Xu Hướng 6/2023 # 10 Bệnh Trong Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng # Top 14 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 10 Bệnh Trong Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết 10 Bệnh Trong Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch, do virút sởi thuộc họ Paramixovirut influenzae, giống Morbillivirut gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh được biểu hiện bởi sốt cao đột ngột, viêm long đường hô hấp, khám miệng có thể thấy nốt Koplik sau đó phát ban, xen kẻ giữa các ban là các khoảng da lành tuần tự bắt đầu từ sau tai lan ra đầu mặt cổ sau đó lan xuống thân mình và tứ chi. Khi ban đã lan xuống chi thì bắt đầu bay theo tuần tự như khi xuất hiện và để lại các vết thâm vằn da hổ. Trường hợp nặng có thể phát ban kèm theo xuất huyết, biến chứng bội nhiễm vào các cơ quan hoặc xuất hiện viêm não chất trắng sau sởi. Chẩn đoán xác định khi phân lập được virút sởi trong máu hoặc xét nghiệm huyết thanh học 2 lần bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu thấy động lực kháng thể tăng gấp 4 lần hoặc xét nghiệm thấy xuất hiện

 

2. Bệnh bại liệt

Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút bại liệt gây nên. Bệnh được biểu hiện bởi sốt nhẹ, tiêu chảy và liệt mềm cấp tính, khi liệt thì hết sốt. Bệnh lây theo đường tiêu hóa. Virút xâm nhập theo đường tiêu hóa sau đó lan vào hạch mạc treo rồi đến hệ thần kinh. Liệt thường xuất hiện khi có các tổn thương bất chợt sau tiêm chích và chỉ xuất hiện khoảng 1% ở những người bị nhiễm virút. Thường có đau cơ trước khi liệt. Liệt do bệnh bại liệt là liệt mềm, không đối xứng. Thường bị liệt chân nhiều hơn tay. Nếu liệt cơ hô hấp có thể dẫn tới tử vong. Khoảng 1% có biểu hiện viêm màng não nước trong. Ðến 90% các trường hợp nhiễm virút bại liệt ở thể ẩn, không có biểu hiện lâm sàng. Tháng 10/2000, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương tuyên bố đã thanh toán được bệnh bại liệt. Ngày 15/12/2000, Việt Nam cũng đã công bố thanh toán được bệnh bại liệt. Tuy nhiên, do nhiều nước trên thế giới vẫn chưa thanh toán được bệnh bại liệt nên việc dự phòng bằng vaccin cho trẻ em vẫn cần được tiếp tục.

3. Bệnh uốn ván

Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương và độ rộng cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện lâm sàng có thể là uốn ván khu trú (uốn ván thể đầu, giật một chi.) hay uốn ván toàn thể.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu ở một số nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhưng ở các nước phát triển đây là một bệnh thường gặp ở người già.

Tỷ lệ tử vong của uốn ván tuỳ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn, nhưng thường tỷ lệ chết rất cao có thể từ 10-80%. Việc điều trị bao gồm việc xử trí mở rộng vết thương loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng penicillin để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh, chống co giật và hồi sức.

Tuy nhiên, uốn ván có thể dự phòng dể dàng nhờ có vaccin. Vaccin uốn ván thường được sản xuất phối hợp với vaccin phòng bạch hầu và ho gà.

IgM đặc hiệu trong huyết thanh bằng phản ứng MAC-ELISA.

 4. Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh lây cấp tính gây dịch do corynebacterium diphtheriae gây ra. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp có thể là bạch hầu thường, bạch hầu họng-thanh quản (croup) và bạch hầu ác tính.. Vi khuẩn đột nhập qua da và niêm mạc gây ra các giả mạc dai tại chổ bị nhiễm khuẩn (thường là ở hầu họng, thanh quản, có thể là ở mũi, mắt, dạ hoặc bộ phận sinh dục) từ đó vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố vào máu gây nhiễm độc cơ tim, thận các dây thần kinh trung ương và ngoại biên. Chẩn đoán xác định bệnh bạch hầu khi thấy có giả mạc trắng bóng bám chặt vào niêm mạc, giả mạc dai, dính, lan nhanh ở họng và ngoáy rìa giả mạc cấy có vi khuẩn bạch hầu. Một khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ là bạch hầu phải tiến hành điều trị ngay bằng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD) và các kháng sinh như penicillin hoặc kháng sinh nhóm Macrolides. Tỷ lệ tử vong tùy từng vụ dịch có thể từ 5-10%.

5. Bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây qua giọt nước bọt ngay tại gia đình với tỷ lệ 70-100%. Trước đây dịch xảy ra có tính chu kỳ cứ 3-4 năm 1 lần. Ở những quần thể chưa được miễn dịch, bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Dịch chủ yếu gặp ở trẻ em tuổi đi học và trẻ nhỏ trên 6 tháng. Bệnh thường được thể hiện bởi những cơn ho rũ rượi và khạc đờm sau đó. Ho có thể kéo dài tới 3 tháng và thường phối hợp với nôn. Ở trẻ nhỏ nhiều khi chỉ thấy tím tái ngạt thở và co giật. Vi khuẩn ho gà có thể gây bệnh não do thiếu oxy dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong chung của bệnh thường là 0,3%, nhưng ở trẻ nhỏ tỷ lệ tử vong có thể lên tới 0,5%. Hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em trên thế giới mắc bệnh ho gà. Từ ngày có vacxin tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm nhiều.

6. Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh phổ biến trên thế giới do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Lao phổi là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp nhất. Bên cạnh đó có thể gặp lao các bộ phận khác. Hầu hết các trường hợp nhiễm lao không có triệu chứng. Những trường hợp suy giảm miễn dịch bị nhiễm lao sẽ có nguy cơ diễn biến nhanh thành lao toàn thể. Sau khi nhiễm vi khuẩn lao vài tuần sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thể hiện qua phản ứng Tuberculin dương tính.

Lao là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm lao mới. Bộ y tế đã triển khai chương trình chống lao trên phạm vi toàn quốc với chương trình điều trị ngắn ngày (DOT) và đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc. Tuy nhiên trong vài năm gần đây đã xuất hiện lao kháng thuốc với tỷ lệ đáng kể, đặc biệt với sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao đang có xu hướng gia tăng nhanh trở lại.

7. Bệnh viêm gan B

Virut viêm gan B thuộc nhóm virut Hepadna, là tác nhân gây viêm gan virut B. Ðây là một bệnh phổ biến trên thế giới nhất là khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Hàng năm có khoảng 200 triệu người bị viêm gan B. Ở Việt Nam, tỷ lệ người lành mang trùng khá cao từ 15-25%. Bệnh lây qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con chủ yếu trong kỳ chu sinh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh ở thời kỳ khởi phát giống như cảm cúm (còn gọi là biểu hiện giả cúm) như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít và nước tiểu sẫm màu. Người bệnh rất mệt mỏi nhưng tình trạng nhiễm khuẩn lại rất thô sơ.

Trong thời kỳ toàn phát, bệnh nhân thường có biểu hiện vàng mắc vàng da, có thể có phát ban dạng sởi trên da. Thăm khám có thể thấy gan to, đôi khi có lách to. Xét nghiệm thường thấy men gan tăng cao nhất là men SGPT (có thể cao gấp 5-10 lần so với bình thường), Bilỉubine máu tăng. Phần lớn các trường hợp viêm gan cấp diễn biến trong vòng 4-6 tuần rồi khỏi về mặt lâm sàng. Theo qui ước, viêm gan cấp sẽ được ổn định trong vòng 6 tháng. Viêm gan B có thể diễn biến thành viêm gan mạn tính, sơ gan và ung thư gan nguyên phát với các tỷ lệ khác nhau tùy từng khu vực và đáp ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân.

8. Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm virut cấp tính ở thần kinh trung ương. Bệnh do virut viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Flavi họ arbovirut nhóm B gây ra. Bệnh lưu hành rộng rải ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Malayxia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Ấn Ðộ và vùng viễn đông nước Nga. Ở Việt Nam bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao là tháng 6 và 7. Bệnh thường nặng hay để lại di chứng liệt hoặc rối loạn thần kinh, tâm thần. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh có ổ chứa thiên nhiên, chủ yếu là lợn và chim. Những động vật khác như trâu bò, ngựa, chó, khỉ.cũng bị nhiễm virut viêm não Nhật Bản nhưng vai trò truyền bệnh của chúng ít quan trọng.

Bệnh lây truyền từ động vật (lợn, chim) sang người qua véc tơ truyền bệnh là muỗi Culex, trong đó chủ yếu là 2 loài Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Chim là ổ chứa virut chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nui gần người.

Hai loại muỗi trên sinh sản ở đồng ruộng lúa nước, buổi tối bay về chuồng gia súc, hút máu súc vật bị bệnh rồi truyền sang người. Muỗi Culex tritaeniorhynchus có thể bay xa trên 1km, bay cao 13-15m nên có thể lây truyền virut cho các loài chim. Muỗi nhiễm virut có khả năng truyền bệnh suốt đời và truyền sang thế hệ sau qua trứng.

Người và Ngựa được coi là vật chủ cuối cùng của virut vì virut có trong máu người với hiệu giá thấp không đủ để có thể tiếp tục lây truyền sang muỗi.

9. Bệnh tả

Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây qua đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả gây nên. Bệnh có thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày. Thường từ 2-3 ngày. Bệnh lây khi còn mầm bệnh trong phân. Bệnh lây mạnh nhất trong thời kỳ tiêu chảy. Người lành mang vi khuẩn có thể gieo rắc mầm bệnh trong vài tháng. Sử dụng kháng sinh sẽ rút ngắn thời kỳ lây truyền. Hiếm có những trường hợp mang mầm bệnh kéo dài nhiều năm và đào thải vi khuẩn từng đợt qua phân.

Nguy cơ mắc bệnh rất thay đổi. Người thiểu năng acid dịch vị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ bú sữa mẹ ít khi mắc bệnh. Bệnh tả nặng do type sinh học Eltor hoặc O139 thường gặp ở người có nhóm máu O. Sau khi mắc bệnh miễn dịch thu được sẽ bảo vệ chống tái nhiễm trong thời gian dài. Sau khi nhiễm V.cholerae O1 sẽ tránh được type này và type Eltor nhưng ngược lại sau khi nhiễm Eltor thì chỉ bảo vệ khỏi bị type Eltor mà thôi. Nhiễm chủng O1 cũng không bảo vệ khỏi nhiễm chủng O139 và ngược lại.

Tác nhân gây bệnh : Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera) nhóm huyết thanh O1 có 2 type : Cổ điển và Eltor. Những vụ dịch từ năm 1960 trở lại đây chủ yếu do V.Eltor gây ra. Vi khuẩn có 3 type huyết thanh là Inaba, Ogawa và Hikojima. Tuy nhiên, cuối năm 1992, người ta lại phát hiện thêm một type huyết thanh mới là Vibrio Cholera O139. Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Ở ngoài môi trường nó có thể sống được nhiều ngày.

Sự lưu hành : Bệnh tả tản phát quanh năm ở đồng bằng miền Nam và duyên hải miền Trung. Thỉnh thoảng bùng phát thành những ổ dịch nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, các nước láng giềng và các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn có dịch tả lưu hành.

Ổ chứa : Người bệnh và những người mắc bệnh không có triệu chứng là nguồn bệnh quan trọng.

Gần đây người ta đã chứng minh được ổ chứa vi khuẩn trong môi trường ở các động vật thủy sinh, các động vật phù du sống trong nước mặn và nước lợ ở các vùng cửa sông, đầm phá.

Phương thức lây truyền : Bệnh lây truyền do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Những nguồn nhiễm khuẩn phổ biến là:

·         Nước uống : Bị nhiễm ngay từ đầu nguồn (do bị nhiễm phân có phẩy khuẩn tả) hoặc trong quá trình dự trữ (do tiếp xúc với tay người có nhiễm phẩy khuẩn tả) và nước đá bị sản xuất từ nguồn nước bị nhiễm tả.

·         Thực phẩm bị nhiễm phẩy khuẩn tả trong/ sau khi chế biến.

·         Hải sản bắt được từ những vùng nước bị nhiễm tả và ăn sống hoặc không nấu kỹ.

·         Rau quả : Trồng và bón bằng phân tươi, tưới nước có phân người hoặc vẩy nước bị nhiễm rồi ăn sống

Biểu hiện trong các thể bệnh nặng chủ yếu là nôn và tiêu chảy dữ dội phân có màu trắng như nước vo gạo hoặc màu trong lẫn những hạt lổn nhổn trắng như hạt gạo, nếu không được điều trị sẽ nhanh chóng dẫn đến mất nước, nhiễm độc acid, trụy mạch, hạ huyết áp và sốc dẫn tới tử vong. Thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Tỷ lệ mắc/ chết có thể lên tới 50% tùy từng vụ dịch. Nếu được điều trị đúng thì tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 1%.

10. Bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường tiêu hóa do vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây nên. Vi khuẩn đột nhập qua đường tiêu hóa tới lách, vi khuẩn nhân lên vào máu và gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc.

Trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) gram âm, có 107 type kháng nguyên và 3 phó thương hàn là S.enteritidis (Para A), S.schottmulleri (Para B), S.hirschfeldii (Para C). Tỷ lệ mắc bệnh do thương hàn và phó thương hàn là 10:1. Vi khuẩn có sức đề kháng cao. Nó có thể sống hàng tháng ở ngoài môi trường. Ở nhiệt độ 55 độ C nó bị chết sau 30 phút. Cồn và các thuốc sát khuẩn diệt vi khuẩn trong vòng 3-5 phút. Vi khuẩn đã kháng với nhiều kháng sinh cổ điển như Chlorocid, Bactrim, Ampicillin.Nhưng vẫn còn nhạy với Quinolone và Cephalosporine thế hệ 3.

Bệnh phổ biến Ở những nơi kém vệ sinh. Hàng năm trên thế giới có khoảng 17 triệu trường hợp mắc với khoảng 600.000 người chết do thương hàn. Việt Nam có khoảng 10.000 đến 20.000 trường hợp mắc hàng năm. Mỗi năm có khoảng hàng chục trường hợp tử vong. Bệnh tản phát ở nhiều tỉnh hay gặp các vụ dịch nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và cả ở miền núi phía Bắc.

Người bệnh và nhất là người lành mang trùng là ổ chứa chính của bệnh thương hàn. Vi khuẩn thương hàn thường sống trong túi mật và đuợc đào thải qua phân trong thời gian dài. Ổ chứa phó thương hàn đôi khi gặp ở vật nuôi trong nhà.

Người bị mắc bệnh do dùng thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn. Những phương thức lây truyền phổ biến là:

·         Uống nước chưa đung sôi bị nhiễm mầm bệnh (như uống nước lã, nước đá).

·         Ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn nhất là ăn trai, sò, ốc, hến. bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước bị nhiễm bẩn mà chưa được nấu chín.

·         Rau quả : Ăn sống rau quả được bón bằng phân tươi.

·         Sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn khi chế biến.

·         Ruồi gây nhiễm bẩn thực phẩm và trong môi trường thực phẩm đó vi khuẩn nhân lên đủ liều gây bệnh.

Vi khuẩn có trong phân người bệnh từ tuần thứ nhất đến hết thời kỳ lại sức (khoảng 1-3 tuần). Khoảng 10% bệnh nhân không được điều trị sẽ thải vi khuẩn qua phân trong vòng 3 tháng và khoảng 2-5% số bệnh nhân trở thành người mang trùng mãn tính.

Bệnh cảnh lâm sàng thường có sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, bụng chướng có dấu hiệu ùng ục hố chậu phải, phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng. Ðộc tố thương hàn tác động vào các mảng bạch huyết ở họng và ruột gây ra loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột. Ðộ? tố cũng gây nhiễm độc cơ tim gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nhiễm độc tố vào não thất 3 gây mạch nhiệt phân ly, não viêm thương hàn.

Trường hợp nhẹ giống như viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy thường.

Chẩn đoán xác định khi cấy máu có mọc vi khuẩn thương hàn. Các xét nghiệm bổ sung giúp cho chẩn đoán là phản ứng Widal hoặc sử dụng kháng thể đơn dòng phát hiện kháng nguyên H trong máu bệnh nhân

Trạm Y tế Phường Linh Tây

Phần Mở Rộng File Là Gì?

Một số hệ thống tập tin đặt phần mở rộng tên như một đặc tính của hệ thống đó. Tên của một hệ thống có thể bị hạn chế độ dài và định dạng của phần mở rộng. Trong một số trường hợp khác, phần mở rộng tên tập tin hay phần mở rộng file được coi là một phần của tên file mà không có sự phân biệt quá rạch ròi.

Phần mở rộng file là gì?

Phần mở rộng của file hay phần mở rộng tên tệp là các chữ cái được hiển thị ngay sau đoạn cuối cùng trong tên file. Ví dụ: File chúng tôi có phần mở rộng là .txt. Phần mở rộng này cho phép hệ điều hành biết loại file đó là gì và chương trình nào sẽ chạy khi bạn mở file này.

Quy tắc về cách định dạng phần mở rộng là phải bắt đầu bằng dấu chấm và có ít nhất một ký tự. Đối với hầu hết các trường hợp, phần mở rộng file bao gồm ba ký tự, thường là chữ cái hoặc chữ số. Một số ví dụ về phần mở rộng file bao gồm .txt, .mp3, .jpg và .gz, sẽ lần lượt đại diện cho các file văn bản, file mp3, file hình ảnh jpeg và file được nén bằng chương trình gzip. Như bạn có thể thấy, phần mở rộng thực tế cung cấp các thông tin cơ bản về loại file.

Khi cố gắng xác định phần mở rộng của một file, điều quan trọng cần nhớ là phần mở rộng chỉ đơn giản là đoạn cuối cùng trong một tên file và bao gồm các ký tự. Nếu không có các đoạn trong một tên file thì nó không có phần mở rộng. Để dễ dàng hơn trong việc hiểu phần mở rộng file là gì, vui lòng xem các ví dụ trong bảng bên dưới:

report_card.txt

.txt

Phần mở rộng là các ký tự sau dấu chấm

Terminal.app

.app

Phần mở rộng là các ký tự sau dấu chấm

Postcard.pdf.exe

.exe

Tên file loại này hơi rắc rối hơn bình thường, có tới 2 đoạn sau dấu chấm. Nhưng bạn nên nhớ nguyên tắc: Phần mở rộng chỉ là đoạn cuối cũng (bao gồm dấu chấm và các ký tự) mà thôi.

Như đã nói, một hệ điều hành biết chương trình nào cần sử dụng để xem, in hoặc chỉnh sửa một file cụ thể bằng cách xem phần mở rộng của nó. Nó có thể làm điều này bởi vì mỗi hệ điều hành trong cấu hình có một ánh xạ mặc định giữa một phần mở rộng tập tin và một chương trình cụ thể. Sử dụng thông tin này, khi người dùng nhấp vào một file, hoạt động đọc phần mở rộng file và sau đó khởi chạy ứng dụng được ánh xạ. Thông thường, nếu phần mở rộng không được hệ điều hành biết đến hoặc không có ánh xạ ứng dụng nào tồn tại, nó sẽ nhắc người dùng chỉ định chương trình muốn mở file.

Theo mặc định, Windows và Mac OS không hiển thị phần mở rộng tệp. Để xem các phần mở rộng tập tin, trước tiên bạn cần phải kích hoạt chúng hoặc cũng có thể thay đổi chương trình mà hệ điều hành sử dụng để mở một phần mở rộng cụ thể.

Cách thay đổi chương trình được liên kết với phần mở rộng file

Như đã đề cập, phần mở rộng file được ánh xạ tới một chương trình cụ thể để khi bạn cố gắng mở file, hệ điều hành sẽ biết ứng dụng nào sẽ khởi chạy. Có thể đôi lúc bạn muốn thay đổi liên kết mặc định, sử dụng chương trình khác để tự động mở file. Ví dụ, khi bạn mở một file hình ảnh trên Windows, nó sẽ mặc định sử dụng Windows Photo Viewer được cài sẵn. Trong tương lai nếu bạn tìm thấy một chương trình mới và muốn sử dụng nó để mở các file ảnh, bạn có thể thay đổi các liên kết cho file hình ảnh để mở chúng với chương trình mới.

Cách phần mềm độc hại sử dụng các phần mở rộng để lừa người dùng mở các file chứa virus

Một thủ thuật phổ biến mà các phần mềm độc hại sẽ sử dụng để lừa bạn chạy một chương trình nhiễm virus là gửi một file đính kèm email với tên file có chứa hai dấu chấm trong đó. Ví dụ sales_report.xls.exe. Như bạn có thể thấy file có phần mở rộng .exe, có nghĩa là nó là một tập tin thực thi. Nhưng bạn không nên chạy chương trình này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu phần mở rộng .exe bị xóa khỏi tên file và trở thành sales_reports.xls? Đó là một cái tên trông vô hại, và nếu bạn nhận được file này từ một người bạn, bạn sẽ nghĩ rằng nó an toàn và nhấp đúp vào nó. Khi bạn nhấp đúp vào nó, file sẽ được thực thi sau đó và lây nhiễm virus vào máy tính của bạn.

Những kẻ tạo ra phần mềm độc hại biết rằng phương thức này có thể đánh lừa nhiều người vì theo mặc định, Windows không hiển thị cho người dùng các phần mở rộng file. Do đó, nếu bạn chưa bật phần mở rộng file, cửa sổ sẽ chỉ hiển thị cho bạn mọi thứ trước đoạn cuối cùng trong tên file và bạn có thể nghĩ rằng đó là tên đầy đủ. Vì vậy, đây là một chiến thuật phổ biến cho những kẻ phát tán phần mềm độc hại hoặc những kẻ chuyên gửi thư rác vì chúng biết rằng Microsoft sẽ loại bỏ phần cuối cùng và làm cho file có vẻ như an toàn.

Do đó, điều quan trọng là luôn luôn hiển thị các phần mở rộng file trong Windows để bạn không bị đánh lừa bằng mẹo này.

Phần mở rộng các file âm thanh

.bmp

Bitmap hoặc BMP là một file hình ảnh được sử dụng để lưu trữ hình ảnh kỹ thuật số bitmap. Các file này thường được tìm thấy trong Windows.

.cur

Định dạng file CUR được sử dụng để lưu trữ các con trỏ có không hoạt ảnh trong Windows.

.ico

Định dạng file ICO được sử dụng để lưu trữ biểu tượng máy tính trong Microsoft Windows.

.gif

Graphics Interchange Format hay GIF là định dạng file hình ảnh được tạo bởi Compuserve. Đây là một định dạng phổ biến trên máy tính và Internet.

.jpg

File ảnh định dạng JPEG là một file phổ biến được tìm thấy trên máy tính và Internet.

.jpeg

Một phần mở rộng khác tương ứng với một file ảnh JPEG.

.png

Portable Network Graphic hay PNG là file hình ảnh được tạo để thay thế file GIF. Đây là một định dạng phổ biến trên máy tính và Internet.

.psd

Photoshop Document hay PSD là file được sử dụng để lưu trữ hình ảnh tạo bởi Adobe Photoshop.

.raw

Định dạng hình ảnh thô thường được các máy ảnh kỹ thuật số sử dụng để lưu ảnh ở định dạng hiện chưa được xử lý.

.tif

Tagged Image File Format hay TIF là một fle hình ảnh thường được các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia sử dụng.

Phần mở rộng ứng dụng nơi làm việc và file văn bản

.csv

Comma Separated Value hay CSV là một file văn bản chứa các dòng dữ liệu được phân tách bằng dấu phẩy.

.doc

Word Document hay DOC là phần mở rộng mà Word sẽ lưu tài liệu của nó.

.docx

Bắt đầu từ Word 2007, định dạng file .docx trở thành file chuẩn mà Microsoft Word sẽ lưu.

.log

File văn bản thường chứa nhật ký văn bản về ứng dụng hoặc quy trình máy tính đã thực hiện hoặc truyền đi.

Portable Document Format hay PDF là định dạng file được tạo bởi Adobe Systems. Định dạng tệp này được sử dụng để tạo tài liệu chứa bố cục cố định cụ thể bất kể hệ điều hành hoặc ứng dụng đang mở chúng.

.pps

Tệp trình chiếu Microsoft PowerPoint.

.ppt

PowerPoint Document hay PPT là phần mở rộng mà PowerPoint sẽ lưu tài liệu.

.pptx

Bắt đầu từ PowerPoint 2007, định dạng file .pptx trở thành file chuẩn mà Microsoft PowerPoint sẽ lưu file.

.rtf

Rich Text Format hay RTF được tạo bởi Microsoft cho phép định dạng văn bản, chẳng hạn như in đậm hoặc gạch dưới, trong tài liệu văn bản.

.txt

File văn bản là tệp chứa dữ liệu văn bản không có bất kỳ định dạng nào.

.wpd

Định dạng tệp chuẩn để lưu tài liệu WordPerfect.

.wps

Một tài liệu Microsoft Works.

.xlr

Tệp bảng tính Microsoft Works.

.xls

Excel Document hay XLS là định dạng file tiêu chuẩn mà Microsoft Excel sẽ lưu file, nhưng đã được thay đổi thành .xlsx bắt đầu từ Excel 2007.

.xlsx

Bắt đầu từ Excel 2007, định dạng file .docx trở thành file chuẩn mà Microsoft Excel sẽ lưu file.

Phần mở rộng tệp nén hoặc tiện ích lưu trữ

Định dạng lưu trữ ban đầu được tạo bởi trình lưu trữ 7-Zip.

.bz2

File được nén bằng bzip2. Định dạng tệp này thường được sử dụng trên các hệ thống Linux và Unix.

.cab

Cabinet hay CAB là định dạng lưu trữ nén được Microsoft sử dụng.

.deb

Debian Software Package hay DEB là một tệp được dùng để cài đặt các ứng dụng trong Debian.

.gz

File được nén bằng gzip. Định dạng tệp này thường được sử dụng trên các hệ thống Linux và Unix.

.pkg

Package hay PKG là một tệp được sử dụng để cài đặt các ứng dụng trong Apple OS.

.rar

Roshal Archive hay RAR là định dạng lưu trữ được WinRar sử dụng.

.rpm

RPM Package Manager hay RPM là một tệp được sử dụng để cài đặt các ứng dụng trong hệ điều hành Linux.

.sit

Stuffit hay SIT là một tệp nén được phát triển bởi Stuffit.

.sitx

Stuffit X-compressed hay SITX là một tệp nén từ Stuffit.

.tar

Một tệp lưu trữ được tạo bởi tiện ích Tar. Loại định dạng tệp này thường được tìm thấy trên các hệ điều hành Linux và Unix.

.tar.gz

Đây là file tar được nén bằng tiện ích Gzip.

.zip

File ZIP là tệp lưu trữ nén. Đây là định dạng nén phổ biến nhất trên máy tính và trên Internet. Windows và Macintosh có hỗ trợ tích hợp cho các file Zip.

.Z

Một tệp đã được nén bằng lệnh compress của Linux hoặc Unix.

Phần mở rộng web và Internet

Phần mở rộng hình ảnh trên ổ đĩa

.dmg

Apple Disk Image hay DMG là một tập tin có chứa kho lưu trữ của một đĩa cứng hoặc đĩa CD/DVD.

.iso

File ảnh ISO là một kho lưu trữ của một ổ đĩa quang, chẳng hạn như một ổ đĩa CD hoặc DVD.

Phần mở rộng e-mail

Phần mở rộng thực thi

Phần mở rộng Windows

Phần mở rộng cài đặt

Phần mở rộng Font

Phần mở rộng các chương trình và file nguồn

Môn Vật Lý Trong Chương Trình Gdpt Mới

GD&TĐ – Với những mục tiêu chương trình đặt ra, trong đó có mục tiêu định hướng nghề nghiệp, phương pháp giáo dục của chương trình (CT) môn Vật lý cũng đồng thời có những điểm mới đáng chú ý.

Tăng cường thực hành và công tác định hướng nghề được thể hiện rõ

Mục tiêu định hướng nghề nghiệp xuyên suốt 3 cấp học

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh – Chủ biên CT môn Vật lý – cho biết: Một trong những mục tiêu của CT môn Vật lý là giúp HS nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. Mục tiêu này được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ CT môn Vật lý từ nội dung, kế hoạch dạy học đến kiểm tra, đánh giá, dưới các góc độ khác nhau.

Trong số các chuyên đề học tập, một số chuyên đề nhằm định hướng ngành nghề cho HS. Với các ngành nghề chưa có điều kiện cho HS thực hành (vì trang thiết bị phổ thông chưa đáp ứng được), có thể dùng học liệu đa phương tiện để giới thiệu một số quy trình công nghệ và tạo điều kiện để HS tham quan các cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại.

Trong dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực giúp HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết được một số vấn đề trong thực tiễn. Trong kiểm tra, đánh giá, chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Qua đó, tạo điều kiện cho việc giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn địa phương một cách hiệu quả.

Định hướng phương pháp giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực chung

PGS Nguyễn Văn Khánh đưa ra một số điểm đáng chú ý trong định hướng giáo dục của môn Vật lý, cụ thể: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học. Phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vật lý để phát hiện, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích, tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, tìm hiểu, vận dụng.

Nói về phương pháp giáo dục cụ thể để phát triển các năng lực chung trong môn Vật lý, theo PGS Nguyễn Văn Khánh, môn Vật lý góp phần đắc lực vào hình thành, phát triển thế giới quan khoa học cho HS, tạo cơ hội để HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua hệ thống các quy luật Vật lý; đồng thời giáo dục HS trách nhiệm công dân trong tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Tình yêu thiên nhiên chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương, đất nước.

Trong học tập thực hành, thí nghiệm, khi thực hiện các hoạt động tìm hiểu khoa học, ngoài học được kiến thức khoa học, rèn luyện được các kỹ năng, HS cũng được rèn luyện, phát triển nhiều đức tính như cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…

Giờ thực hành Vật lý tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Đà Nẵng)

Trong môn Vật lý, năng lực tự chủ, tự học được hình thành, phát triển thông qua hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và thực hiện các phép đo xác định đại lượng vật lý; đặc biệt là trong thực hiện hoạt động tìm hiểu khoa học, khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu được củng cố vững chắc. Định hướng tự lực, tích cực, chủ động trong phương pháp giáo dục môn Vật lý là những nhân tố góp phần đắc lực vào việc hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học cho người học.

Năng lực giao tiếp, hợp tác là năng lực mà môn Vật lý có nhiều lợi thế trong hình thành, phát triển. Trong môn Vật lý, HS thường xuyên phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập này, HS được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Đó là cơ hội tốt để HS có thể hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của việc tìm hiểu khoa học. Một trong những nội dung giáo dục của môn Vật lý là tìm hiểu khoa học. Vì thế, trong hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Vật lý là một trong số môn học có nhiều lợi thế. Năng lực chung này được thể hiện trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý.

Trong CT giáo dục vật lý phổ thông, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên được nhấn mạnh, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT và được hiện thực hoá thông qua các mạch thực hành, trải nghiệm với các mức độ khác nhau. Năng lực này cũng được hình thành, phát triển thông qua vận dụng kiến thức, kỹ năng vật lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Lưu ý phương pháp giáo dục cụ thể phát triển năng lực vật lý

Để phát triển thành phần năng lực nhận thức vật lý, PGS Nguyễn Văn Khánh cho rằng, GV cần chú ý tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó HS có thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức, kỹ năng mới với vốn kiến thức, kỹ năng đã có.

Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý, GV cần tạo điều kiện để HS đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho HS cơ hội tham gia quá trình hình thành kiến thức mới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giả thuyết; thu thập bằng chứng, phân tích, xử lý để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được. GV cần vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học có ưu thế phát triển thành phần năng lực này như: Thực nghiệm, điều tra, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án… HS có thể tự tìm các bằng chứng để kiểm tra các dự đoán, các giả thuyết qua việc thực hiện thí nghiệm, thực hành hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, báo, Internet, điều tra; phân tích, xử lý thông tin để kiểm tra dự đoán.

Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng về vật lý, GV cần chú ý tạo cơ hội cho HS đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn. HS được đọc, giải thích, trình bày thông tin về vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lý có thể được sử dụng để giải thích và đưa ra giải pháp. Cần quan tâm rèn luyện các kỹ năng thành tố của năng lực giải quyết vấn đề cho HS: Phát hiện vấn đề; chuyển vấn đề thành dạng có thể giải quyết bằng vận dụng kiến thức vật lý; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề; đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến.

GV cần vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy học có ưu thế phát triển thành phần năng lực này như: Dạy học giải quyết vấn đề, thực nghiệm, dạy học dự án… Cần quan tâm sử dụng các vấn đề, tình huống thực tiễn trong đó HS phải phân tích, chuyển đổi sang mô hình vật lý để giải thích các sự vật, hiện tượng, các nguyên tắc hoạt động của các thiết bị ứng dụng vật lý. Cần tạo cho HS những cơ hội để liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học cũng như với các môn học khác.

Bài 3: Đặc thù trong đánh giá và điều kiện thực hiện

Mở Rộng Sóng Wifi Thông Qua Đường Dây Điện

Ở thời đại mà chúng ta ăn, ngủ, giải trí cùng Smartphone như hiện nay thì việc kết nối wifi là nhu cầu tất yếu và hầu hết gia đình hoặc văn phòng một khi đã đăng ký internet thì modem có chức năng phát wifi là điều hiển nhiên.Tuy nhiên hầu hết các thiết bị phát wifi mà nhà mạng cung cấp sẵn cho các bạn thì khá là “cơ bản”, nó chỉ có thể đạt hiểu quả trong bán kính từ 3-5 mét. Điều gì sẽ xảy ra?

Hệ thống các loại đường dây trong nhà bạn đã hoàn thiện đẹp đẽ rồi, nếu muốn tăng vùng phủ sóng wifi thì bắt buộc phải đi thêm dây mạng đến thiết bị phát thứ 2 gây mất thẩm mỹ thậm chí còn làm hỏng kiến trúc ngôi nhà.

Nếu bạn dùng thêm 1 thiết bị mở rộng sóng wifi không dây thông thường thì đòi hỏi bạn cần có sự am hiểu nhất định về kỹ thuật để cấu hình và lắp đặt vì điều này khá là phức tạp với người dùng và bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản chi phí để thuê người làm.

Hoặc đơn giản là bạn thích sự đơn giản thì thiết bị mở rộng vùng phủ sóng wifi Totolink PLW350 KIT là giải pháp hoàn hảo.

Bộ phát wifi PLW350 được thiết kế để mở rộng tín hiệu wifi đến mọi nơi trong nhà hoặc văn phòng công ty của bạn thông qua đường dây điện. Với nút WPS (Wi-Fi Protected Setup), thiết bị có thể tạo ra kết nối không dây một cách nhanh chóng với Router/Modem chính với cùng SSID và mật khẩu để tăng cường vùng phủ sóng wifi.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cáp mạng LAN kết nối máy tính bàn/laptop đến PLW350 để truy cập Internet dễ dàng. Bộ mở rộng sóng wifi PLW350 là sự lựa chọn lý tưởng cho việc đơn giản hóa cấu hình wifi của bạn.

Khả năng mở rộng sóng siêu đẳng

Chỉ bằng thao tác kết nối với bộ phát wifi hiện có, PLW350 có thể mở rộng vùng phủ sóng không dây trên khoảng đường dây điện lên đến 300 mét, loại bỏ những “điểm chết” hay khu vực sóng yếu, mang đến cho bạn sự mượt mà trong các thao tác từ cơ bản như xem phim, lướt Web cho đến các yêu cầu đòi hỏi băng thông rộng như chơi game online, video streaming…

Cắm và sử dụng

Bộ phát wifi PLW350 hỗ trợ thao tác cắm và sử dụng tiện lợi. Chỉ cần cắm vào ổ điện, thiết bị PLW350A sẽ tự động nhận diện và tự động kết nối với các thiết bị PLW350 khác (trong cùng 1 mạch điện). Nếu bạn muốn dùng thêm nhiều thiết bị PLW350, đơn giản chỉ cần cắm thêm thiết bị PLW350 vào hệ thống hiện có và sử dụng (hỗ trợ tối đa 8 thiết bị kết nối).

Kết nối có dây và không dây hoạt động cùng lúc

Với tốc độ truyền tải dữ liệu có dây đạt 200Mbps và tốc độ không dây lên đến 150Mbps, PLW350 không chỉ phát sóng wifi mà còn có thể truyền tín hiệu Internet bằng cáp mạng cho các thiết bị PC, laptop kết nối và sử dụng.

Thân thiện với không gian xung quanh

PLW350 nổi bật bởi công suất tiêu thụ và độ bức xạ thấp, độ nhạy cao, là một giải pháp lý tưởng thực sự thân thiện với môi trường, đặc biệt với thiết kế không gian nhà thông minh.

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Bệnh Trong Chương Trình Tiêm Chủng Mở Rộng trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!