Bạn đang xem bài viết An Giang: Ngăn Ngừa, Kiểm Soát Sinh Vật Ngoại Lai Xậm Hại Sản Xuất Nông Nghiệp được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
An Giang: Ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xậm hại sản xuất nông nghiệp
13/05/2020
an-giang-ngan-ngua-kiem-soat-sinh-vat-ngoai-lai-xam-hai-san-xuat-nong-nghiep
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang 8 loài ngoại lai xâm hại được ghi nhận là: Bọ cánh cứng hại lá dừa, ốc bươu vàng, trinh nữ thân gỗ hay mai dương và 5 loài ngoại lai xâm hại nhưng chưa đánh giá mức độ gây hại gồm: Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn), rùa tai đỏ, trinh nữ móc, cây ngũ sắc (bông Ổi) và bèo tây (bèo lục bình, bèo Nhật Bản).
Ốc bưu vàng – một trong các sinh vật ngoại lai xậm hại sản xuất nông nghiệp
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho thấy: Tính đến tháng 5/2018, diện tích trồng dừa của tỉnh bị bọ cánh cứng hại lá dừa xâm hại ở từ mức nhẹ đến mức trung bình là 226 ha, xuất hiện hầu hết các huyện, thị, thành phố. Ốc bươu vàng là loài gây hại cho hệ sinh thái nông nghiệp; từ năm 2010 đến nay, tình hình lây nhiễm ốc bươu vàng trên đồng ruộng tại An Giang dao động từ 5.737 – 20.902 ha.
Riêng cây trinh nữ thân gỗ lần đầu tiên An Giang ghi nhận sự xuất hiện vào năm 1970 tại một số huyện biên giới giáp nước bạn Campuchia như: An Phú, Tân Châu….Đến nay, cây trinh nữ thân gỗ đã hiện diện trên toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy diện tích bị loài xâm hại khoảng 175 ha tập trung tại các huyện: An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thị xã Tân Châu và Thành phố Châu Đốc. Tại khu Bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư ghi nhận sự xâm lấn của loài này với diện tích khoảng 2 ha.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng ghi nhân các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm: Cây keo giậu, cây lược vàng, tôm hùm nước ngọt, cây cứt lợn (cỏ cứt heo), cá rô phi đen…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh thực hiện phòng ngừa, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại trong phạm vi khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Bên cạnh đó, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh lồng ghép việc kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa, loài ngoại lai xâm hại vào hoạt động tuần tra bảo vệ rừng tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo vệ cảnh quan thuộc phạm vi quản lý.
Từ năm 2016 đến nay, ngành nông nghiệp đã tổ chức 1.016 lớp tập huấn, 872 hội thảo khuyến nông, khuyến ngư, chương trình nông nghiệp,…cho khoảng 55.000 lượt bà con nông dân trong đó lồng ghép tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại hiện diện trên địa bàn tỉnh, tác hại và biện pháp phòng trừ; phát 15.300 tài liệu bướm; 12 pa – nô tuyên truyền. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cũng đã chỉ đạo các Phòng Văn hóa – Thông tin định hướng cho các đài truyền thanh huyện và cơ sở phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh kiến thức về loài ngoại lai xâm hại. Nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động cụ thể để cô lập, diệt trừ tập trung vào một số loài có nguy cơ lây lan, phát tán cao: Trinh nữ thân gỗ, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa,…
Ông Tô Hoàng Môn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ tại một số địa phương; lựa chọn khu vực bị cây cây trinh nữ thân gỗ xâm lấn trên diện rộng để tổ chức ra quân diệt trừ kết hợp các biện pháp thủ công, cơ giới và hóa học như: Chặt hạ cây lớn vào đầu năm (sau thời vụ xuống giống Đông xuân) để tận dụng làm chất đốt; phun thuốc hóa học theo hướng dẫn để diệt trừ cây non vào giữa mùa mưa (khoảng tháng 5 – 6); chặt hạ lần cuối vào tháng 8 (trước khi lũ về) đối với các khu đất ngập nước; vận động nông dân đưa đất đai bị cây cây trinh nữ thân gỗ xâm nhiễm vào gieo trồng các loại cây nông nghiệp khác có sức cạnh tranh cao hơn.
“Đối với ốc bươu vàng ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã phát động nhiều đợt ra quân thực hiện các biện pháp diệt trừ như: Thả vịt vào ruộng lúa trước khi cấy hoặc sau khi thu hoạch để ăn ốc non; làm thức ăn cho một số loài thủy sản; đặt cắm cọc dọc theo bờ ruộng bắt ổ trứng; sử dụng một số loại thuốc hóa học diệt trừ; tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân về các biện pháp tổng hợp trong phòng trừ”, ông Môn thông tin.
Riêng đối với bọ cánh cứng hại lá dừa, từ năm 2005 đến nay ngành nông nghiệp đã tổ chức chiến dịch phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và tiến hành phóng thích ong ký sinh và đến thời điểm hiện tại ong kí sinh vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên góp phần khống chế sự phát triển của quần thể bọ.
Đánh giá kết quả thực hiện quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho rằng: Được sự quan tâm, chỉ đạo các cấp từ Trung ương và sự quan tâm, chỉ đạo UBND tỉnh An Giang nên các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại góp phần hạn chế tác hại do việc lây lan, phát tán của chúng đến các hệ sinh thái, bảo tồn loài bản địa, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh được bền vững. Đặc biệt, người dân hiện cũng đã nhận thức rõ về tác hại của loài ngoại lai xâm hại đã góp phần chung tay, góp sức kiểm soát, tiêu diệt loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh./.
Quang Minh
Biện Pháp Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Trong Nông Nghiệp
Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật: Tập trung xây dựng và ban hành thể chế pháp luật, quy định phù hợp với điều kiện của đất nước. Nâng cao hiệu lực quản lí, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhập khẩu: Mở rộng các mô hình sản xuất hiện đại, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu.
Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm: Tăng cường phổ biến kiến thức, quyền lợi của người tiêu dùng và nghĩa vụ của người sản xuất. Ngoài ra tuyền truyền, giáo dục về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đến cuộc sống và sức khỏe của mỗi người.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm: Tích cực thanh tra, giám sát tại các địa phương về vấn đề an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc và triệt để buôn bán thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, buôn lậu thực phẩm qua biên giới, việc giết mổ không đảm bảo an toàn thực phẩm và sử dụng bừa bãi chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực: Đào tạo cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông – lâm – thủy sản. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật an toàn thực phẩm.
Theo Tổng cục thống kê, sáu tháng đầu cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, 866 người bị ngộ độc, 5 trường hợp tử vong.
Năm 2019 được Tổng cục thống kê nhận định có nhiều khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, cần đẩy mạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản để giảm thiểu tối đa số cơ sở sản xuất vi phạm.
Tại TP HCM, trong quý II năm 2019, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã kiểm tra 2.560 cơ sở, phát hiện 289 cơ sở vi phạm, tiến hành xử phạt 243 cơ sở với tổng số tiền là 3,1 tỉ đồng.
Còn tại Hà Nội, theo Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm TP. Hà Nội, cũng trong quý II năm 2019 vừa qua, Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm đã xử phạt 1.350 cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm, phạt hành chính gần 4,9 tỷ đồng.
Kết quả giám sát tại các địa phương cho thấy, đã dần có sự chuyển biến và thay đổi trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quản lý, giám sát và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm nông – lâm – thủy sản.
Những hạn chế thể hiện trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa đạt yêu cầu, chưa đầy đủ và thực sự nghiêm túc, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Quy mô sản xuất còn mang tính chất nhỏ lẻ, hộ gia đình nên chưa đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhận thức yếu kém và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm. Vì thế đã để lại những tồn đọng ảnh hướng trực tiếp dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
05 Giải Pháp Sản Xuất Nông Nghiệp Thời 4.0
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, 40% lực lượng lao động khu vực nông thôn, cùng hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ đang đặt ra nhiều thách thức đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của ngành Nông nghiệp nước ta.
Thực trạng của sản xuất nông nghiệp hiện nay
Theo nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thu – Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng và được Chính phủ quan tâm, chú trọng phát triển.
Trên thế giới, điển hình là, Thái Lan đã ban hành chính sách đổi mới công nghệ định hướng nông nghiệp và thực phẩm theo ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ nước này còn xây dựng chương trình hành động cho phát triển từng vùng với các sản phẩm cụ thể cho từng lĩnh vực.
Tại Việt Nam, ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm gia tăng nhiều lần, sản lượng nông sản hàng hóa ngày càng đa dạng, thu nhập và đời sống người nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam.
Thực tế, quy mô sản xuất nhiều ngành hàng còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao. Mặt khác, khu vực nông thôn Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam cũng đang rất thiếu lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn và đang phải đối diện với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0.
Hệ thống đào tạo nghề cũng còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho sản xuất và đời sống. Đào tạo nghề vẫn chủ yếu là giảng dạy, hướng dẫn những kiến thức kỹ năng mà các tổ chức dạy nghề có, không thực sự xuất phát từ yêu cầu của người học. Chương trình đào tạo còn mang tính lý thuyết cao, thiếu yếu tố thực hành. Dạy nghề chưa kết hợp với sử dụng tạo việc làm, chưa gắn kết chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Giải pháp cho sản xuất nông nghiệp
Để khắc phục những hạn chế trên, ThS. Nguyễn Thị Thu đã đưa ra một số nội dung, giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới như sau:
Một là, Nhà nước cần cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, trong đó tập trung cho đào tạo dài hạn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao ở các lĩnh vực then chốt như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý…
Mặt khác, có chính sách hướng vào việc đãi ngộ nhân tài phục vụ ở nông thôn, nông nghiệp, nhằm thu hút người giỏi quản lý và lãnh đạo về với nông thôn như: Tăng lương, tăng các khoản phúc lợi để tạo thu nhập cao cho cán bộ quản lý ở nông thôn, xóa bỏ sự bất hợp lý trong việc hưởng lương cao theo thâm niên công tác, tập trung ưu tiên chế độ trả lương theo hiệu quả công việc và tính sáng tạo.
Hai là, cần có những định hướng, chính sách về đào tạo, thu hút sinh viên vào học ngành Nông nghiệp, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng lao động; nên khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp.
Ba là, các trường đại học cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn; đa dạng hóa hình thức đào tạo dạy nghề, có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề theo yêu cầu; đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho học viên.
Năm là, gắn đào tạo với thị trường lao động, thực hiện đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, lập sàn giao dịch việc làm kỹ thuật số kết nối với doanh nghiệp. Bênh cạnh đó, tăng cường sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động thực tiễn sản xuất… Đây là mấu chốt quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực mới đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất về phía nhà nước nông nghiệp thời kỳ 4.0.
Triển Khai Biện Pháp Kiểm Soát An Toàn Thực Phẩm Trong Nông Nghiệp
Theo nhận định của tổng cục thống kê, năm 2019 có nhiều khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Do đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ATVSTP nông, lâm, thủy sản.
Tại Hà Nội, Ban chỉ đạo công tác ATVSTP TP Hà Nội cho biết, trong quý II-2019, Ban chỉ đạo công tác ATVSTP đã xử phạt 1.350 cơ sở không đảm bảo ATVSTP, phạt hành chính gần 4,9 tỷ đồng. Cùng thời gian trên, Ban quản lý ATVSTP tại TP HCM đã kiểm tra 2.560 cơ sở, phát hiện 289 cơ sở vi phạm, tiến hành xử phạt 243 cơ sở với tổng số tiền 3,1 tỷ đồng. Theo tổng cục thống kê, sáu tháng đầu năm, trong cả nước đã xảy ra 35 vụ ngộ độc thực phẩm, có 866 người bị ngộ độc, 5 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên là do một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm có nhận thức yếu kém nên cố tình vi phạm. Việc đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản “đầu ra” với những sản phẩm không đảm bảo ATVSTP. Ngoài ra, còn do sự hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý ATVSTP. Việc kiểm tra còn chưa thực sự nghiêm túc nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ATVSTP trên cả nước. Hơn nữa, quy mô sản xuất nông sản còn nhỏ lẻ, không đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị sơ chế nông sản.
Trước tình hình cấp thiết như vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành quyết định “Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019”. Quyết định đã chỉ rõ phương hướng, biện pháp để khắc phục những hạn chế yếu kém như:
+ Công tác chỉ đạo điều hành: Tích cực chỉ đạo và nâng cao vai trò của cán bộ trong công tác quản lý, giám sát và bảo đảm ATVSTP.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật: Tập trung xây dựng và ban hành thể chế pháp luật, quy định phù hợp với điều kiện của đất nước. Nâng cao hiệu lực quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
+ Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ ATVSTP với các sản phẩm nhập khẩu: Mở rộng các mô hình sản xuất hiện đại, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu.
+ Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm: Tăng cường phổ biến kiến thức, quyền lợi của người tiêu dùng và nghĩa vụ của người sản xuất. Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của ATVSTP đến cuộc sống và sức khỏe của mỗi người.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm: Tích cực thanh tra, giám sát tại các địa phương về vấn đề ATVSTP. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc và triệt để buôn bán thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, buôn lậu thực phẩm qua biên giới, việc giết mổ không đảm bảo ATVSTP và sử dụng bừa bãi chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
+ Tổ chức lực lượng nâng cao năng lực: Đào tạo cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATVSTP nông – lâm – thủy sản. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trong tuyên truyền phổ biến pháp luật ATVSTP.
Kết quả giám sát tại các địa phương cho thấy, đã có sự chuyển biến và thay đổi trong việc đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quản lý và kiêm soát chất lượng ATVSTP nông – lâm – thủy sản.
Cập nhật thông tin chi tiết về An Giang: Ngăn Ngừa, Kiểm Soát Sinh Vật Ngoại Lai Xậm Hại Sản Xuất Nông Nghiệp trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!