Bạn đang xem bài viết 6 Cách Chống Thấm Trần Nhà Bê Tông Đơn Giãn Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
cách chống thấm trần nhà đơn giản hiệu quả
Trần nhà bê tông là gì? Chống thấm trần nhà bê tông là gì?
Trần nhà bê tông đang là một xu hướng sử dụng vật liệu trên thế giới mà công trình theo đuổi. Vật liệu bê tông không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc mà còn tham gia vào nội thất như các dạng bàn – ghế, quầy, giá, kệ… với vai trò là vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí.
Một số nguyên nhân gây thấm trần nhà
Trần nhà bị rò rỉ, nấm mốc, rạn nứt trần xảy ra khi nước thấm xuống từ đường ống, nhà vệ sinh tầng trên xuống trần nhà của bạn thông qua sàn bê tông.
Điều này có thể xảy ra do sự xuống cấp của nền xi măng trong sàn bê tông hoặc do đường ống nước xuống cấp, do công trình trước đó trong thời gian thi công xây dựng không được thực hiện các giải pháp thi thông chống thấm đúng cách và khoa học.
Hiện tượng này phổ biến hơn ở các ngôi nhà cũ và thường xảy ra ở các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm và ban công, sân thượng.
Một số triệu chứng của rò rỉ trần nhà là bạn phát hiện ra các vùng ố mốc trên trần, ban đầu chỉ là các mảng thấm nhỏ và lan rộng ra theo thời gian.
Các mảng bị đổi màu trên trần nhà từ màu tối ẩm ướt sang màu xanh đen của rêu mốc.
tràn nhà bị nứt hư hỏng
Tại sao phải chống thấm trần nhà
Theo thống kê mức độ thiệt hại của các công trình xây dựng trên toàn cầu thì chi phí chống thấm chỉ mất khoảng 2-5% trên tổng chi phí xây dựng, nhưng nếu công trình không được thực hiện đúng quy trình chống thấm thì sau một thời gian sử dụng, nếu vấn đề thấm nước xảy ra thì chi phí sửa chữa có thể chiếm tới 10%, thậm trí tới 20% chi phí xây dựng.
Sự lựa chọn khôn ngoan và có đạo đức của các nhà tư vấn xây dựng, nhà thầu, chủ nhà là nên lựa chọn đơn vị thi công chống thấm uy tín ngay từ những ngày đầu thi công công trình cho ngôi nhà mới.
6 cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả tuyệt đối
1#. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Ưu điểm chống thấm:
Chống thấm nhà bằng nhựa đường có khả năng bám dính mạnh trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta
Đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao
Chịu được áp lực của nước
Khả năng trám bít các vết nứt và khe hở tốt
Khả năng chống thấm tuyệt đối
An toàn, không độc hại
Có tính bền vững, tuổi thọ cao
chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Quy trình thi công chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Bước 1: Làm sạch trần nhà sàn, bóc hết vảy lớp ngoài trước khi tiến hành chống thấm trần
Bước 2: Quét 1 lớp lót Asphalt primer lên mặt sàn sau khi vệ sinh để hiệu quả chống thấm tốt hơn.
Bước 3: Đun chảy nhựa đường và bít lại những chỗ bị thấm và quét một lớp lên quanh trần nhà để đảm bảo chống thấm tuyệt đối. Dùng bay miết mạnh để làm phẳng bề mặt mà loại bỏ các túi khí rỗng bên dưới.
Bước 4: Dùng nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm sau khi hoàn thiện toàn bộ bề mặt trần nhà.
Bước 5: Phủ 1 lớp vữa xi măng M75 dày khoảng 3 cm lên phía trên để đảm bảo chống thấm tuyệt đối. Tạo độ dốc cho nước hướng chảy xuống phía ống thoát dẫn.
Bước 6: Tiến hành bàn giao công trình cho khách hàng nghiệm thu
2#. Dùng sơn chống thấm Kova xử lý trần nhà
Về bản chất, là sơn phủ bề mặt với chức năng thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn và có thêm tính năng chống thấm nhờ vào lớp màng mỏng, theo thời gian dễ bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này khi đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì.
Sơn chống thấm không thay thế cho chất chống thấm. Sơn chống thấm đề xuất: CT-04.
cách chống thấm trần nhà đơn giản hiệu quả
3#. Chống thấm trần nhà bằng sika
Ưu điểm:
Các sản phẩm chống thấm Sika đều chủ yếu thi công ở dạng lỏng
Khả năng thẩm thấu tạo tinh thể, hình thành lớp màng bảo vệ chống nước cực tốt.
Dễ dàng trong thi công, không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp.
Hiệu quả thi công triệt để cho nhiều công trình.
An toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Không kén bề mặt thi công.
Ứng dụng rộng rãi: chống thấm trần nhà, tường nhà, sàn mái, tầng hầm
chống thấm mái nhà bằng sika
Quy trình chống thấm trần nhà bằng sika
Bước 1: Đổ Sika Latex và vữa vào các rãnh, khe nứt, lỗ hổng đã đục ra trên trần nhà.
Bước 2: Phủ 1 lớp phụ gia chống thấm trên trần
Bước 3: Quét thêm tối thiểu 2 lớp hóa chất chống thấm. Thời gian cách nhau 3 – 5 tiếng tùy điều kiện thời tiết khô nhanh hay chậm.
Bước 4: Thử nước trần nhà sau khi xử lý xong và kiểm tra chắc chắn trước khi hoàn thiện.
4# Dùng phụ gia 2 thành phần chống thấm trộn với vữa, bê tông ngay trong khi xây nhà
Là phụ gia dạng lỏng, dùng để trộn vữa xi-măng, bê-tông có tác dụng làm tăng độ linh động và biến dẻo của hồ vữa, làm hạn chế sự rạn nứt của các bề mặt đồng thời làm tăng mác và khả năng ngăn ngừa thấm dột của vật liệu. Trong thi công và xây dựng thì các phụ gia không thể thay thế cho chất chống thấm sàn bê tông, mà nó đóng vai trò như một “trợ thủ” đắc lực giúp cho quy trình ngăn ngừa thấm dột được diễn ra một cách hoàn hảo.
5# Dùng sơn chống thấm bên ngoài bề mặt tường, trần Dulax, jotun
Về bản chất, là sơn phủ bề mặt với chức năng thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn và có thêm tính năng ngăn ngừa thấm nước nhờ vào lớp màng mỏng, theo thời gian dễ bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này khi đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì. Mặc dù vẫn có chức năng ngăn sự thẩm thấu vào các bề mặt thi công nhưng nó không thể thay thế cho chất chống thấm được.
6# Dùng chất chống thấm Polyurethane
Polyurethane chống thấm sàn mái bê tông
Polyurethane Là sản phẩm chuyên dụng được nhiều nhà thầu và thợ ưu tiên lựa chọn gắn liền với chức năng ngăn sự thấm nước với thành phần gồm các chất kỵ nước có khả năng liên kết chặt vào sâu bên trong và lấp đầy các mao dẫn của bề mặt thi công để ngăn nước thấm qua, độ bền của vật liệu này được đánh giá cao vì vậy kéo dài thời gian và tuổi thọ của các lớp phủ.
10 Vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay
Vật liệu chống thấm mái nhà, bằng Chống thấm Kova, sika, màng khò bitum
Sơn chống thấm: Thường là sơn trên tường, được sử dụng để sơn lên bề mặt ngoài là nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước đó. Ngoài khả năng chống thấm, thì đây còn là một vật liệu chống thấm sân thượng đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Hóa chất chống thấm: Thường được dùng để chống thấm tường, sàn,.. Hay xử lý những sự cố thấm, do sai hỏng kết cấu như vỡ nứt chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng,… Đặc tính của chất chống thấm là phải tương hợp tốt với nền (substrate) để đảm bảo khả năng chống thấm
Vật liệu chống thấm mái nhà Sikaproof membrane
chống thấm mái nhà bằng Sikaproof membrane
Ưu điểm chống thấm:
Với đặc điểm là một loại màng lỏng gốc Bitum, mang đến khả năng chống thấm tối đa. Đây là một trong những loại vật liệu được nhiều đơn vị thi công lựa chọn.
Vật liệu chống thấm mái nhà SIKATOP SEAL 107
chống thấm trần nhà bằng SIKATOP SEAL 107
Ưu điểm chống thấm:
Thành phần chính là gốc xi măng, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng bám dính của anh bạn này.
Không chỉ làm tốt trong việc chống thấm tường nhà mà còn được lựa chọn nhiều cho bề mặt tường hoặc sân. Thêm vào đó, những chiếc bồn cây khi cần chống thấm người ta cũng sử dụng vật liệu này.
Vật liệu chống thấm mái nhà MASTERSEAL 540
chống thấm MASTERSEAL 540
Ưu điểm chống thấm:
MASTERSEAL 540 Đây là một loại vữa chống thấm vô cùng hiệu quả vừa chống thấm tốt lại còn bảo vệ được độ đàn hồi của bề mặt sàn nữa.
Vật liệu chống thấm mái nhà MASTERSEAL 530
chống thấm mái nhà bằng MASTERSEAL 530
Ưu điểm chống thấm:
MASTERSEAL 530 Đây được xem như một siêu phẩm giúp lấp đầy mọi chỗ trống, mọi khe hở trên bề mặt sàn bê tông khắc phục triệt để hiện tượng thấm tường, dột trần.
Vật liệu chống thấm mái nhà SIKA LITE
chống thấm mái nhà bằng SIKA LITE
Ưu điểm chống thấm:
SIKA LITE Đây là một loại phụ gia chuyên dụng cho việc chống thấm đối với những loại vữa trát. Sản phẩm này có giá cả vô cùng hợp lý nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tốn kém.
Thêm một ưu điểm nữa của dòng sản phẩm này rất dễ sử dụng bạn chỉ cần trộn lẫn chúng với vữa trát và thực hiện như bình thường.
Vật liệu chống thấm mái nhà SIKA 102
chống thấm trần nhà bằng SIKA 102
Ưu điểm chống thấm:
SIKA 102 Đây là một loại vật liệu chống thấm giúp kích thích cho bề mặt vữa trát. Đông cứng nhanh hơn rất nhiều lần so với việc chỉ trát vữa thông thường. Nó giúp nâng cao khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Những khe hở hoàn toàn được lấp đầy để giúp cho bề mặt tường luôn được khô ráo và sạch sẽ.
Vật liệu chống thấm mái nhà TOPFLEX – 1
chống thấm TOPFLEX – 1
Ưu điểm chống thấm:
TopFlex – 1 là cái tên không còn xa lạ với những người xây dựng nhà trong việc chống thấm. Đây là một nguyên liệu chống thấm dạng vữa có công dụng vô cùng hiệu quả,
sản phẩm không chứa quá nhiều chất hữu cơ. Nên sẽ bảo vệ căn nhà bạn đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Vật liệu chống thấm mái nhà PLASTIC DRAINAGE BOARD – PALLET
Ưu điểm chống thấm:
Không chỉ giúp chống thấm nhanh chóng, hiệu quả mà còn dễ sử dụng nữa. Bạn chỉ cần đặt tấm Pallet trên vị trí cần chống thấm với khối lượng nhẹ và gọn, nên cũng không quá vất vả trong quá trình lắp đặt.
Nó sẽ giúp việc thoát nước ngầm nhanh chóng, cũng như thiết kế phù hợp trong việc chống thấm tầng hầm. Bởi có thể chịu tải trọng nặng, mà không lo bị biến dạng.
Vật liệu chống thấm mái nhà RS-3000
chống thấm RS-3000
Ưu điểm chống thấm:
Ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này chính là chống ô nhiễm và cháy nổ vô cùng tốt. Sản phẩm không chứa những hóa chất độc hại nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Vật liệu chống thấm mái nhà RS – 2000
chống thấm RS – 2000
Ưu điểm chống thấm:
Đây là dòng sản phẩm hệ Entry có khả năng tạo độ bám dính và độ cứng cao đem đến cho bạn một hiệu quả chống thấm cực tốt.
Vì sao cần chống thấm trần nhà bê tông?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trần nhà bê tông bị rò rỉ, bong tróc. Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến các lí do cần chống thấm trần nhà bê tông như sau:
– Do vật liệu, chất liệu xây dựng không tốt dẫn tới khi mưa, sàn nhà dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Sau một vài năm sử dụng trần nhà bê tông sẽ có hiện tượng nứt sàn mái bê tông do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mùa hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tượng “Sốc nhiệt của bê tông”.
Tầm quan trọng Bê tông trong thiết kế- xây dựng dân dụng
Vật liệu bê tông cốt thép ra đời ở châu Âu cuối thể kỷ 19 là một bước ngoặt trong lịch sử kiến trúc – xây dựng. Trần nhà bê tông gồm hỗn hợp vữa xi măng với đá hoặc sỏi kết hợp với thép đặt bên trong để tăng sức chịu lực.
Với việc sử dụng bê tông cốt thép vào trần nhà bê tông, những tòa nhà vươn cao hơn, những bức tường, cây cột nhỏ lại và hình thức kiến trúc trở nên phong phú đa dạng hơn. Bê tông cốt thép được sử dụng trong quá trình tạo hình đa dạng và biến hóa. Nguyên liệu tạo nên bê tông cốt thép có nhiều và dễ khai thác, chế biến trong tự nhiên (cát, sỏi, đá, xi măng, thép) nên giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa bàn, địa hình với nhiều loại công trình khác nhau. Bởi vậy, chống thấm trần nhà bê tông sẽ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sử dụng ngôi nhà ở dân dụng như các mẫu nhà phố, hiện nay!
Trần nhà bê tông cần được chống thấm để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng lâu dài
Trần nhà bê tông có nét đẹp riêng bởi sự thô ráp và màu sắc đơn giản, đặc trưng là màu xám xi măng. Bên cạnh việc sử dụng chất liệu thực, không bị che giấu… phù hợp với quan điểm của một số trường phái kiến trúc. Tuy nhiên, để tạo nên bề mặt bê tông trần đẹp là không hề dễ khi trong quá trình thi công đòi hỏi chất lượng bê tông chuẩn, cùng tay nghề thợ chuyên nghiệp. Tất cả các hệ thống kỹ thuật chống thấm đi ngầm nằm trong bê tông phải được lắp đặt, đấu nối chuẩn xác trước khi tiến hành thi công đổ bê tông vào khuôn.
Những cách chống thấm mái nhà bê tông bị nứt sao cho hiệu quả
Bên cạnh đó, nếu sử dụng bê tông trần thì quy trình thi công, cấu tạo các cấu kiện kiến trúc khác cũng phải tuân thủ theo hợp lý, như cửa, lan can, mái… Nhưng thực sự đang có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều loại vật liệu này, nó sẽ đem lại sự đa dạng trong các công trình kiến trúc và góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật chống thấm trong cả thiết kế lẫn thi công.
Khi nào cần xử lý chống thấm mái nhà bê tông?
Bê tông là vật liệu thường thấy và cần thiết cho mỗi ngôi nhà, nhưng trong quá trình sử dụng trần nhà bê tông cần được chống thấm hợp lí. Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà. Đó chính là lúc chúng ta cần chống thấm trần nhà bê tông.
Nhà dột, cần cách chống thấm sàn bê tông
Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để đến lúc trần nhà bị thấm nước dột rồi mới cuống quýt với các biện pháp xử lý chống thấm sàn mái. Bạn cần tìm đến các đơn vị thi công chống thấm sàn mái, hoặc xử lý đồng thời các biện pháp thi công chống thấm sàn mái trong và ngay sau khi xây dựng hoàn thiện ngôi nhà để hạn chế tối đa các hiện tượng thấm, dột sau khi hoàn thiện ngôi nhà.
chống thấm sân thượng bê tông tươi
QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ BÊ TÔNG
Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như: chống thấm bề mặt bê tông, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng
Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
Dùng máy tạo độ phẳng cho bề mặt công trình, vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.
Nhận tư vấn phương pháp chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả
Trần nhà bê tông sau thời gian xử dụng có tình trạng thấm nước là do quá trình thi công ban đầu không được chống thấm và chọn lựa đơn vị thi công kém chất lượng. Người thi công chống thấm nhà không thực hiện đúng quy trình và đảm bảo những nguyên tắc an toàn trong quá trình xây nhà dẫn đến tình trạng nhà bthấm về sau. Hiểu được nhu cầu đó nên CÔNG TY CHỐNG THẤM NHÀ NHÂN THỦY cung cấp GIẢI PHÁP và Cách chống thấm mái nhà triệt để, khắc phục những công trình bị thấm nước. Xử lý nhà bị thấm nước vào mùa mưa lớn, chúng tôi cam kết chống thấm hiệu quả cao nhất với chất lượng ĐƯỢC BẢO HÀNH TUYỆT ĐỐI.
Liên hệ ngay để được tư vấn xử lý chống thấm nhanh giá rẻ & hiệu quả, HOTLINE: 0981 878 997 – 0778 997 898. Tạo ra giá trị lâu dài “Thi công nhanh chóng – Chi phí tối ưu – Chất lượng vượt trội” Nhân Thủy mang đến giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ ngôi nhà của bạn.
Cách Chống Thấm Dột Trần Nhà Hiệu Quả, Tiết Kiệm Nhất
Bước vào mùa mưa là thời điểm các vấn đề và giải pháp chống thấm dột trần nhà được quan tâm hơn bao giờ hết. Thay vì dột đến đâu chống thấm dột đến đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết trước những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột. Từ đó có các phương pháp chống thấm dột trần nhà hiệu quả. Để tình trạng thấm dột trần nhà không trở nên nghiêm trọng và khó xử lý về sau.
Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột
Những dấu hiệu trần nhà bị thấm dột thông thường rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trần nhà có thể bị thấm dột là xuất hiện những vết rạn, vết nứt chân chim. Khi trời có mưa lớn ở các vết rạn xuất hiện nước đọng thành giọt và nhỏ giọt xuống sàn nhà.
Bên cạnh đó bạn có thể nhận biết qua hiện tượng vùng sơn trên trần nhà đột nhiên trở nên thẫm màu, ẩm hơn các khu vực khác. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trần nhà bị thấm dột.
Sau khi phát hiện dấu hiệu trần nhà bị thấm dột, cần xác định chính xác nguyên nhân từ đó mới áp dụng các cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả. Hạn chế tình trạng thấm dột tái lại hoặc trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân gây dột trần nhà
Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà có thể được xác định là một trong 3 nguyên nhân chính sau đây:
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thấm dột trần mái nhà. Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến hiện tượng bê tông co ngót, dãn nở. Quá trình này xảy ra lâu dài sẽ gây ra các vết nứt. Khi trời mưa nước sẽ theo các vết nứt chảy xuống gây ra tình trạng thấm, dột.
Nguyên nhân này thường xảy ra với các công trình nhà ở cao tầng. Sàn nhà vệ sinh bên trên thường xuyên đọng nước, lâu dần nước sẽ theo các mạch vữa, gạch thấm xuống dưới gây ra tình trạng thấm dột.
Lỗi thi công, vật liệu kém chất lượng
Đây là nguyên nhân xuất phát từ ngày đầu thi công, do đơn vị thi công làm việc kém chuyên nghiệp, ăn bớt nguyên vật liệu hoặc vật liệu kém chất lượng. Thép đan sàn đổ mái thi công kém chất lượng, kỹ thuật chống thấm chưa đạt yêu cầu…
Vì sao cần phải chống thấm dột mái nhà
Sàn nhà thấm dột không chỉ tạo ra những vết loang lổ mất thẩm mỹ mà còn gây rất nhiều hệ lụy:
Gây ra tình trạng bong tróc sơn, ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tình trạng thấm dột nếu không xử lý triệt để, về lâu dài sẽ gây ra thấm dột ẩm mốc cục bộ. Dễ gây ra tình trạng chập cháy điện.
Gây ảnh hưởng đến cấu trúc, thiết kế của căn nhà. Giảm thời gian sử dụng của công trình nhà ở.
Sau khi đã xác định được dấu hiệu, nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng thấm dột. Quý khách có thể tham khảo các cách chống thấm dột mái nhà hiệu quả sau được Thanh Bình bật mí trong nội dung tiếp theo của bài viết.
Các cách chống thấm dột trần nhà hiệu quả nhất
Có rất nhiều giải pháp chống thấm dột trần nhà, tuy nhiên sau đây chúng tôi chỉ xin được giới thiệu đến quý khách những cách đơn giản, được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao.
Đây là phương pháp chống thấm dột trần mái do các vết nứt trên sàn mái nhà bê tông. Đối với phương pháp này sử dụng hỗn hợp cát, xi măng chống thấm với độ dày 1cm trạm bít các vết nứt.
Hoặc sử dụng những tấm tôn mỏng che lại các vết nứt để nước không hắt trực tiếp, thấm vào vết nứt khiến tình trạng thấm dột nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra có thể sử dụng sợi thuỷ tinh và keo chống thấm bít lại các vết nứt. Sau đó quét lại sơn như ban đầu.
Nhựa đường là một chất bán rắn có thành phần chính là bitum. Nhựa đường cũng là một trong những vật liệu chống thấm dột trần nhà, mái nhà hiệu quả.
Trước khi thực hiện, bạn cần vệ sinh sạch sẽ đất cát dính trên bề mặt khu vực muốn xử lý thấm dột. Sau đó lót một lớp primer gốc nhựa đường và chờ cho lớp primer khô lại. Cuối cùng bạn dải nhựa đường lên trên.
Trong trường hợp bạn muốn xử lý chống thấm dột mái ngói bằng các tấm dán nhựa đường thì cần lưu ý kỹ thuật dán. Các miếng dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt liền kề của tấm sau chồng lên tấm trước khoảng 10cm. Tại các điểm giao với tường nên dán chồng 15cm để nước đọng không thể thấm ngược vào trong tường.
Màng chống thấm tự dính một mặt được bảo vệ bằng màng silicon, mặt còn lại được phủ một lớp màng nhựa có khả năng chịu nhiệt cao được gọi là HDPE. Có khả năng bám dính cao trên cả bề mặt nằm ngang và thẳng đứng với tính kháng nước cực cao.
Màng chống thấm tự dính thi công tốt nhất là ở nhiệt độ từ 4 – 45 độ C. Trước khi xử lý chống thấm dột trần nhà bằng màng chống thấm tự dính cần xử lý làm sạch và làm phẳng bề mặt vị trí chống thấm. Xử lý làm phẳng nếu bề mặt lồi lõm.
Sau đó sử dụng lớp sơn lót polyprime SB (sơn lót gốc dung môi) sơn lên bề mặt vị trí cần xử lý chống thấm. Khi nhận thấy lớp sơn lót đã khô thực hiện dán màng chống thấm tự dính. Bóc lớp vỏ silicon và dán theo trình tự từ vị trí thấp đến vị trí cao. Mép của cuộn sau chồng lên cuộn trước khoảng 1cm.
Màng chống thấm khò nhiệt được sản xuất từ hỗn hợp bitum và hợp chất polymers APP. Sau đó sử dụng tác động nhiệt, khò màng nóng chảy tạo sự kết dính.
Màng chống thấm khò nhiệt có khả năng chịu nhiệt tốt, chống thấm và chống áp lực thấm hơi tốt. Khả chịu chịu tác động lực cao, thích ứng tốt với các loại địa hình. Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe của người sử dụng.
Cách thi công chống thấm dột mái nhà bằng màng chống thấm khò nhiệt tương tự như màng chống thấm tự dính. Sau khi hoàn thành bước dán chồng mép tiến hành khò nóng chảy tấm màng bằng đèn khò khí ga hoặc mỏ hàn cầm tay và bắt đầu khò từ lớp polyethylene của cuộn màng. Khò kỹ phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum chảy mềm và có độ bóng.
Phương pháp sử dụng keo chống thấm dột phù hợp với những căn nhà có trần, mái làm từ tôn. Keo là một chất chống thấm phổ biến, giá thành rẻ và tương đối dễ sử dụng hiện nay. Với ưu điểm dễ thi công bằng chổi, bình phun, nhanh khô và tính linh hoạt cao.
Trước khi xử lý chống thấm dột mái tôn, trần nhà bằng keo cần kiểm tra kỹ các vị trí thấm dột xem có bị gỉ hay không. Nếu vị trí thấm dột bị gỉ, cần bịt lại bằng một tấm tôn mới. Làm sạch bề mặt vị trí cần dán keo chống thấm. Sau đó sử dụng keo dán bơm trực tiếp lên vị trí hở. Cố định khu vực bơm keo bằng vật nặng như gạch, đá và hạn chế sự tác động của nước cho đến khi keo khô hoàn toàn.
Trong trường hợp vị trí thấm dột là điểm bắt vít, trước khi xử lý chống thấm dột mái tôn, trần nhà bằng keo cần tháo bỏ vít lạnh cũ đã hư hỏng, thay bằng vít mới. Sau đó mới xử lý bơm keo để hiệu quả chống thấm tốt hơn.
Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Thanh Bình xin được tổng hợp các cách chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay để giới thiệu đến quý khách. Đây đều là những biện pháp xử lý thấm dột nhà tắm nhà vệ sinh được chuyên gia khuyên dùng và nhiều người áp dụng và cho đánh giá tích cực.
Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm
Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà khi nhà vệ sinh bị thấm còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình và thời gian sử dụng của những thiết bị bên trong. Việc Thanh Bình chỉ ra những dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm là để giúp quý khách kịp thời khắc phục sự cố này.
Vậy cụ thể dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm là gì, quý khách có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
Trần nhà, tường nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước, có rong rêu hoặc bị loang lổ, mốc vàng mốc xanh khắp nơi gây mất mỹ quan.
Gạch nhà vệ sinh xỉn màu, bị xuống cấp, nứt gạch, ron gạch bị hở.
Nhà vệ sinh mới xây xuất hiện mùi hôi mặc dù không bị mốc, trường hợp này rất cả thể bồn toilet bị hở, rò rỉ.
Một số thiết bị trong nhà tắm (bồn cầu, bồn tắm, vòi hoa sen …) bị rỉ nước.
Trên thực tế, dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh đang bị thấm rất đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn bằng mắt thường. Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu này, quý khách cần nhanh chóng triển khai kế hoạch chống thấm nhà vệ sinh.
Nguyên nhân gây thấm sàn nhà tắm
Muốn chống thấm nhà tắm, sàn nhà vệ sinh hiệu quả cần phải dựa vào nguyên nhân của vấn đề. Nói đến nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm thì rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau đây:
Chọn vị trí nhà vệ sinh không phù hợp: Hiện nay, hầu hết các nhà vệ sinh hiện đại thường sẽ được ưu tiên bố trí chung tường (vách) với bếp hoặc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Tuy nhiên họ lại không biết rằng, bản thân vị trí đã chọn này vốn đã ẩm thấp rồi và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột.
Hệ thống đường ống bị nứt vỡ: Bao gồm ống cấp nước, ống thoát nước (âm trần, âm tường) bị nứt vỡ, rò rỉ trong khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc các thiết bị vệ sinh (bồn cầu, vòi sen, bồn tắm, chậu rửa lavabo) bị hư hỏng cũng là nguyên nhân. Cùng với đó, khi các thiết bị vệ sinh thiết kế lắp đặt sai kỹ thuật cũng sẽ làm nước tràn ra miệng ống thoát sau đó thấm xuống nền.
Bị nứt bề mặt, hở khe gạch: Nếu quý khách ham rẻ, chọn loại gạch kém chất lượng hoặc đã sử dụng nhiều năm thì cần tân trang lại để tránh dẫn đến tình trạng nứt vỡ. Bên cạnh đó, tình trạng mạch gạch bị bong cũng khiến cho nước thẩm thấu qua.
Xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh không đảm bảo: Thường do thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo nên dễ phát sinh thấm dột.
Vì sao cần phải chống thấm dột nhà vệ sinh?
Sở dĩ chúng ta phải chống thấm tường nhà vệ sinh là vì các lý do sau đây:
Bảo vệ tính thẩm mỹ: Nếu không chống thấm sàn nhà vệ sinh thì sẽ để lại những vết loang lổ, nứt nẻ, bong tróc tường khiến nhà vệ sinh trông cũ kỹ, bẩn thỉu vô cùng.
Kéo dài tuổi thọ công trình: Việc sửa chữa chống thấm dột hiệu quả sẽ tránh được nguy cơ kết cấu công trình bị phá vỡ, nhất là kết cấu nền bê tông phía dưới.
Hạn chế vi khuẩn gây bệnh: Mùi hôi từ nhà vệ sinh, ẩm mốc ở khắp nơi … sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển, trở thành nguồn gây bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh: Bởi vì, nếu không chống thấm sàn nhà vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho rong rêu phát triển gây trơn trượt và dễ bị ngã khi sử dụng công trình này. Không những thế nguy cơ chập điện, cháy nổ cũng rất cao.
Các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả nhất
Nếu tường nhà tắm, nhà vệ sinh đang bị thấm dột thì cũng đừng quá lo lắng, những giải pháp chống thấm dột nhà vệ sinh sau đây sẽ giúp ích cho quý khách:
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107
Sika 107 chính là chất chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh được tạo nên từ hai thành phần chính, gồm bột gốc xi măng và thành phần Polymer. Sản phẩm này sẽ được thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn cản sự thấm nước.
Theo đó, các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sika sẽ được thực hiện tuần tự như sau:
B1: Tiến hành vệ sinh mặt bằng thi công, dọn dẹp sạch các cụm bê tông gạch dư thừa, làm sạch bề mặt bằng máy đánh mài.
B2: Làm ẩm bề mặt nền nhà vệ sinh bằng nước
B3: Tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng sika 107. Cụ thể, quý khách hãy trộn đều 2 thành phần tỉ lệ 1:4 (1 nước, 4 bột). Dùng chổi cọ nhúng vào hỗn hợp và quét phủ lên bề mặt tường bị thấm từ ít nhất 2 lớp, chờ 2 – 3 tiếng cho hỗn hợp khô hẳn thì có thể sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm bình thường.
Cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm bằng màng khò nóng
Màng khò nóng là loại màng chống thấm được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và polyme, có độ bền bỉ, khả năng chịu nhiệt và chống thấm nước rất cao, lại không hề phải cán gạch để bảo vệ.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm bằng màng khò:
B1: Vệ sinh mặt bằng sạch sẽ
B2: Quét keo linh cốt (Flintkote) lên toàn bộ bề mặt tường, sàn nhà vệ sinh cần chống thấm dột. Đợi trung bình 30 – 60 phút để keo khô.
B3: Sử dụng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng lên, liên kết chặt chẽ với nhau, sau đó tiếp tục hàn giữa các mối nối với nhau.
B4: Thực hiện cán lớp vữa lên màng, đây chính là lớp phủ bảo vệ màng không bị rách.
Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh (lưới thủy tinh)
Cách chống thấm dột sàn nhà vệ sinh, nhà tắm tiếp theo là sử dụng lưới thủy tinh. Vật liệu này vừa có tác dụng chống thấm, vừa có tác dụng tăng cường sức chịu lực, chống nứt cho WC. Khi sử dụng trên những vị trí có độ giao động thường xuyên, lưới thủy tinh sẽ được sử dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng nhằm gia tăng hiệu quả.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh:
B1: Đeo găng tay bảo hộ.
B2: Phủ lớp cách nhiệt. Ở bước này, quý khách phải cán một lớp xi măng mỏng, sau đó phủ lên trên một lớp lưới thủy tinh và đồng thời cán một lớp vữa mỏng nữa.
B3: Thiết lập lớp bảo vệ. Để lớp bảo vệ kiên cố, chúng ta sẽ cán hồ phủ mặt rồi mới ốp gạch hoàn thiện.
Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường chống thấm
Sử dụng nhựa đường cũng là một trong những cách xử lý, chống thấm dột tường sàn nhà tắm nhà vệ sinh rất đáng để tham khảo.
Theo các chuyên gia, nhựa đường vừa là một chất lỏng, lại vừa là một loại chất rắn bán tự nhiên có màu đen, độ nhớt cao. Ưu điểm của cách chống thấm nhà vệ sinh này là giá thành rẻ, có thể gắn kết với hầu hết các loại vật liệu và cho độ bền cao.
B1: Làm sạch mặt bằng nhà vệ sinh, nhà tắm. Hãy sử dụng bay, búa đục, bàn chải sắc để đem lại hiệu quả làm sạch cao hơn.
B2: Tiến hình đun sôi nhựa đường, thêm dầu DO vào pha chung để gia tăng tính liên kết. Cuối cùng, quý khách hãy dùng con lăn từ từ quét nhựa đường lên bề mặt cần chống thấm đã được xử lý sạch sẽ và chờ khô là thành công.
Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng KOVA
Đây là nguyên liệu chống thấm được tổng hợp từ Alkylsiloxan và Acrylonitrile. Điểm mạnh của nguyên liệu này là có khả năng ngăn chặn sự thấm nước một cách triệt để và hạn chế hình thành nấm mốc, ố màu. Hơn nữa, cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh này có khả năng chịu mài mòn và bám dính tốt nên độ bền rất cao.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh KOVA:
B1: Làm sạch mặt sàn để tăng tính bám dính, trám trét những vết nứt và xử lý những chỗ gồ ghề.
B2: Thi công chống thấm nhà tắm bằng cách pha trộn KOVA với xi măng theo tỉ lệ 1kg xi tương ứng với 10l KOVA, trộn đều. Sau khi có hỗn hợp đồng nhất thì dùng con lăn phủ đều lên bề mặt cần chống thấm 2 – 3 lớp, chờ trong 12 tiếng rồi mới cán nền lót gạch men
Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
Vớ độ bền tương đối cao, lại có khả năng bám dính tốt trên tất cả các loại bề mặt nền nên những điểm bị nứt gây thấm dột sẽ nhanh chóng được loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, keo chống thấm sàn nhà vệ sinh chính là hợp chất silicon với khả năng chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác nhau.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm bằng keo:
B1: Xác định vị trí nhà vệ sinh bị nứt gây thấm dột, sau đó dùng máy bắn keo vào những vị trí có vết nứt.
B2: Vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện, chờ trong khoảng 7 ngày để keo chống thấm khô hoàn toàn.
5
/
5
(
289
bình chọn
)
6 Giải Pháp Chống Nóng Cho Trần Nhà Ở Đơn Giản
Giải pháp chống nóng cho trần, tường nhà được rất nhiều chủ nhà quan tâm khi xây dựng. Vì Việt Nam chịu ảnh hưởng dưới khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm nên mùa hè trở thành cơn ác mộng với những căn nhà sử dụng mái tôn hoặc không có tầng cách nhiệt. Trần nhà chống nóng là một trong những giải pháp hữu ích vừa giảm nhiệt độ trong nhà, vừa tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
1. Lợi ích của giải pháp chống nóng cho trần nhà
Hằng năm, nhiệt độ vào mùa hè ở nước ta lên đến 35 – 39 độ C. Lúc này, nhiệt độ của mái nhà sẽ tăng cao có thể lên đến 55 – 60 độ C. Đối với mái ngói nhiệt độ tăng lên 42 – 48 độ C. Và đối với tường nhà sẽ ở mức 42 – 45 độ C. Những nhiệt lượng này sẽ đi thẳng vào trong nhà và tạo không khí hơi nóng cho căn nhà. Làm thế nào để giảm bức xạ nhiệt lên máy nhà ngoài việc sử dụng các thiết bị điện? Giải pháp chống nóng cho trần nhà là một trong những giải pháp được chủ nhà ứng dụng rộng rãi và mang lại những lợi ích sau đây:
Giúp giảm nhiệt độ trong nhà mà không cần dùng đến các thiết bị điện, mát mẻ tự nhiên. Bạn hoàn toàn thoải mái quay về nhà để nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ từ các thiết bị giảm như: máy quạt, máy điều hòa nhiệt độ,… Từ đó, chi phí điện trong gia đình sẽ giảm đi đáng kể.
Khi chịu một lượng nhiệt cao thường xuyên, các kết cấu bên trong công trình sẽ bị giảm tuổi thọ.
Một số giải pháp chống nóng cho trần nhà đơn giản từ thực tiễn
– Sử dụng phòng có 2 cửa sổ ở vị trí đối diện nhau. Khi có 2 cửa sổ này, luồng khí mát sẽ được lưu thông quanh phòng nhờ đón gió và hút gió. Nhà có diện tích lớn cần có cửa số lớn hơn để đảm bảo lượng gió mát đủ vào phòng.
– Không nên đóng cửa số cả ngày. Bạn chỉ hạn chế đóng khi nền nhiệt ngoài trời cao vào trưa và chiều. Buổi sáng sớm và tối, bạn nên mở cửa đón gió mát mẻ.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tốn nhiều điện năng. Hãy sử dụng một cách hợp lý quạt, bếp điện, điều hòa…
– Trồng nhiều cây xanh giúp tường và trần nhà chống nóng tốt và mát mẻ hơn. Đặc biệt, nếu nhà bạn không có không gian để trồng cây lớn, bạn có thể trồng cây thân leo (dây leo) tường.
– Sơn gam màu sáng, không hấp thụ nhiệt. Điển hình như trắng, xanh da trời nhạt, vàng nhạt để hạn chế nhiệt đổ vào nhà.
– Giải pháp chống nóng từ trần, tường như làm la phông cách nhiệt, vách ngăn cách nhiệt từ vật liệu tốt.
2. La phông nhựa có phải là giải pháp chống nóng cho nhà hiệu quả?
Nhắc đến trần chống nóng, la phông nhựa là một trong những giải pháp được chủ nhà, chủ đầu tư ưa chuộng. Đặc tính nổi bật nhất của trần nhựa là chống nước tốt, khó thấm nước, chống nóng, có thể khắc phục được những khó khăn mà thời tiết gây ra. Nhưng chúng không có khả năng cản được các bức xạ nhiệt từ bên ngoài nên làm giảm ít sự nóng bức cho không gian bên trong nhà.
Trần nhựa có khả năng chống nóng tốt nhưng độ bền màu kém, dễ phai màu sau thời gian sử dụng
Bởi cấu tạo được làm từ nhựa nên giải pháp này có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nhược điểm lớn nhất của trần nhựa là độ bền màu kém. Sau khi sử dụng một thời gian, màu sắc của la phông bị phai đi, giảm đi tính thẩm mỹ ban đầu. Do đó, trên thị trường còn có những giải pháp chống nóng từ trần – tường Vĩnh Tường khắc phục được những nhược điểm của vật liệu truyền thống và trần nhựa.
Hệ trần thạch cao cách nhiệt
Hệ vách ngăn cách nhiệt làm từ thạch cao được lắp đặt bởi hệ khung Vĩnh Tường ALPHA™. Sản phẩm kết hợp tấm thạch cao Gyproc® 9mm. Bên trong có lớp bông thủy tinh 12kg/m3 cho khả năng cách nhiệt hiệu quả, tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, hệ thống này sẽ giải quyết vấn đề cách nhiệt cho lớp vỏ bao che công trình mà nhiều loại vật liệu khác không thể đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong gia đình mình.
Giải pháp từ hệ vách chống nóng Vĩnh Tường
Không riêng trần nhà, giải pháp chống nóng từ vách ngăn nhà cũng tác động một phần không nhỏ đến nhiệt độ không nhà. Ngoài việc sử dụng trần chống nóng, chủ nhà, chủ đầu tư có thể chọn cho mình giải pháp hệ vách chống nóng Vĩnh Tường. Hệ thống này có thể sử dụng thêm một vách ngăn cách nhiệt cộng thêm có cấu tạo gồm:
Hệ khung vách V-Wall của Vĩnh Tường
1 lớp bông thủy tinh có bạc dày 50mm
1 lớp tấm thạch cao tiêu chuẩn dày từ 9mm đến 15mm
Nhờ tính ổn định, bền vững, thời gian sử dụng hơn lên đến 50 năm, an toàn và thân thiện với môi trường… nên các sản phẩm được sử dụng trong gói giải pháp này trở thành sự lựa chọn hàng đầu của chủ nhà, chủ đầu tư và các kiến trúc sư. Sử dụng vách ngăn Vĩnh Tường để không gian nhà bạn luôn ở mức tinh tế và đặc biệt sang trọng.
Hệ trần thả cách nhiệt DURADECOR
Đối với các công trình sử dụng trần nổi, hệ trần thả cách nhiệt DURADECOR trở thành giải pháp chống nóng được ưa chuộng nhất với cấu tạo gồm:
Hệ khung xương trần nổi Vĩnh Tường TopLINE Plus/ FineLINE Plus
Tấm trang trí Vĩnh Tường DURADECOR trên nền tấm thạch cao Gyproc. Hoặc trên nền tấm xi măng DURAflex. (thợ thi công thường gọi là tấm cemboard hay tấm xi măng cemboard Vĩnh Tường)
1 lớp bông thủy tinh có bạc dày 50mm. Tỷ trọng 24kg/m3. Hoặc1 lớp tấm cách nhiệt thông dụng giúp tăng khả năng cách nhiệt là giải pháp chống nóng tối ưu.
Không gian sang trọng, thoáng đãng với trần thả 2-Tech đẹp – mát – bền màu
Điểm đặc biệt của hệ trần thả cách nhiêt DURADECOR độ bền màu cao, mang lại không gian mát mẻ nhờ lớp bạc được phủ dưới lưng tấm. Không chỉ vậy, tấm trần thả có đa dạng mẫu mã với nhiều bộ sưu tập nổi bật. Điển hình như: bộ sưu tập ánh kim, 2-Tech, Tuổi Thơ,… với hoa văn sắc nét, giúp bừng sáng cả không gian nhà bạn. Đồng thời, đây là giải pháp bền màu, an toàn cho sức khỏe gia đình thay cho các loại trần nhựa trên thị trường.
Để tham khảo thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về giải pháp chống nóng cho tường và trần nhàVĩnh Tường, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Chống Thấm Trần Nhà Bê Tông Đơn Giãn Hiệu Quả Cao trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!