Bạn đang xem bài viết 16 Lời Khuyên Để Giảm Thải Chất Thải Trong Nhà Hàng (Phần 1) được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn có biết hằng ngày vô tình mình vứt đi bao nhiêu tiền vào thùng rác không? Có thể bạn cũng nhận ra được điều đó nhưng lại không biết ngăn chặn nó như thế nào. Những số tiền mất đi không đáng chỉ vì lượng chất thải thực phẩm hằng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho chính mình, thay đổi tập quán dịch vụ ăn uống tại nhà hàng để giảm chất thải nhà hàng xuống mức tối thiểu nhưng đi theo hướng tốt nhất có thể.
Mỗi ngày, mỗi nhà hàng trên khắp thế giới bỏ đi hàng tấn lương thực trong khi có nhiều người trong cùng hoàn cảnh đó trên cùng hành tinh chúng ta lại đang chết vì đói. Thực tế, cuộc sống của nhiều người đã quá đầy đủ nên họ thường bỏ qua hay xem nhẹ vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề này cần đáng báo động, chủ nhà hàng là những người cần nắm rõ và khắc phục vấn đề này đầu tiên, họ nên hiểu những thực phẩm của mình thất thoát từ đâu và tại sao lại phải hạn chế sả chất thải thực phẩm ra môi trường. Có lẽ chính điều đó là tiền đề cho các nghiên cứu trong năm vừa qua của Đại học Arizona về tỉ lệ rác thải thực phẩm trong các nhà hàng thức ăn nhanh chiếm khoảng 9,55% so với lượng thực phẩm trong nhà hàng và khoảng 11,3% trong tổng lượng thức ăn họ nhập về. Chi phí thức ăn cho chuẩn bị bữa ăn chính là chi phí lớn thứ hai trong ngành công nghiệp nhà hàng, ngay sau khi chi phí nhân sự. Mục tiêu kinh doanh của bạn chính là tối đa hóa lợi nhuận, vậy đây chính là vấn đề bạn cần quan tâm để giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho nhà hàng của mình. Hãy giảm lượng rác thải thực phẩm, tái sử dụng và tái chế. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu?
Quản lý chất thải nhà hàng
Giảm chất thải có ý nghĩa là kinh doanh tốt! Tổ chức quản lý chất thải thành công là cơ sở cho bạn giảm thiệu lượng chất thải xuống mức tối thiểu và sử dụng chất thải hiện có một cách tốt nhất có thể, bạn cần phải làm những hành động sau đây:
Xây dựng nhóm nhân viên có trách nhiệm làm những công việc này;
Theo dõi và phân tích các loại chất thải trong nhà hàng;
Xem lại các tài liệu về hàng hoá mua vào và xem xét các quyết định kinh doanh;
Tiến hành kiểm kê thường xuyên để so sánh lượng hàng hóa mua vào với số lượng rác thải;
Thay đổi thực đơn để giảm thiểu lượng thức ăn thừa;
Tạo một quy tắc cho công việc này;
Tái chế tất cả những gì có thể được tái chế!
Đối với công việc này, bạn cần khen thưởng cho những nhân viên xứng đáng. Một số gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:
Giảm chi phí thức ăn và tạo ra doanh thu;
Góp phần tạo ra một hình ảnh tích cực cho toàn bộ nhà hàng;
Cải thiện chất lượng dịch vụ;
Cải thiện chất lượng đồ dùng, máy móc,…tại nhà hàng;
Lên tinh thần làm việc cho nhân viên;
Tác động tích cực đối với môi trường.
Xây dựng nhóm nhân viên xử lý rác thải
Bạn có thể thuê một đội ngũ chuyên nghiệp để làm công việc kiểm soát chất thải hoặc bạn có thể hướng dẫn chính đội ngũ nhân viên trong nhà hàng của mình.
Ai sẽ là những người thuộc nhóm này? Tùy thuộc vào công suất hoạt động nhà hàng và phạm vi của các hoạt động thực hiện trong nhà hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều người. Sẽ tốt nhất nếu những người thuộc nhóm này là những người tham gia vào công việc chuẩn bị bữa ăn cho thực khách, bởi vì họ đã quen thuộc với số lượng của các thành phần cụ thể được sử dụng khi chuẩn bị một số món ăn. Mặt khác, các nhân viên phụ trách làm sạch sẽ có thể nắm rõ rác thải như thế nào, để đâu sau mỗi bữa ăn của khách hàng.
Khi lựa chọn nhân viên cho công việc này, hãy chọn người có khả năng phân tích chứ không phải là những người làm việc tốt với những con số. Bọn họ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn vào tình trạng thực tế đang diễn ra tại nhà hàng. Nếu chọn nhiều hơn một người tham gia vào công việc nay hay đội nhóm, chắc chắn bạn nên có một nhóm trưởng để điều hành, phân công công việc cũng như nhận những chỉ thị từ phía bạn để đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi, liên tục.
Kiểm soát việc xử lý chất thải nhà hàng – Giám sát và phân tích
Chất thải nhà hàng có thể được tạm chia thành hai nhóm chính – một trong số đó là những gì bỏ đi trước khi tiêu thụ sản phẩm (nguyên liệu tạo nên những bữa ăn) và những gì còn sót lại sau bữa ăn của thực khách (thức ăn thừa).
Chất thải nhà hàng trước khi tiêu thụ sản phẩm thường là những thực phẩm tươi sống, hay được sử dụng trong quá trình chế biến như vỏ khoai tây, rễ từ các loại rau lá hoặc xương, thực phẩm chế biến không đúng cách, chất lỏng và thức ăn vô tình làm đổ trên sàn nhà bếp,…Dữ liệu thống kê cho thấy rằng có đến 4 – 10% thức ăn thô trong các nhà hàng thuộc nhóm rác thải này. Thiệt hại thực sự lớn. Một số thực phẩm bạn nên nghĩ đến việc tái sử dụng như bánh mì cũ có thể được nướng lên để trở thành một món ăn mới thay vì làm món bánh mì sốt vang hay món ăn chấm thông thường.
Loại rác thải còn lại cũng được chia thành hai nhóm nhỏ là thức ăn thừa và những gì khách hàng không sử dụng trong quá trình thưởng thức món ăn như bao bì, một số vật dụng trang trí. Hầu hết các nhà hàng đểu sử dụng bao bì một lần như tấm nhựa hay ly giấy,… tuy nhiên theo Hiệp hội thực phẩm Hoa Kỳ, chủ nhà hàng nên tính đến chuyện sử dụng những chiếc ly thủy tinh hay vật dụng có độ bền cao, khả năng sử dụng lại nhiều lần để tránh thải rác ra môi trường cũng như tiết kiệm chi phí mua mới.
Việc đánh giá chất thải sẽ cung cấp cho bạn thông tin rằng có bao nhiêu rác nhà hàng của bạn tạo ra mỗi ngày và số lượng chất thải có thể được giảm đi thông qua việc thực hành quản lý chất thải, tái chế và tái sử dụng là những gì.
Xác định số lượng các loại chất thải khác nhau
Bạn sẽ xác định số lượng rác thải của nhà hàng mình một cách dễ dàng bằng những hành động sau đây:
Nói chuyện với những người lao động;
Xử lý rác thải trong các thùng chứa cụ thể;
Ghi lại các loại và lượng chất thải;
Đánh giá từ hóa đơn và tài liệu khác.
Thực hiện nhập dự liệu về các loại rác thải có hoặc không thể tái sử dụng vào máy tính thường xuyên. Bạn có thể sử dụng giấy tờ đơn giản mà nhân viên của bạn sẽ ghi lại thông tin về sản phẩm, số lượng, lý do cho sự lãng phí, ngày tháng và tên nhân viên.
Để hiểu rõ hơn về số lượng và loại rác bạn cần kiểm tra các tài liệu sau:
Hồ sơ về việc thu thập và xử lý rác thải;
Hồ sơ về thu nhập từ việc tái chế rác thải;
Báo cáo hàng tồn kho;
Hóa đơn từ nhà cung cấp hàng hóa.
}
Giảm Thiểu Chất Thải Nhựa
Chúng ta hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi không còn biện pháp thay thế nào khác thay vào đó hãy dùng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, đồ bằng sứ, gỗ, thủy tinh, hoặc sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy sinh học hoàn toàn. Một số biện pháp đơn giản thay thế sản phẩm nhựa trong đời sống hàng ngày:
Tại sao phải giảm thiểu chất thải nhựa?
Tác động ô nhiễm của chất thải nhựa đối với tự nhiên
Một thực tế hiện nay, rác thải nhựa đang ngập tràn khắp các đại dương. Các dòng sông mang rác thải nhựa từ sâu vào đất liền ra biển, khiến chúng trở thành tác nhân chính gây ô nhiễm đại dương. Khi nhựa bị hư hỏng, chúng giải phóng các hóa chất độc hại như BPA, phthalates và một loạt các thành phần độc hại khác bao gồm chì, thủy ngân, cadmium và Dioxin ra biển. Các chất độc hại này có thể tích lũy trong cá, tôm.
Theo báo cáo có ít nhất 344 loài đang chịu ảnh hưởng của rác thải nhựa bao gồm tất cả các loài rùa biển, hơn 2/3 các loài hải cẩu, một phần ba các loài cá voi và một phần tư các loài chim biển do mắc hoặc nuốt phải chất thải nhựa.
Nuốt phải nhựa có thể có nhiều tác động đến sức khỏe sinh vật do nhựa có thể làm tắc nghẽn hoặc thủng ruột, gây tổn thương loét hoặc vỡ dạ dày và có thể dẫn đến cái chết.
Tác động của nhựa đến con người xuất phát từ hai nguồn chính
Cá và động vật có vỏ nuốt những miếng nhựa nhỏ, những miếng nhựa này tích tụ lại khi chúng bị ăn bởi những con cá lớn hơn. Bản thân nhựa là độc hại, và chúng cũng hấp thu rất nhiều hóa chất độc hại từ đại dương. Rất nhiều những con cá này đã bị con người bắt và ăn, cùng với nhựa và hóa chất mà chúng chứa. Về cơ bản, chúng ta đang ăn nhựa mà chúng ta thải ra đại dương. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ những tác hại mà nhựa có thể gây ra cho cơ thể tuy nhiên nhựa có chứa các hóa chất được biết là gây ung thư, dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch, các vấn đề sinh sản và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
(Nguồn: herplanetearth.com)
Ngoài ra, con người còn phải tiếp xúc với lượng lớn các hóa chất độc hại và các hạt vi nhựa qua đường hô hấp hoặc qua da, mắt khi sản xuất sản phẩm nhựa hoặc xử lý chất thải nhựa.
Lượng chất thải nhựa trên thế giới và tại Việt Nam
Trên toàn thế giới:
(Nguồn: thewellstreetjournal.com)
Chất thải nhựa có được xử lý không
Chỉ 6% chất thải nhựa từng được sản xuất đã được tái chế. Khoảng 8% đã bị thiêu hủy, trong khi phần còn lại – 55% – đã tích lũy trong các bãi chôn lấp, bãi rác hoặc môi trường tự nhiên. Chai nước, nắp chai, giấy gói thực phẩm, túi tạp hóa, nắp uống, ống hút – những sản phẩm nhựa sử dụng một lần có ở khắp mọi nơi. Đối nhiều người trong chúng ta, các sản phẩm từ nhựa không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Đã có nhiều sự kiện được ghi nhận về tác động của nhựa đối với hệ sinh thái và động vật hoang dã. Vì vậy chúng ta cần
GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NHỰA ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng
(Loạt bài viết hưởng ứng Ngày môi trường thế giới)
Chất Thải Trong Chăn Nuôi Gia Súc Và Một Số Biện Pháp Xử Lý (Phần 1)
In bản tin I. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc.
Chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vấn đề môi trường chăn nuôi không được quả lý hiệu quả.
Trong những năm, qua ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao của xã hội. Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ quan tâm tới ngành chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm thông qua những chủ trương, chính sách nhằm định hướng và tạo ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Tuy nhiên, mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nan là từ trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N 2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO 2. Cùng với các loại khí khác như CO 2, CH 4,… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
Đi kèm theo đó là gần 14,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ 203 nhà máy. Quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các nhà máy đã thải ra môi trường lượng rất lớn chất khí gây hiệu ứng nhà khí kính (GHG) và các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn có thể xảy ra trong quá trình giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật; Trong các cơ sở sản xuất thuốc thú y, chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật; Trong quá trình xử lý các ổ dịch và xử lý xác động vật bị dịch bệnh…là không nhỏ. Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm ngoài thải ra chất thải như nói trên thì còn bài thải các loại khi hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trườngsinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae, …
II. Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc giảm ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vấn đề môi trường chăn nuôi không được quả lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay phát triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều triệu nông dân, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt phân chuồng không được xử lý hiệu quả sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái.
1. Quy hoạch chăn nuôi.
Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi… Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp để không quá tải gây ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng có tầm chiến lược. Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi là áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn.
2. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được quy hoạch phù hợp theo vùng sinh thái cả về số lượng, chủng loại để không bị quá tải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy nước sinh hoạt thì công tác quy hoạch chăn nuôi càng phải quản lý nghiêm ngặt. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư đồng thời đúng thiết kế và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại. Người chăn nuôi phải thực hiện tốt quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng. Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đúng theo quy hoạch, đúng theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y và các quy chuẩn trong chăn nuôi. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan trọng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại hầm (công trình) khí sinh học (KSH) cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học (KSH) được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Năm 2014, với trên 500.000 công trình KSH hiện có trên cả nước đã sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm. Theo thông báo quốc gia lần 2, tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của phương án này khoảng 22,6 triệu tấn CO 2, chi phí giảm đối với vùng đồng bằng là 4,1 USD/tCO2, đối với miền núi 9,7 USD/tCO2, mang lại giá trị kinh tế khoảng 1.200 tỷ đồng về chất đốt. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại.
Một số những chất men bổ sung
b, Chăn nuôi trên đệm lót sinh học
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (Phôi bào, mùn cưa…) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (Thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê… ) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus…với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra chất ức chế nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu gốc chế phẩm EM của Nhật Bản, tiến sĩ Lê Khắc Quảng đã nghiên cứu, chọn tạo cho ra các sản phẩm EM chứa nhiều chủng loại vi sinh vật đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhiều cơ sở khác cũng đã nghiên cứu và chọn tạo ra nhiều tổ hợp vi sinh vật (men) phù hợp với các giá thể khác nhau và được thị trường chấp nhận như chế phẩm sinh học Balasa No1 của cơ sở Minh Tuấn; EMIC (Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường); EMC (Công ty TNHH Hóa sinh Việt Nam); GEM, GEM-K, GEM-P1 (Trung tâm Tư vấn CTA)…Thực chất của quá trình này cũng là xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường bằng men sinh học.
Theo kết luận trên thì chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.
Quản Lý Và Giảm Thiểu Chất Thải Rắn
Thành phần chất thải rắn công nghiệp thường bao gồm: Rác thải hữu cơ (30-40%), tro xỉ (10-15%), kim loại (5-10%), bao bì (2-4%) và các thành phần vô cơ khác như: Thủy tinh, cao su, giẻ lau (20-30%). Ngoài ra, thành phần chất thải nguy hại như: Dầu thải, sơn keo, dung môi… cũng thường chiếm không quá 20%, tùy thuốc loại hình sản xuất công nghiệp. Đáng chú ý là lượng chất thải này hiện không được thu gom, xử lý triệt để mà bị chất đống hoặc thải vào các kênh rạch, sông, hồ, gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và không khí.
Trước tình hình ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải rắn gây ra, theo ThS. Dương Xuân Điệp Trưởng Phòng Khoa học Môi trường,Viện Khoa học Quản lý Môi trường, trướctiên, cần hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, cưỡng chế. Cụ thể, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường 2005 theo hướng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia công tác quản lý chất thải rắn từ cấp Trung ương đến địa phương, đồng thời sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn hoặc ban hành một nghị định mới về quản lý chất thải ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được thông qua.
Thêm nữa, cần tăng cường vai trò của các doanh nghiệp tham gia quản lý chất thải rắn. Hiện ở hầu hết các địa phương, Công ty Môi trường đô thị là doanh nghiệp Nhà nước, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp. Tuy nhiên, ngoại trừ một số đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…, còn lại đa phần các địa phương đều gặp khó khăn trong công tác này do thiếu nhân lực và trang thiết bị.
Mặt khác, việc quy hoạch và lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn phải phù hợp với điều kiện địa phương. Theo đó, cần tiến tới quy hoạch khu quản lý và xử lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước, đồng thời áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến, an toàn, phù hợp.
Cập nhật thông tin chi tiết về 16 Lời Khuyên Để Giảm Thải Chất Thải Trong Nhà Hàng (Phần 1) trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!