Bạn đang xem bài viết Bài Thơ: Hạt Gạo Làng Ta (Trần Đăng Khoa) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp I nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.
Hạt gạo làng ta.Có vị phù sa,Của sông Kinh Thầy.Có hương sen thơm,Trong hồ nước đầy…
Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được “vị phù sa”, “hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:
Có lời mẹ hát,Ngọt ngào hôm nay.
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:
Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáu
Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy.
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thuỷ tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước nóng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
Nước như ai nấu,Chết cả cá cờ.
“Cua ngoi lên bờ” không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:
Cua ngoi lên bờ,Mẹ em xuống cấy…
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
Những năm bom MỹTrút trên mái nhàNhững năm cây súngTheo người đi xaNhững năm băng đạn,Vàng hơn lúa đồng.Bát cơm mùa gặt,Thơm hào giao thông…
Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.
Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:
Bát cơm mùa gặt,Thơm hào giao thông…
Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.
Phân Tích Vẻ Đẹp Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta Của Trần Đăng Khoa
Sơ nét về tác giả và tác phẩm
Để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm cũng như phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, trước hết bạn cần nắm được những nét cơ bản về tác giả cùng tác phẩm.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê của ông là làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Từ thuở còn nhỏ, ông đã được nhiều người biết đến với tài năng sáng tác thơ thiên bẩm. Khi chỉ là một cậu bé 8 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có tác phẩm được đăng báo và 2 năm sau đó, tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông đã được xuất bản bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Trần Đăng Khoa từng có một khoảng thời gian phục vụ trong quân ngũ và sau khi đất nước được thống nhất, ông có điều kiện tập trung cho việc học tập. Ông từng theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du và với sự nhạy bén trong tiếp thu kiến thức, ông đã được cử sang Nga du học và khi trở về, ông đầu quân cho Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Trần Đăng Khoa là tác giả đảm nhiệm khá nhiều những chức vụ quan trọng trong các tổ chức về văn chương, truyền thông, báo chí, chẳng hạn như: Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và gần đây còn được mời làm giám khảo, có quyền cầm cân nảy mực cho cuộc thi Viết thư quốc tế UPU. Những năm sau này, nhà thơ đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ đã cho ra đời những tác phẩm nổi bật như: “Từ góc sân nhà em” ; “Góc sân và khoảng trời” ; “Trường ca Trừng phạt” ; “Trường ca Giông bão” hay … Với rất nhiều những sáng tác kể trên, nhà thơ đã vinh dự nhận được giải thưởng của báo Thiếu niên Tiền phong, báo Văn nghệ và đặc biệt là vào năm 2001, nhà thơ được vinh danh với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, ta thấy tác phẩm này được trích từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và được viết vào năm 1969 khi đất nước ta đang diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Ở thời điểm này, nhà thơ mới chỉ là một cậu bé 11 tuổi nhưng lại có những suy nghĩ rất trưởng thành và chu đáo.
Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng KhoaTìm hiểu nguồn gốc của “hạt vàng”, những gian khổ đắng cay để tạo ra hạt gạo, hạt gạo trong những năm tháng kháng chiến gian lao cùng với ý nghĩa và giá trị của hạt gạo là những nội dung chính cần tìm hiểu khi phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã thể hiện giá trị của gạo để thể hiện giá trị của hạt gạo:
Việt Nam ta vốn là đất nước nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc của ruộng đồng, thôn xóm, hạt gạo … Hạt gạo trắng sữa đã được xem như là hạt ngọc quý giá trời cho với vị phù sa nồng nàn của con sông Kinh Thầy thân thuộc, hương thơm thanh mát của hồ sen và xuất hiện trong cả những lời mẹ hát ru con với sự “ngọt bùi đắng cay” da diết.
Chính những hạt lúa nhỏ bé, trắng tinh khôi ấy chính là thứ mang lại nguồn lương thực và cả giá trị tinh thần vô cùng lớn lao dành cho mọi người. Dường như, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp của những hạt gạo bằng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với nhân dân nhưng lại là những gì đẹp đẽ nhất và tinh túy nhất.
Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy trước khi thành hình và có thể xuất hiện với những vẻ đẹp tinh túy như cách mà Trần Đăng Khoa miêu tả, có được hạt gạo là cả một quá trình con người phải trải qua rất nhiều những khó khăn và gian khổ:
Qua những dòng viết của nhà thơ, ta thấy hiện lên biết bao nhiêu những trở ngại làm ảnh hưởng đến việc canh tác, cấy cày. Trở ngại ấy phần lớn đến từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu.
Chắc hẳn ta vẫn nhớ một bài ca dao rất đỗi quen thuộc của ông cha: “Ai ơi bưng bát cơm đầy” – “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” . Cái phải chăng chính là nỗi cực nhọc của người nông dân khi phải đối mặt với những trở ngại của thiên nhiên. Đó là bão giông khi tháng bảy về, là mưa tuôn khi tháng ba đến và trời nắng như cháy da bỏng thịt của những trưa tháng sáu. Những biến động đó của thời tiết là những thách thức rất lớn đối với cây lúa vốn là loại thân mềm lại rỗng ở phía bên trong. Thế nhưng những thử thách ấy dù có lớn đến như thế nào thì cũng không thể làm khó được con người.
Không đổ mồ hôi rơi nước mắt, mà người mẹ trong bài thơ cũng như rất nhiều những người nông dân khác đều phải trải qua rất nhiều những khó nhọc chỉ mong có thể lấy công sức ấy đổi lấy những hạt lúa căng tròn và chén cơm mát ngọt. Điều đó khiến cho ta có thể cảm nhận được những phẩm chất lao động đáng quý của người nông dân Việt Nam. Dù cho bão táp, mưa dầm, nắng rọi khiến cho “nước như ai nấu” , họ vẫn không quản khó nhọc, vẫn cần cù, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một mùa thu hoạch thuận lợi, để cuộc sống được đủ đầy hơn, ấm no hơn…
Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ thấy việc bảo vệ hạt gạo trong chiến tranh với ý chí kiên cường của nhân dân đã cho thấy vai trò và ý nghĩa lớn lao của “hạt ngọc” làng ta. Gian khó mà người nông dân đối mặt trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà có những thứ còn khủng khiếp, nguy hiểm hơn nữa, đó chính là bom đạn trong chiến tranh:
Những câu thơ trên đã tái hiện ra khung cảnh đất nước trong những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng khốc liệt. Để tàn phá đất nước ta, chúng không ngại đổ xuống đất ta vô vàn những trận mưa bom, bão đạn với sức hủy diệt ghê gớm. Trước hoàn cảnh đó, bao lớp thanh niên đã đi theo tiếng gọi của tình yêu tổ quốc để xung phong vào trận mạc làm nhiệm vụ chống lại quân thù, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Đó là nhiệm vụ rất đỗi lớn lao.
Lúc này, những người ở lại đảm nhiệm một vai trò cũng lớn lao không kém, là một hậu phương vững chắc bằng cách tăng gia sản xuất để có thể làm ra lúa gạo cung ứng cho bộ đội ta. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc cũng thấy quá trình làm ra hạt gạo đã không hề dễ dàng vì sự xuất hiện của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như đã nói, nhưng những người nông dân đã vượt qua rất xuất sắc.
Ấy vậy mà bao nhiêu thành quả lao động sắp được gặt hái thì lại đứng trước nguy cơ bị hủy hoại không thương tiếc của bom đạn kẻ thù. Hình ảnh băng đạn của giặc “vàng như lúa đồng” đã cho thấy sức tàn phá vô cùng của chiến tranh. Vậy là người nông dân phải ra sức bảo vệ lấy chúng để rồi vẫn dành cho đời, nhất là những anh bộ đội chiến sĩ những thành quả ngọt ngào:
Hoàn cảnh của chiến tranh tuy có nghiệt ngã, khốc liệt nhưng lại là dịp để làm nổi bật lên ở người nông dân ý chí, lòng quyết tâm, sự can trường và tinh thần sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Dù có khi sự nguy hiểm đe dọa đến sinh mạng con người nhưng họ vẫn không hề lùi bước để có được “bát cơm mùa gặt” – “thơm hào giao thông” .
Như vậy, họ thật sự đã trở thành tấm gương, là hậu phương vững vàng và đồng thời cũng là động lực để cho những người chiến sĩ nơi chiến trường có thêm lí do để quyết tâm chiến đấu và mang về thắng lợi. Và quả thật, cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để rồi cuối cùng cả hai miền Nam – Bắc được vui niềm vui thống nhất… Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta sẽ nhận ra thành quả đó dĩ nhiên được tạo nên không chỉ từ một cá thể, một tổ chức mà là sự hợp sức và đồng lòng của cả đất nước, dân tộc.
Như đã nói, để làm nên sự thắng lợi thì cần đến sự hợp lực của đông đảo mọi người, với công tác sản xuất cấy cày ở địa phương, không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thể tham gia như một sự đóng góp cho công tác chung của đất nước:
Hình ảnh những bạn nhỏ xuất hiện tạo nên một không khí mới cho đoạn thơ dù ở đoạn thơ trước đó tác giả thể hiện sự căng thẳng, hiểm nguy của chiến trận. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc nhận thấy dù còn ở tuổi nhỏ nhưng những đứa trẻ đã biết phụ giúp cho gia đình những công việc tuy nhỏ nhưng không kém phần quan trọng. Điều này đã giúp những cánh đồng có thể phát triển tốt nhất: nào là tưới nước để lúa không bị khô cằn vì nắng hạn, nào là bắt sâu ban trưa để chúng không thể phá hoại cây và cả gánh phân chăm bón để cây lúa có chất dinh dưỡng và phát triển được tốt nhất.
Những bạn nhỏ ấy đã làm việc với tinh thần hăng say không khác gì người lớn. Điều đó khiến ta như cũng thấy thêm hân hoan, tự hào vì công cuộc xây dựng đất nước có cả sự góp sức của sức trẻ. Như vậy, có thể thấy lứa tuổi nào cũng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, dù nhỏ thôi nhưng đã thể hiện tấm lòng chân thành dành cho quê hương xứ sở. Riêng những bạn nhỏ trong bài thơ, chính nhờ vào bàn tay góp sức mà hạt gạo trắng thơm được gửi đi đến khắp muôn nơi và mang đến biết bao nhiêu niềm vui cho cả người cho và nhận:
Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta dễ dàng nhận ra tác giả nhắc nhiều đến từ , thế nhưng trong đoạn thơ này, tác giả đã gọi hạt gạo là “hạt vàng”. Nhà thơ dường như muốn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị vô cùng quý giá của hạt gạo ấy. Nó không chỉ quý vì có thể giúp con người ấm lòng no bụng mà còn quý vì chứa đựng biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và sự cố gắng của những người làm ra…
Đánh giá về tác phẩm khi phân tích bài thơ Hạt gạo làng taPhân tích bài thơ Hạt gạo làng ta, người đọc dễ dàng nhận thấy tác phẩm được viết theo thể thơ bốn chữ ngắn gọn, nhịp thơ uyển chuyển và cùng các hình ảnh đặc sắc của làng quê Việt Nam, nhất là hình ảnh của hạt gạo trắng ngần, thơm mát. Như vậy, bài thơ đã toát lên những nội dung giàu giá trị. Đó là tình cảm trân trọng của nhà thơ đối với hạt gạo được vun trồng bởi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của người nông dân. Bên cạnh đó, nhà thơ còn bày tỏ sự mến phục với những người lao động miệt mài quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để dâng tặng đời món quà quý báu của đồng nội.
Có thể thấy bài thơ “Hạt gạo làng ta” dù được sáng tác bởi một Trần Đăng Khoa nhỏ tuổi nhưng lại thể hiện những suy nghĩ của một người chín chắn, trưởng thành. Sau những vần thơ ngắn gọn ấy, ta cảm nhận được sự quý giá của hạt gạo nói riêng và thành quả của người lao động nói chung. Từ sự cảm nhận đó, ắt hẳn nhà thơ cũng mong muốn mỗi người hãy biết góp sức xây dựng và đồng thời phải biết trân trọng những thành quả ngọt ngào được làm ra.
Giới thiệu nét chính về tác giả Trần Đăng Khoa.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Hạt gạo làng ta.
Dẫn dắt vấn đề: phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.
Nguồn gốc dân dã và giá trị của hạt gạo làng ta.
Những gian khổ khó khăn để có được hạt gạo làng ta.
Ý chí vượt khó vươn lên trong chiến tranh gian khổ của nhân dân để có được hạt gạo.
Sự đóng góp của thiếu nhi cùng với niềm vui của con người trong vụ mùa bội thu.
Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Bày tỏ những cảm nhận riêng của bản thân trong quá trình phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta.
Dàn ý phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng KhoaÝ thơ Hạt gạo làng ta đọng lại trong trái tim người đọc bởi sự trân quý hạt gạo – hạt ngọc của quê hương xứ sở. Từ đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng để giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng. Hạt gạo làng ta không những là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Đến nay, tứ thơ của Trần Đăng Khoa đã được phổ nhạc thành những tiếng hát ngân nga đầy sâu sắc…
Tác giả: Việt Phương
Phân Tích Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta (Lớp 5)
Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta hay được tìm và tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau với nội dung và hướng viết đa dạng và phong phú
Phân tích bài thơ hạt gạo làng ta (lớp 5)
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.
Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được ” vị phù sa”. ” hương sen thơm” trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:
Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cá cờ” thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
” Cua ngoi lên bờ” không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.
Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:’
Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.
Năm gần hết, tết sắp đến, nhiều người đang xốn sang chạy ngược chạy xuôi để mua cho được tấm vé tàu, vé xe hầu kịp về quê sau một năm xa cách. Họ háo hức về quê đón một cái tết, một mùa xuân, một năm mới với bao ước mơ tươi đẹp cùng gia đình, bên người thân. Các cháu thiếu nhi còn nôn nóng mong tết biết bao! Mong đến nỗi các cháu thường đếm ngược thời gian, hay hỏi người lớn còn bao nhiêu nữa sẽ đến tết.
Ông bà ta rất quí trọng hạt gạo, coi hạt gạo, hạt cơm là “hạt ngọc” trời cho để nuôi sống con người. Chính vì thế, mà những hạt cơm, con cháu sơ lý làm vương vãi xuống đát, ông bà ta phải nhặt lên, nếu không thì “phí của trời”. Mà quả thật, trong dân giang biết bao câu truyện về người coi thường : Hạt ngọc” của trời đã nhận lãnh hậu quả thuê thảm, đau thương, từ đang giàu có biến thành tán gia bại sản. Hạt gạo tuy được trời cho, nhưng phải qua công sức của con người một nắng hai sương mới có. Trong bài thơ: ” Hạt gạo làng ta” của Trần đăng khoa viết năm 1968 khi nhà thơ vừa tròn 10 tuổi đã nói lên được một phần ý nghĩa đó.
Ấy thế mà ” Mẹ em xuống cấy” mẹ đâu quản nắng mưa, đầu tắt, mặt tối để kiếm bát cơm đầy cho con, cho gia đình ấm bụng.
Vì thế, ca dao Việt Nam như đã đồng cảm với bao vất vả cực nhọc thấm đẩm mồi hôi của người nông dân chân lấm tay bùn và lên tiếng nhắc nhỡ mọi người:
Dảo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Hạt gạo được con người chế biến ra nhiều loại lương thực, bao thứ bánh trái, với hương vị đậm đà, ngọt ngào khác nhau, và thật phong phú theo từng vùng miền của quê hương đất nước. Ta chỉ có thể cảm nhận một cách đầy đủ khi đã được đôi lần đi qua và thưởng thức. Thật thú vị khi được ngòi quanh bếp lưa hồng, với cái lanh se se vào cuối đông để canh chừng một nồi bánh chưng chờ cho bánh chín rền trong những ngày đón xuân sắp đến.
Ngày xưa thì bão tháng 7 nhưng vừa rồi chả có cơn bão tháng 5 to đùng là gì ai chả biết, trước kia những trưa tháng 6 nóng quá cá, cua nổi hết lên chỉ cần đi một lúc buổi chưa là cũng có thể mang về một ủng tay, ủng chân hay một giỏ rồi. Nhưng bây giờ những thứ đó đã trở thành đặc sản rồi nên nắng nóng chỉ thấy có người chết thôi còn cua cá chẳng thấy đâu cả. Hạt gạo ngày xưa thì mang hương vị của phù xa còn bây giờ toàn phân lân, phân đạm và các chất hóa học độc hại thôi. Ngày xưa toàn mùi thơm của lúa thời con gái, của thóc chín bây giờ đi trên đường nhiều chỉ hít bụi nên chết lúc nào không hay, bây giờ hết chiến tranh rồi hạt gạo làng ta đã đi xuất khẩu lao động sang châu phi châu mỹ cả rồi mỗi năm trung bình có khoảng 60-70tr tấn chư kể vượt biên sang các nước liền kề
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay… Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy… Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông… Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Viết Bính phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.
Sau khi đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng:
Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: “cá chết-cua ngoi lên bờ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
So Sánh Tu Từ Trong Thơ Trần Đăng Khoa
So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa PHẦN MỞ ĐẦU 1.
Lí do chọn đề tài
Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè,… Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,… Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc: “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Của hồ nước đầy …………… Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ” ………… (Hạt Gạo Làng Ta) Vì sao thơ Trần Đăng Khoa lại được đa số các trẻ nhỏ yêu mến như vậy? Bởi những tác phẩm thơ của ông rất gần gũi với tâm lí trẻ thơ, vần điệu ngắn gọn dễ nhớ, giàu ý nghĩa và hình ảnh đầy sức sống. 1
Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ không lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ông sáng tác còn rất sớm: khi mới lên tám tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ không tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ… nhưng đối với Trần Đăng Khoa, ông đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt trong cách chọn lọc từ ngữ. Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một cách đầy đủ và rõ nét. Người xưa quan niệm, thơ không nhất thiết cầu kì, thơ cần nhất sự dung dị, Lưu Đại Khôi đã nói: “Văn chương quý ở chỗ giản dị. Phàm viết văn và cả làm thơ nữa, những cây bút già dặn thì giản dị, vị thanh đạm thì giản dị, khí đầy đủ thì giản dị, thần cao xa mà hàm chứa khôn cùng thì giản dị. Vì vậy, giản dị là cảnh giới tận cùng của văn chương vậy”. Bởi vì giản dị thì không cầu kì, câu chữ lại có tính triết lí, ý tứ sâu xa lại hàm chứa tư tưởng khôn cùng. Thơ của Trần Đăng Khoa hấp dẫn như loại rượu vang nho nhẹ không gây sốc, không nồng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ. Thơ của Trần Đăng Khoa được đưa vào chương trình Tiếng Việt trong Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy cho học sinh Phổ thông trung học từ rất sớm. Chúng được đánh giá rất cao và chiếm vị trí quan trọng trong mảng văn học thiếu nhi. Một lí do nữa khiến cho người viết chọn đề tài này là: tuy so sánh tu từ là biện pháp nghệ thuật đơn giản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu so sánh trong giao tiếp hằng ngày thì lời nói của chúng ta trở nên khô khan, thiếu gợi hình, thiếu sinh động. Còn trong văn chương, nếu thiếu so sánh tu từ thì sẽ không thể nào diễn tả hết được cảm xúc của tác giả muốn gửi đến người đọc người nghe. Ví như câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” nếu chỉ nói một cách đơn thuần không có ví von, so sánh thì người phát ngôn chỉ có thể nói “Tình cảm của cha mẹ lớn lao không gì có thể tả được” chứ không lột tả hết sự vất vả, gian lao, tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. Thông qua so sánh tu từ 2
3
4
Việc chọn đề tài này giúp người viết hiểu biết thêm về lối so sánh độc đáo và sáng tạo của thần đồng thơ. Mặt khác, còn trang bị cho người viết một chìa khóa cần thiết để thâm nhập, tiếp cận với những tác phẩm khác. Tuy nhiên trên tinh thần tiếp nối, kế thừa và học hỏi những công trình đi trước, người viết muốn qua công trình này góp thêm một phần nhỏ vốn hiểu biết của mình vào những cách nhìn lớn mang tính toàn diện đối với đề tài: “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa”. Và cũng từ đề tài này sẽ tìm hiểu, khám phá ra được những cái hay, cái đẹp mang giá trị của nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.
3. Mục đích nghiên cứu Việc chọn đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” sẽ giúp người viết thấy được được tình cảm hết sức sâu đậm của tác giả đối với quê hương, đất nước. Hàm chứa trong mỗi câu thơ, bài thơ là nỗi niềm tâm sự, lòng trắc ẩn của nhà thơ khi đất nước đang trong thời kì mưa bom, bão đạn. Từ đó khẳng định: ngoài nội dung tư tưởng được truyền tải thì các biện pháp tu từ cũng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm. Nghiên cứu đề tài này giúp cho người viết hiểu một cách sâu sắc hơn về các biện pháp tu từ mà đặc biệt là so sánh tu từ, tìm hiểu những quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về so sánh. Trên cơ sở đó thấy được khả năng vận dụng so sánh tu từ đầy sáng tạo và hết sức độc đáo của Trần Đăng Khoa. Hơn thế nữa, khi thực hiện đề tài này người viết sẽ nâng cao được khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học ở góc độ so sánh tu từ, đó là cơ sở tiền đề giúp người viết có thể thực hiện những công trình nghiên cứu sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu Do không tìm được nhiều tài liệu nghiên cứu về Trần Đăng Khoa và thời gian nghiên cứu có hạn nên người viết không phân tích hết các tác phẩm của ông mà chỉ dừng lại ở ba tập thơ: 1. Góc sân và khoảng trời (Nhà Xuất Bản Văn Học 2006) 2. Trần Đăng Khoa thơ tinh tuyển ( Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn, 2001) 3. Thơ Trần Đăng Khoa (Nhà Xuất Bản Thanh Niên,1999) Thông qua những tác phẩm trong ba tập thơ để chúng ta thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo. Bằng khả năng sử dụng so sánh tu từ hết sức độc đáo của nhà thơ đã góp phần vào thành công chung của toàn bộ tác phẩm. 5
Có thể nói từ trước đến nay, chưa một “nhà thơ trẻ con” nào lại có nhiều bài thơ sâu sắc và thành công đến thế. Trần Đăng Khoa xứng đáng với danh hiệu: “Thần đồng thơ ca” mà nhiều người ban tặng.
6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ 1.1.
Khái niệm về so sánh Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu
nói thêm phần thuyết phục như: “Lan cao hơn mẹ” “Mưa như trút nước ” Em ngoan hơn anh” … … … … … … Thậm chí, trong kho tàng thành ngữ Việt Nam từ lâu đã tồn tại nhiều thành ngữ dưới dạng so sánh: “Xấu như ma” “Cao như tre miễu” “Đen như cột nhà cháy” … … … … … … Việc dùng thủ pháp so sánh trở giúp người tiếp nhận hiểu sâu sắc hơn về những phương diện nào đó của sự vật, sự việc, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề được đề cập đến. Người ta chia so sánh ra làm hai loại: so sánh tu từ và so sánh luận lí.
1.1.1. So sánh luận lí So sánh luận lí là đối chiếu hai đối tượng có quan hệ tương đồng. Ở so sánh luận lí thì cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại, mục đích của sự so sánh là sự xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Ví dụ: “10+10=15+5” ” Nó cao như bố nó” “Tôi thương bậu như chồng bậu thương”
7
Khi ta nói “10+10= 15+5” là chính xác, hợp lô-gích không thể chối cãi được vì trong biểu thức tương đương của toán học thì hai vế đều bằng 20. “Nó cao như bố” là chuyện bình thường vì nó và cha nó xảy ra hiện tượng di truyền, kiểu gen giống nhau thì chuyện cao giống nhau là điều dễ hiểu. Còn đối với chuyện hai chàng trai cùng thương một cô gái với mức độ tình cảm ngang nhau, suy cho cùng, cũng không phải là không hợp lí, là trái với quy luật tình yêu. Dạng so sánh này đơn thuần mang phần tin thông báo chứ không tạo ra hình ảnh nghệ thuật hay mang giá trị biểu cảm.
1.1.2. So sánh tu từ Tác giả Cù Đình Tú trong quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.123] Chẳng hạn như: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” (Ca dao) “Đôi ta làm bạn thong dong Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.” (Ca dao) “Nước như ai nấu Chết cả cá cờ.” (Trần Đăng Khoa – Hạt Gạo Làng Ta) ” Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa.” (Xuân Quỳnh – Sóng)
8
“Công cha” khác phạm trù với núi “Thái Sơn” cũng như “nghĩa mẹ” không đồng nhất với “nước trong nguồn” nhưng lại mang một giá trị đặc biệt. Công cha, nghĩa mẹ trong sự so sánh này được ví như sự bao la của trời bể. Hay: “Tiền tài như phấn thổ Nhân nghĩa tựa thiên kim”. (Ca dao) Cách so sánh này làm nổi bật lên tính cách của con người coi trọng nhân nghĩa, không ham danh lợi. Bởi vì so với nhân nghĩa, tiền tài trở nên vô giá trị (như phấn thổ), còn ngược lại nhân nghĩa lại đáng giá ngàn vàng (tựa thiên kim). So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Do vậy so sánh tu từ mang tính biểu cảm hơn so với cách nói bình thường không dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên tính biểu cảm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc lựa chọn hình ảnh so sánh, ngôn ngữ so sánh hay cái chân tình mà người làm công việc so sánh sử dụng. Xét về mặt hình thức thì so sánh bao giờ cũng có hai vế, mỗi vế có một hoặc nhiều đối tượng. Xét về mặt nội dung thì giữa hai vế so sánh có nét tương đồng và đó chính là cơ sở, là tiền đề cho sự so sánh hình thành. Tóm lại, một phép so sánh tu từ đặc sắc là đối tượng đưa ra so sánh khác loại, chính do hai đối tượng so sánh khác loại nên việc phát hiện ra nét giống nhau sẽ làm cho ý tứ trong câu trở nên độc đáo, ý nhị mà không phải ai cũng có thể thấy được.
1.1.3. Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Cả so sánh tu từ và so sánh luận lí đều mang trong nó chức năng nhận thức. Để phân biệt so sánh tu từ và so sánh luận lí, ta dựa trên những tiêu chí cùng loại hay khác loại của đối tượng nêu trong phép so sánh. So sánh luận lí dựa trên cơ sở tương đồng của các đối tượng đồng loại, nhằm chỉ ra sự hơn, kém, giống nhau, khác nhau đơn thuần giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách thể hiện, cách dùng từ. Ví dụ: 9
“Xấu như ma” “Đẹp như tiên” So sánh tu từ dựa trên cơ sở tương đồng giữa các đối tượng khác loại nhằm giúp sự vật hiện, tượng trở nên sinh động, biểu cảm, sâu sắc hơn. Điều này tạo ra giá trị nghệ thuật cao trong sử dụng ngôn từ. Ví dụ: ” Bỗng nhiên một con cá Nhảy bên thuyền như trêu” (Trần Đăng Khoa – Bên Bờ Sông Kinh Thầy) ” Mưa Mưa Ù ù như xay lúa” (Trần Đăng Khoa – Mưa) Nên có câu kết đoạn.
quan đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét tương đồng nà đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”.[tr.154] Tác giả Nguyễn Văn Nở trong quyển “Giáo trình phong cách học tiếng Việt” đưa ra định nghĩa: “So sánh tu từ (comparison) là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.123] Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết cùng với Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.[tr.189] Tác giả Hữu Đạt trong quyển “Phong cách tiếng việt hiện đại” quan niệm rằng: “So sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này giải thích cho thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác”.[tr.336] Tác giả Cù Đình Tú trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt viết: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”.[tr.274] Quan niệm của Lê Anh Hiển, trong quyển “Phong cách học tiếng Việt” viết: “So sánh (hình ảnh) là sự đối chiếu hai đối tượng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó”. [tr.100] Có thể thấy các tác giả ngôn ngữ trên đều có cách định nghĩa riêng về biện pháp so sánh tu từ. Tuy cách diễn đạt không hoàn toàn giống nhau nhưng đều hướng đến một điểm chung: So sánh là sự đối chiếu giữa hai đối tượng khác nhau và hai đối tượng đem ra đối chiếu phải có nét tương đồng nào đó. Trong số các định nghĩa trên, hai định nghĩa có tính khái quát cao là định nghĩa của tác giả Cù Đình Tú và Nguyễn Văn Nở. Bởi vì trong thực tế cuộc sống, trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn không thể chỉ đối chiếu một đối tượng này với một đối tượng khác mà có khi còn có sự đối chiếu giữa các đối tượng với nhau. Ví dụ: 11
” Em đi mần một ngày có hai cắc Về thấy anh ngồi trong sòng tứ sắc, Kể chắc anh thua rồi. Trời đất ơi, con thơ năm bảy đứa, Gạo em kiếm từng nồi anh thấy chưa? Em nói rồi nước mắt như mưa…” (Ca dao) Nên có câu kết đoạn.
2.2. Phân loại 2.2.1. Những dạng thức so sánh tu từ So sánh tu từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống và trong thơ văn với nhiều dạng thức khác nhau. Đôi khi chúng ta có thể nhận ra các đối tượng so sánh một cách dễ dàng nhờ các dấu hiệu nhận biết riêng. Các đối tượng này có lúc là những sự vật, sự việc có khi là những tính chất hay tâm trạng của con người… Nó đa dạng và phong phú như chính sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ. Cho nên, các hiện tượng xuất hiện trong so sánh cũng diễn ra không theo một dạng thức nhất định nào. Chúng ta có thể phân chia thành các dạng thức nhất định sau: 2.2.1.1. Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở
Dạng A (như, hình như, giả như, tựa như, tựa thể…) B Ví dụ: ” Thiếp như một cụm hoa hường, Thấy xinh rờ đến mắc đường chông gai”. (Ca dao) ” Qua như con én trên cành Muốn kề trái hạnh cũng đành bay xa”. (Ca dao) Hình thức so sánh “A như B” xuất hiện khá phổ biến, từ so sánh ” như” mang tính chất giả định vì khi nói “A như B” nghĩa là nói A tương tự B chứ không hẳn là A giống hoàn toàn B. Ví dụ : “Hai đứa mình như thể cây cau, Anh bẹ, em bẹ nương nhau ở đời”. 12
(Ca dao) ” Bậu giàu mà có ai khen, Giả như châu chấu thấy đèn nhảy vô”. (Ca dao)
Dạng A là B ” Em là con cá hóa long, Chín tầng mây phủ nằm trong da trời. Anh là quân tử lỡ thời, Nằm trong da trời úp cả hóa long”. (Ca dao) . Dạng thức so sánh “A là B” cũng thường hay xuất hiện trong so sánh tu từ nhưng với tần số thấp hơn so với dạng thức “A như B”. Nhưng đối với dạng thức “A là B” thì có tính chất khẳng định cao hơn dạng “A như B”, giữa A và B có xu hướng đồng nhất hóa. Phán đoán như thế không có nghĩa là A và B có sự tương đương gần như tuyệt đối như so sánh lôgích. Khi nói “A là B” thì so sánh vẫn nằm trong phạm vi so sánh tu từ. Ví dụ: “Cha già là vị cha chung (1) Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương”. (2) Xét ví dụ trên, ta kết luận rằng: (1) là phán đoán lô-gích, (2) là so sánh tu từ.
Dạng A bao nhiêu, B bấy nhiêu “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tất đất, tất vàng bấy nhiêu”. (Ca dao) ” Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao) ” Mình đi mình lại nhớ mình, Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”. 13
(Tố Hữu – Việt Bắc) Khi so sánh “A bao nhiêu, B bấy nhiêu” thường người ta muốn nói tới mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể: Cái trừu tượng: “thương mình” Cái cụ thể: “ngói” Chính vì thế cho nên so sánh tu từ còn được gọi là so sánh hình ảnh. Bởi vì có những cái trừu tượng không thể cân, đo, đong, điếm được lại đem so sánh với những hình ảnh cụ thể. Dạng A, B Ví dụ: ” Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài. Ham chi bóng sắc, nó đọa đày tấm thân”. (Ca dao) ” Lời nói gió bay”. (Tục ngữ) ” Anh, sông Hồng sông Mã Gầm reo trong đạn lửa”. (Chế Lan Viên) Đối với dạng thức so sánh này thì bao giờ cũng có từng cặp đối ứng với nhau và được ngăn cách bởi dấu phẩy [,], độ ngắt nhịp hay ngữ điệu của câu. Cần phân biệt dạng thức này với hình thức đối dựa trên cơ sở cân xứng, hài hòa về số lượng âm tiết, ngữ điệu, thanh điệu, ngữ pháp… Còn so sánh tu từ dựa trên cơ sở so sánh những nét tương đồng. 2.2.1.2.
Quan niệm của tác giả Hữu Đạt
Ông đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh là AxB với: A: là cái chưa biết được đem ra so sánh. B: là cái đã biết đem ra so sánh. x : là phương tiện so sánh. Dựa trên mặt cấu trúc và ngữ nghĩa, tác giả Hữu Đạt chia ra làm 5 loại hình thức so sánh: – Loại 1: So sánh có từ so sánh 14
Mô hình: AxB Biến thể: AxB1xB2 A, B1 B2 A, B1x A2, B2 Ví dụ: “Sống chết một lần thôi Con sẽ chết như những người đã chết Và những người đang chết”. (Trần Quang Long) “Ta yêu những gì tha thiết Như tre, dừa làng xóm quê hương Như những con người biết mấy yêu thương”. (Lê Anh Xuân) – Loại 2: So sánh không có từ so sánh. Mô hình: A – B Biến thể: A – B1B2; A1A2 – B; A1A2 – B1B2 Ví dụ: “Bác ngồi đó lớn mênh mông, Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non”. (Tố Hữu – Sáng Tháng Năm) – Loại 3: So sánh ngang bằng. Ví dụ: “Qua cầu ngã nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao) – Loại 4: So sánh bậc cao nhất, bậc tuyệt đối. Ví dụ: “Đội thanh niên xung phong đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất”. (Phạm Tiến Duật) – Loại 5: So sánh bậc hơn kém. Ví dụ: 15
“Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) 2.2.1.3.
Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú
Tác giả căn cứ vào hình thức và từ so sánh, đã chia ra thành các dạng thức. – A như (chừng như, tựa như…) B Ví dụ: ” Em đến với anh như tia nắng ấm Giữa những ngày mây phủ bốn phương trời Cơn gió lạnh mỗi giờ mỗi thấm Nắng lên đi đẹp quá nắng ơi”! (Tế Hanh – Em Đến Với Anh) – A là B Ví dụ: “Chúng chị là hòn đá tảng trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lai”. (Ca dao)
– A bao nhiêu, B bấy nhiêu Ví dụ: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt thương ông bà bấy nhiêu”. (Ca dao) 2.2.1.4.
Quan niệm của tác giả Bùi Tất Tươm
Theo ông thì so sánh tu từ có những kiểu so sánh sau: – Kiểu so sánh AxB và các biến thể của nó (x: như, tựa như, giống, hơn). Ví dụ: “Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”. 16
(Ca dao) – Kiểu A là B Ví dụ : “Cả một đời lo toan Lưng bà giờ như gẫy” (Trần Đăng Khoa – Bà Và Cháu) – Kiểu so sánh A bao nhiêu B bấy nhiêu. Ví dụ: “Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. (Ca dao)
2.2.2. So sánh nổi và so sánh chìm So sánh là một biện pháp tu từ tiếng Việt được cấu tạo theo mối quan hệ dựa trên cơ sở liên tưởng tương đồng; cho nên, chúng ta dựa trên nét tương đồng này mà phân so sánh tu từ ra làm hai loại: so sánh chìm và so sánh nổi. 2.2.2.1. So sánh chìm Là kiểu so sánh mà nét tương đồng không được bộc lộ, thể hiện ra bằng những từ ngữ cụ thể. So sánh chìm làm cho những nét tương đồng lẩn khuất bên trong hai vế của phép so sánh cho nên người đọc tự tìm ra nét tương đồng ấy. Muốn hiểu được thì người đọc phải tư duy, phải liên tưởng, mà đặc biệt là hiểu được đối tượng, để xác định mức độ giống nhau một cách chính xác. Ví dụ: “Còn duyên như tượng tô vàng, Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa”. (Ca dao) “Anh như chỉ gấm thêu cờ, Em như rau má lờ mờ giếng khơi”. (Ca dao) “Tình anh như nước dâng cao, Tình em như dãy lụa đào tẩm hương”. (Ca dao) 17
“Công hoài thai như biển, Nghĩa dưỡng dục tựa sông”. (Ca dao) Nói “công hoài thai như biển” khiến ta liên tưởng đến công ơn sinh thành dưỡng dục bao la, rộng lớn, khoan dung hết mực của cha mẹ. Chính điều này làm cho sự liên tưởng trong so sánh chìm trở nên phong phú hơn. Nói như tác giả Cù Đình Tú: “Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn so sánh nổi”.[tr.276] 2.2.2.2. So sánh nổi Là kiểu so sánh mà nét tương đồng được bộc lộ, được nêu ra ở phép so sánh bằng những từ ngữ cụ thể. Trong loại so sánh này thì nét tương đồng của hai vế được bộc lộ một cách rõ ràng. Hay nói cách khác, so sánh nổi tác động một cách trực tiếp vào các giác quan của con người. Ví dụ: “Thẳng như ruột ngựa” “Ốm như cây tre miễu” “Trắng như tiên không phải duyên, anh chẳng tiếc, Đen như cục than hầm duyên hợp anh ưng”. “Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục, Đỏ như cục son tàu, gần mực cũng đen”. “Ngỡi nhân nay giận mai hờn, Lòng em thẳng cứ như đờn lên dây”.
1.3. GIÁ TRỊ CHỨC NĂNG CỦA SO SÁNH TU TỪ 1.3.1. Giá trị của so sánh tu từ Tiếng Việt có nhiều biện pháp tu từ khác nhau, ở mỗi biện pháp đều có một giá trị riêng. So sánh tu từ là một cách tu từ cho nên nó cũng mang những giá trị chung như các biện pháp tu từ khác. Trên thực tế, dù tiếng Việt khá phong phú và đa dạng so với một số ngôn ngữ khác trên thế giới nhưng nó cũng có giới hạn nhất định. Trong khi đó, đời sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu diễn đạt, bộc lộ tâm tư tình cảm càng cao nên nảy sinh ra các dạng thức tu từ làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, khiến cách diễn đạt thêm phần thuyết phục. Cùng với các biện pháp tu từ khác, so sánh tu từ trở nên vô cùng cần thiết cho sự diễn đạt, đối với cùng một đối tượng, ta có nhiều từ ngữ để biểu thị hơn và làm cho sự diễn tả trở nên sâu sắc, đa dạng, phong phú, mang nhiều nét nghĩa. 18
Ví dụ: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”…(1) (Lòng Mẹ) “Mẹ là nải chuối, buồng cau”… (2) (Bông Hồng Cài Áo) Khi sử dụng biện pháp so sánh ta có rất nhiều cách để nói về hình ảnh người mẹ. Trong lời bài hát (1), thì cách so sánh ” lòng mẹ” như biển “Thái Bình” là một cách so sánh độc đáo. Biển chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt trái đất, trong tất cả các biển thì biển Thái Bình là biển lớn nhất. Từ đó, người nghe có thể thấy được rằng tình mẹ hết sức rộng lớn, dường như không gì có thể so sánh được trên trái đất này. Cách so sánh ấy làm người nghe có thể suy ra một điều rằng mẹ vừa là cội nguồn, là tình yêu thương vừa là sự bao la, dung dị lúc nào cũng như biển cả rộng lớn mở rộng vòng tay đón những đứa con vào lòng. Lời bài hát (2) là lời người Nam Bộ hết sức mộc mạc, chân tình. Họ không thích phô trương tình cảm bằng những đối tượng so sánh cao sang, cầu kì, xa rời thực tế. Hình ảnh người mẹ trong bài hát Bông hồng cài áo được ví với “nải chuối”, “buồng cau” – những thứ hết sức giản dị và gần gũi với cuộc sống. Chính cách so sánh này đã làm cho bài hát dễ đi vào lòng người, êm ái và ngọt ngào bởi những hình ảnh thân thuộc của quê hương.
1.3.2. Chức năng của so sánh tu từ So sánh tu từ có hai chức năng chính đó là: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
1.3.2.1. Chức năng nhận thức Vì so sánh là dựa trên những nét nghĩa tương đồng giữa các đối tượng cho nên so sánh tu từ là sự phát hiện, đối chiếu những nét tương đồng ấy. Muốn được như thế thì người sử dụng phải có sự nhạy bén trong các giác quan, sự tế nhị trong tâm hồn. Từ đó, phát hiện ra những điều mà người khác chưa để ý đến. Vì vậy, chức năng nhận thức giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ những hàm ý ẩn chứa bên trong câu chữ. Ví dụ: ” Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa giữa trời 19
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Bốn câu thơ như là bốn bức tranh, vừa thể hiện cái tài, vừa thể hiện cái tình. Cách so sánh mới mẻ, độc đáo, không lẫn vào đâu được. Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo vốn ngôn ngữ của cha ông và thể hiện rất thành công trong tác phẩm. Chính điều này đã giúp tác phẩm trở thành tinh hoa và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
1.3.2.2. Chức năng biểu cảm Qua các hình ảnh so sánh tu từ, người nói thể hiện ít nhiều tình cảm: yêu, ghét, buồn, vui, khen, chê, khinh, trọng… đối với đối tượng và qua đó tác động đến người nghe. Chính vì thế so sánh tu từ còn có chức năng biểu cảm. Muốn thấy rõ được chức năng biểu cảm thì chúng ta phải khai thác những nét nghĩa hàm ẩn, chứ không chỉ là sự liên tưởng đến những nét chung nhất. Ta thử xét một vài ví dụ để minh chứng: “Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tác bể, Là cân nhỏ xíu lại cân đời” (1) (Chế Lan Viên) “Anh như con một nhà giàu, Em như tờ giấy bên Tàu mới sang”. (2) (Ca dao) Ở câu (2) thông qua những hình ảnh được so sánh, so sánh tu từ đã góp phần tạo nên sự đối lập của hai nhân vật “anh” và “em”. Qua đó, bài ca dao bộc lộ quan niệm trọng nam khinh nữ vốn rất đè nặng trong xã hội phong kiến. Nhờ vậy chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, một xã hội mà quan hệ giữa nam và nữ có sự bất bình đẳng. Chung quy lại, chức năng biểu cảm là chức năng quan trọng nhất. Hiển nhiên, một phép so sánh nào cũng chứa đựng một lượng thông tin, từ lượng thông tin ta có thể ta có thể nhận ra một ý nghĩa nào đó. So sánh tu từ có chức năng vừa là công cụ nhận thức, vừa là phương tiện giúp chúng ta bày tỏ tình cảm, thái độ trước những vấn đề của xã hội. Mặt khác, nó còn giúp cho chúng ta tư duy, như lời nhận xét của tác giả Lê Đình Tuấn: “Trong tiếng Việt, sánh tu từ được sử dụng nhiều nhất so với các phương thức tu từ từ vựng khác: ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, phúng 20
Hình Ảnh Con Mẹ Trong Bài Thơ “Con Cò” (Chế Lan Viên) Và Bài Thơ “Mẹ Và Quả” (Trần Đăng Khoa)
Hình ảnh con mẹ trong bài thơ “Con cò” (Chế lan Viên) và bài thơ “Mẹ và quả” (Trần Đăng Khoa)
Nêu vấn đề: tình mẫu tử thiêng liêng là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Giới thiệu hai tác phẩm và tác giả: trích dẫn hai đoạn thơ.
Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nội dung hai khổ thơ.
Thể thơ tự do
Nội dung của hai khổ thơ tập trung nói về công lao to lớn của mẹ.
Bằng tiếng nói cất lên từ trái tim mình, các tác giả thể hiện được tình cảm của người mẹ dành cho con vô cùng thiết tha, sâu nặng. Trong khúc hát ru hiện đại Con cò, Chế Lan Viên đã mở ra một không gian yên bình – mẹ đang ngồi hát ru con bằng lời ru có hình ảnh những cánh cò trắng. Đen cuối bài thơ, hình ảnh con cò mang dáng hình của người mẹ lại tiếp tục hiện ra rõ nét:
Điệp ngữ “dù ở” kết hợp với tính từ tương phản “gần”/ “xa”, và thành ngữ “lên rừng xuống biển”, nhà thơ đã khéo léo gợi trong người đọc bao suy tưởng. Cánh cò – tình mẹ dành cho con thách thức thời gian, không gian. Mai này, những đứa con trưởng thành, xa vòng tay mẹ, tung cánh muôn phương và lúc đó mẹ không thể giữ được con bên cạnh để hát ru như thời thơ bé. Nhưng, có một điều muôn đời không thay đổi, lòng mẹ vẫn dõi theo con. Các cụm từ “cò sẽ”, “cò mãi”, “tìm con”, “yêu con” khiến cho lời thơ mang ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ – tình mẹ thiêng liêng, bất biến.
Bài thơ vừa mang phong vị dân gian vừa đậm dấu ấn phong cách của Chế Lan Viên – tính triết lý, suy tưởng, giàu trí tuệ. Từ hình ảnh con cò trong ca dao đi vào lời ru của mẹ, Chế Lan Viên nâng lên thành triết lý về tình mẹ :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ 8 tiếng (khác với những câu thơ ngắn ở trên) như cảm xúc của nhà thơ vỡ oà. Quan hệ từ “dù…vẫn…” có ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ quy luật tất yếu của tình mẫu tử: Mẹ muôn đời là thế, theo con suốt cuộc đời này. Dù con là anh hùng, triết gia, hay là người thất bại, lỡ lầm, thì con vẫn là con của mẹ. Mẹ không thể “lên rừng xuống biển” với con, nhưng lòng mẹ như cánh cò không ngơi nghỉ, tìm đến với con để sẻ chia. Triết lý giản dị nhưng có những người con dẫu có đi hết cuộc đời vẫn chưa nhận ra. Hai câu thơ là lời tri ân chân thành sâu sắc mà nhà thơ Chế Lan Viên gửi mẹ mình và tất cả bà mẹ trên thế gian.
– Mở đầu bài thơ, tác giả đưa người đọc đến mảnh vườn của mẹ, nơi đó hoa trái nối nhau, mọc theo mùa: khi thì vàng rực chói chang sắc quả “như mặt trời”, khi thì trắng dịu một màu hoa “như mặt trăng”.
Những mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng
Từ chuyện trồng cây của mẹ ở khổ thơ đầu, tác giả dẫn dắt cảm xúc người đọc đến với chuyện “trồng người” của đấng sinh thành:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Phép đối lập, so sánh, có chút hóm hỉnh: ca ngợi công đức biển trời của mẹ.
Hình ảnh “bí bầu” tiếp tục được ví von như những giọt mồ hôi thầm lặng của mẹ hiền trong việc trồng cây và trong cả việc nuôi dạy con thơ:
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ
Khác với việc trồng cây mỗi năm thu về một mùa quả chín, trồng người lao nhọc đến bạc đầu mà mẹ vẫn còn phải mỏi lòng mong chờ được gặt hái thành quả của mình:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi ngày mẹ mong chờ được hái.
Các con là thứ quả mà mẹ chắt chiu suốt một đời chỉ để nhìn thấy con thành đạt, nên người. Hai câu cuối thể hiện cảm xúc chân thành tha thiết của con:
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏiMình chỉ còn là một thứ quả non xanh.
Vẫn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ “bàn tay mẹ mỏi”, “thứ quả non xanh”, nhà thơ giật mình ý thức trách nhiệm làm con, sợ rằng khi mẹ đã già mà mình vẫn chưa thành trái chín. Một thoáng ái ngại đó dễ làm người đọc nao lòng, bởi ai cũng có một người mẹ tảo tần thương con như thế.
Với hình ảnh độc đáo, cảm xúc chân thực sâu sắc và cô đúc, hai khổ thơ đem đến cho người đọc những cảm xúc thiêng liêng về mẹ.
+ Nét chung:
Hình ảnh trong hai đoạn thơ rất giản dị, gợi nhiều cảm xúc. Tình cảm những người con trong hai bài thơ đều chân thành, tha thiết, tri ân mẹ bằng những vần thơ đẹp, bằng thái độ thành kính.
Đoạn thơ Con cò vừa mang chất trữ tình dân gian lại vừa có tính triết lí sâu sắc về tình mẹ.
Đoạn thơ Mẹ và quả cho thấy hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm mang hồn làng quê, vườn tược, sum xuê cây trái, từ đó hình ảnh bà mẹ quê chân chất giản dị hiện ra trong dáng vẻ cần mẫn hiền hòa, yêu thương.
Tóm lại, các tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ … để thể hiện cảm xúc thiết tha sâu lắng về tình mẫu tử.
Khẳng định ý nghĩa của hai đoạn thơ đối với tâm hồn bạn đọc hôm nay; khơi dậy và bồi đắp trong chúng ta tinh cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng.
Bài Thơ: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca Mặt đường khát vọng được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.
Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết:
Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt.
Đất nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ (trong “Ngữ văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.
1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:
Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước” được diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.
2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.
Khi hai đứa cầm tayĐất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất nước là nơi ta hò hẹn – Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã được xây dựng. Gia đình là “một phần” của đất nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hoà, nồng thắm” với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:
Anh yêu em như anh yêu đất nướcVất vả đau thương tươi thắm vô ngần…
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những lần trốn học bị đòn roi.Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi(Giang Nam)
Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:
Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớn
Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có hình ảnh “Đất nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hoà, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất nước vẹn tròn, to lớn”.
Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:
Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng
Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.
Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.
Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:
Nuôi lớn người từ ngày mở đất,Bốn ngàn năm nằm gai nếm mậtMột tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)
Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.
Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:
Tôi yêu đất nước này chân thậtNhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôiNhư yêu em nụ hôn ngọt trên môiVà yêu tôi đã biết làm ngườiCứ trông đất nước mình thống nhất(Trần Vàng Sao)
Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông(Chế Lan Viên)
“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ: Hạt Gạo Làng Ta (Trần Đăng Khoa) trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!