Xu Hướng 6/2023 # 12 Bí Quyết Thu Hồi Nợ # Top 9 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 12 Bí Quyết Thu Hồi Nợ # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết 12 Bí Quyết Thu Hồi Nợ được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách đây 6 tháng bạn thu hút được một khách hàng lớn và cả công ty hết sức vui mừng với thành công này. Bạn hết sức tận tụy làm việc với khách hàng, hỗ trợ nhiệt tình để giao sản phẩm tận tay người mua và vui mừng gửi hoá đơn đến khách hàng, chờ đợi mang về một khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty. Nhưng 30 ngày trôi qua mà bạn không nhận được hồi âm. Rồi 60 ngày, 90 ngày qua và vẫn không có động thái tích cực nào. Gánh nặng của món nợ khó đòi này bỗng chốc biến khách hàng trong mơ của bạn trở thành cơn ác mộng.

1. Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.

2. Thể hiện ngày cụ thể trong hoá đơn của bạn. Cụm  “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/11”.

3. Thiết lập một quy trình thu hồi nợ cho công ty của bạn: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm.

4. Email hoá đơn cho khách hàng thay vì gửi qua đường bưu điện để rút ngắn được quá trình thu hồi.

5. Khi một khách hàng dùng dằng quá lâu, hãy quên việc gửi email hay thư từ nhắc nhở đi vì chúng có thể sẽ bị ném đi hoặc xoá mất. Thay vào đó hãy nhấc điện thoại lên và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi.

6. Trước khi gọi cho khách hàng trễ hạn, bạn hãy xem lại toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng này. Để các thông tin này kế bên để tham khảo ngay khi bạn đang trao đổi.

7. Phải chắc chắn bạn đang nói chuyện với người có khả năng quyết định chi trả. Nếu bạn không thể gặp trực tiếp người đó, hãy trình bày thật ngắn gọn mục đích của cuộc gọi và hạn chót thanh toán. Hãy yêu cầu người thư ký ghi chú lại thông tin cuộc gọi của bạn và xác nhận lại thông tin.

8. Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Đây là một giao dịch kinh doanh, bạn giao hàng và khách hàng nợ bạn tiền. Đừng la hét hay đe doạ.

9. Đòi hỏi cam kết chính xác. Đừng để khách hàng kết thúc cuộc trao đổi bằng cách thoái thác “Tôi sẽ gửi trong vài ngày tới”. Bạn phải yêu cầu con số chính xác vào một thời gian chính xác. Sau đó lập lại các cam kết để xác nhận, tránh mọi nguy cơ hiểu lầm và sau cuộc gọi gửi một email xác nhận nội dung.

10. Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như email, thư, cuộc gọi,… Bạn có thể cần những thứ này cho việc tranh tụng sau này.

11. Phải luôn luôn theo dõi khi khách hàng từ chối tôn trọng cam kết chi trả: Hãy yêu cầu rõ ràng là bạn muốn được thông báo nếu khách hàng không thể chi trả đúng thời hạn và xác định rõ ràng ngày bạn có thể nhận được thanh toán.

12. Thuê một tổ chức chuyên  thu nợ. Nếu đã quá hạn thanh toán 90 ngày và tài khoản nnày bị trượt giá với tỷ lệ 15%/tháng thì bạn nên yêu cầu một tổ chức chuyên thu nợ đứng ra làm việc với khách hàng này.

Nguồn: National Federation and Independent Businesses (http://www.nfib.com)

Phương Pháp Thu Hồi Công Nợ Khó Đòi Của Các Doanh Nghiệp

Việc quản lý và thu hồi công nợ tốt sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán trong vấn đề chiếm dụng vốn, thời gian và nguồn lực, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Công nợ là quá trình ghi nhận và theo dõi các khoản phải thu khách hàng khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm hay hàng hóa dịch vụ, hoặc có thể là các khoản phải trả khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ từ doanh nghiệp khác.

1. Sử dụng thư, công văn đòi nợ (hoặc yêu cầu thanh toán)

Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta chưa thể sắp xếp được cuộc hẹn, và chính trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo những bức thư “đòi nợ” sao cho hiệu quả nhất

– Mục đích viết thư đòi nợ: Trên thực tế chỉ 10% đối tác quyết định trả nợ doanh nghiệp bạn khi bạn gửi thư đòi nợ. Tuy nhiên để thu hồi khoản nợ khó đòi thì đây cũng là một tỷ lệ không nhỏ để chúng ta thực hiện phương pháp này. Ngoài ra thư đòi nợ còn là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiệu khởi kiện cũng là căn cứ để tạo lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp sau này.

– Nội dung thư đòi nợ: Thư viết cho chính khách nợ, tránh cho khách nợ cảm giác thư được viết theo một công thức có sẵn, viết ngắn gọn, không viết thư bằng giấy màu nhằm tạo tình chất nghiêm túc cho bức thư. Viết thư bằng giấy dày, trơn, tránh phân đoạn văn bản bằng chữ in đậm và đừng mắc lỗi khi viết tên khách hàng

2. Sử dụng đàm phán để thu hồi nợ hiệu quả

Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai đoạn. Tùy từng giai đoạn chúng ta sử dụng các kỹ năng đàm phán khác nhau. Để đàm phán mạng lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau:

– Giai đoạn thăm hỏi: Khi đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn “im hơi lặng tiếng” chúng ta có thể gọi điện, gửi mail hoặc thư, đánh tiếng rằng công ty có chính sách tài chính chặt chẽ và khách nợ cần tôn trọng. Việc thăm hỏi này được thực hiện trên tinh thần nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể (thường trong 1 tuần).

– Giai đoạn Nhắc nhở: Sau khi đã gia hạn thêm, nhưng khách nợ vẫn chưa chịu thanh toán, chúng ta có thể nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Nhưng vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.

– Giai đoạn Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có thể cho ra những hậu quả nếu khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề nghị họ cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi phải thật khéo léo và khôn ngoan.

Nếu khoản nợ quá lớn, giải pháp viết thư, gọi điện có thể không hiệu quả. Đại diện doanh nghiệp nên gặp riêng khách nợ để đòi nợ. Đây cũng là ta tìm hiểu nguyên nhân, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của họ. Một số doanh nghiệp, sau khi nắm rõ tình hình của khách nợ, đã cùng tham gia, hỗ trợ hộ trong việc xử lý hàng tồn kho. Nhờ đó, doanh nghiệp thu được nợ và không phải sống trong nỗi lo “làm sao để có cách đòi hiệu quả?”

Nếu khách nợ vẫn chây lì, đã đến lúc doanh nghiệp của chúng ta phải tỏ thái độ đòi nợ dứt khoát. Kèm theo đó là những thông báo về khả năng đưa vụ việc ra tòa.

Đứng trước hàng loạt những khúc mắc, chưa biết tháo gỡ từ đâu. Nhưng với lòng yêu nghề và tận tâm với công việc, nhân viên thu hồi nợ cần chủ động đến tận nơi tìm hiểu nguyên nhân tại sao khách chưa thanh toán, cố gắng thu thập thông tin đầy đủ nhằm chuẩn bị cho việc thu hồi nợ tốt nhất có thể cho từng trường hợp.

Ngoài những yếu tố trên, Một nhân viên quản lý và thu hồi công nợ chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mà còn phải có khả năng ngăn ngừa, triệt tiêu những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi. Để làm được điều này, anh ta một mặt phải biết “nắm đằng chuôi” bằng cách vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, cách thức đặc thù trong quản lý công nợ, mặt khác phải biết cách ứng xử với từng loại khách hàng khác nhau, đặc biệt là những biện pháp hướng tới mối quan hệ “cả hai đều thắng” (win – win).

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bí Quyết Tăng Doanh Thu Cho Các Công Ty Lữ Hành

1. Làm nổi bật lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ của bạn

Thay vì cố gắng cạnh tranh với các đối thủ, hãy tập trung vào việc chỉ ra những lợi ích độc đáo ở dịch vụ của bạn. Có một cách khá hiệu quả là hỏi trực tiếp khách hàng về việc họ cảm thấy thế nào sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

Hầu hết các khách hàng hài lòng sẽ không ngần ngại đưa ra đánh giá, nhận xét về trải nghiệm của họ. Hãy đăng tải chúng ngay trên website để những khách hàng tiềm năng sau này có thể nhìn thấy và phần nào tin tưởng vào chất lượng của công ty bạn.

2. Tương tác với khách hàng bằng phương tiện truyền thông

Khách du lịch thuộc mọi lứa tuổi đang sử dụng các mạng truyền thông nơi họ nói về sở thích, chia sẻ kinh nghiệm, check-in những nơi họ đặt chân tới…

Đây là kênh truyền thông vô cùng hiệu quả khi bạn muốn quảng bá sản phẩm của công ty mình bằng cách sử dụng những hình ảnh, video… bất cứ nội dung nào bạn cho là có khả năng kích thích khách hàng khám phá. Sự giao tiếp với khách hàng trên các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube tạo ra cơ hội để bạn thấu hiểu khách hàng, phát triển dịch vụ dựa theo nhu cầu của họ và nhanh chóng đi đến việc bán sản phẩm.

3. Sản phẩm Upsell – Cung cấp trải nghiệm

Đề xuất các sản phẩm bổ sung trên gói dịch vụ tiêu chuẩn là phương pháp đơn giản nhất để tăng doanh thu trên mỗi khách hàng. Ví dụ: nếu khách hàng của bạn đang tham gia tour du lịch Vịnh Hạ Long, hãy cung cấp thêm các tùy chọn về bữa ăn sáng, dịch vụ spa hay chèo thuyền.

Khám phá và thử nghiệm để tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn, sử dụng phần mềm du lịch để dễ dàng theo dõi và quản lý các ưu đãi đặc biệt và các sản phẩm bổ sung.

4. Tìm thị trường ngách

Bí quyết để trở thành công ty du lịch thành công là hình thành và hoạt động trong một thị trường thích hợp. Thị trường ngách du lịch không cần phức tạp hay quá hiếm – nhưng càng độc đáo càng tốt. Du lịch thích hợp có nghĩa là bạn đang bán thứ gì đó mà không ai khác bán, và sản phẩm của bạn khác biệt theo một cách nào đó.

Công ty bạn có thể chuyên về một khu vực nhân khẩu học nhất định, như tổ chức các chuyến đi cho các cặp vợ chồng tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp, hay các loại hình du lịch – như đi bộ, leo núi… hoặc thực hiện các chuyến đi cho một điểm đến cụ thể. Kiểu mô hình kinh doanh này đang trở nên phổ biến khi mức cạnh tranh trên thị trường hiện nay là rất lớn.

5. Sử dụng hệ thống đặt chỗ trực tuyến

Internet đã thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, và nó cũng ảnh hưởng đến cách khách du lịch đặt chuyến đi và cách các đại lý bán các gói dịch vụ.

Bạn không cần lo lắng về việc nhân viên của bạn có ngồi ở bàn để làm việc hay không. Thông qua hệ thống đặt phòng trực tuyến, khách hàng của bạn có thể đặt 24/7 vì hệ thống nhận và xử lý các yêu cầu hoàn toàn tự động. Sự thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng của hệ thống đặt chỗ trực tuyến thực sự lôi kéo được khách hàng. Việc của bạn là xây dựng website du lịch chuyên nghiệp với những thao tác điều hướng khách hàng hiệu quả. Doanh thu sẽ đến khi bạn tối ưu được kênh bán hàng này.

6. Mở rộng mạng lưới B2B

Mối quan hệ kinh doanh của bạn với các đối tác là rất quan trọng. Đối tác kinh doanh giúp bạn tiếp cận thị trường mới, có được khách hàng mới, có ý tưởng mới để phát triển sản phẩm và mở ra những cơ hội hợp tác đầy triển vọng cho cả hai bên. Hãy tận dụng mọi cơ hội để có thể mở rộng mạng lưới B2B của mình.

Bỏ Túi Quy Trình Thu Hồi Công Nợ Hiệu Quả Nhất Từ Trước Đến Nay!

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

Quy trình thu hồi công nợ là gì?

Các bạn có thể liên hệ với khái niệm của công nợ phải thu để có được lời giải đáp. Là quá trình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hồi lại những khoản nợ chưa thu được. Mỗi doanh nghiệp đều có quy trình chuẩn để thực hiện nghiệp vụ này khác nhau. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành thì các doanh nghiệp nên áp dụng 7 bước: Hạn chế công nợ khó đòi; Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ; Phân loại khách nợ; Chọn người thu hồi nợ; Nhắc khách nợ thanh toán trước khi nợ đến hạn; Đàm phán với khách nợ; Nhờ đến toà án để đòi nợ.

2. Nội dung chính về quy trình thu hồi công nợ

Có thể các bạn cũng đã biết thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có những khoản nợ khó đòi, vì đó là điều không thể tránh được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khoản nợ thu khó đòi như nhau, có doanh nghiệp biết cách hạn chế được điều này, có doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thắt chặt vấn đề từ khâu bán hàng. Bởi những khoản nợ xấu đó giống như quả bom nổ chậm, mà nó có thể tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Trên thực tế, khi mà hạn chế được khoản công nợ khó đòi thì bạn đã phần nào giúp cho quy trình thu hồi công nợ của doanh nghiệp được giảm thiểu khó khăn phần nào. Vì không thể nào tránh được hoàn toàn việc có nợ xấu. Thường thì mỗi doanh nghiệp đều có 20% đến 30% là các khoản nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để hạn chế được những rủi ro về khoản nợ thì trong quy trình bán hàng các doanh nghiệp cần phải nghiêm khắc hơn, nên đưa ra những điều kiện phù hợp trong việc bán chịu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng đó (mức vốn, tình hình công nợ, tình hình kinh doanh…).

Có lẽ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà kế toán công nợ cần phải làm, và là công việc cần làm đầu tiên khi bắt đầu thực hiện quá trình thu hồi nợ. Để làm tốt được nhiệm vụ này, thì các bạn cần phải nghiên cứu cũng như tìm hiểu về ngân sách.Từ đó sẽ tìm ra được mức ngân sách tối thiểu, và việc lên kế hoạch thu hồi được thuận lợi.

Chọn người thu hồi nợ

Nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi nên để nhân viên hay chính ông chủ doanh nghiệp đi đòi nợ, vì không phải ai cũng có khả năng đòi được nợ. Dù bộ phận kế toán là những người trực tiếp quản lý cũng như nắm rõ được các con số trong danh sách thu hồi. Và là người có quan hệ làm việc bền vững với khách hàng. Nhưng, các doanh nghiệp nên lựa chọn chính những người trực tiếp với khách hàng nợ đó, để tiến hành thu hồi nợ. Vì họ chính là:

– Người hiểu rõ nhất về khoản nợ, nên không mất thời gian vào việc nghiên cứu về khách hàng nợ (Tâm sinh lý, sở thích, tính cách, thói quen) hay hồ sơ công nợ đó.

– Không tạo lên nhiều sức ép cho khách hàng nợ, vì người đòi nợ không thường xuyên tương tác được để đòi nợ.

Thông thường thì các doanh nghiệp đều có quy định về thời gian thu hồi các khoản nợ, nhưng trước khi đến hạn thanh toán nợ khoảng 10 ngày thì doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ nhắc nhở khách hàng để họ có thời gian chuẩn bị tiền. Đối với công đoạn này thì bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi qua Email để nhắc nhở.

Trong trường hợp, khách hàng nợ là một đối tượng đặc biệt hoặc khoản nợ lớn thì nên đưa ra một cuộc hẹn để trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên trong quá trình gặp mặt thì không nên đưa ra những lời nói đả kích, mà chỉ cần nói lịch sự và chân thành. Nếu họ tỏ ý có vài vấn đề chưa thể thanh toán được khoản nợ thì tìm hiểu nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng mà doanh nghiệp để tìm cách đòi nợ khác.

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi xác định được những khoản nợ xấu khó thu hồi được thì đều phải có cách đàm phán và làm việc với khách nợ để làm sao thu được khoản đó nhanh nhất. Đây cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình thu hồi nợ. Và nó đòi hỏi sự khôn khéo cùng với kỹ năng đàm bán của người thu hồi nợ. Và các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, không nên sử dụng đến pháp luật thu hồi nợ, vì khá là tốn kém mà đôi khi lại làm hỏng hết mối quan hệ với khách hàng.

Các bạn có biết nghệ thuật trong đàm phán là rất cần thiết không, nó không chỉ mang lại cho bạn hiệu quả trong quá trình kinh doanh mà nó còn giúp cho doanh nghiệp bạn thu hồi được các khoản nợ nhanh chóng hơn. Công thức đặc biệt, giúp bạn có thể hoàn thành tốt được bước này là:

Đàm phán với khách nợ

Đối với những trường hợp khách nợ là những đối tượng cứng đầu, không thể thu hồi hiệu quả; thì nhờ vào sự can thiệp của tòa án chính là giải pháp cuối cùng mà người thu hồi nợ phải áp dụng. Mặc dù đây là một trong những cách thức mà ít doanh nghiệp sử dụng. Vì nó khá mất thời gian và tiền bạc.

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

3. Quy trình quản lý công nợ đạt tiêu chuẩn

Nói chi tiết hơn thì các doanh nghiệp có quy mô lớn hay có những khoản công nợ lớn thì nên thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ và xây dựng chính sách chi trả rõ ràng để đảm bảo được quy trình quản lý công nợ đạt hiệu quả. Bởi khi đã thiết lập được rồi thì những rủi ro phát sinh từ bên ngoài tầm kiểm soát thì sẽ có hộ phận chịu trách nhiệm hạn chế được tối đa việc đó. Hoặc bộ phận đó cũng có thể nghiên cứu để đưa ra được những quy định về mức phạt nếu khách nợ vi phạm vào quy chế thanh toán của doanh nghiệp.

Quy trình quản lý công nợ đạt tiêu chuẩn

Khi đã xác định rõ được người chịu trách nhiệm làm việc với kcash nợ thì quy trình sẽ dễ thực hiện hơn. Những quy định về thời gian nhắc nhở khách hàng (Email, gọi điện thoại, đặt lịch hẹn…). Và sẽ có trách nhiệm xử lý và giải quyết khoản công nợ phải thu.

Mục đích của bước này là để tối giản được phần nào về quá trình thu hồi, vì hóa đơn nên kèm theo thông tin cụ thể về thời gian tối đa mà khách hàng cần chi trả công nợ với doanh nghiệp.

Nhiều trường hợp khách nợ bỏ ngoài tai những nhắc nhở về việc thanh toán công nợ, nên người thu hồi nợ cũng không thể tránh được những tình huống chớ trêu đó. Và cách giải quyết trước mắt ngay lúc này đó là thường xuyên nhắc nhở và thúc giục khách nợ hơn nữa. Nếu vẫn có dấu hiệu không quan tâm, không có phản hồi về việc sẽ thanh toán công nợ thì cần phải có biện pháp nghiêm khắc hơn, thậm chí là sự can thiệp của pháp luật.

Cập nhật thông tin chi tiết về 12 Bí Quyết Thu Hồi Nợ trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!