Xu Hướng 9/2023 # 13 Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Cao # Top 9 Xem Nhiều | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 13 Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Cao # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 13 Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Cao được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong bối cảnh đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam muốn từng bước ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới với chất lượng cao hơn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta phải tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đổi mới công nghệ đặc biệt là ứng dụng CNC vào một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn là một yếu tố hết sức quan trọng.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đó. Cuộc hội thảo Đào tạo nhân lực CNC theo nhu cầu xã hội do Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN phối hợp tổ chức vừa qua tại Bình Dương nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó.

Thực trạng … Từ đầu những năm 1990, chúng ta đã tập trung nguồn lực vào phát triển 4 lĩnh vực CNC là công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ vật liệu mới và tự động hóa (CNVLM&TĐH) qua nhiều chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và một số chương trình kinh tế kỹ thuật với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng, tiếp thu để tiến tới làm chủ các công nghệ nhập tiên tiến, sáng tạo công nghệ trong nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và đã làm chủ được một số CNC trong các lĩnh vực điện tử-tin học-viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, công nghệ tạo giống cây trồng vật nuôi, y tế… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long: Việt Nam chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực CNC mà mới chỉ dừng ở mức độ làm chủ được một vài công đoạn, một số quá trình hoặc một số yếu tố CNC nào đó mang tính chuyên ngành, CNC hầu như còn vắng bóng ở hầu hết các ngành kinh tế. Theo khảo sát của Sở KH&CN chúng tôi phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đều nhập các thiết bị lạc hậu, xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, và ngay cả một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng sử dụng những thiết bị có trình độ công nghệ ở mức trung bình.

Khái niệm nhân lực công nghệ cao Theo qui định của Luật CNC thì Nhân lực CNC được hiểu “đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng CNC, dịch vụ CNC, quản lý hoạt động CNC, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm CNC”. Trong cơ cấu nhân lực CNC, những chuyên gia, nhà khoa học… chỉ chiếm khoảng từ 5-10%, còn lại là công nhân, kỹ thuật viên, lao động phổ thông.

Thực trạng này do một số nguyên nhân như phát triển CNC đòi hỏi chi phí rất lớn trong khi đầu tư cho nghiên cứu phát triển của ta còn thấp, các hướng nghiên cứu chưa được định hướng đúng, chưa có mối liên kết chặt chẽ trong nghiên cứu triển khai giữa viện, trường và các doanh nghiệp… nhưng trước hết là do nguồn nhân lực CNC còn thiếu, yếu về năng lực thực hành, mà việc chúng ta không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về nhân lực để Intel triển khai xây dựng nhà máy tại Việt Nam và việc cho đến nay hầu như chưa có nhân lực để triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân là những ví dụ điển hình. Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng cho biết, theo điều tra tiềm lực KH&CN năm 2006 của Bộ KH&CN, tuổi đời của cán bộ khoa học khá cao, trong đó giáo sư và phó giáo sư gần 60 tuổi, số dưới 50 tuổi chỉ có 12%. Số lượng tiến sĩ là hơn 10.000 người nhưng trình độ so với chuẩn quốc tế rất thấp. Chỉ có khoảng 25% số cán bộ khoa học có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Đặc biệt là thiếu các chuyên gia và tổng công trình sư. Điều đáng lưu ý nữa là cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối nghiêm trọng giữa công nhân, kỹ sư thực hành, bộ phận quản lý giữa các ngành KHCN so với kinh tế và KHXH&NV.

… và giải pháp Trong hoàn cảnh hiện nay của ta, để ứng dụng và phát triển CNC trong một số lĩnh vực kinh tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trước hết cần phải chuyển giao và ứng dụng nhanh công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam; có cơ chế chính sách phù hợp để nghiên cứu sáng tạo CNC trong nước với chi phí thấp (thực tế ở chúng tôi năm 2002 các nhà khoa học đã thiết kế chế tạo được 50 thiết bị bán cho các doanh nghiệp với giá chỉ bằng 10% đến 60% giá nhập, tiết kiệm được hơn 50 tỉ đồng so với nhập khẩu); tiếp đến là các viện nghiên cứu, trường ĐH tiếp nhận CNC cần có giải pháp phổ biến rộng CNC đó cho các ngành kinh tế và nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực CNC đáp ứng yêu cầu của xã hội. Các giải pháp này chỉ có thể mang lại hiệu quả khi có mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa viện, trường và các doanh nghiệp và có một chính sách phát triển nguồn nhân lực CNC căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ hội thảo lần này, Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN cùng các DN lớn và một số trường đại học uy tín đã tổ chức ký kết hợp tác đào tạo về nhân lực CNC cho một số ngành trọng điểm với tầm nhìn 2023-2023. 

Ngoài những chính sách đối với nhân lực CNC trước đây đã được thể hiện trong các văn bản Luật, trong tham luận tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng cho rằng cần bổ sung và cụ thể hóa một số chính sách có tính đột phá như chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học (kể cả những nhà khoa học Việt kiều), chính sách hỗ trợ kinh phí từ các quỹ đào tạo nhân lực CNC theo các dự án, đề tài… đặc biệt là chính sách xã hội hóa đào tạo với chủ thể là sự liên kết chặt chẽ giữa viện-trường-doanh nghiệp. Một ví dụ cụ thể cho sự liên kết này là dự án khu đô thị Đại học Bình Dương với diện tích 630ha nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dương đến năm 2023 và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam do UBND tỉnh Bình Dương giới thiệu tại hội thảo. Để đạt được mục tiêu từ nay đến năm 2023 có được số lượng lớn nhân lực CNC đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Phó Thủ tướng cho rằng cần nỗ lực thúc đẩy các chương trình đào tạo CNC hiện có và quyết tâm xây dựng những chương trình mới. Theo đó, Phó Thủ tướng đã đề xuất một số giải pháp cụ thể hóa về đào tạo nhân lực CNC. P.V

13 giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNC 1. Cụ thể hóa chương trình đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội của Chính phủ. 2. Khuyến khích và đẩy mạnh hình thành việc đào tạo có chất lượng quốc tế ở các trường đại học để có thể phục vụ được các nhu cầu đào tạo CNC. 3. Đẩy mạnh việc đào tạo theo hợp đồng, thử nghiệm các cơ chế đào tạo nhân lực cho tập đoàn Intel. 4. Khẩn trương đưa trung tâm hỗ trợ  đào tạo, cung cấp nhân lực của Bộ GD&ĐT vào hoạt động. 5. Sớm hình thành các chuỗi phòng thí nghiệm trong cả nước, qua đó để có thể chuyển giao công nghệ nhanh cho các doanh nghiệp. 6. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thành lập trường học trên cơ sở Nghị định 69 của Chính phủ. 7. Hình thành và tiếp tục phát huy các trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động. 8. Đẩy mạnh chương trình đào tạo 2 vạn tiến sĩ, đặc biệt chú ý tỷ lệ của nhóm ngành CNC. 9. Xây dựng chính sách để khuyến khích nhân tài đi đào tạo ở nuớc ngoài sau đó trở về xây dựng khoa học CNC. 10. Hình thành các phương tiện thông tin đặc thù như tạp chí, bản tin chuyên ngành để có sự giao lưu giữa nhà đào tạo và các DN có nhu cầu đào tạo. 11. Sẽ tiến hành hội nghị quốc gia hằng năm về CNC, gắn nghiên cứu, đào tạo với sử dụng của DN trong nước và quốc tế. 12. Có cơ chế khen thưởng trong lĩnh vực này, khen thưởng các nhà khoa học, các  nhà trường và các DN đã đóng góp công sức vào đào tạo CNC. 13. chương trình, cơ chế  khuyến khích Việt kiều, các nhà khoa học và doanh nghiệp nước ngoài đến hỗ trợ đào tạo CNC ở Việt Nam.

Giải Pháp Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao

GD&TĐ – Hôm nay (21/4), được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại học Chung Ang (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao”.

Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo được chia làm các phiên toàn thể với nội dung chính là bàn về thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; Đồng thời, đề xuất kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Báo cáo kết quả khảo sát Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở miền Bắc, TS Dương Kim Anh – Trưởng khoa Giới và Phát triển (Học viện Phụ nữ VN, Trưởng nhóm khảo sát) cho biết: “Qua khảo sát ở 5 địa phương là Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn thì khoảng hơn nửa nữ lao động tại địa phương mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp và đặc biệt tập trung chủ yếu vào lao động nữ trẻ.

Những lao động này mong muốn được giới thiệu việc làm thông qua các trung tâm môi giới việc làm hơn là đưuọc giới thiệu qua người quen hoặc tự tìm hiểu. Họ mong muốn tìm được việc làm mới và có kinh nghiệm.

Lao động nữ tại địa phương đang cần sự giúp đỡ của các trung tâm giới thiệu việc làm, tỷ lệ cần thiết được học nghề tương đối cao so với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và cần nhiều sự giúp đỡ mang tính xã hội hơn so với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Lao động nữ càng trẻ thì càng mong muốn nhận sự giúp đỡ. Từ đó, đặt ra vấn đề cần tìm kiếm sự hỗ trợ mang tính cấu trúc để có thể liên kết việc làm phù hợp với tầng lớp thanh niên.”

Tại Hội thảo, đề xuất những chính sách nhằm nâng cao năng lực về kinh tế cho phụ nữ, TS. Na Sung Eun – Viện nghiên cứu phụ nữ, Trường Đại học nữ Ewha – cho rằng: “Cần giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số với các nguốn lực kinh tế và thị trường lao động.

Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn lực nữ, từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.

Tổng kết hội thảo, TS. Trần Quang Tiến nhấn mạnh: Đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao thực sự là nhu cầu cần thiết cho xã hội, đáp ứng được vấn đề thiếu nhân lực cho địa phương. Việc tăng cường nguồn lực kinh tế của phụ nữ không chỉ góp phần tăng cường sức cạnh tranh của quốc gia thông qua phát triển nguồn nhân lực mà nó còn trở thành nền tảng để thực hiện việc lồng ghép giới trong tất cả các lĩnh vực.

Các kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn cho chính sách, đồng thời xây dựng chiến lược kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao như mục tiêu đề án đã đề ra.

Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Cho Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

GD&TĐ – Sáng nay tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tìm giải pháp cho đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin (CNTT) cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia đến từ trong và ngoài nước, đặc biệt là các cơ sở đào tạo lĩnh vực này. Hội thảo do Bộ GD&ĐT phối hợp với Tập đoàn APTECH tổ chức.

Phó vụ trưởng Vụ GDĐH Phạm Như Nghệ phát biểu tại Hội thảo

Để thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), điều kiện tiên quyết là cần có những giải pháp cụ thể về phát triển nhân lực. Thiếu nhân lực, CMCN 4.0 sẽ khó khăn ngay từ những bước đi đầu tiên. Trong vài năm gần đây, CMCN 4.0 được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, những giải pháp chuẩn bị nhân lực cho CMCN 4.0 lại chưa được đề cập tương xứng với mức độ quan trọng của nó.

Nhằm có cái nhìn đa chiều về nhân lực cho CMCN 4.0 tại Việt Nam, đồng thời cũng để tiếp thu những tư vấn và giải pháp từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu, đại diện các Tập đoàn công nghệ đã cùng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nhân lực, đóng góp các ý kiến, giải pháp để giúp Việt Nam chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, phục vụ cho CMCN 4.0.

Nhiều ý kiến cho rằng, để hiện thực hóa và triển khai thành công CMCN 4.0, cần ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên đào tạo về các công nghệ 4.0 dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế. Tuy nhiên, việc mời các chuyên gia quốc tế gặp nhiều khó khăn vì chính các nước phát triển cũng đang khan hiếm chuyên gia trong lĩnh vực này, đồng thời chi phí để mời chuyên gia về giảng dạy tại Việt Nam rất cao.

Trong khuôn khổ của Hội nghị.đã diễn ra Lễ ký hợp tác triển khai khóa đào tạo đội ngũ giảng viên công nghệ làm nền tảng chuẩn bị nguồn nhân lực giúp Việt Nam phát triển CMCN 4.0. Khóa đào tạo này do Bộ GD&ĐT phối hợp APTECH tổ chức với chuyên đề Artificial Intelligence và Machine Learning dành riêng cho các trường Đại học tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của chuyên gia công nghệ 4.0 quốc tế.

4 Giải Pháp Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Toàn Diện

Một bài viết hay nhằm cung cấp một số gợi ý về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trẻ cũng như lâu năm, cho doanh nghiệp. Theo Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực của Bộ GD&ĐT, chúng tôi Phạm Văn Sơn, nhân lực Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều cơ hội được làm việc trong môi trường hiện đại.

Và hơn hết doanh nghiệp hiện nay đang chú tâm vào giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, để nâng cao chất lượng nguồn lực trong tương lai. Cùng KynaBiz, tìm hiểu 7 giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nâng cao và hoàn thiện phù hợp cho môi trường nhân lực Việt Nam.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trước khi hội nhập việc làm

Đất nước của chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhiều chiến lược và các bản hiệp ước liên kết kinh tế giữa các nước đang góp phần thúc đẩy yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực.

Riêng về việc đào tạo nhân lực khi còn ngồi ở ghế nhà trường, cần chú trọng vào công tác đào tạo thực hành thực tế, các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Nhà trường cần phân tích và định hướng các luồng hướng nghiệp, giúp sinh viên xác định được hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực. Từ đó đảm bảo chất lượng cho giải pháp đào tạo nhân sự trước khi đi xin việc, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Để làm được điều đó, thay đổi phương pháp đào tạo nhân lực, hướng tới việc phát triển năng lực và bổ sung đầy đủ kiến thức theo phương pháp tiên tiến là việc cần phải làm.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cần đi đôi với giải pháp phát triển kinh tế

Đào tạo nhân sự theo định hướng phát triển của công ty là không thể thiếu. Nó là một trong những yêu cầu quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có được nguồn nhân lực như kỳ vọng. Giải pháp đào tạo nhân sự sẽ rõ ràng và hợp lý hơn, phù hợp với quy mô và phong cách, văn hóa doanh nghiệp hiện tại.

Cần gắn kết chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ để quy hoạch nguồn nhân lực tại các phòng ban cho phù hợp. Vị trí của nhân viên tại phòng ban là gì? Nhiệm vụ công việc của nhân viên như thế nào? Nhu cầu và nguyện vọng? Những kỹ năng còn thiếu sót?

Cần làm một bản đánh giá và khảo sát nhân viên trong công ty, để đưa ra được các chính sách đào tạo và nhân lực theo đúng định hướng của doanh nghiệp. Từ đó các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài.

Cần trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ và tạo môi trường học tập tại doanh nghiệp

Đây là hai giải pháp phát triển nhân lực có chuyên môn cao và rất quan trọng.

Trong kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cần có tiêu chuẩn để phát triển đâu là nhân tài. Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài trong doanh nghiệp hợp lý sẽ tạo kết quả cao về hiệu suất làm việc và trong phát triển doanh nghiệp. Việc cần tạo ra môi trường học tập (Learning Organization) là điều hết sức quan trọng để phát triển tài năng của nhân viên.

Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Song song đó doanh nghiệp cần tổ chức giải pháp đào tạo trực tuyến, để thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự nâng cao trình độ bản thân. Qua các khóa đào tạo nhân sự trực tuyến, bạn có thể nắm được điều nhân viên đang hướng tới, từ đó phát triển năng lực của họ ở đúng vị trí, mang lại hiệu quả công việc gấp 3-4 lần.

Khuyến khích nhân viên tự học và tổ chức chương trình đào tạo thường niên

Các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức, trung tâm chuyên về đào tạo nhân sự giúp nhân viên có thể được bồi dưỡng nghiệp vụ. Nó giúp nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn ngay cả khi đang làm việc. Cần tổ chức định kỳ các khóa đào tạo nhân sự, được cải thiện và phát triển theo phân luồng nhân sự như mới và cũ, quản lý cấp cao và nhân sự cấp dưới,… để có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo nhân sự mà doanh nghiệp có thể tham khảo như Đào tạo Inhouse, đào tạo Public, Team Building,…và cả giải pháp đào tạo trực tuyến.

Tạo điều kiện để nhân viên tự học và tự phát triển cũng nên là một trong những chính sách cần có. Việc cung cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email, hoặc tổ chức các chương trình thi đua có thưởng, cũng là cách để nhân viên tự đốc thúc việc học và hành ngay tại doanh nghiệp.

Tổng hợp & biên soạn: chúng tôi

4 Giải Pháp Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Nâng Cao Cho Doanh Nghiệp Việt

Một bài viết hay nhằm cung cấp một số gợi ý về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trẻ cũng như lâu năm, cho doanh nghiệp. Theo Giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực của Bộ GD&ĐT, chúng tôi Phạm Văn Sơn, nhân lực Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều cơ hội được làm việc trong môi trường hiện đại.

*Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực trước khi hội nhập việc làm Đất nước của chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhiều chiến lược và các bản hiệp ước liên kết kinh tế giữa các nước đang góp phần thúc đẩy yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực. Riêng về việc đào tạo nhân lực khi còn ngồi ở ghế nhà trường, cần chú trọng vào công tác đào tạo thực hành thực tế, các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Nhà trường cần phân tích và định hướng các luồng hướng nghiệp, giúp sinh viên xác định được hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực. Từ đó đảm bảo chất lượng cho giải pháp đào tạo nhân sự trước khi đi xin việc, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Để làm được điều đó, thay đổi phương pháp đào tạo nhân lực, hướng tới việc phát triển năng lực và bổ sung đầy đủ kiến thức theo phương pháp tiên tiến là việc cần phải làm.

*Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cần đi đôi với giải pháp phát triển kinh tế

Đào tạo nhân sự theo định hướng phát triển của công ty là không thể thiếu. Nó là một trong những yêu cầu quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có được nguồn nhân lực như kỳ vọng. Giải pháp đào tạo nhân sự sẽ rõ ràng và hợp lý hơn, phù hợp với quy mô và phong cách, văn hóa doanh nghiệp hiện tại.

Cần gắn kết chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ để quy hoạch nguồn nhân lực tại các phòng ban cho phù hợp. Vị trí của nhân viên tại phòng ban là gì? Nhiệm vụ công việc của nhân viên như thế nào? Nhu cầu và nguyện vọng? Những kỹ năng còn thiếu sót?

Cần làm một bản đánh giá và khảo sát nhân viên trong công ty, để đưa ra được các chính sách đào tạo và nhân lực theo đúng định hướng của doanh nghiệp. Từ đó các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài.

*Cần trọng dụng nhân tài đúng nơi đúng chỗ và tạo môi trường học tập tại doanh nghiệp

Đây là hai giải pháp phát triển nhân lực có chuyên môn cao và rất quan trọng.

Trong kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cần có tiêu chuẩn để phát triển đâu là nhân tài. Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài trong doanh nghiệp hợp lý sẽ tạo kết quả cao về hiệu suất làm việc và trong phát triển doanh nghiệp. Việc cần tạo ra môi trường học tập (Learning Organization) là điều hết sức quan trọng để phát triển tài năng của nhân viên.

Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Song song đó doanh nghiệp cần tổ chức giải pháp đào tạo trực tuyến, để thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự nâng cao trình độ bản thân. Qua các khóa đào tạo nhân sự trực tuyến, bạn có thể nắm được điều nhân viên đang hướng tới, từ đó phát triển năng lực của họ ở đúng vị trí, mang lại hiệu quả công việc gấp 3-4 lần.

*Khuyến khích nhân viên tự học và tổ chức chương trình đào tạo thường niên

Các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức, trung tâm chuyên về đào tạo nhân sự giúp nhân viên có thể được bồi dưỡng nghiệp vụ. Nó giúp nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn ngay cả khi đang làm việc. Cần tổ chức định kỳ các khóa đào tạo nhân sự, được cải thiện và phát triển theo phân luồng nhân sự như mới và cũ, quản lý cấp cao và nhân sự cấp dưới,… để có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

Hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo nhân sự mà doanh nghiệp có thể tham khảo như Đào tạo Inhouse, đào tạo Public, Team Building,…và cả giải pháp đào tạo trực tuyến.

Tạo điều kiện để nhân viên tự học và tự phát triển cũng nên là một trong những chính sách cần có. Việc cung cấp các tài liệu kỹ năng định kỳ qua email, hoặc tổ chức các chương trình thi đua có thưởng, cũng là cách để nhân viên tự đốc thúc việc học và hành ngay tại doanh nghiệp.

Nguồn : chúng tôi Sưu tầm: Thanh Hùng – P KTSX

Giải Pháp Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Phù Hợp Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

GD&TĐ – Ngày 21/7 tại Hà Nội, Trường Đại học Việt Nhật thuộc ĐHQGHN (VJU) và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) phối hợp tổ chức Hội thảo “Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp Cách mạng công nghiệp 4.0”. Tham dự đông đảo các nhà khoa học, giảng viên đến từ nhiều trường đại học trong và ngoài nước.

Giáo dục khai phóng là hướng mở cho chất lượng đào tạo thời 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành từ các cường quốc công nghệ và đang lan tỏa, tác động các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trường Đại học Việt Nhật và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nằm trong số ít trường đại học ở Việt Nam theo đuổi áp dụng triết lý giáo dục khai phóng vào đào tạo thế hệ trẻ có khả năng thích ứng, phát triển sự nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

GS. FURUTA Motoo – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, cho rằng; Chúng ta đang sống trong thế giới thay đổi nhanh, thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Có người ước đoán rằng trí thông minh nhân tạo sẽ tiêu diệt một nửa công việc hiện tại. Chúng ta phải đào tạo nguồn nhân tài không bị trí thông minh nhân tạo tiêu diệt, ngược lại, làm chủ được trí thông minh nhân tạo.

Thế thì cần phải có một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành và khả năng thích ứng với thay đổi. Đó chính là giáo dục khai phóng. Theo kinh nghiệm Nhật Bản, đại học coi trọng giáo dục khai phóng và đại học coi trọng đào tạo chuyên môn hẹp song song tồn tại là chuyện bình thường.

GS Furuta Motoo đã đưa ra kinh nghiệm giáo dục khai phóng trong nền giáo dục đại học của Nhật Bản và triển vọng áp dụng giáo dục khai phóng vào Việt Nam. Trong đó, Trường Đại học Việt Nhật nêu cao triết lý giáo dục khai phóng, áp dụng mô hình Trường Đại cương Đại học Tokyo, không ngoài mong muốn: Tương lai không xa, giáo dục khai phóng sẽ chiếm vị trí nhất định trong nền giáo dục đại học ở Việt Nam, sẽ có nhiều trường đại học áp dụng triết lý này một cách cơ bản và toàn diện.

Các tham luận của Giáo sư Uchida Kátuichi, nguyên Phó Giám đốc Đại học Waseda; GS Nguyễn Ngọc Thành đến từ Đại học Bách khoa Wroclaw (Ba Lan); GS David Camacho của Đại học Autonomous University of Madrid (Tây Ban Nha); GS Nguyễn Lộc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; TS Nguyễn Hoàng Oanh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật; GS Aizawa Masuo, cố vấn Chủ tịch cơ . Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, nguyên Giám đốc Đại học Công nghệ Tokyo; GS Cassim Monte – nguyên Hiệu trưởng Đại học APU (Nhật Bản).

Những nhận định xu hướng, bài học kinh nghiệm thực tiễn và gợi ý triển khai giáo dục khai phóng của các chuyên gia, nhà lãnh đạo uy tín đến từ châu Âu, Nhật Bản và Việt Nam, đều là những kinh nghiệm hay cho các trường đại học ở Việt Nam muốn thực hiện triết lý giáo dục Khai Phóng.

GS Furuta Motoo: Sử dụng khái niệm giáo dục khai phóng thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau ở Việt Nam, nhưng chúng ta có nhất trí cao về sự cần thiết những con người có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành và khả năng thích ứng với thay đổi. Tôi cho đây chính là giáo dục khai phóng. Tôi tin rằng trong tương lai không xa giáo dục khai phóng sẽ chiếm vị trí nhất định trong nền giáo dục đại học Việt Nam.

Cập nhật thông tin chi tiết về 13 Giải Pháp Đào Tạo Nhân Lực Công Nghệ Cao trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!