. Kết quả bồi dưỡng đội tuyển. Phần III. Bài học kinh nghiệm. Trang 11 Phần IV. Kết luận. Trang 12

Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Môn: Ngữ Văn 7

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------------------ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1 : ( 3 đ ) Trong văn bản mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng , nhà văn chủ yếu sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào trong việc miêu tả mùa xuân ? nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó . Câu 2: (7 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------- Hết --------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 Câu Đáp án Điểm 1 Nhà văn Vũ Bằng sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong khi miêu tả cảnh mùa xuân . Đầu tiên là phép lặp từ ngữ : đừng thương , ai cấm . Nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy tạo các câu văn ngắn đầy cảm xúc , lời văn tha thiết , mềm mại để nhẫn mạnh tình cảm của con người dàn cho mùa xuân ; khẳng định tình cảm mùa xuân là qui luật không thể khác . -Tác giả dùng phép liệt kê để tả : đó là mùa xuân rất riêng , mùa xuân ở trong tôi , do tôi cảm nhận : có mưa riêu riêu , gió lành lạnh : Có tiếng nhận kêu ; Có trống chèo có câu hát huê tình Biện pháp liệt kê nhấn mạnh các đấ hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc . - Cuối cùng nhà văn sử dụng hình thức so sánh : So sánh giai điệu sôi nổi , êm ái thiết tha của mùa xuân để diễn tả sinh động hấp dẫn sức sống mùa xuân . Qua đó nhà văn thể hiện sự hân hoan , biết ơn thương nhớ mùa xuân đất Bắc . 1đ 1đ 1đ 2 1) Yêu cầu: a/ Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. b/ Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến B. Thân bài : (6đ ) * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích) Þ Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . (Lưu ý: Học sinh phải biết lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm. Việc phân tích mỗi dẫn chứng phải thể hiện được các ý nhỏ trong luận điểm và thể hiện được khả năng cảm nhận văn học) 2) Thang điểm - Điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 4: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp. 0, 5 đ 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 0,5 đ

Nhận Định Đề Thi Văn Kỳ Thi Học Sinh Giỏi Thpt 2023

Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn, hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng, câu nghị luận xã hội khá thú vị bởi cách nhìn ra vấn đề độc đáo từ nhan đề một cuốn sách dịch “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” thay vì những danh ngôn, quan niệm, hay những câu chuyện… như phần lớn các đề quen thuộc.

“Thành công” và “tử tế” là hai vấn đề thường xuất hiện độc lập trong nhiều đề thi, bài viết – sự kết nối giữa chúng với nhau trong mối quan hệ nhân quả chính là góc nhìn tạo hứng thú cho học trò trong thời đại của các trào lưu Startup và “việc tử tế” – đăc biệt khi người ta nói nhiều tới “việc tử tế” như một tín hiệu cho thấy cuộc sống đang thiếu vắng điều này, và nhiều thành công bất chấp cả đạo lý lẫn pháp lý.

Câu lệnh yêu cầu trình bày “suy nghĩ của anh/chị về ‘con đường’ này” mở ra nhiều khả năng kiến giải – dù có thể thấy trước hướng khẳng định sẽ chiếm tuyệt đại đa số khi làm bài, bởi học trò không khó khăn để nhận ra tính đúng đắn của sự tử tế. Tuy nhiên, đề bài vẫn mở ra những khoảng trống của thử thách giúp phân loại bài viết nhằm tới cái đúng đương nhiên, an toàn với những bài viết thể hiện hiểu biết xã hội sâu rộng, thể hiện trăn trở suy tư thấu đáo trước mối quan hệ giữa lẽ phải với thực tế cuộc sống nhiều khi trái ngược. Học sinh sẽ thể hiện kiến thức đời sống xã hội, năng lực lý giải và nhất là bản lĩnh tự chủ của mình khi đặt được vấn đề về nghịch lý và hướng giải quyết nghịch lý khi sống tử tế, trung thực thường thua thiệt, thậm chí thất bại.

Tuy nhiên, cũng vì nghịch lý này đang trở thành lẽ đương nhiên trong thưc tế cuộc sống nên nếu học sinh không có tầm nhìn sâu rộng, không có khả năng lý giải, lập luận đề bài dễ đưa tới những bài văn viết như nghị quyết hay bài giáo dục công dân.

Câu nghị luận văn học đề cập vấn đề quen thuộc của lý luận văn học là chức năng văn học, đặt vấn đề cụ thể về khả năng của văn học nhằm “giúp con người hóa giải những áp lực” trong cuộc sống. Với yêu cầu này của đề bài, học trò phải nắm chắc và đề cập được tất cả chức năng của văn học, từ nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ cho tới giao tiếp, giải trí…

Thử thách của đề bài không chỉ dừng lại ở phần kiến thức khá nặng của lý luận văn học vốn trừu tượng với các em mà còn hiện hữu chủ yếu ở cách xử lý mảng kiến thức ấy khi kết hợp với những minh chứng qua văn chương; thậm chí, khó khăn còn xuất hiện ngay trong mảng kiến thức đời sống khi các em đề cập tới những áp lực của đời sống tinh thần.

Khoảng trống trong dư địa vấn đề của câu nghị luận văn học có phần rộng hơn câu nghị luận xã hội khi học sinh có thể đặt vấn đề phản biện về khả năng hóa giải áp lực tinh thần của văn chương, trong khi vấn đề về sự tử tế để thành công rất khó phản biện mà không chạm tới hàng rào đạo lý. Thậm chí, nếu một số em cảm thấy sự bất lực của văn học với những áp lực ngày càng nặng nề trong cuộc sống thời hiện đại, các em có thể đặt ra những vấn đề lớn hơn về môi trường sống, môi trường xã hội – cội nguồn của văn học.

Hơn nữa xưa nay, dù được coi là phương tiện “chở đạo/ đâm gian”, văn chương vẫn chỉ là sự ánh chiếu cuộc sống, có thể phản ánh, khơi thức, dự báo… nhưng thật khó để hoá giải. Đây cũng là sự thật mà không nhiều học trò có thể đề cập.

Thế Đan

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Văn Của Học Sinh Giỏi :Văn Chương Giúp Ta Trải Nghiệm Cuộc Sống… trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!