Xu Hướng 12/2023 # 4 Nếu Thực Trạng Nguyên Nhân Và Hậu… # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 4 Nếu Thực Trạng Nguyên Nhân Và Hậu… được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề bài

Lời giải

Gia sư QANDA – hoanghiep

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới sức khoẻ của con người. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động lớn tới môi trường. Các dạng ô nhiễm môi trường chính là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí và các loại ô nhiễm khác.

Ô nhiễm môi trường đất

Hiện tượng ô nhiễm môi trường đất xảy ra là hậu quả của các hoạt động do con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua giới hạn sinh thái.  Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nguồn tài nguyên quý giá cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên,mật độ dân số ngày càng tăng, cùng một số nguyên nhân chủ quan khác mà môi trường đất ngày càng bị xuống cấp, có nguy cơ ô nhiễm cao.

 Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý-hoá học-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng của sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.  Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thuỷ vực. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước là do tràn dầu.

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.

Các loại ô nhiễm khác

Ô nhiễm môi trường ánh sáng bao gồm xâm lấn ánh sáng, giao thoa thiên văn, chiếu sáng quá mức.

Ô nhiễm môi trường tiếng ồn bao gồm tiếng ồn máy bay, tiếng ồn công nghiệp, tiếng ồn trên đường.

Ô nhiễm môi trường nhựa là sự tích tụ các chất nhựa và vi dẻo trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người.

Ô nhiễm môi trường phóng xạ xuất hiện từ thế kỉ XX do sản xuất điện hạt nhân và nghiên cứu, sản xuất và triển khai vũ khí hạt nhân.

Ô nhiễm môi trường nhiệt là sự biến đổi nhiệt độ trong các vùng nước tự nhiên do ảnh hưởng của con người

thực trạng Trên thế giới hiện nay hầu như ô nhiễm môi trường đã xuất hiện với một phạm vi rộng lớn. Dấu hiệu để con người nhận biết ô nhiễm môi trường đang diễn ra đó chính là sự gia tăng ngày càng nhiều của những biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, nóng lên toàn cầu, mưa axit phá huỷ các công trình kiến trúc, gây tổn thương hệ sinh thái, suy giảm tầng ozon, tạo ra nhiều lỗ thủng lớn làm cho tia bức xạ cực tiếp lớn hơn. Nhiệt độ của Trái Đất đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa học dự báo sẽ còn khả năng tăng từ 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100 năm tới. Tình trạng ô nhiễm biển cũng đang diễn ra ở mức nghiêm trọng với sự xói mòn của bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, các rạng san hô cũng đang đối mặt với ô nhiễm. Nhiều bãi rác tự phát được hình thành, gây ô nhiễm không chỉ cho môi trường đất mà còn cả môi trường nước, không khí. Đa dạng sinh học suy giảm, đất đai dần trở nên bạc màu. Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống.

nguyên nhân Ý thức người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua”, và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần tạo nên ô nhiễm môi trường, việc sử dụng túi nilong, không phân loại rác thải, xả rác bừa bãi,….

Do chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp

Theo đó, các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường những chất thải chưa qua xử lý. Nếu không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường sẽ khiến khiến môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra, tại các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt đã tạo các khí CO2, CO , N0x, SO2… Các khí thải này cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng, thậm chí là gây nên hiệu ứng nhà kính.

Do các chất độc hại, hoá chất bảo vệ thực vật

Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dư thừa do người dân sử dụng không hết vứt lung tung, bừa bãi. Các chất thải này sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao hồ… Điều này không chỉ làm ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm nước ngầm. Thậm chí, những chất độc hại này còn có thể bị đưa ra biển gây nên hiện tượng “thuỷ triều đỏ”…

Do chất thải rắn

Nhiều cơ sở đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người dẫn tới sự gia tăng của chất thải rắn Nguồn gốc chất thải rắn có thể đến từ sinh hoạt, từ khu công nghiệp hay cơ sở y tế. Các chất thải này không được xử lý trước khi thải ra môi trường và tích tụ lâu dài trong môi trường. Điều này gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ con người.

Do khói bụi

Có thể nói đây là nguyên nhân chính dẫ đến tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng này thường xảy ra tại các thành phố lớn, mật độ xe đông đúc…

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ

Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Một số hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Một số cô quan chức năng cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề bảo về môi trường, chưa có biện pháp chế tài thật sự hiệu quả để xử lí các trường hợp vi phạm.

NHỮNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Đối với sức khoẻ con người:

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ con người

Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ con người mà chủ yếu là hệ hô hấp.  Một số bệnh do ô nhiễm không khí gây ra: viêm phế quản, hen suyển, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề về tim mạch, rối loạn neurobehavioral,….Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi,…  Ngoài ra, vấn đề về biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường, gây ra các bệnh như đột quỵ, chuột rút do nhiệt hoặc gây tử vong.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khoẻ con người

Nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước là tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu…Vấn đề hô hấp, phát ban da cũng là một trong những vấn đề sức khoẻ mà ô nhiễm nước gây ra.

Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ con người

Ô nhiễm đất ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản, làm nông sản nhiễm độc và người sử dụng nông sản đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về sức khoẻ. Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng nông sản bị nhiễm độc là gan to, hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em…

Đối với hệ sinh thái: Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi. Mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm. Đối với kinh tế-xã hội: Theo đó, ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng đối với môi trường kinh tế – xã hội. Cụ thể:

Gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật, làm sức khoẻ con người suy giảm, ảnh hưởng lớn đến kinh tế mà trực tiếp là vấn đề về nguồn lao động

Gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản, nông sản và thuỷ sản trong môi trường bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ lớn bị nhiễm độc và không thể sử dụng được, làm giảm năng suất, sản lượng.

Gây thiệt hại đối với hoạt động du lịch, các khu vực bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan tự nhiên, giảm hoặc mất khả năng trở thành địa điểm tham quan, du lịch.

Gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường, chi phí để cải thiện môi trường là một con số không hề nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính quốc gia.

biện pháp khắc phục Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung

Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có biện pháp xử lý, răng đe mạnh tay với các trường hợp vi phạm.

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường

Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Trồng cây, gây rừng

Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học

Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời

Tái chế rác thải

Phòng chống ô nhiễm từ sinh hoạt hằng ngày như phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilong,…

Sử dụng những sản phẩm hữu cơ

Tuyên truyền về hậu quả của ô nhiễm môi trường, tổ chức các buổi giáo dục ý thức cho các thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên,….

Sử dụng điện hợp lý

Hiện Tượng Biến Đổi Khí Hậu Là Gì? Nguyên Nhân, Thực Trạng Và Hậu Quả

Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi trong môi trường vật lý, sinh hoạt tạo ra các ảnh hưởng nặng nề tới hệ sinh thái. Khiến cho hệ sinh thái có khả năng phục hồi kém, chậm tốc độ phát triển. Từ đó ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh mạng, sức khỏe của con người và điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội.

Biến đổi khí hậu toàn cầu được biết đến là sự thay đổi của hệ thống khí hậu trên trái đất trên diện rộng. Hiện tượng này bao gồm bầu khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển với nhiều nguyên nhân tự nhiên và con người tạo nên khác biệt nhau. Hiện tượng này mang theo nhiều tác hại khôn lường, có phòng tránh và giảm thiệt hại vẫn không thể nhiều.

Việc thay đổi khí hậu toàn cầu đã mang đến nhiều thiệt hại về người và của. Việc biến đổi nền nhiệt độ khiến nước biển dâng cao đặt ra nguy hiểm mà mọi người đều phải đối mặt. Hiện tượng biến đổi khí hậu không diễn ra nhất định ở khu vực nào mà ở bất kì đâu trên thế giới.

Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn cầu

Nguyên nhân khách quan gồm có: Sự biến đổi từ hoạt động của hệ mặt trời, thay đổi quỹ đạo hoạt động của trái đất. Sự thay đổi vị trí, quy mô các châu lục trên thế giới, thay đổi các dạng hải lưu, luân chuyển bên trong hệ thống khí quyển.

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất, nguồn nước lượng CO2 tăng mạnh, không khí bị ô nhiễm. Hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên, nền nhiệt độ tăng, mùa hè kéo dài hơn trong thời gian gần đây.

Hiện tượng biến đổi khí hậu chịu tác động và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân kết hợp lại với nhau. Do đó, muốn giảm thiểu thiệt hại từ biến đổi khí hậu thì phải cùng đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Thực tế cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa việc tăng nhiệt độ với tăng khí CO2, khí nhà kính cực cao. Trái đất không hấp thụ hết nên ảnh hưởng ngược lại cho con người.

Các kiểu hiện tượng biến đổi khí hậu và biểu hiện

Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn tới các hiện tượng thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan bất thường, bất chợt, nguy hại và khắc nghiệt hơn trước nhiều. Ở các nơi trên thế giới xảy ra tình trạng người dân đối mặt với các hiện tượng cực đoan như bão lũ, mưa đá, hạn hán, lũ quét, sạt lở, bão tuyết,…

Theo dự đoán của các chuyên gia thì tương lai thế giới cũng sẽ còn đối diện với nhiều khắc nghiệt từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Ví dụ như mùa nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao, mưa lũ xuất hiện nhiều, mưa kéo dài vào mùa mưa, khô hạn trầm trọng,…

Mực nước biển dâng cao, nước biển ấm lên

Bề mặt nước biển dâng cao, đặc biệt ở khu vực nước sâu, nhiệt độ nước biển bắt đầu ấm dần lên từng ngày. Do đó biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm nước giãn nở, làm tan sông băng, núi băng khiến nước dâng cao do bổ sung thêm vào biển, đại dương.

Nền nhiệt độ liên tục thay đổi và thất thường

Nhiệt độ thời gian gần đây rõ ràng cao hơn những năm trước. Có thời kỳ nắng nóng hơn 40 độ C, nhất là khu vực chịu hiệu ứng nhà kính như Hà Nội, HCM,…Trung bình nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 0,74 độ C trong thế kỷ qua.

Nồng độ carbon dioxide trong bầu khí quyển đang tăng dần lên theo thời gian. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người.

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay

Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như mực nước dâng cao, nước biển xâm lấn. Khí hậu không ổn định, chịu nhiều cơn bão lớn, xuất hiện sấm sét, bão dông, lũ quét,…Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh mạng, tài sản của người dân khắp nơi.

Hậu quả hiện tượng biến đổi khí hậu

Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến hệ sinh thái bị nguy hại trầm trọng. Cụ thể là nguồn nước ngọt bị thiếu, môi trường ô nhiễm, năng lượng tự nhiên dần bị cạn kiệt do khai thác quá mức.

Nhiệt độ toàn cầu tăng khiến một số loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và giảm dần về số lượng. Môi trường sống của động thực vật bị đe dọa cho nạn phá rừng bừa bãi. Con người cũng bị ảnh hưởng khi đất hoang hoá, nước biển xâm lấn.

Thiên tai kéo theo các loài vật có thể truyền nhiễm bệnh cho người như chuột, gián, ruồi, muỗi sinh sôi mang mầm bệnh. Nhiều khu vực số lượng dân bị bệnh tăng cao.

Tình trạng nước biển đang có xu hướng dâng lên làm cho các bờ biển bị biến mất. Tình trạng này dễ gây hiểm họa lũ lụt.

Kêu gọi người dân trên toàn thế giới chung tay chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hạn chế sử dụng nguyên liệu từ hóa thạch

Tăng cường việc cải tạo cũng như nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng

Ngăn chặn hành vi chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi quá mức

Áp dụng tiến bộ các công nghệ mới trong bảo vệ môi trường và Trái đất.

Tiết kiệm điện, khai phá những nguồn năng lượng mới.

Please follow and like us:

Ô Nhiễm Môi Trường Là Gì? Thực Trạng, Nguyên Nhân, Hậu Quả, Biện Pháp

Hiện nay ở nước ta đang đau đầu về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Đầu tiên là chú trọng vào khâu khắc phục và các biện pháp xử lý ô nhiễm, đồng thời với đó là tuyên truyền ý thức mọi người bảo vệ môi trường từ nhà cho đến trường học, cơ quan…

Sự ô nhiễm tập trung vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp và những vùng nông thôn. Lượng rác thải hỗn hợp từ những khu chợ, khu chung cư và các tòa nhà cao tầng. Điều đó càng minh chứng rõ hơn khi mưa ấp đến, nước ngập úng và rác thải nổi lềnh bềnh nhiều hơn.

Chất lượng không khí ngày càng giảm sút, cảnh báo mức độ ô nhiễm ngày càng cao. Nhất là các nhà máy tại các khu công nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh tự phát tạo ra nhiều khói bụi: tái chế rác thải, sản xuất hàng gia dụng, gia công kim loại…

Đất nông nghiệp ngày càng khô cằn, ngập mặn ngày càng lún sâu hơn, thiếu nước canh tác, trồng trọt. Rau màu bị sau bệnh hại, sương muối ngày càng nặng…

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều và lạm dụng một cách quá mức. Sau mỗi lần sử dụng, bao bì chai lọ vứt bữa bãi xuống mương nước và đồng ruộng.

Ô nhiễm từ các bãi thu mua phế liệu. Do phế liệu được tập kết với số lượng nhiều, nằm dưới nắng mưa lâu ngày dể tạo nên mùi khó chịu và ảnh hưởng nặng đến đất và nguồn nước. Vì có khác nhiều chất kim loại nặng. Một phần là do việc tái chế không kịp thời, một phần là do các hộ tự phát, khai hoang đất làm bãi chứa trái phép hay vô tình để phế liệu tràn làn ra ngoài…

Những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường

Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan ban nghành trong việc xử phạt và ra quyết định khắc phục sự ô nhiễm do cá nhân, tập thể đó gây ra.

Sự thiếu ý thức trong việc xả thải rác ra môi trường cũng như chưa biết cách phân loại rác

Do ông bà cha mẹ có thói quen vứt rác bừa bải làm con cháu học theo

Chưa có ý tự giác giữ sạch môi trường mình sống

Xử lý chôn lấp và phân hủy động vật chết, bị dịch bệnh chưa đúng quy trình và chưa đúng nơi quy định

Chính sách quy hoạch không đảm bảo việc xử lý nguồn nước và rác thải sao cho thân thiện với môi trường

Sử dụng các thiết bị máy móc, tạo ra nhiều khói bụi

Rác thải rắn từ xây dựng công trình đổ không đúng nơi quy định

Nước sinh hoạt thải thẳng ra sống suối ao hồ

Những hình ảnh cho thấy sự ô nhiễm nghiêm trọng như thế nào Các loại ô nhiễm môi trường chính hiện nay

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm bụi mịn

Ô nhiễm khói bụi

Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm sông suối

Ô nhiễm kênh rạch

Ô nhiễm ao hồ

Ô nhiễm đất

Ô nhiễm biển đảo

Ô nhiễm bụi mịn

Ô nhiễm rác thải

Ô nhiễm tiếng ồn

Hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra

Nhiệt độ trái đất tăng lên

Băng tan nhiều ở hai đầu cực

Sạc lỡ đất đá, xói mòn ở miền núi và khu vực ven sông ngày càng nghiêm trọng

Thiếu nước uống, nước sinh hoạt và nước thâm canh

Hạn hán, lũ lụt, ngập úng kéo dài

Chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước, đất đai giảm sút trầm trọng

Bệnh tật ngày càng nhiều, nhất là các căn bệnh ung thư

Phế liệu Quang Đạt mong muốn rằng, môi trường sống sẽ sạch sẽ trong lành và thoáng mát hơn. Tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng ít đi, tăng chất lượng cuộc sống hơn. Không còn tình trạng lũ lụt hạn hán. Ý thức bảo vệ môi trường sống ngày càng cao hơn. Nhiều cây xanh bóng mát hơn.

Khuyến khích, phát triển nhiều biện pháp công nghệ để cải thiện môi trường

Trồng thật nhiều cây xanh, hạn chế chặt phá rừng nhất là thượng nguồn và hạ lưu

Chống nạn khai thác cát lậu trên sông

Lan tỏa phong trào chủ nhật xanh, khu phố xanh, con đường xanh,… trên toàn quốc

Khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường và có ý thức hơn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định

Nên phân loại rác thải, bỏ rác đúng khu vực

Nên sử dụng thùng rác phân loại

Tiết kiệm điện nước trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.

Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Phòng Chống

Thứ hai, 11/11/2023 – 09:32′

Tham nhũng “vặt” là vấn nạn của đất nước, đã và đang “gặm nhấm”, làm suy đồi đạo đức xã hội, mục ruỗng thể chế chính trị. Nhận diện, chỉ rõ thực trạng, hệ lụy, nguyên nhân và đề ra giải pháp để từng bước triệt tiêu vấn nạn này là yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, trước hết là của cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp.

I – Thực trạng, hệ lụy và nguyên nhân tham nhũng “vặt” ở nước ta

Hiện nay, tham nhũng đã trở thành nguy cơ hiện hữu dẫn đến sự suy đồi văn hóa, đạo đức của con người, xã hội; lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Tham nhũng thường có hai loại: tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt”. Tuy nhiên, ranh giới giữa tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt” rất mỏng manh, chia ra như vậy là để phân biệt một cách tương đối nhằm tìm ra phương thuốc đặc trị từng loại. Tham nhũng “vặt” là hành vi của những người: “a. Cán bộ công chức, viên chức; b. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d. Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”1 lợi dụng chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ để nhũng nhiễu, gây khó khăn nhằm vụ lợi từ tổ chức, doanh nghiệp và người dân, với giá trị vật chất không lớn, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này diễn ra từ lâu, hằng ngày, ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, tổ chức và các vị trí khác nhau ở cấp cơ sở2, thậm chí gần như đã trở thành “thông lệ”, “thói quen”,  hình thức “bôi trơn”, “văn hóa” của không ít cán bộ, công chức, viên chức. Nó được ví như “bệnh ghẻ ruồi”, cứ dấm dứt, dai dẳng, dễ lây lan, làm cho từng cá nhân, cả xã hội bức xúc, bất an và “tình trạng tham nhũng “vặt” vẫn chưa được ngăn chặn, kiềm chế”3.

Tham nhũng “vặt” nhưng hậu quả thì không hề “vặt” và rất khó lường. Đó là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; làm xói mòn giá trị đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; làm hư hỏng cán bộ, gây phiền toái cho nhân dân và những công chức, viên chức chân chính của nhà nước. Tuy giá trị vật chất không lớn, nhưng nó đã góp phần vào làm thất thoát tài sản, công sức của Nhà nước, quyền lợi, vật chất của nhân dân, từng bước “gặm nhấm” làm rối loạn các giá trị chuẩn mực xã hội, làm suy yếu cơ quan công quyền; đồng thời, là cơ sở để cho tham nhũng “lớn” phát triển, làm lũng loạn xã hội. Tham nhũng “vặt” làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, làm vẩn đục môi trường kinh doanh, gây nên tiền lệ “xin – cho”, “lót tay” trong đấu thầu kinh doanh, v.v. Đặc biệt, nó là căn nguyên dẫn đến sự giảm sút lòng tin của con người với con người trong xã hội, của các thành viên trong tổ chức; là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng công kích, chống phá Đảng, chế độ và sâu xa hơn là làm xói mòn lòng tin của nhân dân với thể chế chính trị, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước trong lòng nhân dân và trên trường quốc tế. 

Sở dĩ có hiện tượng đó, là do xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cùng nhau tác động, thúc đẩy làm cho tham nhũng “vặt” ra đời, phát triển. Về nguyên nhân khách quan, tham nhũng dù “lớn”, hay “vặt” cũng đều là hiện tượng xã hội, là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực, đạo đức công vụ. Nó tồn tại ở mọi chế độ xã hội có giai cấp, ở mọi hình thức nhà nước, với mức độ khác nhau. Điển hình là, khi trình độ quản lý nhà nước lạc hậu; mức sống của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở cơ sở còn thấp; những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội bị xáo trộn; người dân, doanh nghiệp có xu hướng tìm mọi cách để thực hiện bằng được mục đích trong cuộc sống và tối ưu hóa lợi nhuận trong kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vận hành, quản lý xã hội, quản lý sản xuất, kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán; việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương còn bất cập; việc quản lý tài sản, vốn của nhà nước còn lỏng lẻo; dư luận xã hội còn thờ ơ, hoặc phản ứng chưa đủ mạnh, thậm chí có lúc “đồng lõa”,… cũng tạo mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, tham nhũng “vặt” tồn tại, phát triển.

Về nguyên nhân chủ quan, là do: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chậm chuyển biến”4. Cùng với đó, công tác cải cách hành chính còn chậm và lúng túng; nạn giấy tờ, thủ tục hành chính còn rất phiền hà, bất hợp lý. Các chế độ kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức chưa rõ ràng, thiếu hiệu quả. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn bất hợp lý, chậm được cải cách. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tham nhũng “vặt” chưa toàn diện, đồng bộ, thiếu những nội dụng đột phá, thậm chí còn bị coi nhẹ ở một số cơ quan, đơn vị. Việc phát hiện cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chưa kịp thời và khi xử lý thì còn nương nhẹ, nể nang, thiếu cương quyết; chưa có cơ chế khen thưởng những tập thể, cá nhân kiên quyết đấu tranh chống hiện tượng tham nhũng “vặt” và có nhiều thành tích trong loại bỏ tệ nạn xã hội này. Nhiệm vụ của cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa rõ ràng, còn chồng chéo, cơ chế phối hợp chưa cụ thể, nhất là chưa có những công cụ phát hiện, xử lý tham nhũng, tham nhũng “vặt” thật sự hữu hiệu. Việc huy động, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng, tham nhũng “vặt” chưa được quan tâm đúng mức, còn hình thức, thiếu hiệu quả. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng chưa tạo được sự chuyển biến tích cực, v.v.

Vì thế, nhìn thẳng vào sự thật, nhận diện đúng thực trạng, hệ lụy và nguyên nhân của tham nhũng “vặt”, đề ra những nội dung, giải pháp đủ mạnh để đấu tranh, phòng, chống tham nhũng “vặt” hiệu quả là trách nhiệm chính trị, nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết là của cấp ủy, người đứng đầu các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị.

Trình Bày Thực Trạng, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp Để Bảo Vệ Môi Trường Biển Đảo

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển. Theo đó, có thể kể tới một vài nguyên nhân chủ yếu như:

Nguyên nhân tự nhiênNguyên nhân do con người

Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển.

Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.

Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại.

Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

Biện phápCác hoạt động khai thác

Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển.

Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.

Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp

Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.Các giải pháp sinh học

Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,… Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,…

Đồng thời, tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.

Trình Bày Hiện Trạng, Nguyên Nhân, Hậu Quả Của Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu

Nguyên nhân gây nên tình trạng biến đổi khí hậu

Để có thể đưa ra được các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu. Cần phải nắm được rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tiễn cho thấy, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng biến đổi khí hậu:

Nguyên nhân chủ quan:

Do sự tác động của con người lên môi trường như các hoạt động sử dụng đất, nguồn nước chưa hợp lý. Gia tăng nguồn chất thải khí CO2, nguồn nước thải ô nhiễm…

biến đổi khí hậu

Nguyên nhân khách quan:

Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ sự biến đổi của tự nhiên. Như sự thay đổi hoạt động của mặt trời; Quỹ đạo trái đất; Vị trí các châu lục bị thay đổi; Các dạng hải lưu và hệ thống khí quyển bị lưu chuyển.

Có thể thấy, biến đổi khí hậu là do nhiều nguyên nhân gây nên. Chứ không chỉ là do hậu quả nóng lên của trái đất. Mỗi quốc gia muốn phát triển bền vững thì cần phải nắm được các nguyên nhân. Và xây dựng các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu thiết thực và kịp thời nhất.

Các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả nhất

Biến đổi khí hậu sẽ càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nặng nề khi chúng ta không có biện pháp ứng biến kịp thời. Do đó, có thể thấy rằng việc xây dựng các biện pháp khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Các chuyên gia nhận định rằng, cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Do đó, việc cải tạo cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường.

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí thiên nhiên… Đang gây ra hiệu ứng nhà kính rất lớn. Chính vì vậy, để khắc phục biến đổi khí hậu cần phải tìm ra giải pháp an toàn. Hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế an toàn như nhiên liệu sinh học,…

Giảm chi tiêu

Giảm chi phí chi tiêu sẽ giúp giảm các hoạt động sản xuất. Từ đó lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính của các nhà máy cũng bị hạn chế. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu an toàn hoặc tái chế để tiết kiệm sản xuất.

Bảo vệ tài nguyên rừng

Hiện nay, nạn chặt phá rừng đang ngày càng gia tăng không chỉ ở nước ta mà còn trên thế giới. Do đó, việc ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng sẽ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Thêm nữa, chúng ta cần phải nâng cao ý thức, trồng cây xanh; Không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Tiết kiệm điện, nước

Tiết kiệm điện sẽ giúp giảm sự ô nhiễm môi trường khá hiệu quả. Người dân có thể sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm, tắt khi không sử dụng. Thêm nữa, nguồn nước không phải là tài nguyên vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước để không làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Nếu Thực Trạng Nguyên Nhân Và Hậu… trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!