Bạn đang xem bài viết 4 Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí toàn thị trường năm 2017 duy trì trên 20%
Năm 2017, tình hình kinh tế thế giới khởi sắc đã có tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ước tính cả năm 2017, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí của toàn thị trường sẽ được duy trì ở mức trên 20%; Tổng tài sản toàn thị trường được dự báo đạt 301.346 tỷ đồng, tăng 21,96% so với năm 2016; Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 246.173 tỷ đồng, tăng 26,66% so với năm 2016.
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế từ kênh bảo hiểm trong năm 2017 ước đạt 246.173 tỷ đồng, tăng 26,66% so với năm 2016.
Hoàn thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Thị trường bảo hiểm phát triển ổn định trong những năm qua là nhờ khung khổ pháp lý trong lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.
Năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP thay thế 4 Nghị định về kinh doanh bảo hiểm, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp, tạo hành làng pháp lý đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, khơi thông nguồn vốn trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành các Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vi mô, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 98/2012/NĐ-CP nhằm tạo hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các sản phẩm mới.
Khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã và đang được các doanh nghiệp bảo vệ về mặt tài chính. Trong ảnh là Thủy điện Lai Châu. Nguồn: Tuổi trẻ.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế – xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước. Thể hiện cụ thể như:
Một là, thị trường bảo hiểm là công cụ hữu ích bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư.
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, có khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã và đang được các doanh nghiệp bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa.
Hai là, bảo hiểm đã và đang góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội.
Hiện nay có gần 10 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe (trong đó có 6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ.
Ba là, bảo hiểm góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
Hiện nay có gần 10 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe.
Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố và thu hút 304.017 hộ nông dân tham gia, được sự hưởng ứng cao của cả người dân và các địa phương, góp phần vào việc thực hiện chính sách tam nông của Đảng và Nhà nước.
Tổng giá trị bảo hiểm của cả chương trình thí điểm là 7.747,9 tỷ đồng, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm là 712,9 tỷ đồng.
Bốn là, bảo hiểm là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.
Tính đến hết năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 194.374 tỷ đồng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế.
Trong đó, tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vào trái phiếu chính phủ ước đạt gần 97.900 tỷ đồng, với 90% là trái phiếu chính phủ dài hạn, góp phần thực hiện thành công các kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô.
Năm là, thị trường bảo hiểm phát triển đã thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế.
Trong các hiệp định tự do hoá thương mại song phương và đa phương, lĩnh vực bảo hiểm luôn cam kết với lộ trình và mức độ mở cửa thị trường cao, tạo điều kiện thúc đẩy hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…
Đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển bền vững
Sự tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ của Chính phủ trong thời gian sắp tới sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của thị trường bảo hiểm.
Mức độ thâm nhập của bảo hiểm hiện nay mới chỉ đạt 2,44% so với GDP thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,55%), châu Á (5,37%) và mức trung bình thế giới (6,3%). Đặc biệt, một số lĩnh vực như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm xuất nhập khẩu, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe… tiềm năng của thị trường vẫn chưa được khai thác hết.
Bên cạnh những cơ hội, thị trường bảo hiểm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: Nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự ổn định; thảm họa, thiên tai xảy ra với tần suất ngày càng lớn; rủi ro bảo hiểm diễn ra nhiều, khó lường, số lượng ngày càng tăng… gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Bảo hiểm đã góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội. Ảnh trong Báo cáo Phát triển Bền vững 2017 của Tập đoàn Bảo Việt.
Những thay đổi của cuộc Cách mạng 4.0 và xu thế hội nhập sâu rộng của kinh tế toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính.
Phát huy kết quả đạt được của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua, để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật: Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm một cách tổng thể theo hướng hệ thống pháp luật mới sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và đồng bộ hơn hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong mối liên kết với các mảng thị trường dịch vụ tài chính, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về dịch vụ bảo hiểm.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Xây dựng bộ tiêu chuẩn về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp; ban hành các quy định về quản trị rủi ro doanh nghiệp, tiêu chuẩn, vị trí chức danh quản trị điều hành, các yêu cầu đối với hệ thống công nghệ thông tin làm cơ sở để các doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn hóa hoạt động, nâng cao khả năng quản trị, điều hành, năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, tăng cường chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đại lý bảo hiểm, đồng thời phát huy việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật số vào việc giới thiệu và bán các sản phẩm bảo hiểm, tăng cường sự minh bạch và khả năng tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm của khách hàng.
Thứ tư, đổi mới phương thức quản lý giám sát, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Công tác quản lý, giám sát cần được đổi mới theo hướng kết hợp linh hoạt giữa quản lý, giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý giám sát chuyển dần mô hình sang quản lý giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển các hoạt động quản lý, giám sát từ kiểm tra trước sang kiểm tra sau (hậu kiểm), tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động quản trị điều hành, sử dụng và quản lý nguồn vốn, phù hợp với quy mô, phạm vi và đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.
6 Nhóm Giải Pháp Phát Triển Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam
Hiện trên thị trường bảo hiểm có 57 doanh nghiệp, trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 14 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Riêng tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 20.459 tỷ đồng, tăng 17,84% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhằm phát triển thị trường bảo hiểm và thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm, ngày 18/9/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2330/QĐ-BTC phê duyệt 6 nhóm giải pháp chủ đạo làm căn cứ triển khai thực hiện cho giai đoạn 2011-2015 gồm:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
– Tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, nhất quán giữa các quy định; hướng dẫn kịp thời các quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 1/7/2012); tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong quá trình triển khai và phù hợp hơn với thực tiễn; đảm bảo thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm mà Việt Nam là thành viên; từng bước phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quản lý, giám sát bảo hiểm quốc tế.
Nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm
– Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tái cấu trúc thị trường tài chính, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu các doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không hiệu quả; từng bước nâng cao năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ, khả năng quản trị điều hành và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
– Xoá bỏ hiện tượng khép kín, chia cắt thị trường bảo hiểm thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn góp của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm khác; tăng cường quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Phối hợp rà soát, đánh giá hiệu quả phần vốn góp của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm tiếp tục giảm tỷ lệ góp vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước theo đúng mục tiêu, giải pháp đã được xác định tại Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 và Chương trình hành động để thực hiện các nội dung của Đề án này (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012).
– Tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm; hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của từng vị trí. Xây dựng cơ chế kiểm soát hiệu quả công tác tổ chức đào tạo và chất lượng cán bộ được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm
– Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định về phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng kịp thời cơ hội triển khai, bảo đảm mặt bằng chung tối thiểu giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khi triển khai cùng một loại hình bảo hiểm sức khoẻ và tăng tính hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bảo hiểm so với các sản phẩm tài chính thay thế khác (đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư).
– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và cháy, nổ cho phù hợp hơn với điều kiện và thực tiễn phát triển kinh tế. Xây dựng và ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm
– Nghiên cứu ban hành các quy định mới nhằm chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chuẩn hoá chương trình đào tạo và chứng chỉ môi giới phù hợp với đặc thù của loại hình sản phẩm bảo hiểm được thu xếp qua môi giới.
– Hoàn thiện các quy định về chuẩn hoá chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm và điều kiện, tiêu chuẩn của các tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ công tác đào tạo, thi và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
– Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát từ xa hiệu quả; tăng cường thực hiện quản lý, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát và việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật.
– Chuẩn hoá trình độ đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, bố trí số lượng cán bộ đủ để đáp ứng sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Xây dựng cơ chế thu hút và đãi ngộ cán bộ hợp lý, đặc biệt là các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực đặc thù như tính toán bảo hiểm.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm
– Xây dựng lộ trình và phương án đàm phán trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với từng Hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo nguyên tắc cam kết ngang bằng (không vượt quá) các cam kết đã có của Việt Nam trong WTO
– Tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, đánh giá tác động của việc hội nhập và kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách hợp lý, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này.
– Chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm; rà soát, đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc về quản lý, giám sát do Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm đề ra, trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh doanh bảo hiểm nhằm tuân thủ hoàn toàn 50% số lượng các nguyên tắc này.
– Đa dạng hoá nội dung, hình thức và các đối tác hợp tác quốc tế, gắn hợp tác quốc tế với yêu cầu công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm từ các đối tác quốc tế.
Nguồn: chúng tôi
{flike}
Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Đô Thị Bền Vững Tại Việt Nam
TÓM TẮT:
Đô thị bền vững là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế. Dân cư hiện tại và những thế hệ tương lai đều được tận hưởng bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy mọi mặt quá trình phát triển đô thị bền vững (ĐTBV). Tuy nhiên, đô thị Việt Nam còn có nhiều vấn đề bất cập cần phải nghiên cứu khắc phục. Bài viết phân tích thực trạng của đô thị Việt Nam, các hạn chế tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm phát triển các đô thị một cách bền vững.
Từ khóa: Đô thị bền vững, phát triển hài hòa, môi trường sống, qui hoạch tổng thể, cư dân đô thị.
1. Đặt vấn đề
Đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn (1). Trong một đô thị, có ba loại hình môi trường khác nhau cùng tồn tại: môi trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội. Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là thảm họa về môi trường sinh ra từ đô thị, sự giảm sút của tài nguyên thiên nhiên, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và không khí, sự thu hẹp của các không gian xanh, tắc nghẽn giao thông và việc sử dụng quá mức năng lượng. Sự tác động giữa môi trường kinh tế và xã hội làm tăng lên các hiệu quả kể cả thuận lợi và bất lợi. Hiệu quả thuận lợi xuất phát từ các dịch vụ xã hội như giáo dục, sức khỏe, tiện nghi xã hội và những nghề nghiệp có chất lượng. Ngược lại, các yếu tố bất lợi về kinh tế có thể gây ra các hậu quả xấu về môi trường xã hội. Sự tác động thứ ba nêu lên những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ các môi trường vật chất và xã hội. Các khu cây xanh cho sinh hoạt công cộng là nguồn môi trường tốt cho phúc lợi xã hội. Mặt khác, sự xuống cấp của các công trình lịch sử, sự mất mát của những công trình văn hóa hoặc các vấn đề về sức khỏe đô thị là những ví dụ về hậu quả của môi trường vật chất lên môi trường xã hội.
Như vậy có thể nhận thấy, bản thân đô thị đã được nhìn nhận như một “Cơ thể sống” luôn tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển hướng tới sự “cân bằng” hay nói cách khác là “phát triển bền vững”. Sự “cân bằng” này ngoài một số các tác động bất lợi từ thiên nhiên lại bị chính con người hoặc tác động, làm biến dạng khái niệm cải tạo và phát triển đô thị.
2. Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam
Tình hình phát triển đô thị tại Việt Nam trong những năm qua diễn ra quá nhanh, đã vượt quá khả năng kiểm soát của chính quyền, làm nảy sinh nhiều bất cập và hệ lụy, lãng phí và tài nguyên quốc gia, làm mất cân bằng hệ sinh thái môi trường, mất cân bằng về không gian kiến trúc, làm suy giảm các công trình kiến trúc văn hóa lịch sử và văn hóa tâm linh, văn hóa dân tộc. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong thời gian qua đã làm cạn kiệt quỹ đất đô thị nhanh chóng và gây áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật…
Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 787 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 75 đô thị loại IV và 628 đô thị loại V. (2). Về cơ bản, Việt Nam đã có định hướng về qui hoạch phát triển đô thị và qui hoạch tổng thể đô thị với tầm nhìn đến năm 2050, tạo không ít thuận lợi cho các địa phương hoạch định chiến lược phát triển lãnh thổ của mình. Nhưng trên thực tế, sự phát triển đô thị ở nhiều nơi vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình tiến tới sự phát triển bền vững, bởi rất nhiều nguyên nhân:
2.1. Tốc độ đô thị hóa quá nhanh
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, không gian đô thị và dân số tại các đô thị tăng nhanh. Trong quá trình mở rộng đô thị tại Việt Nam, tốc độ đô thị tăng nhanh tại hai khu đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tốc độ mở rộng của Hà Nội là 3,8% và TP. Hồ Chí Minh là 4%. Tốc độ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng các khu đô thị của các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, đến năm 2020 cả hai thành phố sẽ lớn gấp đôi so với năm 2000. Hai khu đô thị này cũng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các khu đô thị khác của Việt Nam. Trong số các khu đô thị của Việt Nam có dân số hơn 500.000 người, chỉ Đà Nẵng có tỉ lệ tăng gần bằng (3,5%).
Cho đến nay, tình trạng đô thị hóa nhanh chủ yếu diễn ra ở ngoại thành Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long… Đô thị hóa kéo theo tình trạng tăng vọt dân số cơ học ở khiến các thành phố này phải chịu áp lực quả tải rất nặng nề về dân số, áp lực về việc làm, cơ sở hạ tầng qua tải.
2.2. Quy hoạch không gian kiến trúc đô thị bất cập, chính sách chưa theo kịp thực tiễn.
Tuy đã có nhiều thành phố đã được phê duyệt quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, do việc quy hoạch được phê duyệt còn thiếu chi tiết và cụ thể hóa, tầm nhìn chiến lược dài hạn vẫn còn nặng về yếu tố tăng trưởng, thiếu sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ban ngành. Đặc biệt là thiếu cơ quan chủ quản đầu mối chịu trách nhiệm chính. Chính quyền đô thị còn nặng về yếu tố thành tích, chạy đua với tăng trưởng GDP theo kế hoạch. Hệ lụy của nó trong thời gian qua là diện tích đất nông nghiệp, đất công cộng bị thu hẹp nhanh chóng để nhường chỗ cho các khu đô thị, nhà cao tầng mọc lên trong nội thành nhanh chóng, nhiều khu tự nhiên sinh thái bị phá vỡ, ao hồ bị vùi lấp, sông suối bị thu hẹp, trường học và bệnh viện trong thành phố tăng lên…
3. Đề xuất một số giải pháp
“Phát triển bền vững phải lấy yếu tố con người làm trọng tâm, cân bằng hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và không gian kiến trúc. Đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ tương lai. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về mặt xã hội, kinh tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và cơ sở tài nguyên của môi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường” (4). Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 của nước ta: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Với quan điểm trên, thì các yếu tố tiến bộ xã hội, tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường là những yếu tố nền tảng cho sự phát triển đô thị bền vững. Ba yếu tố nền này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dựa trên thực tế thực trạng đô thị Việt Nam, cần có nhóm giải pháp nhằm phát triển đô thị Việt Nam một cách bền vững.
3.1. Phát triển đô thị phải theo định hướng quy hoạch tổng thể
Tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ban hành ngày 07/04/2009 về phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, hệ thống đô thị phải:
“Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
– Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị – nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước;
– Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái;
– Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị” (Điều 1, mục 1, Quyết định số 445/QĐ-TTg).
Với mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đồng thời để tăng cường chất lượng đô thị việc thiết lập lại trật tự trong quản lý đất đai, quản lý đô thị.
3.2. Kiểm soát quá trình đô thị hóa đồng thời hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng các chỉ tiêu phát triển đô thị
Cần kiểm soát quá trình đô thị hóa nhằm “Kiểm soát quá trình đô thị hóa công tác quy hoạch xây dựng đô thị phải có giá trị thực tiễn cao, quy chế và thể chế luật lệ phải thích hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội ứng với từng địa phương. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quản lý đô thị phát triển là nội dung cần được ưu tiên và nâng tầm nhìn dài hạn. Các định hướng phát triển không gian lãnh thổ và còn là diễn đàn để các thành phần trong toàn xã hội tham gia đóng góp trí tuệ, vật chất và tự giác thực hiện các nội dung phát triển ở phạm vi, địa bàn của từng đô thị. (5).
Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đáp ứng :”Tại các đô thị lớn, cực lớn (đô thị đặc biệt, đô thị loại I và II) có tỷ lệ đất giao thông chiếm từ 20 – 26% đất xây dựng đô thị, các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị loại III trở lên) chiếm từ 15 – 20% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn đạt trên 50% vào năm 2025″(6).
Dân số đô thị được cấp nước sạch, các tuyến phố chính đô thị được chiếu sáng bảo đảm nước thải và chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế. “Đến năm 2025 đạt 100% chính quyền các đô thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện tử. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm theo quy chuẩn xây dựng và các quy định pháp luật của Việt Nam” (6).
3.3. Phát triển đô thị dựa trên mức tăng trưởng dân số đô thị
Năm 2020, dự báo dân số đô thị cả nước khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước. Do đó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị quốc gia qui hoạch dựa trên dự báo mức tăng trường dân số đô thị. “Cần tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng như các tuyến đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng hàng không, cảng biển trong đó có các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, xây dựng mới các tuyến nhánh nối các đô thị với các vùng đô thị hóa cơ bản và các hành lang biên giới, ven biển, hải đảo” (6).
Trong từng vùng lãnh thổ phải cân đối việc cấp năng lượng, cấp nước, giao thông, thông tin và truyền thông, thoát nước mặt, nước bẩn, vệ sinh môi trường, đáp ứng yêu cầu và mức độ phát triển của vùng và của đô thị.
Cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại tùy theo yêu cầu và mức độ phát triển của từng đô thị. Chống lũ, lụt từ xa cho các đô thị; kết hợp quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi, thủy điện trên các lưu vực sông, trong đó khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi, thủy điện đầu nguồn.
3.4. Xây dựng nền hành chính trong sạch
Đặt lợi ích của người dân trên hết, luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân để xây dựng nên một nền hành chính dân sự chỉ có duy nhất một mục tiêu là vì dân phục vụ. Có trách nhiệm khi sử dụng tiền thuế của người dân vào mục tiêu xây dựng nhà nước và phục vụ nhân dân vì mục tiêu phát triển. Chính sách quản lý đất đai và quy hoạch của nhà nước phải được minh bạch và công bố rộng rãi để người dân cùng tham gia góp ý và giám sát nhằm hạn chế được tối đa tiêu cực trong quy hoạch và xây dựng. Cần xây dựng nên một nền hành chính công minh bạch, có kỹ cương tôn chỉ luật phát cao. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển đô thị bền vững.
3.5. Tôn trọng môi trường thiên nhiên và lợi ích công cộng
Trong thiết kế tổng thể cần dành một quỹ đất cho công viên, cây xanh để tạo ra môi trường thân thiện với thiên nhiên và điều hòa khí hậu. Cần ngầm hóa hạ tầng như giao thông, điện nước, siêu thị nhà hàng, ga tàu bến bãi để giành lại diện tích trên cho cây xanh và công viên được nhiều hơn.
Ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo nên một không gian kiến trúc xanh và giảm thiểu ô nhiễm. Coi trọng yếu tố môi trường, quy hoạch các ngành nghề trong thành phố thiên về các ngành dịch vụ và công nghiệp xanh, công nghiệp không khói; tận dụng công nghệ hiện đại để tạo nên không gian kiến trúc xanh. Tăng cường ứng dụng chiến lược năng lượng thấp trong các tòa nhà và thiên về năng lượng không phát thải như năng lượng gió và năng lượng mặt trời…
Bảo vệ và duy trì hệ khung thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, hệ thống vườn quốc gia, cây xanh mặt nước… gắn với đặc điểm của điều kiện tự nhiên trong từng vùng và trong mỗi trường đô thị. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, khoáng sản, rừng vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị. Quy hoạch cấu trúc đô thị hợp lý, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, chỗ làm việc, đi lại, nghỉ ngơi giải trí cho người dân và toàn xã hội; bảo đảm tiêu chí đô thị xanh, sạch, đẹp.
3.6. Phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị theo định hướng
Cần có sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp, có sự kiểm soát trong phát triển và thiết kế thông minh nhằm phát huy tối ưu tính năng đô thị hóa trong khi vẫn mang tính thẩm mỹ và bảo tồn.
Tổng thể kiến trúc cảnh quan của mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân số – xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Tổng thể kiến trúc của mỗi đô thị phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn hóa kiến trúc truyền thống.
Hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị mới hiện đại, có bản sắc, góp phần tạo nên hình ảnh đô thị tương xứng với tầm vóc đất nước của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thiết kế đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian, chất lượng kiến trúc cảnh quan cho từng đô thị nói chung, không gian các khu vực trung tâm, các tuyến phố chính đô thị nói riêng, như định hướng phát triển đô thị mà Chính phủ ban hành tại QĐ số 455/QĐ-TTg.
3.7. Công tác phát triển đô thị cần nghiên cứu và vận dụng sáng tạo
Đứng trước những “Lý luận” và “Nguyên lý” mới này, trải qua khá nhiều tranh luận và thử nghiệm, các lý thuyết mới này đã được Chính quyền tại các đô thị nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn một cách khoa học để quản lý phát triển đô thị đem lại những thành công to lớn. Cứ như vậy, quá trình cải tạo và phát triển đô thị luôn gắn liền với những nghiên cứu – thử nghiệm của các nhà khoa học và sự vận dụng sáng tạo của Chính quyền đô thị thông qua đội ngũ những người làm công tác quản lý của họ. Có thể khẳng định rằng, công tác “phát triển đô thị” hay nói theo nghĩa rộng hơn là “Quản trị đô thị” là một ngành khoa học đã tồn tại khá lâu, giúp hình thành nên các đô thị văn minh hiện đại ngày nay trên khắp thế giới.
4. Kết luận
Với lợi thế là một nước đi sau, Việt Nam nên tối ưu hóa những kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới và thực trạng của mình với tầm nhìn dài hạn, lợi ích tổng thể, không nên đánh đổi tăng trưởng với môi trường.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, nguồn lực đa dạng và phong phú, Việt Nam cần thiết phải có chính sách đúng đắn và kịp thời để việc xây dựng và phát triển đô thị được bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường sinh thái. Kiến trúc không gian xây dựng phù hợp, bảo tồn được các giá trị công trình văn hóa di tích lịch sự, đảm bảo sự tôn vinh văn hóa dân tộc, có nét kiến trúc độc đáo và mang bản sắc riêng, đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho cư dân đô thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Wikipedia
2. Vietstock.vn
3. chúng tôi Nguyễn Thế Bá (chủ biên). Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
4. Ngân hàng Thế giới (WB).
5. Xaydung.gov.vn
6. Quyết định số 445/QĐ-TTg, ban hành ngày 7/4/2009 về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
SOLUTIONS TO DEVELOP CITIES IN VIETNAM TOWARD THE SUSTAINABLE WAY
Master. NGUYEN VAN HIEU
ABSTRACT:
A sustianable city is a term to describe a city which is developed on a sustainable basis of political, cultural, social, environmental and economic factors. The generations of citizens living in sustainable cities could be able to experience their cultural identities, history, religions and creed. They also have rights to protect the landscape and environment of their cities. Although Vietnam has many favorable factors to promote the development of sustianable cities, urban areas in Vietnam are still facing some difficulties which must be addressed. This study is to analyze both the current situations and difficulties of cities in Vietnam, and propose some feasible solutions to sustainably develop these cities.
Keywords: Sustainable cities, harmonious development, living environment, master plan, urban citizens.
Giải Pháp Phát Triển Năng Lượng Bền Vững Tại Việt Nam
BNEWS Ngày 18/11, tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương đã tổ chức Tuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam năm 2016.
Đây là dịp để các chuyên gia, cơ quan chức năng trong nước đánh giá lại việc sử dụng nguồn năng lượng nào để giảm thiểu nguy hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người và hướng đến một tương lai bền vững.
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu năng lượng càng cao. Đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), mục tiêu phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là xây dựng vùng ĐBSCL trở thành “Trung tâm công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp điện năng, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp” và là “Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan đặc trưng vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Để thực hiện mục tiêu này, một loạt các nhà máy nhiệt điện sử sụng than đã đang và sẽ được xây dựng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn nhất cả nước về năng lượng mặt trời, gió… đặc biệt là tiềm năng điện sinh khối. Ông Steven VonEife, Quản lý chương trình tái tạo năng lượng tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho năng lượng tái tạo… nhưng chưa phát triển mạnh mẽ do giá năng lượng tái tạo hiện vẫn còn thấp trong khi giá thành đầu tư cho năng lượng tái tạo lại cao hơn so với giá năng lượng khác hiện nay.
Hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam; trong đó, có đặt ra các mục tiêu cụ thể là trong điều chỉnh Quy hoạch điện VII cũng tăng tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
Đại diện Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho hay, Bộ đã xây dựng cơ chế giá khuyến khích để tạo tín hiệu cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện các báo cáo. Thời gian qua, cũng có nhiều văn bản tập trung phát triển năng lượng tái tạo như chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Bộ sẽ phải xây dựng lộ trình và cơ chế để thúc đẩy chương trình này. Hi vọng thời gian tới, cơ chế giá về năng lượng mặt trời được thông qua thì sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính. Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), sự tham gia của năng lượng tái tạo ngoài đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng, còn giúp khai thác nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo rất dồi dào ở Việt Nam. Việt Nam có thể thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững sử dụng các nguồn từ ngân sách, phí môi trường đối với nhiên liệu hóa thạch.
Thứ hai là có chính sách giá điện tốt và đảm bảo hấp dẫn các nhà đầu tư, hoặc chú trọng phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu và có điều khoản Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua hết sản phẩm từ năng lượng tái tạo…
Cơ chế chính sách giá điện và đảm bảo đầu tư, là điểm nghẽn khi phát triển năng lượng tái tạo hiện nay. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang cảm thấy gặp rủi ro cao về tài chính trong đầu tư hay những hạn chế về năng lực chế tạo, lắp đặt và vận hành nên chi phí đầu tư điện mặt trời cao hơn so với đầu tư vào điện đốt than và khí.
Do vậy, các chuyên gia cho rằng, cần có sự ưu tiên trong hình thành, phát triển thị trường, trong quy hoạch và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính để phát triển năng lượng tái tạo. Qua đó, góp phần bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu biến đổi khí hậu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế bền vững./.
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!