Xu Hướng 6/2023 # Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá # Top 11 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài 1.

Thành phần và độc tính của khói thuốc lá 

       Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính:

Nicotine (Ni-cô-tin)Ni-cô-tin là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Ni-cô-tin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg ni-cô-tin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa ni-cô-tin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của ni-cô-tin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương, chúng gây ra nhiều tác động tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn.

Monoxit carbon (khí CO):

          Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của O2 (ô-xi) trên hồng cầu. Và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển ô-xy vì đã gắn kết với CO, đây là nguyên nhân gây lên một số bệnh phổi mạn tính như: Hen phế quản, viêm phế quản, giản phế quản… Hậu quả là cơ thể không đủ ô-xy để sử dụng.

3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:

       Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

    Các chất gây ung thư:

             Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

            Để góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá; đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc hút thuốc lá ở những nơi có trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.

                                                    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 2: Tác hại hút thuốc lá thụ động với sức khỏe

      Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

      Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất gây ung thư, và nhiều chất gây ra những căn bệnh nguy hiểm điển hình như: ung thư phổi, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, vô sinh và nhiều bệnh nan y khác. Mỗi năm sẽ có khoảng 40.000 người Việt Nam chết có nguyên nhân từ thuốc lá. Ước tính tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, Lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại. Cứ 6 người chết sẽ có 1 người do thuốc lá. Khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá.

      Người trực tiếp hút thuốc lá, hay gọi hút thuốc chủ động nguy cơ cao mắc các bệnh nan y như ung thư, tim mạch, phổi… Tuy nhiên đối với người không hút thuốc hay gọi là hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân do khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó có khoảng 250 chất gây ung thư hay chất độc hại.

    Mỗi năm trên thế giới có khoảng 600 nghìn ca tử vong do hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp…

    Phụ nữ và trẻ em là một trong hai đối tượng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động. Đối với phụ nữ khi mang thai việc hít phải khói thuốc thụ động có thể bị sảy thai, thai nhi chậm phát triển hoặc đẻ non. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp ba lần so với phụ nữ không hút thuốc. Đối với trẻ em hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 đến 400 gram. Mặt khác trẻ hút thuốc thụ động sẽ kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

      Vì sức khỏe của chính bạn và cộng đồng – Hãy nói không với thuốc lá!

    Bài 3: Tổn thất kinh tế của việc hút thuốc lá 

          Hút thuốc lá không chỉ làm tổn hại tới sức khỏe của người sử dụng, mà kéo theo nó là những hệ lụy: làm tăng gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia, tổn hao kinh tế đối với gia đình. Khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Các nghiên cứu về thuốc lá cho thấy, sử dụng thuốc lá gây ra chi phí chăm sóc y tế khổng lồ cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường.

    Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỉ đô la Mỹ. Theo ước tính, trong tổng số các vụ hỏa hoạn trên thế giới thì nguyên nhân do sử dụng thuốc lá chiếm 10%.

    Thuốc lá gây tổn hại kinh tế cho gia đình

    Năm 2012, người dân Việt Nam đã chi mua thuốc lá số tiền là 22 nghìn tỉ đồng. Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa- hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) do hút thuốc gây ra là hơn 23 nghìn tỉ đồng một năm.

    Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp. Một cuộc điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá.

    Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc trả tiền học cho con em mình.

    Vì những tác hại khôn lường của thuốc lá gây ra đối với sức khỏe và tổn thất về kinh tế, mỗi cá nhân và cộng đồng hãy từ bỏ hút thuốc lá.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 4: Quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá: Điều 6, 7, 9

    Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá:

    Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

    Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

    Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. 2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

    Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

    Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

    Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

    Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

    Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

    Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

    Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

    6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

    Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

    Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

    Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 5: Một số quy định cơ bản của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá

    về môi trường không khói thuốc.

    Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ hạn chế các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc… giảm bớt chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

    Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm bớt mức độ hút thuốc lá. Chi tiêu cho thuốc lá sẽ dành cho các chi tiêu có lợi hơn như: thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa…

    Môi trường làm việc không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh không thuốc lá.

      Tại điều 11 và 12 của Luật đã qui định cụ thể về môi trường không khói thuốc với các nội dung:

    Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; Cơ sở giáo dục từ trung học chuyên nghiệp trở xuống.

    Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc; Trường cao đẳng, đại học, học viện; Địa điểm công cộng, trừ địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá.

    Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

    Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

    Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

    Khuyến khích người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

            Tham gia phòng chống tác hại của thuốc lá là việc làm thiết thực thể hiện nếp sống văn minh. Cộng đồng hãy chung tay xây dựng một môi trường không khói thuốc, vì lợi ích của chính chúng ta!

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

            Bài 6: Nghĩa vụ của người hút thuốc lá và Quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá Luật Phòng chống tác hại thuốc lá quy định:

    Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá

    Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

    Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

    Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

     Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

    Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

    a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

    c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

    Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

    a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này bao gồm;

    – Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

    – Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

    – Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

     Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 7: 

    Điều 23: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá

    Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

    b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;

    b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;

    c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

    a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

    b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

    c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

    d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy”.

    Điều 27:  Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá.

    Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;

    b) Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;

    c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

    Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;

    b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;

    c) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

    d) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

    Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thu hồi sản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

    b) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều này;

    c) Buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này”.

                                                  Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 8: Lợi ích của xây dựng môi trường không khói thuốc lá

    Khói thuốc lá chứa 7.000 chất hoá học trong đó có khoảng 69 chất gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể. Tại Việt Nam tỷ lệ người không hút thuốc phơi nhiễm khói thuốc lá tại nhà khoảng 33 triệu người; người không hút thuốc phơi nhiễm khói thuốc tại nơi làm việc khoảng 5 triệu người. Do vậy, xây dựng môi trường không khói thuốc lá sẽ đạt được những lợi ích sau:

    Môi trường không khói thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành không có khói thuốc.

    Môi trường không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm mức độ hút thuốc lá.

    Chi tiêu cho thuốc lá sẽ dành cho các chi tiêu có lợi hơn như: thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa …

    Môi trường không khói thuốc lá sẽ hạn chế được các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc, … Giảm bớt được những chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

    Môi trường không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự bởi hút thuốc không phải là văn hóa và hành động đẹp trước mắt mọi người xung quanh.

                                                Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Bài 9: Tiêu chí xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá

    Việt Nam đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh không lây nhiễm như: ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người đã quá rõ ràng. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá nơi công cộng, nơi làm việc còn gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng, hiệu quả công việc và sức khỏe của người xung quanh.

    Do đó, Ban phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tích cực chỉ đạo các sở ban ngành, tổ chức đoàn thể, các cơ quan đơn vị tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm mô hình “Môi trường làm việc không khói thuốc lá” nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động cũng như xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh nơi công sở.

    Tiêu chí xây dựng nơi làm việc không khói thuốc lá

    Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người trong cơ quan.

    Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong phòng họp, phòng làm việc, phòng ăn, hành lang, cầu thang và các khu vực công cộng khác trong cơ quan có quy định cấm hút thuốc lá. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở những vị trí dễ quan sát.

    Có kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá hàng năm. Có quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc trong quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.

    Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.

    Đưa nội dung không hút thuốc lá nơi làm việc vào tiêu chí thi đua của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (khuyến khích).

    Không có hiện tượng hút thuốc, đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực cấm hút thuốc của cơ quan, đơn vị.

    Bài 10: CHUẨN  BỊ VÀ TIẾN HÀNH BỎ THUỐC LÁ

     Hút thuốc lá có thể chỉ là thói quen, khi buồn, khi vui hoặc người khác mời thì hút và cũng có thể là tình trạng nghiện thuốc, vì trong thành phần của khói thuốc có chứa Nicotin là chất gây nghiện. Để từ bỏ thuốc lá thành công, yếu tố đầu tiên cần phải có và mang tính quyết định đó là sự quyết tâm và niềm tin sẽ bỏ được thuốc lá.

    Tại sao lại phải bỏ thuốc lá?

    Khi hút thuốc bạn sẽ có cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn… Trạng thái này do Nicotin có trong khói thuốc tác động lên hệ thần kinh tạo ra và nó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, để luôn có được cảm giác này bạn sẽ phải hút thuốc thường xuyên. Nhưng bạn cần biết rằng trong khói thuốc còn khoảng 7000 chất hóa học khác là nguyên nhân trực tiếp gây các bệnh nguy hiểm như: các bệnh ở phổi, bệnh tim mạch, suy giảm khả năng sinh sản và đặc biệt là bệnh ung thư, trong đó chủ yếu là ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản…

    Theo nhiều nghiên cứu có đến trên 90% các trường hợp ung thư phổi là xẩy ra trên những người hút thuốc. Đặc biệt là những người thân xung quanh bạn không trực tiếp hút, nhưng lại hít phải khói thuốc do bạn hút cũng sẽ có khả năng mắc tất cả các bệnh nguy hiểm trên tương tự như bạn. Nghiêm trọng hơn, nếu người hút hoặc hít phải khói thuốc là phụ nữ đang mang thai thì sẽ có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh… những tác hại này không xẩy ra ngay mà phải sau thời gian hàng chục năm và thường bắt đầu sau tuổi 40.

    Cùng với việc đốt cháy cơ thể mình, hút thuốc cũng đốt của bạn không ít kinh phí, kể cả trường hợp tiền không phải là vấn đề với bạn thì sẽ thật có ích hơn khi số tiền đó được sử dụng giúp đỡ những mảnh đời khó khăn xung quanh bạn. Đó còn chưa kể đến nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường sống, và nhất là bạn sẽ trở thành tấm gương mờ cho người thân của bạn về lối sống và nguy cơ mắc các tệ nạn khác… Nếu bạn là người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng hãy cho mình quyết tâm từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

    Làm thế nào để bỏ thuốc lá thành công?

    Nếu như hút thuốc đối với bạn mới chỉ là thói quen, việc bỏ thuốc không phải là quá khó, chỉ cần bạn có quyết tâm cao là thành công; nhưng nếu đã nghiện thì bạn cần chuẩn bị nghiêm túc và chu đáo để thực hiện quyết tâm bỏ thuốc. Vì khi bắt đầu bỏ thuốc, bạn sẽ gặp phải một số dấu hiệu như: mất ngủ, giảm hưng phấn, giảm sự tập trung, bứt rứt, khó chịu, lo âu, thèm ăn…

    Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đây chỉ là các biểu hiện do “thiếu thuốc” gây ra, tình trạng này sẽ chỉ xuất hiện trong một hai tuần đầu tiên sau khi bỏ thuốc. Để vượt qua tình trạng này bạn nên chuẩn bị sẵn một số thứ để thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, kẹo cao su… bạn nên uống nhiều nước; hít thở sâu; không ngồi lại bàn ăn quá lâu mà nên đi làm việc khác như đánh răng, đi bộ hoặc nói chuyện với người thân hay nhẩm bài thơ, bài hát mình yêu thích…

    Sau khi bỏ thuốc một thời gian, có thể bạn sẽ tăng cân. Nếu như điều đó là sự phiền toái thì các lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, cùng với luyện tập thể thao sẽ giúp bạn có được vóc dáng như ý. Hãy bỏ thuốc ngay bây giờ và ngay hôm nay bởi vì các tổn thương do thuốc lá gây ra sẽ có khả năng hồi phục nếu như cơ thể bạn không còn khói thuốc. Đặc biệt khả năng hồi phục gần như hoàn toàn nếu bạn bỏ thuốc trước tuổi 40.

    Bạn cũng cần biết rằng không phải người nào cũng thành công ngay từ lần bỏ thuốc đầu tiên. Nếu bạn là một trong số đó thì cũng không nên nản chí, sự quyết tâm của bạn sẽ tăng thêm khả năng thành công từ bỏ thuốc lá vĩnh viễn trong lần sau.

     Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc

    Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá:biện Pháp Nào Hạn Chế Hút Thuốc Lá?

    – Uống một cốc sữa khi cảm thấy thèm thuốc. Hút thuốc ngay sau khi uống sữa sẽ không cảm thấy ngon và điều này có thể hạn chế được cơn thèm thuốc của bạn.

    – Ăn một củ cà rốt, một quả dưa chuột trước khi hút thuốc. Bạn sẽ cảm thấy không thích hút thuốc. Đặc biệt, nước ép cà rốt có thể giúp giảm hút thuốc.

    – Chấm ngón tay vào muối và liếm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng vị mặn của muối trên ngón tay giúp hạn chế cơn thèm thuốc.

    – Sử dụng mật ong thường xuyên, lưỡi sẽ quên đi vị đắng khét của thuốc lá thay vào đó sẽ thích nghi với vị ngọt từ mật ong. Với những người mới nghiện thuốc hãy uống mật ong pha với chanh hoặc quất và nước theo tỷ lệ: 1 thìa cà phê mật ong + 1/2 quả quất hoặc chanh + 5 thìa nước đun sôi để nguội. Duy trì uống hỗn hợp này lâu dài để có được hiệu quả tốt nhất.

    – Uống nước nóng mỗi khi muốn hút thuốc. Uống trà hoặc cà phê có thể làm tăng nhu cầu hút thuốc vì chúng khiến mùi vị của thuốc lá trở nên ngon hơn.

    – Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chỉ làm dịu các dây thần kinh mà còn giúp làm giảm cơn thèm nicotine. Nó cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp chống lại sự gia tăng các gốc tự do do hút thuốc lá.

    – Quế cũng là một trong những “thần dược” có thể giúp bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá cực tốt. Trộn bột quế vào thức ăn, uống nước quế, hít sâu mùi thơm từ thanh quế… là cách tốt giúp cai nghiện thuốc lá.

    – Nhai kẹo cao su không đường là cách truyền thống để giảm cơn thèm thuốc lá. Điều này cũng làm giảm sự phát triển bệnh răng miệng nếu có vấn đề.

    – Uống một cốc nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày. Vì hút thuốc khiến cơ thể bạn bị mất đi một lượng vitamin C, nước trái cây có thể giúp bạn khỏe mạnh và giảm cảm giác thèm thuốc.

    – Ăn các loại quả chín: Các loại quả chín cũng có thể giúp ngăn được cơn thèm thuốc lá, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

    – Nhân sâm là loại thảo dược có thể kiểm soát cơn thèm thuốc. Nhưng các chuyên gia y tế đề nghị không nên dùng sâm nhiều hơn 2-3 lần mỗi tháng./.

    Trung tâm Truyền thông – GDSK Nam Định

    Những Giải Pháp Đẩy Mạnh Thực Thi Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá

    1. Kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Việt Nam là quốc gia thứ 47 đã phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2004 (Công ước khung) và đồng thời cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá vào năm 2013. Sau 10 năm thực hiện Công ước khung và gần ba năm áp dụng Luật PCTH của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để PCTH của thuốc lá. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã triển khai thực hiện phần lớn các biện pháp do Công ước khung khuyến nghị nhằm PCTH của thuốc lá. Những kết quả đạt được trên thực tế là rất đáng khích lệ xuất phát từ việc áp dụng có hiệu quả các quy định của pháp luật nhằm thực hiện các cam kết trong Hiệp định khung. Cụ thể[1]:

    Thứ nhất, đối với việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá: Thống kê đến thời điểm cuối năm 2014 tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành đã giảm từ 56,1% năm 2001 xuống 47,4% năm 2010. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (từ 13-15 tuổi) giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% vào năm 2014. Nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá được nâng cao, 95% người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá gây bệnh tật, 87% người trưởng thành tin rằng người hút thuốc thụ động cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Hành vi hút thuốc lá tại nơi làm việc, trường học đã giảm, hành vi hút thuốc không còn là hành vi phổ biến được chấp nhận như trước.

    Thứ hai, đối với việc xây dựng và mở rộng các mô hình môi trường không khói thuốc lá: Đến thời điểm hiện tại, các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng đều đã triển khai đồng bộ mô hình môi trường không khói thuốc lá và các mô hình này đang được nhiều tỉnh, thành phố tích cực hưởng ứng. Trong giai đoạn sắp tới, phạm vi áp dụng các mô hình này sẽ được mở rộng đến các không gian công cộng như bến xe, sân bay, nhà hát… nhằm tiến tới việc xây dựng một môi trường hoàn toàn không khói thuốc lá.

    Thứ ba, kiện toàn nhân lực và nâng cao năng lực của bộ máy hoạt động PCTH của thuốc lá: Xây dựng và củng cố Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia PCTH của thuốc lá với sự tham gia của các bộ, ngành và tổ chức xã hội. Mở rộng, tăng cường mạng lưới hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố. Một trong những công việc quan trọng là việc bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho công tác PCTH của thuốc lá. Quỹ PCTH của thuốc lá đã được thành lập, trực thuộc Bộ Y tế, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động PCTH của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

    2. Những vấn đề phát sinh và giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giai đoạn tới

    Những thành tựu đạt được trong việc PCTH của thuốc lá trong thời gian qua là rất khả quan và được sự đánh giá cao của WHO. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của Luật PCTH của thuốc lá vẫn chưa phát huy hiệu quả điều chỉnh trên thực tế và cần phải có sự đánh giá một cách toàn diện nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong thời gian tới.

    2.1. Về nguyên tắc PCTH của thuốc lá

    Điều 3 Luật PCTH của thuốc lá quy định 4 nguyên tắc PCTH của thuốc lá, tập trung vào công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra. Đây cũng là một biện pháp trong gói 6 biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả do Công ước khung đưa ra[2]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền đạt hiệu quả không cao. Trong thời gian qua, việc triển khai các hình thức tuyên truyền để người dân nhận thức được tác hại của việc sử dụng thuốc lá đã được triển khai rất tốt. Tuy nhiên, việc yêu cầu người dân phải hiểu và tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật là điều khó thực hiện được trong thời gian ngắn, bởi lẽ trong xã hội Việt Nam, tại các nơi sinh hoạt cộng đồng thì vấn đề sử dụng thuốc lá, uống rượu, bia đôi khi thuộc về hoạt động văn hóa và được gắn với đời sống văn hóa cộng đồng. Đây là những thói quen hình thành trong thời gian lâu dài và được mặc nhiên chấp nhận. Chính vì vậy, quan điểm của nhà lập pháp cho rằng, không thể cấm mà chỉ có thể khuyến khích và tuyên truyền người dân hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Và điều này được thể hiện trong quy định của Luật PCTH của thuốc lá chỉ cấm hút thuốc lá ở các địa điểm công cộng trong nhà và một số địa điểm có ảnh hưởng đến sức khỏe như trong khuôn viên bệnh viện, trường học… còn các hoạt động ngoài trời, người dân vẫn được hút thuốc và vẫn hút thuốc. Một kết quả điều tra năm 2014 về tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi cho thấy, tỷ lệ thanh thiếu niên ở độ tuổi này hút thuốc lá là 2,5%, giảm 0,8% so với năm 2007. Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà của học sinh là 47,7%. Tỷ lệ học sinh bị phơi nhiễm với khói thuốc ở nơi công cộng là trên 66%. Những con số này có giảm nhưng không đáng kể so với trước khi Luật PCTH của thuốc lá có hiệu lực thi hành. Việc hút thuốc lá tại các điểm công cộng lại càng khó kiểm soát hơn[3].

    Với thực tế như trên, trong giai đoạn sắp tới, việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức được tác hại của việc sử dụng thuốc lá vẫn tiếp tục là một trong những giải pháp cơ bản để đưa các quy định của pháp luật về PCTH của thuốc lá đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc thay đổi một thói quen được xem như là nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng là điều không dễ thực hiện được trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cần mở rộng phạm vi những địa điểm cấm hút thuốc, đặc biệt là những địa điểm công cộng thuộc nơi sinh sống của cộng đồng dân cư. Giải pháp được đề xuất phù hợp với tập quán, lối sống của người Việt Nam chính là khuyến khích các địa phương đưa quy định cấm hút thuốc ở những nơi này vào hương ước, nội quy của cộng đồng dân cư. Giải pháp này một mặt tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, mặt khác dễ dàng được người dân chấp nhận và thực hiện một cách tự giác bởi vì hương ước, nội quy của cộng đồng dân cư giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn, trình độ văn hóa pháp lý của người dân chưa cao.

    Bên cạnh đó, để người dân thực hiện nghiêm túc các quy định trong Luật PCTH của thuốc lá thì bên cạnh việc tuyên truyền, việc áp dụng chế tài của pháp luật vẫn là cần thiết. Đây là giải pháp góp phần giải quyết triệt để việc sử dụng thuốc lá trên thực tế, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Để thực hiện được điều này, cần phải bổ sung nguyên tắc xử phạt hành chính vào Điều 3 Luật PCTH của thuốc lá để đảm bảo những quy định của Luật được thực thi nghiêm túc trên thực tế. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, xử phạt hành chính không phải là giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả nhất đối với lĩnh vực pháp luật này mà tuyên truyền, nhắc nhở để người vi phạm hiểu được tác hại của thuốc lá và tự nguyện không sử dụng nữa vẫn là giải pháp cơ bản và phù hợp nhất. Trong giai đoạn sắp tới, cần tăng cường thẩm quyền xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng của Ủy ban nhân dân các cấp, mà đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Về đối tượng bị xử phạt, cần xử phạt cả những người đứng đầu các địa điểm công cộng để xảy ra các tình trạng vi phạm. Điều này sẽ góp phần tăng cường các điều kiện thực thi của pháp luật trên thực tế.

    Tóm lại, để tăng cường hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về PCTH của thuốc lá trên thực tế trong giai đoạn sắp tới, việc tuyên truyền cho người dân về tác hại của thuốc lá vẫn là giải pháp cơ bản. Tuy nhiên, cần thiết phải tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm như là một trong những nguyên tắc PCTH của thuốc lá để đảm bảo tính răn đe của pháp luật trên thực tế.

    2.2. Chính sách của Nhà nước về PCTH của thuốc lá

    Theo khoản 2 Điều 4 Luật PCTH của thuốc lá và Công ước khung, một trong những giải pháp để giảm sức mua thuốc lá là tăng giá bán thông qua tăng thuế. Việt Nam đã có lộ trình tăng thuế thuốc lá nhưng theo các chuyên gia, mức tăng này vẫn chưa đủ để đạt mục tiêu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trung bình, khi tăng thuế để giá thuốc lá tăng thêm 10% thì mức tiêu dùng sẽ giảm từ 4 đến 8%, còn doanh thu từ thuốc lá sẽ tăng khoảng 7%. Mức thuế thuốc lá tối ưu khi thuế chiếm tỷ lệ 65% đến 80% giá bán lẻ. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vẫn còn ở rất xa con số này. Mức thuế tiêu thu đặc biệt của thuốc lá theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 là 65% giá xuất xưởng. Trên thực tế, thuế thuốc lá (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng), khi tính ra tỷ lệ phần trăm giá bán lẻ chỉ chiếm 41,6%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO. Với mức 41,6%, Việt Nam hiện là một trong hai quốc gia có mức thuế thuốc lá thấp nhất trong khu vực ASEAN và rất thấp so với các nước phát triển (Pháp 80%, Đức 73%, Australia 60%). Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá sẽ tăng thêm 5%, từ 65% lên 70%; từ ngày 01/01/2019 sẽ tăng từ 70% lên 75%. Tuy nhiên, tính toán của Bộ Y tế cho thấy, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tăng lên 5% thì giá bán lẻ sẽ tăng hơn 2%. So với mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 5%, sức mua đối với các sản phẩm thuốc lá vẫn tăng. Như vậy, Việt Nam khó đáp ứng được mục tiêu theo Công ước khung là dùng biện pháp thuế để giảm hút thuốc.

    Có thể nhận thấy, Công ước khung hướng đến mục tiêu dùng biện pháp tài chính để tác động vào việc hút thuốc nhằm làm giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, số lượng thuốc lá hút, qua đó sẽ giảm tác hại của thuốc lá là giải pháp phù hợp với lĩnh vực pháp luật này và càng phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do biện pháp thực hiện chưa quyết liệt, chưa tương xứng với mục tiêu đề ra nên kết quả thực tế vẫn còn rất hạn chế. Và để thực hiện tốt hơn nữa việc PCTH của thuốc lá, WHO khuyến nghị Việt Nam phải tăng cường thực thi Luật, tăng thuế thuốc lá và thay đổi cấu trúc thuế, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ PCTH của thuốc lá và thành lập dịch vụ cai nghiện thuốc lá. Một trong những giải pháp đề xuất là tăng thuế thuốc lá lên 100%. Với mức thuế này, mỗi năm Việt Nam có thể cứu được 16.000 sinh mạng khỏi tử vong do thuốc lá[4].

    Xuất phát từ thực tế này, trong giai đoạn sắp tới, việc tăng thuế đánh vào thuốc lá là biện pháp bắt buộc phải thực hiện bên cạnh các biện pháp đã phân tích trên. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế phù hợp nhất để hiện thực hóa mục đích sử dụng công cụ tài chính làm giảm lượng thuốc lá tiêu thụ, đồng thời có thể sử dụng một phần số tiền thuế thu được để triển khai các công việc nhằm hạn chế tác hại của thuốc lá trên thực tế. So với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của những hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì thuế suất của thuốc lá là cao nhất nhưng vẫn còn thấp hơn thuế suất của một số hàng hóa đã từng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong quá khứ khi Nhà nước muốn hạn chế sự tiêu thụ như ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 100% theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, pháo là 100% theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990, sửa đổi, bổ sung năm 1993… Như vậy, hoàn toàn có cơ sở pháp lý và thực tiễn để tiếp tục nâng mức thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá trong giai đoạn sắp tới theo khuyến nghị của WHO. Và giải pháp tăng mức thuế suất lên 100% là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhằm tiếp tục tăng giá bán thuốc lá để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, số lượng thuốc lá hút, qua đó sẽ giảm tác hại của thuốc lá.

    Tóm lại, bên cạnh việc gia tăng các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuốc lá, việc sử dụng biện pháp tăng thuế sẽ là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất để hạn chế việc hút thuốc, qua đó góp phần thực thi có hiệu quả các quy định của Luật PCTH của thuốc lá trên thực tế. Giải pháp này cũng phù hợp với các khuyến nghị của Công ước khung cũng như khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng tăng thuế suất đối với thuốc lá lên 100% thay vì 70% trong giai đoạn từ 01/01/2016.

    Một trong những nội dung quan trọng của hợp tác quốc tế trong PCTH của thuốc lá được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Luật PCTH của thuốc lá là “Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả”. Chức năng chống buôn lậu hàng hóa nói chung, thuốc lá nói riêng được giao cho nhiều cơ quan như quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển… Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) để tổ chức các lực lượng, triển khai các biện pháp chống buôn lậu thuốc lá. Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được thì nạn buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp với số lượng ngày càng lớn. Những khu vực sôi động như biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Long An luôn là điểm nóng về việc buôn lậu và chống buôn lậu thuốc lá. Đáng chú ý, sau khi các cơ quan chức năng Việt Nam tập trung triệt phá quyết liệt việc buôn lậu thuốc lá qua biên giới, thì buôn lậu thuốc lá chuyển địa bàn hoạt động xuống đường biển. Điển hình là vụ bắt giữ container hơn 100.000 bao thuốc lá ở cảng Phước Long (Thành phố Hồ Chí Minh), vụ bắt giữ container hơn 200.000 bao thuốc lá tại cảng Hải Phòng… [5]

    Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Ma Túy Trong Học Đường

    Bài tuyên truyền về tác hại của ma túy

    Bài tuyên truyền về tác hại của ma túy

    Ma túy học đường là gì, công tác tuyên truyền phòng chống ma túy trong học đường hiện nay như thế nào? Tuyên truyền về tác hại của ma túy, phòng chống ma túy trong học đường là nhiệm vụ của giáo viên, học sinh nhằm mang đến cái nhìn rõ hơn về ma túy và xây dựng cam kết không sử dụng ma túy.

    Bản cam kết không sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện Hỏi đáp về phòng chống ma túy

    1. Giới thiệu về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện ma túy

    Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.

    Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và là vấn đề vẫn còn đang nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt…

    Cuộc sống mà con người đang nắm giữ là sự hòa quyện của những cảm xúc vui sướng, hạnh phúc xen lẫn buồn chán, tuyệt vọng…

    Hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cảm xúc đó, nhưng hầu hết chẳng ai muốn sống trong sợ hãi, lo lắng, hồi hộp hay căng thẳng, giận dữ và nhiều lúc bất lực, chúng ta không muốn có những cảm xúc đó, muốn tìm đến thứ gì có thể quên chúng đi, thứ gì có thể khiến cho ta thăng hoa, hưng phấn và con đường ngắn nhất để đè nén cảm xúc là tìm đến ma túy. Vậy ma túy là gì???

    2. Ma túy là gì?

    Theo cách phân loại này các chất ma túy được chia ra 3 nhóm sau:

    + Nhóm các chất ma túy an thần: Các chất ma tuý trong nhóm an thần: Thuốc phiện, Morphine Heroine, Các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan…)

    + Nhóm các chất ma túy gây kích thích: Nhóm các chất ma tuý gây kích thích amphetamine methamphetamine, amphetamine và methamphetamine

    + Nhóm các chất ma túy gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó, thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa.lysergide (LSD)

    3. Nghiện ma túy là gì?

    Nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chế được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng.

    Mọi trường hợp lạm dụng thuốc có chứa ma túy hoặc ma túy đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc:

    – Nhiễm độc cấp tính: nhức đầu, mạch nhanh, nôn mửa, toát mồ hôi, mặt tím xanh…và có thể bị truỵ tim mạch.

    – Nhiễm độc mãn tính: là trạng thái nghiện.

    Như vậy: Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ mãn tính do sử dụng ma túy lặp lại nhiều lần.

    4. Đặc trưng của hiện tượng nghiện

    Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào.

    Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng).

    Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác động của chất đó.

    Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và tìm mọi cách, có thể làm bất cứ điều gì, để có ma túy dùng.

    5. Tác hại của nghiện ma túy

    Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

    5.1. Đối với cá nhân:

    – Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ:

    + Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần, nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm khả năng học tập, lao động.

    + Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt.

    + Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

    + Gây tổn hại về tinh thần: Nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người nghiện thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý). Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và ng ười xung quanh.

    – Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho nhiều người.

    – Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.

    – Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.

    – Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ.

    5.2. Ảnh hưởng đến gia đình

    – Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí 1.000.000 – 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.

    – Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên…vì trong gia đình có người nghiện)

    – Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…)

    – Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.

    5.3. Ảnh hưởng đến xã hội

    – Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm…

    – Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.

    6. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý

    6.1. Nguyên nhân khách quan

    – Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả… một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.

    – Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.

    – Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.

    – Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.

    – Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý….

    6.2. Nguyên nhân chủ quan

    – Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.

    – Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý.

    – Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi kéo, sa ngã. với những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc.

    – Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình hoàn cảnh: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất hoà, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn… Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.

    7. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy

    Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan… bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

    – Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.

    – Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập.

    – Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh.

    – Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp.

    – Lực học giảm sút.

    – Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…

    – Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh.

    8. Học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?

    – Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

    – Thi đua chăm chỉ học hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.

    – Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ gia đình

    – Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.

    – Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.

    – Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi dục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.

    – Khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.

    – Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.

    – Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạnh học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.

    – Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.

    – Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.

    – Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy./.

    Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tuyên Truyền Phòng Chống Tác Hại Thuốc Lá trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!