Xu Hướng 4/2023 # Ẩn Họa Khó Lường Từ Những Khẩu Súng Tự Chế # Top 13 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Ẩn Họa Khó Lường Từ Những Khẩu Súng Tự Chế # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Ẩn Họa Khó Lường Từ Những Khẩu Súng Tự Chế được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vật dụng chế tạo STC đơn giản chỉ gồm 1 lưỡi cưa, ống nhựa, ống inox (có kích cỡ khác nhau), lọ keo dán sắt,lọ cồn xanh, bi xe đạp, dây điện,… Từ những công vụ và vật liệu này, các “nhà sáng chế” cho ra đời các khẩu súng tự chế bắn chim, cò,… chuẩn xác và tầm sát thương khoảng 40m.

Anh H. – một người chuyên chế súng ở Cà Mau, nay đã bỏ nghề – cho biết: “Ống nhựa và ống nhôm chủ yếu dùng để chế thân súng. Riêng bộ phận tạo lực đẩy viên đạn ra ngoài đơn giản là một thiết bị bật lửa và chất cồn. Còn đạn của STC là các viên bi sắt và tùy theo tay nghề của mỗi người mà viên đạn bay xa hay bay gần, cũng như độ chính xác của viên đạn khi bay tới mục tiêu”.

Một số thanh thiếu niên dùng súng để bắn chim, cò,… Tuy nhiên thực tế với cự li 10m trở xuống, loại súng này có thể gây sát thương cho con người.

Cũng theo anh H., mục đích chính của anh em làm STC là dùng bắn chim, bắn cò,… Nhưng thời gian gần đây một số thanh thiếu niên khi có ẩu đả lại thường mang STC ra giải quyết mẫu thuẫn. Chính vì sự tai hại này nên anh H. đã tự nguyện giao nộp STC và ngưng chế tạo súng từ đó cho đến nay.

Được biết, thời gian đầu mỗi cây STC được các “kỹ sư” miền Tây bán với giá từ 300.000 – 400.000 đồng, nhưng thời gian sau do có nhiều người chế tạo và sự ra quân thu gom STC của lực lượng chức năng nên giá súng giảm xuống còn 150.000 – 200.000 đồng.

Một số loại STC

Thương tâm hơn là trường hợp em trai nghịch STC làm chị ruột chết tại chỗ xảy ra ngày 18/3/2012 tại nhà anh Nguyễn Tấn Tiến (xã Hòa Thành, TP Cà Mau). Theo hồ sơ công an TP Cà Mau, hôm đó anh T. vác súng đi bắn chim, lúc về để súng đang lên đạn ở góc nhà. Con trai út của anh 12 tuổi tinh nghịch dí họng súng vào người chị gái (15 tuổi) bóp cò. Sau tiếng nổ, bé gái tử vong tại chỗ.

Quyết liệt thu gom STC

Theo Cơ quan chức năng tại các tỉnh ĐBSCL, ngoài 2 vụ chết người từ STC thì tại các địa phương cũng xảy ra nhiều trường hợp người dân bị sát thương do STC gây ra. Nhận thấy hậu quả khôn lường từ STC, Công an các tỉnh ĐBSCL quyết liệt vào cuộc.

Cụ thể tại TP Cần Thơ, qua hơn một tháng ra quân, lực lượng công an toàn thành phố đã thu giữ trên 150 STC; hơn 100 dao, lê, mã tấu… Mặc dù kết quả được vậy nhưng ngành chức năng Cần Thơ tiếp tục kêu gọi người dân tố giác, tự giác giao nộp súng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ… nếu phát hiện trường hợp chế tạo, sử dụng STC sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

Thống kê của Công an tỉnh Đồng Tháp từ cuối năm 2011 đến nay, lực lượng Công an các cấp đã vận động thu hồi trên 50 vũ khí quân dụng, hàng ngàn viên đạn các loại; hơn 1.200 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ. Điều đáng lo ngại hiện nay, tại một số địa phương, vùng nông thôn xảy ra tình trạng người dân lén lút chế tạo, sử dụng STC có tầm sát thương cao, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Thời gian qua, ngành chức năng các tỉn ĐBSCL đã thu gôm hàng trăm khẩu STC như thế này, chủ yếu là được làm từ ống nhựa

Ở tỉnh Cà Mau, tính từ ngày 15-25/5 đã thu hồi gần 30 khẩu súng; thu giữ trên 20 bộ vật liệu dùng để lắp ráp thành súng.

Riêng ở Hậu Giang, đầu tháng 5/2013, Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH Công an TP Vị Thanh phối hợp với Công an phường 4 tổ chức giáo dục năm đối tượng sử dụng súng tự chế. Từ đầu tháng 4 đến nay, Công an TP Vị Thanh và các xã, phường tổ chức thu gom được 17 khẩu súng tự chế bắn bằng hơi cồn.

Riêng huyện Long Mỹ qua kiểm tra rà soát, công an thu giữ 52 khẩu súng tự chế dùng để săn bắn động vật hoang dã trái phép. Còn Công an huyện Phụng Hiệp tịch thu 12 khẩu súng tự chế tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đa số các đối tượng bị phát hiện tàng trữ súng tự chế đều thừa nhận sử dụng để bắn chim, cò, động vật hoang dã,…

Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Cường, Phó Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH) Công an TP Cà Mau, súng tự chế bắn bằng hơi cồn có tầm sát thương rất cao, mặc dù người chế tạo chỉ có mục đích bắn chim cò, nhưng khi xảy ra mâu thuẫn, sử dụng loại súng này thì hậu quả rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết người.

Nguyễn Hành – Tuấn Thanh

Tuyên Truyền Hạn Chế Sử Dụng Túi Ni Lông Khó Tự Phân Hủy Để Bảo Vệ Môi Trường

T6, 11/17/2017 – 15:30 – ttvanhoa

iện nay, ô nhiễm chất thải nhựa, rác thải khó phân hủy túi ni lôngđang là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi ni lông trên ngày, đây là một con số rất lớn.

Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 50 của Thế kỷ trước do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Theo các nhà môi trường, các nhà khoa học cho rằng quá trình túi ni lông phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ, nhưng khi lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi ni lông, được sử dụng phổ biến ở mọi nơi, từ các chợ bán rau ở nông thôn, đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Việc sử dụng tràn lan, bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người…

Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thụy Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Các quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường…

Ở Việt Nam, Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng vẫn chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Để khắc phục tình trạng trên Việt Nam đã áp dụng các biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông” và đặc biệt ngày 16/09/2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra cuộc Hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy”.

Để bảo vệ môi trường khỏi tình trạng ngày càng ô nhiễm và ô nhiễm chất nhựa, túi ni lông chúng ta cần làm theo những giải pháp sau:

Đối với người dân nên hãy sử dụng các loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường như: Túi giấy, túi vải, túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học và sử dụng mô hình 3R quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế” nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi ni lông.

Đối với các nhà phân phối, nhà bán lẻ cần phải cam kết thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường như: Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi ni lông (loại dùng một lần), tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi ni lông, tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế.

Toàn dân tích cực hạn chế việc sử dụng túi ni lông khó tự phân hủy, thay thế bằng các sản phẩm túi thân thiện với môi trường đã góp phần làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Hãy bảo vệ môi trường bằng chính hành động: NÓI KHÔNG VỚI TÚI NI LÔNG.

Tinh Giản Biên Chế Và Những Khó Khăn Bất Cập

Sử dụng biên chế thấp hơn chỉ tiêu được giao

Một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện theo Nghị định 108 (NĐ 108) của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế không đạt theo lộ trình của cả tỉnh là hầu hết các đơn vị, địa phương hiện nay đều sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao.

Một trong những đơn vị có số lao động hợp đồng cao nhất tỉnh hiện nay phải kể đến là Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Bạc Liêu với 218 người. Theo đó, tính cả biên chế lẫn hợp đồng của BVĐK Bạc Liêu là 987 người, thấp hơn biên chế được UBND tỉnh giao là 1.023 biên chế. Nhận định về thực trạng này, ông Ngô Công Hầu – Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: “Thời gian qua, BVĐK Bạc Liêu chưa thật sự quan tâm đến lao động hợp đồng, hiện bệnh viện còn 96 hợp đồng chưa được xét tăng lương đúng quy định. Hơn nữa hàng năm tỉnh đều có tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức nhưng đơn vị chưa tạo điều kiện để người lao động đã hợp đồng nhiều năm tham gia. Ngoài ra, số biên chế của BVĐK còn thiếu chủ yếu là nguồn nhân lực chất lượng cao như: cán bộ sau đại học, bác sĩ, cử nhân điều dưỡng… Đơn vị này cũng như ngành chức năng chưa có giải pháp để thu hút nguồn nhân lực trên, thậm chí những năm gần đây số bác sĩ nghỉ việc ở bệnh viện cũng tăng”.

Còn trường hợp của Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT), trong số 161 biên chế được giao thì hiện có 135 công chức, viên chức được tuyển dụng, trong khi đó số hợp đồng của đơn vị hiện có là 69 người. Do đó, khi thực hiện NĐ 108 buộc phải đảm bảo tỷ lệ tinh giản 10% theo quy định thì đơn vị đã gặp không ít khó khăn. Dù Sở TN-MT đã áp dụng giải pháp ghép các phòng ban, giao nhiệm vụ cho công chức, viên chức theo hướng đa lĩnh vực, kiêm nhiệm thêm công việc…, nhưng vẫn không đảm bảo được các chức năng nhiệm vụ. Hợp đồng lao động thêm không chỉ ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn kinh phí, số hợp đồng chuyên môn cũng thường xuyên thay đổi vì công việc không ổn định, thu nhập thấp. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng tồn đọng hồ sơ, nhất là thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây bức xúc cho nhân dân. Hay như trường hợp của ngành Giáo dục tỉnh, do mới vừa thực hiện hoàn tất Đề án 826 vào cuối năm 2015 với 376 công chức, viên chức được sắp xếp, tinh giản nên khi buộc phải thực hiện tiếp tục Đề án tinh giản biên chế theo NĐ 108 thì đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo chỉ thực hiện đạt trên 42% kế hoạch. Đồng thời, hiện nay tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn ở một số bậc học và địa phương mà nguyên nhân chủ yếu là do quy mô phát triển giáo dục ở một số địa phương, một số cấp học số lượng học sinh có nhiều biến động. Đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non ở các trường vùng sâu.

Cần có những giải pháp linh động

NĐ 108 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân cả nước. Đây được coi là một trong những bước tiến tiếp theo trong thực hiện lộ trình chiến lược cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo khảo sát thực tế của nhiều địa phương thì công chức, viên chức nhà nước chưa phát huy được hết năng lực bản thân, tình trạng nhàn rỗi của công chức ở không ít đơn vị vẫn còn tồn tại. Ngược lại, có những nơi tần suất công việc khá lớn nhưng thu nhập lại quá thấp, chẳng hạn như thu nhập của y, bác sĩ ở các bệnh viện công, vừa phải trực 24/24 giờ, vừa tiếp xúc với môi trường độc hại, nguy hiểm nhưng thu nhập chỉ dao động từ 3 – 7 triệu đồng/tháng. Vì vậy, việc thực hiện NĐ 108 đối với ngành Y tế Bạc Liêu cũng phải đi kèm với giải pháp thu hút nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lực khá hạn chế hiện tại của ngành (hiện tính trong cả tỉnh, ngành Y tế chỉ có 28% công chức, viên chức đạt trình độ từ đại học trở lên, nhưng lại có gần 65% chỉ ở trình độ trung cấp trở xuống).

Việc áp dụng tinh giản biên chế theo hướng cào bằng như hiện nay đã khiến nhiều đơn vị gặp khó. Nhất là các đơn vị xã, phường, thị trấn, trước đây các địa phương với chủ trương nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở đã có thực hiện nhiều chính sách thu hút trí thức trẻ, sinh viên tăng cường… Nhưng sau thời gian được hưởng các chính sách thu hút lại không được xét tuyển biên chế, hầu hết những đối tượng này đều nghỉ việc vì thu nhập quá thấp. Chế độ phụ cấp hàng tháng của cán bộ không chuyên trách cao nhất là 1,7 mức lương cơ bản và thấp nhất là 1,46 mức lương cơ bản. Nhiều cán bộ, công chức phải làm thêm để trang trải cuộc sống, chưa thật sự tập trung vào công việc chuyên môn được giao, đồng thời không có ý định gắn bó lâu dài. Đây cũng là đối tượng nghỉ việc nhiều nhất hiện nay ở cấp xã, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, điều hành của địa phương. Trung bình số biên chế giao cho các xã, phường, thị trấn dao động từ trên dưới 20 biên chế thì với địa bàn rộng, dân số đông…, việc cán bộ đã ít lại luôn biến động và hiện nay lại phải thực hiện chủ trương tinh giản biên chế thì quả là vấn đề nan giải cho cơ sở. Do đó, thời gian qua ngoài trường hợp cán bộ không chuyên trách tự nghỉ việc thì các đơn vị phường, xã gần như không thực hiện được việc tinh giản biên chế này.

Ngoài những bất cập trên, còn một nguyên nhân khiến việc tinh giản biên chế ở các đơn vị không dễ thực hiện là một số cơ quan, đơn vị còn nể nang, chưa mạnh dạn đánh giá đúng chất lượng thật sự của đội ngũ công chức, viên chức. Vì vậy, trong xếp loại hàng năm, hầu hết cán bộ, công chức hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rất ít người không hoàn thành nhiệm vụ. Theo thống kê năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 0,19% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ; 0,09% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Với đánh giá này thì việc tinh giản biên chế theo NĐ 108 khó mà thực hiện đạt theo chỉ tiêu tối thiểu 10%. Và việc triển khai thực hiện NĐ 108 càng bế tắc hơn khi cứ tiếp tục thực hiện tinh giản sai đối tượng (nghỉ hưu đúng tuổi), cào bằng chỉ tiêu ở các đơn vị, giải quyết thiên về tình cảm… Đặc biệt, việc thực hiện tinh giản biên chế mà không gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì dù có đạt được lộ trình cũng không đạt được mục tiêu của NĐ 108 nhằm hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính từ Trung ương tới địa phương gọn gàng, năng động, hiệu quả.

Theo thống kê năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 0,19% cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ; 0,09% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Với đánh giá này thì việc tinh giản biên chế theo NĐ 108 khó mà thực hiện đạt theo chỉ tiêu tối thiểu 10%.

Phân Tích Các Biện Pháp Tu Từ, Ẩn Dụ Trong Truyện Kiều

Đề bài: Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: ” Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ”. Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong Truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên.

Truyện Kiều – mẫu mực và đỉnh cao về ngôn ngữ thi ca và xây dựng nhân vật

“Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du là kiệt tác trong nền văn học cổ Việt Nam. Tuy mượn đề tài, cốt truyện từ “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) nhưng áng thơ dài 3254 câu thơ lục bát này đậm đà bản sắc đân tộc, chứa chan một tình nhân ái bao la “rung động đất trời” (Tố Hữu).

Về phương diện nghệ thuật, truyện thơ này là mẫu mực và đỉnh cao về ngôn ngữ thi ca và xây dựng nhân vật. Đọc ” Truyện Kiều“, ta cảm nhận một cách sâu sắc: ” Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ” mà giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét.

Khi tả cảnh cũng như lúc tả người, tả tình, với cá tính sáng tạo của một thiên tài, Nguyễn Du đã vận dụng nhiều biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt tả ẩn dụ làm cho câu thơ, đoạn thơ đầy hình tượng và biểu cảm.

Mùa xuân về tưng bừng trong ngày hội “Đạp Thanh” của tuổi trẻ. Ba chị em Kiều cũng “sắm sửa bộ hành chơi xuân”. Khắp các ngả đường, dòng người trẩy hội kéo dài vô tận:

“Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”

Đằng biện pháp tu từ hoán dụ (ngựa xe, áo quần), so sánh (… như nước … như nêm) và đối (2 vế câu 8 đối nhau) nhà thơ đã tái hiện cảnh trẩy hội mùa xuân tấp nập, đông vui, rộn ràng của giai nhân, tài tử.

Đây là hai câu tỏ tình của chàng Kim:

“Tiện đây xin một hai điều, Đài sen soi đến dấu bèo cho chăng?”

“Dấu bèo” (ẩn dụ) chỉ kẻ tầm thường, thấp hèn. Kim Trọng khiêm tốn, nhún mình. “Đài sen” (ẩn dụ) chỉ con người cao quý, được trân trọng. “Đài sen soi đến…” (nhân hóa): lời tỏ tình tế nhị. Chàng Kim hào hoa, đa tình biểu lộ một tâm tình say đắm người đẹp, bày tỏ một tấm lòng khao khát yêu đương. Cách tỏ tình vừa hoa mỹ vừa truyền cảm.

“Trước lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong ” Truyện Kiều“. Tác giả vận dụng tài tình các biên pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,… để viết nên những vần thơ tuyệt diệu. Điệp ngữ “Buồn trông” đứng ở đầu câu sáu, láy lại bốn lần liên tiếp, khơi gợi nỗi sầu thương nặng trĩu, triển miên, day dứt trong lòng Kiều. Cửa bể chiều hôm hoang vắng, xa lạ, mịt mờ với con thuyền và cánh buồm, ngọn nước mới sa và hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu và chân mây, mặt đất,… gió cuốn và ầm ầm tiếng sóng – là những hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ đặc tả một kiếp người lưu lạc đang lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định đầy bão tố, với tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng. Ngoại cảnh hòa hợp với tâm cảnh:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Xưa nay, đoạn thơ tả tài sắc hai chị em Kiều vẫn được nhiều người tán thưởng. Bức chân dung “hai ả tố nga” vô cùng xinh đẹp, một vẻ đẹp thanh tân, tuyệt mĩ:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.”

Thúy Kiều và Thúy Vân cốt cách, yểu điệu như “mai”, tinh thần trắng trong như “tuyết”; từ dáng vẻ, dung nhan đến tâm hồn đều kiều diễm “mười phân vẹn mười”. Hai hình ảnh ẩn dụ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” là những nét vẽ tài hoa, có giá trị thẩm mỹ tinh tế.

Bốn câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp Thúy Vân. Gương mặt đầy đặn xinh tươi như vầng trăng rằm, lông mày thanh tú xinh xắn như “mày ngài”, miệng cười tươi như “hoa”, tiếng nói trong như “ngọc”, tóc mềm bóng đẹp hơn “mây”, da trắng mịn hơn “tuyết”. Trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết,… tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên được ví với gương mặt, nụ cười, giọng nói, mái tóc, màu da … của giai nhân. Cách miêu tả ấy tuy mang tính chất ước lệ, nhưng ngòi bút “thần” của Tố Như đã viết nên những cảu thơ có hình ảnh ẩn dụ hấp dẫn lạ thường:

“Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Nếu Vân là một giai nhân thì Kiều là một giai nhân tuyệt thế, mặn mà, sắc sảo tài sắc vẹn toàn. Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp ẩn dụ – nhân hóa gợi tả vẻ đẹp mộng mơ của Thúy Kiều. Mắt nàng trong như nước mùa thu, lông mày xinh xắn như dáng núi mùa xuân… Sắc đẹp ấy làm cho hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Những câu thơ, những hình ảnh ẩn dụ – nhân hóa ấy là bông hoa nghệ thuật tươi thắm mãi với thời gian tỏa hương vào hồn người. Nó còn thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà thơ đối với cái đẹp trong nhân gian.

Nguyễn Du không những đã tiếp thu thi liệu, điển tích của văn học Trung Hoa mà còn học tập dân ca, ca dao, học lời ăn tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai nơi đồng nội để sáng tạo nên vần thơ đặc sắc.

“Hạt mưa” là hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ca dao, dân ca nói về thân phận, số phận của người con gái ngày xưa: “Thân em như hạt mưa sa, Hạt rơi đài các, hạt ra ruộng cày'”… Trước cảnh gia biến, nàng Kiều nghĩ và hành động:

“Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân. “

“Hạt mưa, tấc cỏ, ba xuân” là những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trung, nói ít mà gợi nhiều, hàm súc, hình tượng và truyền cảm. Kiều là một thiếu nữ giàu đức hi sinh, hiếu thảo, quyết bán mình chuộc cha khỏi vòng tù tội.

Nghệ thuật của “Truyện Kiều” là đa dạng, phong phú, đặc sắc độc đáo. Những câu Kiều vừa trích dẫn ở trên đã khẳng định nhận xét của giáo sư Đặng Thanh Lê là đúng đắn.

Ước lệ và tượng trưng là đặc điểm của thi pháp cổ. Lúc tả cảnh, tả người, tả tình… Nguyễn Du cũng sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng nhưng với cá tính sáng tạo của một nghệ sĩ thiên tài, câu thơ Kiều đầy nhạc điệu, hình ảnh “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, rất sống động và tinh tế. Đặc biệt là những câu Kiều mang hình ảnh ẩn dụ đã in sâu vào tâm trí mỗi chúng ta: “Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…” (Tố Hữu).

“Truyện Kiều” đã làm rạng rỡ nền văn học cổ Việt Nam. Tên tuổi thi hào dân tộc Nguyễn Du sống mãi trong tâm hồn của nhân dân ta với bao tình cảm kính phục, tự hào.

Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều

Nguyễn Du là người nghệ sĩ bậc thầy, ông không chỉ tài năng trong cách vận dụng thể thơ lục bát thuần dân tộc để sáng tác nên Truyện Kiều bất hủ. Mà để tạo nên thành công cho tác phẩm, ta không thể không nhắc đến tài năng vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm của mình, đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ. Trong khuôn khổ của một bài khảo cứu ngắn, chúng tôi chỉ khảo sát nghệ thuật ẩn dụ trên hai phương diện là: nghệ thuật ẩn dụ trong tả người và nghệ thuật ẩn dụ trong tả cảnh.

Trước hết về nghệ thuật ẩn dụ trong tả người của Nguyễn Du cũng đã đạt đến độ điêu luyện, xuất thần. Bằng những phác họa hết sức ít ỏi nhưng họ đã làm bật lên vẻ đẹp chân dung tinh thần của hai nàng Kiều: “Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Và để từ đó lần lượt hiện lên chân dung hai nàng:

Vân xem trang trọng khác vời Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tươi sáng như mặt trăng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo; mái tóc đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn. Còn với nàng Thúy Kiều, không đi vào chi tiết, mà chỉ vào tập chung vào đôi mắt đầy xúc cảm của nàng:

“Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.

Đây là nghệ thuật điểm nhãn đặc trưng của văn học trung đại. Tác giả không đi vào miêu tả kĩ đối tượng, giống như Thúy Vân, chi tiết từng bộ phận trên mặt, mà chỉ lấy một vài điểm ấn tượng nhất, có hồn nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. Với nàng Kiều chính là đôi mắt và đôi mày. Mắt nàng nhưng làn nước mùa thu trong vắt gợi đôi mắt long lanh, thông minh mà đa tình, đa cảm, ẩn dưới nét lông mày như nét vẽ của Kiều. Còn đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, tươi trẻ đầy sức sống. Hệ thống hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Kiều: “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu”. Nếu như thiên nhiên được dùng để miêu tả Vân là một thế giới thiên nhiên viên mãn, tròn đầy, ổn định thì Thúy Kiều lại gắn với một thiên nhiên sống động, biến hóa. Hơn nữa, trước vẻ đẹp của Thúy Kiều, thiên nhiên phải “hờn”, “ghen”, do vậy cũng báo trước một số phận đầy sóng gió. Như vậy kết hợp với bút pháp gợi tả cùng với nghệ thuật ẩn dụ tài tình, Nguyễn Du đã tạc lên trước mắt chúng ta hai mĩ nhân tuyệt đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của nàng Kiều. Thúy Kiều đẹp vượt ngoài quy chuẩn của thiên nhiên, đó chính là nhan sắc của tuyệt thế giai nhân, chim sa cá lặn, nhưng đồng thời sau bức chân dung đó lại dự báo một số phận đầy sóng gió, truân chuyên.

Không chỉ thành thục trong việc vận dụng nghệ thuật ẩn dụ trong tả người, mà Nguyễn Du còn tỏ ra hết sức tài năng, khéo léo khi vận dụng nghệ thuật ẩn dụ trong miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Đó là khung cảnh lễ hội mùa xuân náo nức, vui tưới, nam thanh nữ tú đua nhau đi hội:

Gần xa nô nức yên anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Nguyễn Du đã mượn hình ảnh chim yến chim oanh để miêu tả cảnh nam thanh nữ tú, từng đoàn người nô nức đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Và ấn tượng nhất là nghệ thuật ẩn dụ trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, đến đây nghệ thuật ẩn dụ đã đạt đến độ tài tình.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu tạo nên âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh, mỗi cảnh lại là một tâm trạng khác nhau của Kiều. Nỗi buồn đó ngày càng mãnh liệt, chồng chất triền miên qua nghệ thuật tăng cấp. Kết hợp với điệp từ là những hình ảnh so sánh ẩn dụ đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Con thuyền lẻ loi đơn độc kia chẳng phải đó cũng chính là ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh, chìm nổi của nàng Kiều đó sao. Không chỉ vậy hình ảnh con thuyền còn biểu tượng cho khát khao đoàn tụ, sum họp gia đình của nàng. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi man mác” là biểu tượng cho thân phận chìm nổi, bé bỏng, mong manh của Kiều. Kiều cũng như cánh hoa kia, lênh đênh theo dòng đời, không biết rồi số phận của mình sẽ ra sao, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” vang lên như một tiếng than ai oán càng nhấn mạnh sự vô định không có quyền tự quyết số phận cuộc đời mình. Từ đó càng làm tăng thêm sự buồn tủi về thân phận bèo bọt, phụ thuộc. Và khung cảnh thiên nhiên càng trở nên dữ dội hơn nữa, màu xanh nhạt nhòa, héo úa, những cơn sóng điện cuồng ập đến bủa vây lấy người con gái nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp. Lời độc thoại “buồn trông” lặp đi lặp lại cùng với các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc càng khắc sâu nỗi buồn da diết, dai dẳng, triền miên của Thúy Kiều.

Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã làm cho tác phẩm của mình giàu sức sống, hàm ẩn nhiều ý nghĩa để bạn đọc các thế hệ cùng khám phá. Nghệ thuật ẩn dụ trong tác phẩm Truyện Kiều đã đạt đến độ bậc thầy, truyền tải giá trị tư tưởng nhân văn của thi hào Tố Như.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ẩn Họa Khó Lường Từ Những Khẩu Súng Tự Chế trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!