Bạn đang xem bài viết 8 Biện Pháp Phòng Chống Xâm Hại Trẻ Em ” Quan Trọng “ được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện nay các cha mẹ rất ít trang bị các biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho con mình, để từ đó con trẻ biết được điều gì quan trọng trên cơ thể của mình và không ai được phép đụng vào những khu vực cấm, cũng như giúp trẻ hiểu được độ nguy hiểm của những đối tượng lạ đang tiếp cận với mình…Hiện nay, trên các trang báo liên tục xuất hiện những tin tức về xâm phạm tình dục trẻ em, bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc,… xảy ra ở cả đối tượng bé trai và bé gái.
Nạn xâm phạm tình dục trẻ em là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ cộng đồng mạng vô cùng, nhưng hiện vẫn chưa có phương án quán triệt. Các bậc cha mẹ đều bất an.
Trên các phương tiện truyền thông đưa thông tin về các vụ xâm hại trẻ em cho thấy tính chất của các vụ xâm hại trẻ em đã đến mức nghiêm trọng. Cha mẹ phải cần phải luôn quan tâm đặc biệt đến con để có những biện pháp tốt nhất.
Trong khi mà phụ huynh vẫn lơ là trong vấn đề nâng cao ý thức cảnh giác cho con thì những kẻ biến thái, ác độc vẫn lởn vởn ngoài kia quan sát và toan tính hành động với con của các bạn.
Thật sự không biết trách ai, nhưng nhìn chung thì rất ít các bậc cha mẹ việc mình quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ. Cha mẹ cần phải dạy con nên đề phòng những vấn đề nguy hiểm từ sớm, khi nhận thấy sự thiếu an toàn để có giải pháp ứng biến nhanh nhất có thể.
Chính cha mẹ hầu như đôi lúc khá thờ ơ với sự an nguy của con mình nên mới xảy ra những điều đáng tiếc. Và hầu hết các bé ít được trang bị các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để tự bảo vệ, cảnh giác cho mình nên không thể phản ứng kịp với những kẻ có ý đồ xấu xa.
Các bé cần phải biết những kiến thức và kĩ năng này để khi an nguy có thể nhanh chóng thông báo cho người lớn (cha mẹ) hoặc tự ứng biến khi cảm thấy nguy hiểm có khả năng xảy ra, ít nhất cũng phần nào giúp được trẻ tìm được người giúp.
Để giúp cho các bậc cha mẹ tránh được việc con mình bị xâm hại thân thể hay xâm hại các vấn đề khác một cách kịp thời và hiệu quả, daycontaigioi đã sưu tầm và biên tập nên 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cực quan trọng này để các bậc cha mẹ áp dụng giáo dục ngay cho bé con của mình trước khi quá muộn.
Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin.
Cha mẹ cần dạy trẻ biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) theo hướng dẫn sau đây:
Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố.
– đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này. Trẻ cần xua tay từ chối (nói không) để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn tiếp xúc. Hãy dạy trẻ phải biết xua tay và không tiếp xúc hoặc nếu nguy cấp, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người xa lạ chưa từng gặp tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu.
Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần dạy cho con mình đó là những và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như : vùng mặt và vùng cơ thể …
Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng đụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm.
Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm. Kể cả cô chú người thân quen có xin phép thì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ.
Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác một cách cố ý.
Hãy hướng dẫn con như là:
” Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý nhanh nhất bằng cách bỏ chạy “
Hoặc ” Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh “.
Để giúp con có kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em tốt nhất, các bậc cha mẹ hãy nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể của mình ngay từ khi trẻ nghe nhận thức được ngôn ngữ để đủ hiểu.
Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho trẻ biết cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu hay không thoải mái.
Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người khác giới.
Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa.
Trẻ cần được dạy những kiến thức về giới tính và bảo vệ mình tránh những điều nuối tiếc xảy ra trong tương lai.
Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt.
Trẻ sẽ không nên bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Bởi bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khiến bé rời xa cha mẹ và gây hại cho bé, hãy dạy con về điều này và đảm bảo trẻ không dễ bị dụ dỗ bởi những món bé yêu thích.
Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy.
Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà, kể cả người thân là chú bác cô dì.
Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa. Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà.
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc, cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh.
Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe và độ to lớn nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn.
Khi nguy hiểm, hãy bảo trẻ chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Hãy bảo trẻ đừng kháng cự mà hãy sử dụng trí thông minh ở đầu của con, cặp mắt tinh tường để quan sát sơ hở và sử dụng cái miệng khi cần thiết.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ( 113, đội an ninh gần nhà).
Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với bố mẹ.
Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết để giúp trẻ xử lý kẻ xấu vì có như vậy mới là biện pháp giúp con tốt nhất.
Rất nhiều trường hợp đã xảy ra và các bé không dám nói với bố mẹ cho đến khi bố mẹ tự phát hiện ra thì đã muộn rồi. Nhất là trường hợp xâm phạm tình dục ở trẻ em (ấu dâm) và kẻ xấu thường là người thân sẽ đe dọa các bé không được nói với bất kỳ ai nếu không sẽ có những hành động nguy hiểm bất lợi cho bé.
Bên cạnh đó, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm hay vượt ngoài giới hạn.
Cha mẹ sau khi nghe con chia sẽ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng.
Hy vọng rằng qua bài viết này với 8 biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cực quan trọng ở trên sẽ giúp cho các bậc phụ huynh trang bị thêm kiến thức dạy con tự vệ. Cũng như trang bị thêm cho con trẻ những kiến thức cần lưu ý về tầm quan trọng của việc xâm hại trẻ em và những biện pháp để phòng chống xâm hại trẻ em để giúp con an toàn hơn.
Theo daycontaigioi.
Biện Pháp Phòng Ngừa Xâm Hại Trẻ Em
Tại Hà Nam vào những ngày cuối năm 2018 đã xảy ra vụ xâm hại trẻ em tại Trường tiểu học trên địa bàn thành phố Phủ Lý (Hà Nam), nạn nhân là một bé gái 09 tuổi bị đối tượng Nguyễn Trung Anh, sinh năm 2001, ở tổ dân phố Thá, phường Liêm Chính, TP Phủ Lý đột nhập vào trường học và trốn ở khu vực nhà vệ sinh, dùng dao khống chế, đe dọa nạn nhân để thực hiện hành vi hiếp dâm.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nam đã phối hợp với lực lượng Công an cơ sở nhanh chóng có mặt tại hiện trường, kịp thời bắt giữ đối tượng.
Tại cơ quan Công an, dưới sự giám hộ của người thân, Anh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Đối tượng Nguyễn Trung Anh.
Để đấu tranh, phòng chống hiệu quả loại tội phạm này, với vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp Công an các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để người dân và tự bản thân trẻ em nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống, tự vệ khi bị xâm hại.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Thượng tá Đỗ Hoài Nam – Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nam cho biết: “Nguyên nhân xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em là do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự du nhập của lối sống thực dụng, sa đọạ từ các nước phát triển; sự thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý, giáo dục, định hướng lối sống cho trẻ từ phía các bậc phụ huynh gia đình khiến trẻ dễ rơi vào nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại và không có hoặc rất ít trang bị cho các em những kỹ năng tự vệ trước đối tượng khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Mặt khác, một số đối tượng phạm tội có lối sống không lành mạnh từ các trang mạng xấu; ý thức giải quyết nhu cầu cá nhân bị lệch lạc, việc nắm và hiểu cũng như việc tuân thủ pháp luật chưa cao… “.
Thiết nghĩ, bên cạnh những giải pháp đồng bộ của lực lượng Công an, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm từ chính các gia đình trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, nhất là việc trang bị kỹ năng phòng vệ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết.
Cụ thể, giáo dục con em mình khi có người nào, kể cả người quen nếu có hành vi, việc làm, lời nói có tính chất khiêu dâm thì phải tránh xa hoặc nói cho người khác để có biện pháp đề phòng; căn dặn các em không nên nhận quà, hẹn gặp những người không quen biết, hẹn gặp ở nơi vắng vẻ một mình, nhất là người khác giới. Khi đi chơi, đi học thì nên đi từ hai người trở lên, nhất là vào ban đêm. Trong trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, nạn nhân cần kể cho bố mẹ biết.
Các bậc cha mẹ không nên thỏa thuận với đối tượng dưới bất cứ hình thức nào mà cần báo với cơ quan chức năng để được điều tra, làm rõ. Về phía các nhà trường trong hệ thống giáo dục cần xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, phòng, chống tội phạm, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, giúp các em có thể tự phòng, chống, tự vệ khi bị xâm hại. Có như vậy, trẻ em mới có môi trường sống, học tập và trưởng thành an toàn, lành mạnh.
Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng, Chống Bạo Lực, Xâm Hại Trẻ Em
STO – Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành và UBND cấp huyện tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.Thực trạng bạo lực, xâm hại trẻ em…
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2015 – 2019, toàn tỉnh xảy ra 267 vụ xâm hại trẻ em; trong đó 12 trẻ em bị bạo lực, 176 trẻ em bị xâm hại tình dục, 4 trẻ em bị mua bán và 75 trẻ em bị bỏ rơi. Trong số trẻ em bị xâm hại, có hơn 60% trẻ bị xâm hại thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc nhóm có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Đối tượng phạm tội có trình độ học vấn thấp, không nghề nghiệp, hơn 70% do sử dụng rượu, bia, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc ức chế trong cuộc sống gia đình… Theo đó, các đối tượng lợi dụng sự non yếu về thể chất của trẻ em, sự lỏng lẻo trong quản lý, chăm sóc của gia đình mà thực hiện hành vi phạm tội. Đa số trẻ em bị xâm hại đều bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển trí tuệ. Hành vi xâm hại trẻ em còn gây tác động nghiêm trọng đối với xã hội, tạo tâm lý hoang mang cho các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ về an toàn của trẻ.
Tuy nhiên, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn còn diễn ra phức tạp, có tác động và gây hậu quả lớn đến bản thân trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực đối với gia đình và xã hội. Sự phối hợp giữa ban ngành, đoàn thể các cấp trong công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đôi lúc chưa chặt chẽ, cụ thể, thiếu thường xuyên. Ý thức chấp hành, việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm; hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em có lúc, có nơi bị bỏ lọt, bỏ qua, chậm bị xử lý. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em ở các cấp thiếu về số lượng, còn kiêm nhiệm quá nhiều việc và thường xuyên có sự thay đổi. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em còn hạn chế. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em, trong đó có bạo lực trẻ em chưa được chú trọng nên chưa có tác động phòng ngừa, răn đe tích cực.
… Giải pháp và công tác Truyền thông
Để đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu chung của kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em; tăng cường sự phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em; phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp kịp thời trẻ em bị bạo lực, xâm hại, từng bước giảm đến mức thấp nhất các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh, mục tiêu cụ thể của kế hoạch này là phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi. Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố và phát triển ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục và người học; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện người học bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục. Có 100% cơ sở y tế cấp xã, cấp huyện được tăng cường năng lực y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Có 100% cán bộ công an làm công tác điều tra các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được nâng cao năng lực thực hiện hoạt động điều tra thân thiện với trẻ em…
Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, xã hội, cha mẹ và trẻ em. Đồng thời sẽ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) và đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em (số điện thoại 02993.551.717).
QUANG BÌNH
Tăng Cường Giải Pháp Trong Phòng, Chống Xâm Hại Trẻ Em
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.
Phát biểu trong buổi họp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đã nhấn mạnh rằng, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em bị cưỡng bức lao động. Vì hình thức xâm hại này để lại hậu quả nặng nề đến tinh thần, thể chất và tương lai của các em.
Em L.T.D, dân tộc Mông ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) là một ví dụ. Khi đang học lớp 8, em được một người quen rủ xuống TP. Hồ Chí Minh làm công nhân may mặc. Người này nói công việc ở đây rất nhàn mà lương lại cao. Nhưng ở xưởng may này, em cùng các công nhân khác bị khóa trái cửa, bắt lao động rất cực nhọc. Ai ở trong xưởng đòi về đều bị chủ xưởng dọa. Họ nói, nếu con trai trốn sẽ cho xã hội đen giết, còn con gái trốn sẽ bắt đi làm gái mãi dâm. Những tháng ngày đó vẫn ám ảnh khiến em rất ngại tiếp xúc với người khác, ngay cả khi đã được giải cứu về nhà.
Nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở
Trong cuộc họp của UBTV Quốc hội ngày 27/4, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị: Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn công tác thanh, kiểm tra, công tác quản lý của cơ quan chức năng, nhất là vai trò của chính quyền cơ sở, địa phương trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thực tế là nhiều vụ việc “nóng” thời gian qua chỉ được phát hiện, xử lý khi xảy ra hậu quả hoặc khi dư luận, báo chí phản ánh. Nhiều vụ việc xảy ra mà chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không hay biết; cho nên cần kiến nghị thêm về việc xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bỏ lọt tội phạm, sai quy định.
Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, việc tuyên truyền, vận động chống các hành vi xâm hại trẻ em cần phải đa dạng về hình thức, tránh đi vào lối mòn, tận dụng tối đa vai trò của mạng xã hội, công nghệ thông tin. “Công nghệ 4.0 là rất quan trọng. Đặc biệt, bây giờ trẻ em yêu thích máy móc, công nghệ nên chúng ta cần thông qua mạng xã hội để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả cao hơn”.
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Biện Pháp Phòng Chống Xâm Hại Trẻ Em ” Quan Trọng “ trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!