Bạn đang xem bài viết 6 Bước Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Marketing được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
6 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi công ty. Việc làm này giúp doanh nghiệp biết được vị trí hiện tại của mình và đối thủ trên thị trường. Từ đó, có cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp.
“Mặt trận” marketing giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thực sự khốc liệt. Tạo dựng, mở rộng và duy trì thị trường cho sản phẩm, dịch vụ là một điều không hề dễ dàng với bất kỳ công ty nào.
1. Phân loại đối thủ cạnh tranh trong marketing
Để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing hiệu quả, trước tiên bạn cần nhận dạng và thực hiện phân loại đối thủ.
1.1. Các cấp độ cạnh tranh
Cạnh tranh nhu cầu:
Khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ mua các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Các công ty đối thủ cạnh tranh nhu cầu là các công ty cùng phục vụ, nỗ lực đáp ứng nhu cầu một nhóm khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ví dụ: Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, khách hàng có thể lựa chọn di chuyển bằng taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay…
Cạnh tranh công dụng: Các công ty có thể không sản xuất, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau nhưng sản phẩm, dịch vụ của họ có thể thay thế cho nhau về mặt công dụng. Sự cạnh tranh này có thể xem như cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau. Có 2 loại cạnh tranh công dụng phổ biến hiện nay.
Một là cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu cho khách hàng.
Hai là cạnh tranh giữa những sản phẩm mới được tạo ra từ tiến bộ công nghệ có khả năng thay thế công dụng của các sản phẩm đang được khách hàng dùng hiện nay.
Ví dụ: Các nhà sản xuất cây nước nóng lạnh, ấm đun siêu tốc là các đối thủ cạnh tranh với nhau về công dụng.
Cạnh tranh trong ngành:
Là cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành hàng hoặc cạnh tranh trong cùng một chủng loại hàng hóa. Hình thức cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành thường thấy như cải tiến sản phẩm, giảm giá bán, khuyến mại, gia tăng kênh phân phối, truyền thông… .
Ví dụ: Coca Cola và Pepsi là 2 ông lớn trong ngành đồ uống giải khát đã cạnh tranh quyết liệt với nhau trong nhiều năm qua.
Cạnh tranh thương hiệu:
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau cho cùng một loại khách hàng và sử dụng cùng một chiến lược marketing. Các đối thủ cạnh tranh thương hiệu có chung một đối tượng khách hàng, chung một giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng, chung một sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ là những thương hiệu khách hàng sẽ cân nhắc để lựa chọn đáp ứng nhu cầu của mình.
Ví dụ: Honda, Suzuki, Yamaha là các công ty sản xuất xe máy cạnh tranh thương hiệu với nhau.
Sự cạnh tranh trong marketing giữa các công ty đối thủ khá khốc liệt
1.2. Các lực lượng cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau cho chung một đối tượng khách hàng mục tiêu.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các công ty không cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau nhưng có thể đáp ứng, giải quyết cùng một vấn đề, nhu cầu cho khách hàng mục tiêu.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty chưa gia nhập thị trường hoặc mới gia nhập thị trường, chưa cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành hàng, tới thị trường, cạnh tranh với công ty của bạn trong tương lai.
2. Nhận dạng chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã thực hiện phân loại, việc tiếp theo bạn cần làm khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing là nhận dạng chiến lược của đối thủ.
Đối thủ cạnh tranh trong marketing của bạn có thể có nhiều hoạt động cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên về mặt tổng thể, chúng ta có thể nhận dạng thành 4 chiến lược như sau:
2.1. Thâm nhập thị trường – Sản phẩm hiện có, thị trường hiện tại
Với chiến lược thâm nhập thị trường, đối thủ của bạn sẽ tập trung bán nhiều sản phẩm hơn, cung cấp dịch vụ tới nhiều khách hàng hơn trong tập khách hàng hiện tại. Để làm được điều này, đối thủ cần gia tăng sự tin tưởng, trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của họ.
Ví dụ như đối thủ tiến hành cải tiến, cập nhật tính năng sản phẩm; gia tăng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng… Khách hàng hài lòng và sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại.
Hàng năm bạn vẫn thấy Samsung hay Apple định kỳ ra mắt các mẫu di động mới. Các mẫu di động mới được cập nhật thêm nhiều tính năng, thiết kế mới và đều thu hút khách hàng của các hãng sản xuất điện thoại này.
Các mẫu di động của Apple và Samsung thường được so sánh với nhau
2.2. Phát triển thị trường – Sản phẩm hiện có, thị trường mới
Với chiến lược phát triển thị trường, đối thủ của bạn sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đã có tới thị trường mới. Thị trường mới ở đây có thể là:
Khu vực mới, quốc gia mới. Ví dụ như vải thiều Việt Nam xuất khẩu ra thị trường châu Âu.
Đối tượng khách hàng mới. Ví dụ như máy tính bảng do công ty đối thủ sản xuất trước đây hướng tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Thời gian tới, đối thủ hướng tới đối tượng khách hàng mới là sinh viên đại học.
Điều quan trọng của chiến lược phát triển thị trường là bạn cần xác định rõ thị trường mới có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Mặt khác, bạn cũng cần xác định năng lực công ty của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường mới hay không.
2.3. Phát triển sản phẩm – Sản phẩm mới, thị trường hiện tại
Với chiến lược phát triển sản phẩm, đối thủ của bạn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc dạng biến thể, cải tiến mới để bán cho khách hàng hiện tại của bạn.
Ví dụ như trước đây các cây nước nóng lạnh áp dụng công nghệ chip điện tử cũ chỉ có khả năng cung cấp nước ở ngưỡng nhiệt nóng, lạnh không sâu.
Hiện nay, các cây nước nóng lạnh áp dụng công nghệ Block có thể giúp cung cấp nước ở ngưỡng nhiệt sâu. Nước nóng ở mức 85 – 95 độ C. Nước lạnh ở mức 6 – 12 độ C. Ở ví dụ này, thị trường khách hàng mục tiêu không thay đổi nhưng các nhà sản xuất đã tiến hành phát triển sản phẩm áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh.
2.4. Đa dạng hóa – Sản phẩm mới, thị trường mới
Với chiến lược đa dạng hóa, đối thủ của bạn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới để cung cấp cho các khách hàng, thị trường mới. Đây là chiến lược cạnh tranh có độ rủi ro cao và thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã có nền tảng, nguồn lực lớn.
Ví dụ như VinGroup với nguồn lực tài chính mạnh mẽ có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để cung cấp cho các nhóm đối tượng khách hàng mới. Họ đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình và trở thành tập đoàn đa ngành nghề từ y tế, giáo dục, bán lẻ tới công nghệ thông tin, sản xuất ô tô…
3. Xác định mục tiêu của đối thủ
Xác định mục tiêu của đối thủ là việc bạn cần làm tiếp theo khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
3.1. Cách xác định mục tiêu của đối thủ
Để xác định được mục tiêu của đối thủ bạn cần đưa ra các giả thuyết để dự báo mục tiêu, dự báo chiến lược mà các đối thủ cạnh tranh áp dụng với từng mục tiêu.
Đồng thời, bạn cũng cần xuất phát từ những dữ liệu có khả năng quan sát được từ đối thủ để dự báo các mục tiêu của họ. Những thông tin quan trọng có thể là lịch sử hình thành và phát triển của đối thủ, thực trạng kinh doanh hiện có, năng lực của ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng, cơ cấu tổ chức và gánh nặng cơ cấu tổ chức, khả năng phát triển, vươn ra thị trường…
Bạn có thể hình dung cách xác định mục tiêu của đối thủ cũng như khi chúng ta chơi cờ với đối thủ vậy. Trên cơ sở các nước đi cũ của đối thủ, trên cơ sở các giả thuyết, dự báo nước đi tiếp theo, chúng ta có thể lường trước, xác định được mục tiêu của đối thủ.
Hình dung cách xác định mục tiêu của đối thủ như khi chơi cờ
3.2. Các câu hỏi nhà quản trị marketing cần trả lời
Đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm điều gì trên thị trường?
Đối thủ đang nhằm vào những mục tiêu nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động tới hành vi của đối thủ cạnh tranh?
Đối thủ muốn đạt tới vị thế nào trong tương lai?
Đối thủ muốn kinh doanh một cách hòa bình hay sử dụng chiến lược hung hăng nhằm loại các doanh nghiệp khác ra khỏi thương trường?
4. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ
Điểm mạnh, điểm yếu là hai yếu tố quan trọng trong nội lực phát triển của đối thủ. Việc đánh giá được chính xác điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ sẽ giúp nhà quản trị marketing dự báo được nguồn lực và khả năng thực hiện mục tiêu của đối thủ.
Từ việc xem xét này, nhà quản trị sẽ có cái nhìn soi chiếu để nhìn nhận, khắc phục được điểm yếu của chính doanh nghiệp mình.
4.1. Các thông tin cần thu thập
Để xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, bạn cần thu thập các thông tin về:
Tình hình kinh doanh của đối thủ như thị phần, doanh thu, lượng bán, mức lãi, tỷ suất ROI… .
Tình hình sản xuất của đối thủ như tồn kho, chi phí sản xuất, đầu tư và dự trữ…
Tình hình tiếp thị của đối thủ như quảng bá sản phẩm, chính sách giá, phân phối, truyền thông…
Thông tin thu thập được về đối thủ cạnh tranh trong marketing càng chi tiết, chính xác thì bạn càng dễ dàng xác định được điểm mạnh, yếu của đối thủ
4.2. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh điểm mạnh điểm yếu của đối thủ
Có 3 chỉ tiêu cơ bản phản ánh tương đối chính xác điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Đó là:
Thị phần là phần thị trường mà đối thủ nắm giữa hay phần khối lượng bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
Trí phần là thị phần về lý trí của khách hàng. Tỷ lệ khách hàng nêu tên đối thủ cạnh tranh khi trả lời câu hỏi: hãy nêu tên công ty đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến ngành hàng.
Tâm phần là thị phần về tình cảm hay trái tim của khách hàng. Tỷ lệ khách hàng nêu tên đối thủ khi trả lời câu hỏi: hãy nêu tên công ty, thương hiệu mà bạn muốn mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ.
4.3. 5 nhóm vấn đề cần đánh giá
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing, bạn cần đánh giá được 5 nhóm vấn đề chính.
Khả năng của đối thủ cạnh tranh trong nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới.
Khả năng của từng đối thủ cạnh tranh trong sản xuất và phân phối dịch vụ cho khách hàng.
Khả năng thâm nhập thị trường. Ví dụ như họ có kênh phân phối trên thị trường chưa? Họ đã có chiến lược tiếp thị hiệu quả như thế nào?
Khả năng về tài chính.
Khả năng về quản lý.
Để đánh giá được toàn diện các khía cạnh của đối thủ, bạn rất cần các thông tin tổng hợp chính xác, nhanh chóng về họ. Bạn có thể xem xét sử dụng báo cáo của CRIF D&B Việt Nam. Hiện CRIF D&B Việt Nam cung cấp 2 dạng giải pháp thông minh là D&B Hoovers và BIR.
D&B Hoovers là công cụ tìm kiếm dữ liệu KH giúp bạn tổng hợp thông tin cơ bản về các đối thủ trên thị trường.
Báo cáo BIR giúp bạn có các thông tin chi tiết hơn về đối thủ cạnh tranh trong quá trình phân tích đối thủ và đưa ra chiến lược cho công ty mình. Các thông tin chi tiết từ BIR có thể kể đến như tình hình tài chính, quy mô, lịch sử hình thành… giúp bạn hiểu rõ hơn các khía cạnh về đối thủ cạnh tranh.
5. Đánh giá các phản ứng của đối thủ cạnh tranh
Dựa trên các thông tin thu thập được từ đối thủ, bạn nên tiến hành đánh giá các phản ứng của đối thủ và đưa ra các cách ứng phó cho doanh nghiệp của mình. Khi bạn đánh giá, lường trước được các phản ứng của đối thủ, bạn sẽ tạo ra được đối sách ứng phó, tạo được lợi thế cạnh tranh cho công ty của mình.
Chúng ta có thể phân chia phản ứng của đối thủ cạnh tranh thành 5 loại như sau:
TT
Loại phản ứng
Diễn giải loại phản ứng
Cách ứng phó
1
Điềm tĩnh
Đối thủ không có phản ứng nhanh, mạnh trước các hoạt động cạnh tranh. Đối thủ điềm tĩnh có thể là do:
Tin tưởng lòng trung thành của khách hàng
Không phát hiện ra chiến lược cạnh tranh của đối thủ
Không đủ khả năng phản ứng trước chiến lược cạnh tranh của đối thủ
Chưa có ý tưởng về chiến lược ứng phó mới nên chưa vội phản ứng
Bạn nên xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân họ điềm tĩnh, phản ứng chậm chap để thiết lập được chiến lược ứng phó hiệu quả, không gây tốn kém, lãng phí.
2
Thờ ơ
Đối thủ không có phản ứng trước tất cả các hoạt động cạnh tranh của đối thủ.
Họ cho rằng hoạt động cạnh tranh của các đối thủ là không đáng quan tâm, không nguy hiểm, ảnh hưởng đến họ.
Bạn có thể cạnh tranh và tập trung vào các điểm yếu của đối thủ và dần thay thế, chiếm thị phần của họ.
3
Kén chọn
Đối thủ chỉ phản ứng với những kiểu tấn công, cạnh tranh nhất định. Còn với các thay đổi, cạnh tranh họ không quan tâm, họ sẽ không có phản ứng.
Ví dụ: Apple không cạnh tranh về giá bán ra các sản phẩm IPhone. Khi các đối thủ cạnh tranh giảm giá sản phẩm, họ có thể không cần đưa ra phản ứng nào. Nhưng họ coi chất lượng sản phẩm và khả năng đưa ra thị trường sản phẩm mới là cơ sở thành công của họ.
Khi đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản phẩm mới, họ sẽ phản ứng bằng cách cải tiến và ra mắt sản phẩm có độ hoàn thiện cao để cạnh tranh với đối thủ.
Bạn nên hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ. Nếu bạn và đối thủ có chung một chiến lược cạnh tranh về giá bán sản phẩm chẳng hạn thì bạn có thể mở thêm một “mặt trận” mới là gia tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng để tăng tính cạnh tranh.
4
Hung dữ
Đối thủ phản ứng mau lẹ, quyết liệt với mọi cuộc tấn công của đối thủ khi xâm nhập thị trường của họ.
Họ thường là những công ty mạnh và luôn tìm cách bành trướng, chiếm lĩnh thị trường thay vì bị xâm lược.
Họ thường chủ động phòng thủ và tấn công đối thủ mãnh liệt.
Bạn hãy tìm cách thâm nhập thị trường của đối thủ một cách khôn ngoan, ít tốn kém nguồn lực nhất.
5
Khôn ngoan
Đối thủ có những phản ứng khó lường trước được trước sự cạnh tranh. Họ có khả năng dự đoán, phản ứng nhanh nhạy, nắm bắt được các chiến lược của đối thủ.
Các đối thủ khôn ngoan thường có những chiến lược bất ngờ, thu hút được đa số sự chú ý của khách hàng nhưng đôi khi các doanh nghiệp khác lại thờ ơ.
Ngược lại, họ có khả năng vô hiệu hóa chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan có cách phản ứng, chống lại sự cạnh tranh hợp lý. Bạn nên xem xét học hỏi, tham khảo cách làm của họ và áp dụng có chọn lọc phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan thường có những chiến lược bất ngờ
6. Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
Phân loại đối thủ, nhận dạng chiến lược, xác định mục tiêu, xác định điểm mạnh, yếu, đánh giá các phản ứng của đối thủ xong, chúng ta cần lập thành báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
Một bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác, nhanh chóng về đối thủ. Cụ thể, một báo cáo nên bao gồm các đầu mục như sau:
Tổng quan về đối thủ cạnh tranh.
Thông tin về thị trường và ngành.
So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ.
Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing, bạn có thể liên hệ CRIF D&B Việt Nam. Các chuyên gia của CRIF D&B Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
9 Vai Trò Của Marketing Trong Doanh Nghiệp Để Phát Triển Và Cạnh Tranh Bền Vững
Cách bạn marketing doanh nghiệp của bạn sẽ xác định xem doanh nghiệp có thành công hay không. Marketing là một công cụ được sử dụng để tạo ra và duy trì nhu cầu, mức độ phù hợp, danh tiếng, cạnh tranh và hơn thế nữa. Nếu không có nó, doanh nghiệp của bạn có khả năng đóng cửa do không có doanh thu. Vậy vai trò của marketing trong doanh nghiệp là gì?
1. Marketing là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng
Điều quan trọng là doanh nghiệp của bạn phải thu hút khách hàng của mình. Marketing là một công cụ để duy trì cuộc trò chuyện.
Hãy cho khách hàng của bạn biết những gì họ không biết. Hãy để nó thú vị và đáng để họ dành thời gian.
Mạng xã hội là một trong những nền tảng tốt nhất mà bạn có thể thu hút khách hàng của mình. Một số tổ chức sử dụng video ngắn và các thủ thuật hài hước khác để thu hút cơ sở khách hàng của họ.
Bằng cách thu hút khách hàng của bạn, marketing mang lại cho họ cảm giác thân thuộc.
2. Marketing giúp xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty
Sự phát triển và tuổi thọ của doanh nghiệp có tương quan thuận với danh tiếng của doanh nghiệp bạn. Vai trò của marketing trong doanh nghiệp càng được khẳng định khi làm nên danh tiếng cho công ty. Do đó, thật công bằng khi nói danh tiếng của bạn quyết định giá trị thương hiệu của bạn.
Phần lớn các hoạt động marketing đều hướng tới việc xây dựng giá trị thương hiệu của công ty.
Danh tiếng của doanh nghiệp bạn được xây dựng khi nó đáp ứng hiệu quả sự mong đợi của khách hàng. Một doanh nghiệp như vậy được coi là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng. Khách hàng trở nên tự hào khi được kết hợp với sản phẩm của bạn.
Các nhà marketing sử dụng các chiến lược truyền thông, xây dựng thương hiệu, PR và CSR hiệu quả để đảm bảo rằng danh tiếng của doanh nghiệp được duy trì.
3. Marketing giúp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tin cậy và thấu hiểu với khách hàng. Marketing thiết lập mối quan hệ này như thế nào?
Các phân đoạn nghiên cứu marketing nên dựa trên nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi của người tiêu dùng .
Việc phân khúc giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó có được lòng tin của họ. Nhóm sản phẩm đảm bảo doanh nghiệp cung cấp những gì đã hứa vào đúng thời điểm. Điều này làm cho khách hàng trung thành với thương hiệu.
Khách hàng trung thành sẽ có niềm tin để mua nhiều sản phẩm hơn từ bạn. Sự tin tưởng và thấu hiểu giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp cho các hoạt động thương mại của bạn có kết quả hơn.
4. Marketing là một kênh truyền thông được sử dụng để thông báo cho khách hàng
Marketing thông báo cho khách hàng của bạn về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho họ.
Thông qua marketing, khách hàng biết về giá trị của sản phẩm, cách sử dụng và thông tin bổ sung có thể hữu ích cho khách hàng. Nó tạo ra nhận thức về thương hiệu và làm cho doanh nghiệp nổi bật.
Có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và bạn cần phải có tiếng nói thường xuyên để thuyết phục khách hàng. Thông báo cho khách hàng của bạn về chiết khấu và các thủ thuật cạnh tranh khác mà bạn định sử dụng.
Thông qua truyền thông, marketing giúp doanh nghiệp của bạn trở thành người dẫn đầu thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh.
5. Marketing giúp tăng doanh số bán hàng
Marketing sử dụng các cách khác nhau để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Khách hàng có thể muốn dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và điều này sẽ dẫn đến quyết định mua hàng.
Khi khách hàng hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ trở thành đại sứ thương hiệu của bạn mà bạn không hề hay biết. Họ sẽ lan truyền tin tức và doanh số bán hàng của bạn sẽ bắt đầu tăng lên.
Đảm bảo bạn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao để bổ sung cho các nỗ lực marketing của mình.
6. Hỗ trợ marketing trong việc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp của bạn
Mọi nhà marketing đều hiểu nhu cầu của việc nhắm mục tiêu đúng đối tượng. Tuy nhiên, bạn phải có nội dung phù hợp để chia sẻ với những khán giả như vậy. Xây dựng chiến lược kinh doanh của bạn có thể giúp bạn thiết lập thông điệp kinh doanh nào sẽ thuyết phục đối tượng mục tiêu.
Tại thời điểm này, bạn phải kiểm tra các thông báo khác nhau và xem những gì hoạt động. Khi bạn đã thử nghiệm các nhóm thông điệp khác nhau trên đối tượng mục tiêu, bạn sẽ tìm thấy cơ sở khả thi cho các nỗ lực marketing của mình.
Nó hoạt động như một thước đo và cung cấp cái nhìn sâu sắc cần thiết để giúp bạn tránh phỏng đoán.
Mọi nhà marketing đều hiểu nhu cầu của việc phá vỡ quan điểm của người tiêu dùng tiềm năng về các sản phẩm khác. Nhưng đừng mắc sai lầm khi coi thường cơ hội này.
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng họ sẽ luôn là thương hiệu yêu thích của khách hàng vì cho đến nay khách hàng chưa bao giờ phàn nàn. Đây là suy nghĩ sai lầm. Bạn cần phải tìm cách để luôn ở trong tâm trí khách hàng.
Mọi mối quan hệ đều cần được duy trì. Marketing giúp doanh nghiệp của bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng cách khiến bạn duy trì sự phù hợp.
Đừng tập trung vào việc thu hút khách hàng mới trước khi giải quyết nhu cầu giữ lại những khách hàng hiện tại.
8. Marketing tạo ra các tùy chọn doanh thu
Trong giai đoạn khởi động, các lựa chọn của bạn rất thưa thớt vì bạn hầu như không có tiền. Điều này giới hạn các lựa chọn của bạn.
Khi các chiến lược marketing của bạn tạo ra nhiều khách hàng và cơ hội doanh thu hơn, bạn sẽ bắt đầu có các tùy chọn. Có các tùy chọn có thể so sánh với việc có một rương chiến tốt đẹp.
Có các lựa chọn sẽ cung cấp cho bạn sự can đảm cần thiết để thâm nhập thị trường mới. Bạn sẽ có quyền tự do để bắt đầu bỏ qua những khách hàng quá đòi hỏi sự tỉnh táo và hạnh phúc của bạn.
Nếu không có marketing, bạn sẽ buộc phải tiếp tục làm việc với những khách hàng mà bạn đã phát triển nhanh hơn và đang trả tiền cho bạn.
9. Marketing giúp nhóm quản lý đưa ra các quyết định được thông báo
Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những vấn đề như sản xuất cái gì, khi nào, cho ai và sản xuất bao nhiêu. Một quy trình phức tạp và tẻ nhạt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bạn. Kết quả là, các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các cơ chế marketing để đưa ra các quyết định này.
Tại sao bạn nên dựa vào cơ chế marketing? Các cơ chế này đóng vai trò là mối liên kết đáng tin cậy giữa doanh nghiệp của bạn và xã hội. Họ nuôi dưỡng tâm trí của mọi người, giáo dục công chúng và thuyết phục họ mua.
Tổng Kho Phân Phối Máy Dán Cạnh 6 Chức Năng
15:16 12/09/2019
CÔNG TY TNHH BABYLON VIỆT NAM UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0932225678 – 0972226336
Địa chỉ: Số 6, Ngách 121, Ngõ Thái Thịnh 1, Phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
CHI TIẾT MÁY DÁN CẠNH TỰ ĐỘNG 6 CHỨC NĂNG
Máy dán cạnh 6 chức năng là loại máy chế biến gỗ được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện tại tại các nước trên thế giới như: Nga, Đài Loan… và máy hoạt động theo thông số cài đặt cho trước một cách tự động, máy thường được chế tạo từ thép và gang chất lượng cao và được lắp ráp trực tiếp từ nhà máy và nhập nguyên chiếc về Việt Nam.
Công dụng chính là dán nẹp gỗ che phủ phần cạnh bị lộ ra sau khi gia công các loại ván nhân tạo: ván MDF, ván Ép; ván dăm (particle board)… giúp làm tăng tính thẩm mỹ cũng như tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Máy dán cạnh chia làm 3 loại: dán cạnh tự động, bán tự động và dán tay, có thể dán cạnh thẳng hoặc dán cạnh cong tùy theo từng loại máy.
Thông số kỹ thuật máy dán cạnh tự động 6 chức năng
Chiều dài ván tối thiểu : 100mm
Chiều rộng ván nhỏ nhất : 50mm
Chiều dày ván : 10-60mm
Chiều rộng nẹp dán : 12-65mm
Chiều dày nẹp dán : 0,4-3mm
Tốc độ đưa phôi : 10-23m/phút
Tổng công suất : 10.23 KW
Áp suất khí nén : 0,8Mpa
Kích thước máy : 4575-850-1580mm
Trọng lượng : 2100kg
Máy có thể tùy chỉnh sử dụng nguồn điện 220v/50Hz theo nhu cầu của khách hàng
Màn hình điều khiển có thể thay đổi từ màn hình nút bấm truyền thống sang màn hình cảm ứng LCD ( Tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng)
CHỨC NĂNG CỦA MÁY DÁN CẠNH 6 CHỨC NĂNG
Máy dán cạnh 6 chức năng hay còn gọi là máy dán cạnh tự động 6 chức năng là một trong những chiếc máy khá phổ biến trong thị trường nội thất và sản xuất gỗ hiện nay. Trong đó, máy dán cạnh tự động với nhiều chức năng là niềm mơ ước của không ít xưởng nội thất. Các chức năng đó là:
– Lăn keo
– Cắt đầu đuôi
– Bo thô
– Bo tịnh
– Bo trên dưới:
– Đánh bóng: Để làm sạch phần chỉ dán giúp cho bề mặt của cạnh ván được mịn hơn, bóng hơn.
TẠI SAO MÁY DÁN CẠNH 6 CHỨC NĂNG NGÀY CÀNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG
Trong ngành gỗ và nội thất hiện nay, độ tinh xảo của sản phẩm ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết nhờ máy dán cạnh. Các khâu thủ công cần sự khéo léo, tỉ mỉ, dần được thay thế bằng máy móc hiện đại. Hình ảnh lao động đứng trét keo, dán chỉ dần thay thế bằng các máy dán cạnh tự động hơn bởi các tính năng vượt trội của máy. Không ai có thể phủ nhận độ hữu dụng của máy bởi:
– Dán chỉ mịn, đều đẹp, tiết kiệm lượng lớn keo và chỉ.
TẠI SAO NÊN MUA MÁY DÁN CẠNH TỰ ĐỘNG 6 CHỨC NĂNG TẠI BABYLON
– Máy được bảo hành trong 12 tháng.
– Trong thời gian sự dụng sẽ được bảo hành miễn phí.
– Có mặt sửa chữa trong thời gian 24 – 48 tiếng.
– Sẵn sàng thu hồi lại máy nếu máy không hoạt động.
– Được tư vấn những trường hợp cần tránh để không ảnh hưởng đến hiệu quả của máy.
Babylon cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm máy dán cạnh 6 chức năng, máy chế biến gỗ, máy cưa bàn trượt, máy CNC… có chất lượng và hoàn hảo nhất để Quý khách yên tâm sử dụng. Giảm tối đa lao động đứng máy cũng như đòi hỏi thạo tay nghề, ngoài ra việc thao tác vận hành dễ dàng thực hiện và bảo trì tiện lợi.
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY TNHH BABYLON VIỆT NAM UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0932225678 – 0972226336
Địa chỉ: Số 6, Ngách 121, Ngõ Thái Thịnh 1, Phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Nếu quí khách có nhu cầu sự dụng máy dán cạnh 6 chức năng hoặc có thắc mắc xin vui lòng liên hệ, được phục vụ quí khách là niềm vinh dự của chúng tôi.
Năng Lực Cạnh Tranh Và Các Chiến Lược Tăng Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
Techniques for Analyzing Industries and Competitors – Chiến lược tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi không chỉ lý thuyết, cách giảng dạy mà còn ảnh hưởng lớn đến cách các công ty thực hành chiến lược cạnh tranh của mình.
Hàng triệu nhà quản lý, tư vấn, học giả trên khắp thế giới đã sử dụng những ý tưởng của cuốn sách và áp dụng chúng trong việc đánh giá ngành, tìm hiểu các đối thủ và lựa chọn những chiến lược cạnh tranh.
Cho đến thời điểm hiện nay, cuốn sách đã được xuất bản hơn 60 lần bằng tiếng Anh, và được dịch ra 19 ngôn ngữ khác. Tác giả Michael E.Porter là Giáo sư khoa học Quản trị kinh doanh trường Kinh doanh Harvard. Ông là tác giả hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh. Ngoài việc giảng dạy và nghiên cứu, Porter còn tư vấn cho một số chính phủ và nhiều tập đoàn về chiến lược cạnh tranh.
Tình hình cạnh tranh trong một ngành – gồm một nhóm công ty sản xuất những sản phẩm giống nhau hay thay thế cho nhau một cách dễ dàng – phụ thuộc vào 5 yếu tố cơ bản. Sức mạnh của 5 lực cạnh tranh này sẽ quyết định lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong ngành:
1. Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường
Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh, và thường làm giảm lợi nhuận ngành. Mối nguy cơ có đối thủ gia nhập mới trong một ngành phụ thuộc vào hàng rào chống gia nhập, cùng với những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được – từ những công ty hiện hữu. Có 6 hàng rào chống gia nhập chính: Lợi thế nhờ quy mô kinh tế, những sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, sự tiếp cận các kênh phân phối. Nếu hàng rào chống gia nhập lớn, và các công ty trong ngành phản ứng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.
2. Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành
3. Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế
Tất cả các công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế – với mức giá cạnh tranh tốt – sẽ hạn chế tiềm năng lợi nhuận của các công ty trong ngành.
4. Quyền lực mặc cả của khách hàng
Khách hàng cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao, và đưa các công ty vào thế cạnh tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranh mạnh khi: mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm mua từ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mua của khách, sản phẩm không có sự khác biệt, chi phí chuyển đổi qua người bán khác thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, khách hàng có tiềm năng tích hợp ngược (mua lại nhà cung cấp), khách hàng có đủ thông tin. Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng cách lựa chọn nhóm khách hàng.
5. Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép tăng giá, hay giảm chất lượng, dịch vụ sản phẩm. Các nhà cung cấp mạnh có thể vắt kiệt lợi nhuận của các công ty trong ngành. Các công ty có thể thay đổi quyền lực cạnh tranh của các nhà cung cấp bằng cách đe doạ tích hợp ngược, xoá bỏ chi phí chuyển đổi và những chiến lược khác.
Cường độ cạnh tranh trong một ngành là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: Quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm, sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao. Tuỳ ngành, cường độ cạnh tranh từ 5 yếu tố trên có thể rất thấp, thấp, cao, hay rất cao.
3 chiến lược giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ
1. Chiến lược tổng chi phí thấp: Chiến lược này nhằm đạt tổng chi phí thấp so với các đối thủ khác trong ngành thông qua tập hợp các chính sách.
Chiến lược chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng, nhà cung cấp mạnh, tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.
Để đạt được tổng chi phí thấp, doanh nghiệp có thị phần cao, và có những lợi thế khác như tiếp cận thuận lợi với nguồn nhiên liệu, thiết kế sản phẩm để chế tạo, dòng sản phẩm rộng để chia nhỏ chi phí, bán được sản phẩm cho các khách hàng lớn.
2. Chiến lược đặc trưng hoá khác biệt: Chiến lược này nhằm đạt được sự khác biệt so với các sản phẩm của các đối thủ trong ngành. Sự khác biệt này được xây dựng trên thương hiệu, sức mạnh dịch vụ, hệ thống phân phối… hoặc những điểm mạnh đặc trưng của công ty.
Chiến lược khác biệt hoá – nếu thực hiện thành công – là một chiến lược bền vững giúp công ty đối phó được với 5 yếu tố cạnh tranh một cách hiệu quả, và thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành.
3. Chiến lược tập trung: Chiến lược này tập trung vào phục vụ thật tốt một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như một nhóm khách hàng, một phân khúc sản phẩm, phân khúc thị trường, một vị trí địa lý cụ thể…
Chiến lược tập trung – khi thành công – cũng sẽ giúp công ty đạt được chi phí thấp, hoặc/và sự khác biệt hoá trong thị trường mục tiêu hẹp mà doanh nghiệp đã chọn.
Một doanh nghiệp không tạo được lợi thế cạnh tranh qua một trong những chiến lược trên sẽ không có mức lợi nhuận cao, và là một đối thủ cạnh tranh yếu trong ngành. Doanh nghiệp bị kẹt giữa các chiến lược này cần thực hiện một quyết định chiến lược cơ bản. Việc này cần thời gian và phải nỗ lực liên tục.
Những rủi ro khi thực hiện các chiến lược chiến lược cạnh tranh
Rủi ro của chiến lược tổng chi phí thấp: Thay đổi công nghệ làm vô hiệu hoá việc giảm chi phí hiện tại, các doanh nghiệp khác sao chép, không có khả năng nhìn thấy những sự thay đổi của thị trường vì quá tập trung vào chi phí, lạm phát làm mất đi ưu thế về khoản chi phí giảm.
Rủi ro của chiến lược đặc trưng hoá khác biệt: Chi phí để tạo sự khác biệt quá lớn và những sự khác biệt mà doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ không còn giá trị trong tương lai, sự bắt chước sao chép của đối thủ.
Rủi ro của chiến lược tập trung: Sự khác biệt về sản phẩm hay dịch vụ bị thu hẹp, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để phân tích một đối thủ cạnh tranh, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố: mục tiêu của đối thủ, vị thế cạnh tranh hiện tại của đối thủ, và đặc biệt là phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trong từng mặt sau:
Sản phẩm: Vị thế của sản phẩm, bề rộng và độ sâu của các dòng sản phẩm.
Hệ thống phân phối, bán hàng và marketing.
Sản xuất: Chi phí sản xuất, môi trường lao động, mức độ tích hợp theo chiều dọc…
Nghiên cứu và chế tạo: Khả năng nghiên cứu và phát triển nội bộ, khả năng tiếp cận những nghiên cứu bên ngoài.
Tổng chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Sức mạnh tài chính: Dòng tiền, khả năng vay nợ ngắn hạn và dài hạn, năng lực huy động vốn mới trong tương lai gần.
Tổ chức: Mục tiêu, giá trị cốt lõi, sự nhất quán giữa tổ chức và chiến lược.
Khả năng lãnh đạo của ban quản lý cấp cao: Chất lượng lãnh đạo của CEO và các quản lý cấp cao, khả năng điều phối, tính sáng tạo, linh hoạt, thích nghi của CEO và ban lãnh đạo.
Sự hỗ trợ của công ty mẹ: Khả năng hỗ trợ về mặt tài chính và các nguồn lực khác của công ty mẹ về những thay đổi của các đơn vị kinh doanh, khả năng luân chuyển cán bộ lãnh đạo.
Phân tích này nhằm giúp chúng ta trả lời những câu hỏi sau và đánh giá được nguy cơ cạnh tranh từ đối thủ:
Đối thủ có hài lòng với vị trí hiện tại trong ngành không?
Nếu bị đe doạ vị trí đang có, đối thủ có khả năng và sẽ thực hiện những hành động nào?
Điều gì sẽ kích động đối thủ có những quyết định, hành động trả đũa mạnh mẽ?
Đâu là những điểm yếu nhất của đối thủ?
Phân tích tín hiệu thị trường
Các hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cung cấp một chỉ báo trực tiếp hoặc gián tiếp về ý định, động cơ, mục tiêu hay hiện trạng của họ. Một số tín hiệu là giả, một số là những cảnh báo và một số là những cam kết nghiêm túc.
Việc đọc và phân tích tín hiệu thị trường được xem như là hình thức bậc hai của việc phân tích đối thủ cạnh tranh. Những tín hiệu thị trường chủ yếu là:
Những tuyên bố trước khi hành động, bao gồm các tuyên bố: Thể hiện sự theo đuổi cam kết nhằm mục đích chiếm tiên cơ trước đối thủ, ví dụ như một công ty ra thông báo sản phẩm mới sớm trước thời gian nhằm:
Làm cho thị trường không mua hàng khác nữa và chờ, đe doạ thực hiện hành động nếu đối thủ thực hiện một hành động nào đó.
Chỉ nhằm kiểm tra cảm nghĩ của đối thủ, và có thể không được hiện thực hoá;
Thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với những phát triển cạnh tranh trong ngành; hoà giải nhằm giảm tối thiểu mức độ kích động của một thay đổi chiến lược sắp xảy ra;
Thông tin đến cộng đồng tài chính nhằm mục đích nâng giá cổ phiếu hoặc cải thiện danh tiếng công ty.
Những tuyên bố sau khi đã xảy ra hành động, bao gồm các tuyên bố về: mở rộng sản xuất, tăng trưởng doanh số, lợi nhuận hay các kết quả, hành động khác sau khi chúng đã xảy ra.
Những tuyên bố này có thể đúng, có thể sai, và đôi khi có tác dụng “nghi binh” đối với các đổi thủ cạnh tranh.
Phân tích những ý kiến này của các đối thủ sẽ giúp chúng ta dự đoán được những hành động tiếp theo của họ.
Các chiến thuật thực sự của đối thủ: Thông qua những hành động của đối thủ, chúng ta có thể nhận biết họ muốn cạnh tranh đối đầu, hay hoà giải.
Những sự thay đổi về chiến lược: Sự chuyển hướng khỏi các mục tiêu trong quá khứ, sự chệch hướng khỏi các tiền lệ trong ngành.
Phản công: Nếu một doanh nghiệp A bắt đầu tấn công vào thị trường của doanh nghiệp B, thì doanh nghiệp B sẽ ra tín hiệu cho biết sẽ đáp trả vào các thị trường của A.
Tấn công nhãn hiệu: Doanh nghiệp B phát triển những nhãn hiệu tấn công trực tiếp vào nhãn hiệu của A.
Các vụ kiện: Một doanh nghiệp có thể “thật sự” kiện một doanh nghiệp khác về chống độc quyền hay xâm phạm bản quyền… nhưng đó cũng có thể chỉ là chiến thuật quấy rối hay trì hoãn.
CRM là gì? CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT
Những hành động cạnh tranh từ các đối thủ
Những hành động cạnh tranh hợp tác hoặc không có tính đe doạ, bao gồm:
Loại 1 là cải thiện vị trí doanh nghiệp, và đồng thời cải thiện vị trí của các đối thủ cạnh tranh ngay cả khi họ không làm theo.
Loại 2 là cải thiện vị trí doanh nghiệp, và đồng thời cải thiện vị trí của các đối thủ cạnh tranh chỉ khi một số lớn doanh nghiệp trong ngành cùng làm theo.
Loại 3 là cải thiện vị trí doanh nghiệp khi các đối thủ khác không bắt chước, không làm theo.
Những hành động cạnh tranh đe doạ: Hành động cải thiện vị thế của một doanh nghiệp sẽ tạo ra sự đe doạ đối với các đối thủ cạnh tranh. Khi đó, doanh nghiệp cần phải dự đoán và phòng vệ sự trả đũa của các doanh nghiệp đối thủ.
Sự trả đũa của các đối thủ cạnh tranh thường có độ trễ vì các lý do sau: độ trễ trong nhận thức, độ trễ khi xây dựng một chiến lược trả đũa, độ trễ gây ra do xung đột mục tiêu, động cơ.
Những hành động cạnh tranh phòng thủ:
Cách phòng thủ trước nhất và hiệu quả nhất là ngăn chặn một cuộc chiến xảy ra bằng cách làm cho đối thủ – người gây chiến – biết rằng sự trả đũa sẽ xảy ra và sẽ có hiệu quả.
Cách cạnh tranh phòng thủ thứ hai là trả đũa một cách khôn ngoan và mãnh mẽ.
Cách cạnh tranh phòng thủ thứ ba là ngăn chặn không cho đối thủ đạt mục tiêu.
Tuyên bố cam kết và thực thi cam kết:
Để xác định vị thế cạnh tranh và tạo một sự vị nể e dè đúng mức từ các đối thủ, doanh nghiệp phải biết cách tuyên bố những cam kết, chẳng hạn như: sẽ chắc chắn theo đuổi hành động nào đó, sẽ trả đũa và tiếp tục trả đũa nếu bị tấn công, sẽ không hành động hay không từ bỏ hạnh động…
Doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cam kết, và thật sự thực hiện theo như tuyên bố. Điều này làm cho đối thủ vị nể, và tạo ra vị thế cạnh tranh khá tốt cho doanh nghiệp.
Đối với trường hợp ít đối thủ trong ngành: Khi trong một ngành chỉ có 2-3 đối thủ cạnh tranh, tình thế khá là lưỡng nan. Nếu một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược riêng mà các doanh nghiệp khác không biết trước, thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Và nếu các doanh nghiệp không tin nhau, trả đũa nhau thì tất cả đều thiệt hại.
Chiến lược đối với khách hàng
Một cách lý tưởng, doanh nghiệp chỉ nên bán sản phẩm cho những khách hàng mà khi đó doanh nghiệp có lợi nhất. Vì thế lựa chọn khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp là một chiến lược quan trọng.
Các tiêu chuẩn chính yếu để doanh nghiệp chọn khách hàng mục tiêu:
Nhu cầu mua hàng của khách hàng trong tương quan với năng lực cung cấp của doanh nghiệp;
Tiềm năng tăng trưởng nhu cầu mua hàng;
Vị thế của khách hàng: quyền lực hiện tại và thiên hướng của khách hàng trong việc sử dụng quyền lực của mình để “mặc cả” với doanh nghiệp;
Tính nhạy cảm của giá cả đối với nhu cầu mua của khách hàng.
Chi phí để phục vụ và làm cho khách hàng thoả mãn.
Thông tin thêm, bạn có thể tham khảo bài viết 30 NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT
Chiến lược đối với nhà cung cấp
Những chiến lược giúp giảm quyền lực của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nên mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để tránh bị lệ thuộc vào số ít nhà cung cấp. Tuy nhiên khi làm vậy doanh nghiệp phải đảm bảo rằng lợi ích đạt được sẽ cao hơn chi phí phát sinh khi mua từ nhiều nhà cung cấp.
Tránh hoặc giảm tối đa chi phí chuyển đổi, nghĩa là tránh bị “dính chặt” vào bất kỳ nhà cung cấp nào.
Khuyến khích những nguồn cung cấp thay thế tham gia thị trường.
Thúc đẩy tiêu chuẩn hoá sản phẩm, khi đó giá sản phẩm và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp sẽ giảm xuống.
Tạo ra mối đe doạ tích hợp ngược – tự cung cấp. Khi biết rằng doanh nghiệp có khả năng tự cung cấp mà không cần đến công ty cung cấp, nhà cung cấp sẽ quan tâm, hợp tác, và linh động hơn trong việc giao dịch với doanh nghiệp.
Phân tích cạnh tranh trong ngành
Chuyên môn hoá: Mức độ tập trung hoá của doanh nghiệp về dòng sản phẩm, phân khúc khách hàng mục tiêu, thị trường…
Sức mạnh thương hiệu: Thương hiệu có đủ mạnh hay không? Nếu thương hiệu không mạnh, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá và các yếu tố khác.
Tiếp thị: Doanh nghiệp tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng hay gián tiếp thông qua hệ thống phân phối.
Kênh phân phối: Doanh nghiệp chọn kênh phân phối nào: hệ thống đại lý, cửa hàng, bán trực tiếp đến khác hàng, kênh phân phối internet…
Chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp có tạo được sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội?
Trình độ công nghệ: Doanh nghiệp có thường xuyên cải tiến công nghệ. Công nghệ của doanh nghiệp nằm ở vị trí nào so với các đối thủ trong ngành.
Mức độ tích hợp dọc theo chiều dọc: Doanh nghiệp sẽ tạo thêm giá trị khi sở hữu hệ thống cung cấp nguyên liệu, hay hệ thống phân phối.
Chi phí: Chi phí của doanh nghiệp có được quản lý tốt so với các đối thủ?
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Doanh nghiệp có tạo được sự khác biệt bằng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.
Giá sản phẩm: Doanh nghiệp có chính sách giá cả đặc thù hay khác biệt gì không?
Đòn bẩy tài chính: Cơ cấu nợ trên vốn của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong ngành?
Quan hệ với tập đoàn mẹ: Doanh nghiệp có tập đoàn mẹ mạnh không? Sự chi phối, hỗ trợ của tập đoàn mẹ đối với doanh nghiệp.
Quan hệ với chính quyền: Quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền có tốt không. Trong một số trường hợp, việc quan hệ tốt với chính quyền sẽ mang lại nhiều đặc quyền và lợi thế.
Để phân tích cạnh tranh trong ngành, chúng ta cần phân tích các nhóm chiến lược trong ngành. Đó là nhóm các doanh nghiệp trong một ngành cùng theo đuổi một chiến lược giống nhau hay tương tự nhau.
Lợi nhuận tiềm năng của các doanh nghiệp trong những nhóm chiến lược khác nhau thường khác nhau, do sự tác động của 5 lực cạnh tranh lớn lên từng nhóm sẽ khác nhau. Các nhóm chiến lược tạo ra những hàng rào gia nhập, ngăn cản các doanh nghiệp mới tham gia nhóm và ngành; hàng rào này cũng đồng thời ngăn cản các doanh nghiệp chuyển dịch vị trí từ nhóm chiến lược này sang nhóm chiến lược khác.
Bí quyết cạnh tranh: CRM làm tăng sức cạnh tranh của Doanh Nghiệp
Sự vận động tiến hoá của ngành
Mọi ngành kinh doanh đều bắt đầu với một cơ cấu ban đầu. Tuy vậy, các động lực tiến hoá sẽ làm cho các ngành vận động và hướng đến một cơ cấu tiềm năng.
Để có thể dự báo được sự tiến hoá của ngành, chúng ta phải phân tích được các động lực chủ yếu làm nên sự tiến hoá đó:
Những thay đổi trong tương lai về sự tăng trưởng của ngành;
Những thay đổi về phân khúc khách hàng;
Quá trình học hỏi của khách hàng;
Sự giảm bớt tính không chắc chắn của doanh nghiệp;
Sự lan toả, phổ cập của các kiến thức độc quyền;
Sự tích luỹ kinh nghiệm;
Sự mở rộng hoặc thu hẹp quy mô;
Những thay đổi về chi phí đầu vào;
Dao động của tỷ giá hối đoái;
Sự cải tiến sản phẩm;
Sự cải tiến marketing;
Sự cải tiến quy trình sản xuất;
Sự thay đổi chính sách của chính phủ;
Sự gia nhập và rút khỏi ngành của các doanh nghiệp.
OnlineCRM giải pháp phần mềm CRM hỗ trợ bán hàng hiệu quả
Cạnh tranh không khó chỉ cần biết áp dụng CÔNG NGHỆ:
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bước Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Marketing trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!