Xu Hướng 4/2023 # An Giang: Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động # Top 12 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # An Giang: Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết An Giang: Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Năm 2020, dân số tỉnh An Giang có khoảng trên 1,9 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với dân số của tỉnh. Vì vậy, mỗi năm, An Giang có khoảng 20.000 người bước vào độ tuổi lao động.

Năm 2020 An Giang phấn đấu giải quyết việc làm cho 30.000 lao động (Ảnh: Chí Tâm)

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, năm 2020, An Giang phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động. Trong đó, tỉnh tập trung giải quyết việc làm thông qua các chương trình, dự án đối với hộ nghèo, cận nghèo; dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cho 19.500 lao động; giải quyết việc làm thông qua chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho khoảng 500 lao động…

Để công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt hiệu quả, An Giang thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng ưu tiên như hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất, người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, lao động khó khăn về kinh tế… theo Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với nhau để nhân rộng số lao động đi xuất khẩu lao động có việc làm tốt và thu nhập ổn định. Từ đó định hướng cho lao động khác của địa phương có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động.

Năm 2020, tỉnh An Giang phấn đấu tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 4% và khoảng 200 cán bộ làm công tác lao động việc làm từ tỉnh đến cơ sở được tập huấn. Dự kiến, An Giang sẽ huy động nguồn vốn để thực hiện kế hoạch “Chương trình việc làm An Giang năm 2020” là hơn 29,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 980 triệu đồng, ngân sách địa phương hơn 28,8 tỉ đồng. Nguồn vốn này được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút lực lượng lao động tham gia làm việc, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên mới ra trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân tự tạo việc làm.

Quảng Bình Quan Tâm Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động

Quảng Bình quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động

(LĐXH)- Xác định việc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo mở việc làm là một trong những giải pháp cơ bản, mang tính bền vững nên tỉnh Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm tới công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 555.300 người trong độ tuổi lao động. Do sự cố môi trường biển đã gây tổn thất nặng nề đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân cũng như tìm kiếm việc làm thay thế. Theo kết quả điều tra về sự cố này, Quảng Bình có 40 xã, phường trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố với gần 23.000 hộ và gần 100.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Đến nay, hơn 50% số lao động ở các địa phương bị ảnh hưởng đã quay trở lại làm việc và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 11% (thời điểm điều tra tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này là 28%).

Hợp tác xã nón lá Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) vay 150 triệu đồng

để giải quyết việc làm cho chị em nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn xã.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2016, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch.  Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2016, toàn tỉnh có 32.510 người được giải quyết việc làm (đạt 101,09% kế hoạch), trong đó số lao động được tạo thêm việc làm trên 10.700 người, tạo việc làm mới là 21.611 lao động, tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh còn 2,79%; 2.366 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 100,68% kế hoạch. Đạt được kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút nguồn lực tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Thực hiện chủ trương khuyến khích, thu hút đầu tư đã thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh, nâng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đối với lĩnh vực thương mại – du lịch và dịch vụ, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở Quảng Bình đã từng bước được khai thông mở rộng, bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là các loại hàng thiết yếu, khuyến khích phát triển thương mại ngoài quốc doanh.

Tiếp đó, Quảng Bình còn đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, thường xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, rà soát nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh khi tuyển dụng lao động ưu tiên tuyển lao động tại chỗ và người địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã có chủ trưởng chuyển hướng giới thiệu, tuyển lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp ở những vùng phụ cận có mức thu nhập ổn định.

Chị Nguyễn Thị Dịu ở Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để phát triển nghề chế biến thủy sảnTỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Tỉnh cũng coi việc thực hiện dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Sở Lao động – TBXH thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho từng Phòng Lao động – TBXH. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp được Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối chặt chẽ với các hội, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh triển khai tuyển lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Nhờ vậy, công tác giải quyết việc làm cho lao động thời gian qua ở Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về việc làm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, dịch vụ du lịch tiếp tục thu hút được nhiều lao động tham gia, góp phần khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nhiều việc làm mới. Mặt khác, công tác giải quyết việc làm đã có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành, nhất là các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được quan tâm đẩy mạnh. Riêng về vay vốn Quỹ quốc gia việc làm, số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn là 1.144 lao động.

Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng thường xuyên tăng cường, đôn đốc công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nhằm kịp thời giới thiệu việc làm cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng như cung ứng lao động cho các địa phương lân cận. Chỉ tính riêng trong năm 2016, các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn việc làm, học nghề và pháp luật lao động cho trên 23.5000 lượt người.

Qua đánh giá, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm Quảng Bình đã có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; sự tham mưu tích cực của các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội. Đặc biệt là hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến tỉnh và cấp cơ sở đã phát huy khá hiệu quả các giải pháp, nguồn lực để thực hiện chương trình.

Chí Tâm

Đề Tài Phân Tích Các Biện Pháp Hỗ Trợ Và Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động

Câu 1: phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Việc làm có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, xã hội và đất nước. Việc là tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình người lao động, tạo ra của cải vật chất, từ đó giúp ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội. giải quyết việc làm luôn là một chính sách quan trọng của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, dân số đông và tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động chiếm 52%. Hằng năm có 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm đòi hỏi sự tham gia nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức xã hội, người lao động và người sử dụng lao động. Khái niệm việc làm được ghi nhận chính thức về mặt pháp lý trong bộ luật lao động (BLLĐ). Tại điều 13 BLLĐ quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Sự quy định cụ thể khái niệm việc làm trên phạm vi toàn xã hội, từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành và áp dụng pháp luật lao động, góp phần hoàn thiện pháp luật lao động, ổn định quan hệ việc làm, tạo điều kiện cho việc quản lý và đánh giá hiện trạng việc làm, từ đó nhà nước có chính sách giải quyết việc làm hiệu quả hơn. Giải quyết việc làm là việc 1 quốc gia thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp, đảm bảo được đời sống, thu nhập của người lao động góp phần phát triển kinh tế ổn định, vững mạnh, lâu bền. giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. II.CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. Với ý nghĩa to lớn của việc làm và giải quyết việc làm, để nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động, Nhà nước quy định một số biện pháp pháp lý sau: Xây dựng chương trình việc làm Đây là một trong những biện pháp để Chính phủ thực hiện việc điều tiết, tạo việc làm mới và giải quyết việc làm cho người lao động. Nội dung chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, nội dung hoạt động, nguồn tài chính, thời gian, các giải pháp. Việc lập chương trình việc làm nhằm bảo đảm cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc tiến tới có việc làm đầy đủ, thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội. Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng cơ bản, đó là tạo việc làm mới thông qua việc thức đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm và duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong đó hướng thứ nhất được xác định là hướng cơ bản và quan trọng nhất. Theo quy định của BLLĐ, chương trình việc làm của địa phương do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xây dựng và được Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp phê duyệt. Việc xây dựng các chương trình việc làm và các biện pháp để thực hiện các chương trình này là cơ sở đầu tiên để tiến hành giải quyết việc làm cho người lao động. 2.Lập quỹ giải quyết việc làm. Để giải quyết việc làm, BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định về lập quỹ giải quyết việc làm. Qũy giải quyết việc làm bao gồm: quỹ giải quyết việc làm ở trung ương (quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm); quỹ giải quyết việc làm ở địa phương; quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật và các quỹ chuyên dụng khác. Qũy Quốc gia về việc làm đóng vai trò hạt nhân trong quá trình giải quyết việc làm quốc gia. Lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm từ các nguồn trích một tỉ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từ nguồn thu do đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, từ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước cho giải quyết việc làm. Qũy được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng trưởng; trước hết cho vay với lãi suất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đói với hộ tư nhân, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động; trợ giúp các chương trình, dự án tạo việc làm; các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm; trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng lao động. Hàng năm, Bộ Lao động thương binh và xã hội cùng Bộ Tài chính, Uỷ ban kế hoạch nhà nước tính toán nguồn quỹ trình Chính phủ quyết định. Qũy giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách địa phương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hỗ trợ khác. Hàng năm, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, nhu cầu giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, bố trí một phần kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để lập quỹ việc làm địa phương, trình HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Qũy giải quyết việc làm địa phương được sử dụng làm vốn cho vay giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương và hỗ trợ cho giải quyết việc làm của cấp huyện. 3. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là yêu cầu khách quan. Có nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để người lao động tìm được việc làm ổn định. Đào tạo nghề vì thế mà ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Quan điểm đào tạo nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm được đặc biệt nhấn mạnh trong kết luậ của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI về giáo dục và đào tạo “phải đặc biệt nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn Trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở”. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có sức khỏe, đọa đức tốt, có ý thức kỷ luật, có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng thực hành để sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm ổn định, tự tọa ra việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của thị trường đồng thời đáp ứng được mục tiêu giải quyết việc làm cho người học nghề. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho những đối tượng có nhu cầu. Các hình thức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo nghề sử dụng lao động, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo nghề dự phòng ở các doanh nghiệp, đào tạo nghề cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 4. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Ở nước ta hiện nay, với khoảng trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động mỗi năm, trong điều kiện khả năng của nền kinh tế có hạn, số chỗ làm mới không đủ để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động này, chính vì vậy, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một biện pháp của chương trình lao động, việc làm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước đưa gần 75.000 người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, đạt 83% kế hoạch. Việt Nam hiện có gần 450.000 lao động đang làm việc có thời hạn tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, lao động ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước 1,6 đến 2 tỷ USD. Với mong muốn hợp tác với tất cả các nước tren tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, chúng ta đã và đang thực hiện tốt hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những kênh quan trọng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài. Tổ chức giới thiệu việc làm. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm. Tổ chức giới thiệu việc làm là cầu nối giữa những người lao động và người sử dụng lao động, có vai trò tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn việc làm cho người lao động những công việc phù hợp với khả năng của người lao động; tuyển lao độngt heo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Các tổ chức giới thiệu việc làm tuy không trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc đưa việc làm đến với người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thực tế. Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hàng năm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm, sàn giao dịch việc làm… được tổ chức thường xuyên, tích cực gắn kết với người lao động và người sử dụng lao động; đã đưa thông tin tới tận người lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho người lao động có khả năng tìm việc làm và có việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân. Ngoài các biện pháp trên, Nhà nước còn có chính sách khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích sử dụng lao động và tự do hợp đồng. Cho phép các đơn vị sử dụng lao động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Người lao động đợc quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời nhà nước còn thực hiện hàng loạt các biện pháp như thực hiện chính sách dân số, phân bổ dân cư, cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm… III. KẾT LUẬN Trong những năm qua, từ việc áp dụng các biện pháp trên, Nhà nước đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động. Việc này có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong phát triển kinh tế gia đinh nói riêng, kinh tế đất nước nói chung, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.

Quảng Bình: Chú Trọng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn

Hướng tới Đại hội Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020- 2025:

Với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã và đang thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển kinh tế của địa phương. 

Hợp tác xã (HTX) Làng nghề bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh đi vào hoạt động năm 2010. Đây là một trong những HTX hoạt động hiệu quả và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hiện tại, HTX có 20 lao động, mỗi ngày, sản xuất ra khoảng 3.000 bánh mè xát và 20.000 bánh cuốn ram. Bên cạnh đó, HTX còn thu mua thêm sản phẩm bánh của các hộ dân trên địa bàn nhằm tạo đầu ra và thúc đẩy nghề truyền thống địa phương phát triển.

Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên, thành viên HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An cho biết: “Trước khi tham gia vào HTX, tôi được tham gia lớp tập huấn của xã để nâng cao tay nghề. Hiện tại, HTX đã giúp tôi có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập. Ngoài làm nông, tôi có thêm thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. Kinh tế gia đình từ đó cũng vững vàng hơn trước nhiều”.

HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Xã Quảng Thanh đã bám sát Chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động cũng như kế hoạch của Đảng ủy xã, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tập trung cho công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT để tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp bà con có nguồn vốn phát triển các ngành nghề. Xã cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đến nay, xã còn 23 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,92%”. 

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chú trọng hoạt động giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm, huyện đã tận dụng thế mạnh từ các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX để giải quyết việc làm cho rất nhiều lao địa phương.

Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có trên 24.600 lao động được giải quyết việc làm; trong đó, có 9.500 người được tạo thêm việc làm, trên 15.000 lao động thiếu việc làm được tạo việc làm mới. Ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX, tổ hợp tác, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã gắn với bao tiêu sản phẩm.

Ông Trịnh Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhận thức vai trò của công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong việc giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2016-2019, toàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.281 lao động nông thôn; trong đó, đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 1.011 lao động nông thôn, với kinh phí 2.428 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cho 1.270 lao động, với kinh phí 7.090 triệu đồng. Theo đó, hiệu quả sau đào tạo, giải quyết việc làm cũng được nâng lên, thu nhập của nhiều lao động tăng, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2020 đạt 38,5%.

Cùng với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, để giúp người lao động có nguồn vốn phát triển kinh tế, huyện còn có chương trình hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn cho vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 20.109 triệu đồng, với 585 lượt khách hàng vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã quan tâm chỉ đạo giải ngân nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Kết quả, trong 4 năm qua, đã giải ngân được 500 triệu đồng, cho 8 khách hàng vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Theo báo Quảng Bình

Cập nhật thông tin chi tiết về An Giang: Nhiều Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!